Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính trong mô hình nông lâm kết hợp tại xã dương phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢỜNG THỊ QUẾ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI XÃ DƢƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm Kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢỜNG THỊ QUẾ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG
TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI XÃ DƢƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm Kết hợp

Lớp

: K43 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : T.S Đặng Kim Tuyến

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Để góp phần tổng hợp lại kiến thức đã học và bước đầu làm quen với thực
tiễn, được sự nhất trí của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng và đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính trong mô hình
Nông lâm kết hợp tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và
thực hiện đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà
trường, thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới
các thầy cô giáo.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
cô giáo TS. Đặng Kim Tuyến tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Qua đây
tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Kim Tuyến đã cho tôi những kinh nghiệm quý
báu trong nghiên cứu đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Dương Phong và người
dân xã Dương Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành đề tài.
Do trình độ bản thân có hạn nên bản khóa luận của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng góp
ý kiến để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lường Thị Quế



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, khách quan, nếu có gì sai xót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Trước hội đồng khoa học!
(Ký, ghi rõ họ và tên)

TS. Đặng Kim Tuyến

Lƣờng Thị Quế

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viêm chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả điều tra sơ bộ sâu hại tại mô hình 1 ............................................28
Bảng 4.2: Kết quả điều tra sơ bộ sâu hại tại mô hình 2 ............................................28
Bảng 4.3: Kết quả điều tra sơ bộ sâu hại tại mô hình 3 ............................................28
Bảng 4.4: Kết quả điều tra mức độ hại lá Mỡ qua các lần điều tra ở 3 mô hình ......29
Bảng 4.5: Kết quả điều tra mức độ hại lá Quýtqua các lần điều tra ở 3 mô hình ....32
Bảng 4.6: Kết quả điều tra mức độ hại lá Chè qua các lần điều tra tại mô hình 3 ........34
Bảng 4.7: Kết quả điều tra mức độ bọ xít hại búp Chè và lá nonqua các lần điều tra
tại mô hình 3 ..................................................................................................36
Bảng 4.8: Kết quả điều tra số lượng sâu hại lá trong mô hình 1qua các lần điều tra
........................................................................................................................38
Bảng 4.9: Kết quả điều tra số lượng sâu hại lá trong mô hình 2qua các lần điều tra
........................................................................................................................39
Bảng 4.10: Kết quả điều tra số lượng sâu hại lá trong mô hình 3qua các lần điều tra
........................................................................................................................40
Bảng 4.11: Kết quả điều tra số lượng bọ xít muỗi hại búp Chè và lá non qua các lần
điều tra ở các mô hình ....................................................................................41
Bảng 4.12: Kết quả điều tra sâu đục thân cành các loài câytrong mô hình 1 ở các
lần điều tra ......................................................................................................42
Bảng 4.13: Kết quả điều tra sâu đục thân cành các loài cây trong mô hình 2 ở các
lần điều tra ......................................................................................................42
Bảng 4.14: Kết quả điều tra sâu đục thân cành các loài cây trong mô hình 3 ở các
lần điều tra ......................................................................................................43
Bảng 4.15: Kết quả điều tra Mối hại Mỡ ở mô hình 1 qua các lần điều tra ............44
Bảng 4.16: Kết quả điều tra Mối hại Mỡ ở mô hình 2 qua các lần điều tra .............44
Bảng 4.17: Kết quả điều tra Mối hại Mỡ ở mô hình 3 qua các lần điều tra .............44
Bảng 4.18: Kết quả điều tra Mối hại Quýt ở mô hình 1 qua các lần điều tra ...........44
Bảng 4.19: Kết quả điều tra Mối hại Quýt ở mô hình 2 qua các lần điều tra ...........45
Bảng 4.20: Kết quả điều tra Mối hại Quýt ở mô hình 3 qua các lần điều tra ...........45

