Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH (CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.59 KB, 4 trang )

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
(CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH)
Đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TP.HCM) trong không khí hồ hởi kỉ
niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) khiến lòng tôi không khỏi
rạo rực, mong ngóng. Tôi đã được đọc nhiều sách báo, được kể những câu chuyện về con
người, cuộc sống và đóng góp của Bác trong công cuộc giành lại độc lập cho dân tộc
nhưng vẫn chưa hiểu hết sự vĩ đại của Bác như thế nào, khi đến tham quan bảo tàng
giống như là sự kiểm chứng chân thật nhất về những câu chuyện về Bác mà tôi đã được
nghe. Buổi tham quan hôm ấy đã để lại trong tôi ấn tượng thật sự sâu sắc cùng những
xúc cảm đan xen giữa lòng tự hào, sự biết ơn và niềm tiếc thương đối với Chủ tịch
Hồ Chí Minh - con người có trái tim nhân đạo vĩ đại, hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp
đấu tranh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo Bước chân vào bên trong Bảo tàng, cảm giác đầu tiên của tôi là sự trang trọng, tôn
ghiêm. Khi tới bảo tàng, được tìm hiểu cặn kẽ cuộc đời Bác, mới hiểu hết hai từ vĩ đại.
Trong Khi đến với bảo tàng tôi đã có dịp tận mắt nhìn thấy những bài báo, những bài
thơ, những văn kiện quan trọng mà chúng ta vẫn thường được nghe trên giảng đường.
Đặc biệt, rất nhiều những lá thư mà Người viết cho những cán bộ của Đảng ta, viết
cho nhân dân ta, và kể cả những lá thư riêng. Qua lời người hướng dẫn, mỗi là thư Bác
viết dù việc công hay tư đều chứa dựng tình cảm dạt dào và nó đã động viên nhân dân ta
quyết tâm, đoàn kết để kháng chiến. Qua các di vật, qua những món quà mà nhân dân ta,
cũng như nhân dân trên thế giới gửi biếu Bác. Bác luôn được đồng bào khắp cả nước kinh
trọng, yêu mến, thể hiện qua những món quà như: Lá cờ kính dâng Bác Hồ của đồng bao
Gía Rai (1/1955) hay Áo lạnh nhóm Liên Việt TP. Hồ Chí Minh kinhg tặng Bác, …

Áo lạnh nhóm Liên Việt TP. Hồ Chí Minh kinhg tặng Bác


Bác luôn nhân dân đồng bào là chủ chốt của cách mạng. Để động viên nhân dân Nam Bộ
có thêm tinh thần, tang them sức mạnh chiến đấu chống giặc ngoại xâm, dù nhiều việc
trọng đại của quốc gia, nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, Bác đều gửi thư chúc Tết đến
đồng bào Miền Nam ruột thịt, thường xuyên gửi thư thăm hỏi, hay cả những lá thư khen


ngợi những chiến công của các chiến sĩ trên mặt trận … tất cả những điều đó chính là
nguồn động lực vô cùng to lớn cho nhân dân Miền Nam đấu tranh chống quân xâm lược.

Hồ Chủ tịch chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ vĩ đại với dân tộc Việt Nam mà còn là vĩ nhân của
thế giới. Hồ Chủ tịch được nhiều dân tộc quốc tế yêu quý. Ngôi nhà tại số 9 ngõ
Compoint, Quận 7, Paris nơi Bác Hồ đã từng sống trong những năm tháng ở Pháp, nay đã
được thay thế bằng một tòa nhà hiện đại, nhưng những người yêu quý Bác đã gắn tấm
biển cho biết nơi đây Nguyễn Ái Quốc đã từng sống.

Ảnh chụp tấm biển bằng đồng gắn trước nhà số 9 ngõ Compoint, Quận 17, Paris, Pháp.


Vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 nm 1969, trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng
đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Trong Di chúc viết trươc lúc qua đời, Bác Hồ để lại tình thương yêu và những lời căn dặn
tâm huyết cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa. Tuy sức khỏe giảm sút, nhưng ở
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nồng cháy một tình yêu lớn và tinh thần trách nhiệm cao với
đồng chí, đồng bào, toàn dân tộc, với cách mạng Việt Nam và với cách mạng thế giới.
Đến những ngày cuối đời, trong lòng Người vẫn canh cánh một nỗi niềm muốn được
cống hiến nhiều hơn nữa cho cách mạng Việt Nam : “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục
vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi
không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa,
nhiều hơn nữa”.

Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ Tịch là tấm gương sáng ngời chí khí cách mạng kiên
cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước thương dân thắm thiết, đạo đức, chí công
vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị. Người là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước
chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà giáo

dục, một nhà văn hóa lớn. Vì vậy năm 1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí


Minh, Tổ chức Giáo dục và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn
Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất".
Việc tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh thật sự vô cùng bổ ích, nó giúp tôi được truyền
thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc mà tiêu biểu
trong đó là quá trình tìm đường cứu nước và giành độc lập dân tộc của chủ tịch Hồ Chí
Minh. Với tư cách là 1 sinh viên, một công dân trẻ của đất nước, tôi thấy mình phải có ý
thức học tập thật tốt, nói theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh để sống thật tốt.
Với ý chí và quyết tâm của mình, Bác từ 1 thanh niên yêu nước đã đem lại con đường
cứu nước cho cả dân tộc. Và bây giờ mỗi sinh viên với trách nhiệm và vai trò của mình
phải xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong thời kì đổi mới, có thể sánh vai với các
cường quốc năm châu.



×