Bảng 4.21: Thống kê thành phần sâu hại cây trồng chính trongmô hình NLKH ... 47


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại lá Mỡ qua các lần điều tra ở các mô hình 30
Hình 4.2: Ảnh các cấp độ hại lá Mỡdo sâu ăn .........................................................31
Hình 4.3: Ảnh sâu Ong ăn lá Mỡ .............................................................................31
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại lá Quýt qua các lần điều tra ở mô hình 1 .32
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại lá Quýt qua các lần điều tra ở mô hình 2 .33
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại lá Quýt qua các lần điều tra ở mô hình 3 .33
Hình 4.7: Sâu nhớt hại Quýt .....................................................................................34
Hình 4.8: Sâu bướm phượnghại Quýt ......................................................................34
Hình 4.9: Ảnh lá Chè bị sâu róm hại ........................................................................35
Hình 4.10: Ảnh lá Chè bị sâu kèntúi nhỏ hại ...........................................................35
Hình 4.11: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại lá Chè qua các lần điều tra tại mô hình 3 ......35
Hình 4.12: Bọ xít muỗi non hại Chè ........................................................................37
Hình 4.13: Bọ xít muỗi trưởng thànhhại Chè ...........................................................37
Hình 4.14: Biểu đồ biểu diễn mức độ bọ xít hại búp Chè qua các lần điều tra tại
mô hình 3 .......................................................................................................37
Hình 4.15: Ảnh thân cành Quýt bị sâu hại ...............................................................41
Hình 4.16: Ảnh Mối hại Mỡ .....................................................................................45
Hình 4.17: Ảnh Mối hại Quýt ..................................................................................45


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Cs

: Cộng sự

IPM

: Phương pháp phòng trừ tổng hợp

NLKH

: Nông lâm kết hợp

OTC

: Ô tiêu chuẩn

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................4

2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 4
2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại cây lâm nghiệp ........................................ 5
2.2.2. Những nghiên cứu về sâu hại cây nông nghiệp ...................................... 7
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................... 8
2.3.1. Những nghiên cứu về sâu hại cây lâm nghiệp ........................................ 9
2.3.2. Những nghiên cứu về sâu hại cây nông nghiệp .................................... 10
2.4. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................ 12
2.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 12
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 15
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19
3.3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19

3.3.2. Thời gian nghiên cứu. ........................................................................... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc ............................................. 19


vii
3.4.2. Phương pháp điều tra, quan sát, đánh giá trực tiếp. .............................. 20
3.4.3. Phương pháp điều tra tỷ mỷ .................................................................. 21
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................25

4.1. Kết quả điều tra sơ bộ trên các mô hình nông lâm kết hợp ..................... 25
4.1.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong mô hình nông lâm
kết hợp ..................................................................................................... 25
4.1.2. Kết quả điều tra sơ bộ về sâu hại trong mô hình nông lâm kết hợp ..... 27
4.2. Đánh giá mức độ gây hại của sâu trên một số cây trồng chính trong mô
hình nông lâm kết hợp............................................................................. 29
4.2.1. Kết quả điều tra mức độ sâu hại lá ........................................................ 29
4.2.2. Điều tra mức độ sâu hại thân cành ........................................................ 41
4.2.3. Điều tra mức độ Mối gây hại một số cây trồng chính trong mô hình
nông lâm kết hợp ..................................................................................... 43
4.3. Thống kê thành phần sâu hại một số cây trồng chính trong mô hình nông
lâm kết hợp .............................................................................................. 46
4.4.Xác định một số sâu hại chủ yếu đối với các cây trồng chính trong mô
hình NLKH và đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại .................. 48
4.4.1. Xác định một số loài sâu hại chủ yếu đối với các cây trồng chính trong
mô NLKH................................................................................................ 48
4.4.2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại ......................................... 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................51


5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53

I. TIẾNG VIỆT ............................................................................................... 53
II. TIẾNG NGA……………………………………………………………………54

III. TIẾNG ANH ............................................................................................. 54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng được coi là “Lá phổi xanh của trái đất” cung cấp oxy cho khí quyển,
góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nước, chống xói mòn, hạn hán, chống
sa mạc hóa, ngăn chặn thiên tai, lũ lụt, gió bão… Việt Nam là một nước nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho nhiều loài
thực vật sinh trưởng, phát triển. Diện tích rừng mước ta rất lớn. Với hệ động thực
vật vô cùng phong phú, đa dạng gồm nhiều loài đặc hữu, Việt Nam được coi là một
trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao bậc nhất thế giới.
Rừng và đất là hai thành phần cơ bản của vùng nhiệt đới ẩm. Khi bị tác động,
các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vốn ổn định nhờ vào sự đa dạng cao của các loài
động vật, thực vật và vi sinh vật, được gắn kết với nhau thông qua chu trình dinh
dưỡng gần như khép kín. Sự ổn định của hệ sinh thái vùng nhiệt đới chính là sự thể
hiện khả năng chống đỡ với các biến đổi bất thường của khí hậu và các yếu tố khác
của môi trường tự nhiên. Trong đó, các loài thực vật thân gỗ đóng vai trò chủ đạo
trong việc quyết định cấu trúc, chức năng tính bền vững của hệ sinh thái rừng (Đặng
Kim Vui và cs, 2007) [14].

Địa hình Việt Nam ¾ là diện tích đồi núi, cuộc sống của người dân miền núi
phụ thuộc lớn và canh tác nông nghiệp triên đất dốc và khai thác các nguồn tài
nguyên rừng như khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ: củi đốt, thực phẩm, dược liệu…
làm cho sự đa dạng tài nguyên rừng suy giảm nhanh chóng về số lượng và chất
lượng. Cùng với sự gia tăng về dân số nhanh chóng khiến nhu cầu về lương thực
tăng cao, người dân phá rừng canh tác nương dẫy, phục vụ nhu cầu trước mắt.
Theo lối canh tác truyền thống, lối canh tác du canh du cư có nghĩa là người
dân chỉ canh tác trên một diện tích đất vài vụ rồi bỏ hóa, việc sử dụng đất này chỉ
phù hợp với nơi dân cư thưa thớt. Phát triển sử dụng đất thuần nông hay thuần lâm
còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc canh tác thuần nông trên đất dốc cho năng suất thấp
không ổn định trong khi phát triển mô hình thuần lâm lại gặp phải khó khăn về nhu
cầu lương thực trước mắt. Thực tiễn sản xuất đã xuất hiện phương thức sử dụng đất


2

tổng hợp, có sự đan xen giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Sự kết hợp này
giúp cải thiện độ phì, bảo vệ đất, hạn chế dịch phá hại có hiệu quả, góp phần nâng
cao thu nhập trên cùng một diện tích đất, mang lại lợi nhuận kinh tếcho người sản
xuất (Đặng Kim Vui và cs, 2007) [14].
Tại xã Dương Phong - huyện Bạch Thông- tỉnh Bắc Kạn có dạng địa hình
đồi núi phức tạp xong chủ yếu là đồi núi thấp, có tiềm năng lớn về phát triển các
dạng mô hình Nông Lâm Kết Hợp với thành phần là các dạng cây trồng phù hợp
với địa phương, đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với cách thức sản xuất truyền
thống trước đây. Để đạt được hiệu quả cao trong mô hình NLKH thì vấn đề phòng
trừ sâu, bệnh hại là vô cùng quan trọng, sâu bệnh hại làm cho cây trồng sinh trưởng
chậm, giảm số lượng và chất lượng của cây trồng, ở nước ta do khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa nên có nhiều loài sâu sâu hại phát sinh phát triển như sâu ong hại Mỡ, sâu
đục thân cành ở cam Quýt… đã gây ra nhiều tổn thất cho ngành nông nghiệp.
Vì vậy để góp phần chủ động thực hiện hiệu quả trong công tác phòng trừ

sâu bệnh hại cây trồng trên địa bàn xã Dương Phong- huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc
Kạn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện
pháp phòng trừ sâu hại chính trong mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Dương
Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ gây hại của một số sâu hại các cây trồng chính trong mô
hình NLKH trên địa bàn nghiên cứu.
- Tìm ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu
hại, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các mô hình NLKH tại địa bàn nghiên cứu,
góp phần nâng cao năng xuất, chất lượng, sản lượng cây trồng, đáp ứng mục tiêu
sản xuất kinh doanh của con người.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Việc nghiên cứu đề tài giúp cho tôi củng cố lại kiến thức đã học đồng thời nâng
cao năng lực chuyên môn, chuyên ngành và tích lũy kinh nhiệm chuyên ngành từ thực tế.


3

- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Nắm vững các phương pháp điều tra sâu hại trong các mô hình NLKH.
- Kết quả của đề tài làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ, đề xuất các biện
pháp phòng trừ sâu hại để phát triển sản xuất NLKH.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực
chuyên ngành sâu hại tại địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc nghiên cứu đã giúp tôi có điều kiện thực hành, áp dùng những kiến
thức đã học và thực tế mang tính chuyên sâu hơn.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho địa bàn nghiên cứu vận dụng một số
đề xuất để phòng trừ sâu hại trong mô hình NLKH đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng

và phát triển tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mô hình.


4

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Côn trùng là lớp động vật khá phong phú. Hiện nay trong thế giới sinh vật có
khoảng hơn 3 triệu loài sống trên trái đất, trong đó có trên 1,2 triệu loài là động vật,
nhưng riêng lớp côn trùng số lượng đạt tới trên 1triệu loài chiếm khoảng 1/2 tổng số
loài sinh vật của hành tinh.Côn trùng phân bố rộng rãi, có khả năng thích ứng rộng
và chúng là loài mắn đẻ nhất thế giới nên chỉ với số lượng nhỏ phát triển trong một
thời gian ngắn thì chúng đã có thể phát thành dịch.
Tuy số lượng côn trùng lớn, nhưng chỉ có 10% số loài gây hại nghiêm trọng
không quá 1%. Nhưng chúng để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây ra
những tổn thất to lớn đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Hàng năm, ở Mỹ thiệt hại
tới 3 tỷ USD.Nhiều loài trong lớp côn trùng có sức gây hại lớn như phá hại cây cối;
hoa màu (sâu ăn lá; sâu đục thân; sâu hại hoa, quả, củ, rễ…); Sâu phá hoại nông
sản, đồ đạc, nhà cửa, công trình xây dựng (mối, mọt, xén tóc…);Chúng còn là trung
gian truyền bệnh cho người và gia súc (ruồi, muỗi, chấy, rận…) nhưng không phải
loài nào cũng có hại, có nhiều loài côn trùng có lợi nhưbọ ngựa, kiến, ong ký sinh
ăn thịt các loại sâu hại khác, ong mật, cánh kiến đỏ, các loài ong bướm giúp hoa thụ
phấn làm tăng năng suất cây trồng.
Côn trùng là một thành viên của hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng,
có tác dụng quan trọng trong việc làm thịnh suy cây trồng; côn trùng đóng vai trò là
một mắt xích trong quá trình tiêu thụ và phân giải. Song côn trùng lại là một trong
những đối tượng làm ảnh hưởng đến đời sống của cây, giảm khả năng sinh trưởng
của cây, giảm năng suất rừng, thậm chí đã có những trận dịch làm chết hàng loạt cây
con ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy, trong công tác quản

lý bảo vệ cần phải dự tính, dự báo sự phát sinh, phát triển của những côn trùng gây
hại để chủ động phòng trừ, hạn chế tối đa những thiệt hại do côn trùng gây ra.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu về côn trùng đã được ghi chép vào sử sách từ những
năm trước công nguyên. Năm 125 trước công nguyên, lịch sử đã ghi nhận sức tàn


5

phá ghê gớm của những “đám mây” châu chấu đã tàn phá hết mùa màng gây nạn
đói, giết hại 800.000 người dân miền Bắc châu Phi (Trần Công Loanh, 1997) [7].
Tại Trung Quốc, năm 239 trước công nguyên đã chỉ ra các biện pháp quan trọng
để bảo vệ cây trồng khỏi bị tác hại của sâu hại là chọn đúng thời vụ gieo trồng
(Coppel et al, 1977) [18].
Cũng như các ngành khoa học khác, các nghiên cứu về côn trùng chỉ thực sự
bắt đầu ở thời kỳ phục hưng. Ở Pháp cuối thế kỷ XIX, người ta nhận thấy tác hại
của rệp sáp Phylloxera vitifoliae đối với Nho. Năm 1884 loài rệp này đã gây thiệt
hại khoảng 10 tỷ phơ – răng (Nguyễn Công Thuật, 1995) [11].
Đến thế kỷ XX, cùng với sự phát triển chung của nghành khoa học, côn
trùng học đã thực sự trở thành một nghành khoa học lớn. Hội côn trùng học đầu tiên
trên thế giới được thành lập ở nước Anh, tiếp đến là ở Pháp, Nga… Các hội này giữ
vai trò chủ đạo trong việc phát triển côn trùng học ở mỗi nước. Thông qua hoạt
động củacác hội côn trùng học thì các nước đều đạt được những thành tựu đáng kể.
2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại cây lâm nghiệp
Những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về côn trùng
và tìm hiểu sức phá hoại của chúng. Năm 1961 I.Guexv đã nghiên cứu về sinh trưởng
côn trùng và hệ thống lại cuốn “Côn trùng lâm nghiệp”. Cùng năm đó, tại Liên
Xômột nhóm tác giả đã viết cuốn “Côn trùng học” giới thiệu về một số loài côn trùng
hại lá, thân, cành trên các loài cây lá kim và cây lá rộng gồm các loài vòi voi đục thân
cành, các loài bọ xít, bọ hung và một số loài sâu hại khác (Guexv, 1961) [17].

Đến năm 1962 ở Rumani, M.A.Ionescu đã viết cuốn “Côn trùng học”, trong
đó có đề cập đến vấn đề phân loại họ Bọ lá (Chrysomelidae). Tác giả cho biết trên
thế giới đã phát hiện được 24.000 loài Bọ lá và tác giả đã mô tả cụ thể 14 loài (BeyBien Ko G.A, 1965) [16].
Năm 1965 và 1975 N.N Pada, A.N Boronxop đã viết giáo trình “Côn trùng
rừng”. Trong các tác phẩm đã đề cập đến những loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng
hại rừng(Coleoptera) như mối, xén tóc, bọ lá…
Theo thống kê hàng năm thiệt hại do Mối gây ra ở một số nước lên đến một
con số khổng lồ. Ở Mỹ thiệt hại do Mối gây ra hàng năm lên tới 150 triệu đô la.


6

Trước những tác hại của côn trùng đối với sản xuất nông-lâm nghiệp nên
ngoài việc tập trung tìm ra các loài sâu hại thì người ta còn chú ý tới nghiên cứu tìm
ra các biện pháp phòng trừ sâu hại một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc sử dụng
các loại thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt sâu hại ngày càng phát triển.Ở Bắc Mỹ,
để tiêu diệt sâu ăn lá Sồi dẻ người ta sử dụng chất giptonlấy từ con bướm cái có tác
dụng dẫn dụ con bướm đực ở cách xa 2 - 3km. Hàng năm, ở Mỹ người ta đặt
150000 bẫy và hầu hết các loài sâu hại đều bị tiêu diệt.
Vào cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 người ta nhận thấy những bất lợi từ việc
phòng trừ sâu hại bằng biện pháp hóa học đối với con người và môi trường.
Đã có nhiều ý kiến đề nghị phải sử dụng hạn chế thuốc hóa học. Đến năm
1965, tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) đưa ra khái niệm phòng trừ
tổng hợp (IPM).
Những năm gần đây, các trận dịch sâu róm Thông, sâu xanh ăn lá Bồđề, lá Mỡ
xảy ra với cường đọ mạnh mẽ, chúng ăn trụi hàng ngàn hecta rừng, gây thiệt hại sản
xuất kinh doanh với con số đáng để các nhà côn trùng học phải lưu tâm.Do đó, các nhà
côn trùng học đã tập trung vào việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại để tăng
năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường. Vì vậy, các nước trên thế giới đều đã thành
lập các cơ quan chuyên môn về phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp và không

ngừng phát triển với những thành tựu to lớn.Đứng trên lập trường bảo vệ môi trường
sinh thái, các nhà khoa học đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu các biện pháp phòng
trừ sâu hại tổng hợp (IPM) đồng thời hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học vào việc
phòng trừ sâu hại cây trồng để phòng tránh sự nhờn thuốc của sâu hại, tồn dư của thuốc
trong sản phẩm gây độc hại cho ngườisử dụng và ô nhiễm môi trường sinh thái.
Trên thế giới đã có nhiều nhà máy tự động sản xuất ong mắt đỏ-thiên địch
của một số loài sâu hại, có những nhà máy mỗi ngày sản xuất được 20 triệu con.
Năm 1966, ở các nhà máycủa Nga đã sản xuất 20 tỷ ong mắt đỏ và thả trên diện tích
600.000 ha cây trồng để tiêu diệt sâu hại.
Bên cạnh việc sử dụng các loài côn trùng ký sinh và các loài ăn thịt, con
người còn sử dụng vật nuôi vào việc phòng trừ sâu hại. Trong các khu rừng có thể
thả lợn rừng, gà để chúng tìm kiếm sâu non và nhộng sâu hại. Ở Đức, người ta đã


7

chăn thả lợn trong các khu rừng để phòng trừ nhộng và sâu non của các loài sâu hại
Thông và các loài bướm đêm qua đông trong lớp thảm mục rừng. Kết quả cho
thấytrên một diện tích 1.370 ha rừng người ta đã thả 55 con lợntrong 70 ngày đêm,
chúng đã ăn hết 90% sâu non và nhộng (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [7].
2.2.2. Những nghiên cứu về sâu hại cây nông nghiệp
Số lượng côn trùng trực tiếp hay gián tiếp gây hại cây trồng nông nghiệp ước
tính gần 10.000 loài sâu hại. Những tổn thất do sâu hại gây ra là rất lớn. Theo thống
kê của tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO), hàng năm nông nghiệp của
thế giới bị thất thu do sâu bệnh và cỏ dại lên đến 33 triệu tấn ngũ cốc, với số lượng
lương thực này đủ để nuôi sống 150 triệu người trong một năm. Theo tổng kết của
tổ chức này trong giai đoạn 1989 - 1992, hàng năm sâu bệnh hại làm giảm 1/5 sản
lượng ngũ cốc của thế giới, 1/6 sản lượng khoai tây, 1/5 sản lượng đậu đỗ và 1/2 sản
lượng táo (Chu Thị Thơm, 2006) [9].
Cây họ cam, Quýt cùng với nho và chuối là những cây được trồng nhiều nhất

trên thế giới. Có thể nói trái cây họ cam, Quýt được tiêu thụ nhiều nhết trên thế giới.
Nho chỉ được trồng ở các nước ôn đới và á nhiệt đới mặt khác cây họ cam Quýt được
trồng ở cà vùng có khí hậu ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Do diện tích rất rộng và phổ
biến như vậy nên nguy cơ xuất hiện và lây lan sâu bệnh hại là rất cao. Đông Nam Á là
cái nôi của hầu hết các cây thuộc học cam Quýt, do vậy cũng là nguồn gốc của một số
lớn sâu bệnh hại cam Quýt. Đáng chú ý là ở bất cứ khí hậu nào cũng có những loài sâu
bệnh nguy hiểm do phải thích nghi để sinh tồn và phải phòng chống chúng để đảm bảo
năng suất cao, phẩm chất tốt cho cây họ Cam Quýt (Vũ Công Hậu, 1999) [6].
Ở Mỹ tổng số mất mát hàng năm do côn trùng gây ra cho ngành nông nghiệp
và lương thực cất trữ trong kho lên tới 4 tỷ đô la, chỉ tính riêng một loài côn trùng
thì năm 1936, miền Tây nước Mỹ mùa màng bị thiệt hại do châu chấu gây ra lên tới
106 triệu đô la (Trần Công Loanh và cs, 1997) [7].
Sự phát triển nhảy vọt của ngành côn trùng học cùng với những thành tựu
trong các lĩnh vực về phân loại, nghiên cứu đặc điểm sinh thái, hình thái côn trùng,
các biện pháp phòng trừ đã giúp cho sản xuất nông - lâm nghiệp hạn chế những tác
hại của côn trùng.


8

Năm 1932, Liên Xô đã nhập nội một loài bọ rùa từ Ai Cập có sức tiêu thụ rất
mạnh với các loài rệp Pseudococcus gabana, Pseudococcus cirti và rệp Pulvinaria phá
hại trên cây ăn quả và cây chè, kết quả là đã tiêu diệt được phần lớn các loài rệp này.
Ở Ba Lan đã thả 1500 ong mắt đỏ cho một cây ăn quả lâu năm cho mỗi đợt
để diệt trứng của các loài sâu hại quả, kết quả thu được rất khả quan (Hồ Khắc Tín,
1982) [11].
Hiện nay, các nhà côn trùng học tập trung vào việc nghiên cứu các biện pháp
phòng trừ tổng hợp (IPM). Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia
(ACIAR) đã nghiên cứu thành công công nghệ phòng trừ ruồi hại quả mới - chế
phẩm protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng

thành (Nguyễn Thanh Bình, 2007) [1].
Trung tâm sinh học Nông nghiệp A.C.B cho biết: Sử dụng nấm Tricoderma
trộn với phân hữu cơ bón vườn, tưới nước giữ ẩm, ủ trộn rác thải để làm phân bón
có tác dụng phòng trừ sâu bệnh cho vườn cây ăn quả khá tốt. Nấm Tricoderma
khống chế được nhiều loại nấm gây thối rễ cây, vàng lá, nứt gốc… Thông qua cơ
chế hoạt động là tiết ra chất phân hủy tế bào của các loài nấm gây hại, sau đó tấn
công vào bên trong tế bào tiêu diệt nấm đối kháng (Nguyễn Thanh Bình, 2007) [1].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại ở nước ta đã thừa kế nhiều thành tựu của
ngành khoa học sinh thái học côn trùng của thế giới. Những nghiên cứu về côn
trùng tuy phát triển muộn nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ năm
1954 đến nay, các tổ chức về bảo vệ thực vật từ trung ương đến địa phương không
ngừng phát triển. Ở Trung ương có Cục bảo vệ thực vật,các Viện bảo vệ thực vật,
Trạm bảo vệ thực vật và Phòng kiểm dịch thực vật. Tại các trường Đại học Nông Lâm nghiệp có bộ môn bảo vệ thực vật. Các Trạm bảo vệ thực vật được phân bổ từ
Trung ương đến địa phương. Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có hàng vạn nhà
khoa học, hành nghìn viện nghiên cứu về côn trùng. Do có tính hệ thống và lực
lượng dồi dào như vậy nên ngành khoa học côn trùng đã có những thành tựu nghiên
cứu đáng kể.


9

2.3.1. Những nghiên cứu về sâu hại cây lâm nghiệp
Ở nước ta, sâu hại cây lâm nghiệp đã có nhiều loại dịch gây thiệt hại lớn cho
ngành lâm nghiệp như: Sâu ong ăn lá Mỡ Sâu róm thông, sâu róm ăn lá keo, sâu
xanh ăn lá bồ đề…
Theo thống kê đến nay đã có rất nhiều nơi và nhiều diện tích rừng thông bị
sâu róm thông ăn hại, nhiều trận dịch xảy ra làm trụi cả rừng thông. Năm 1937 sâu
róm thông đã phá hoại mạnh trên nhiều ngọn đồi trồng thông thuộc dãy núi Nham
Biền (Yên Dũng - Bắc Giang).Ở các huyện Phú Nham, Phú Điền, Sơn Viện thuộc

tỉnh Thanh Hóa, năm 1958 côn trùng đặc biệt là sâu róm thông gây hại lớn trên diện
tích 160 ha. Ở Hà Bắc năm 1959 côn trùng gây dịch hại trên diện tích 515 ha.
Năm 1969 xuất hiện một đợt dịch sâu róm thông ở Hà Bắc, chúng di chuyển
và ăn hại từ lâm phần này sang lâm phần khác. Mới đây sâu róm thông đã phát dịch
ở các tỉnh Thanh Hoá (huyện Tĩnh Gia, Hà Trung), Nghệ An (huyện Nghi Lộc), Hà
Tĩnh vào năm 2003. Qua điều tra đã ghi nhận được 45 loài côn trùng gây hại, bao
gồm các loài như sâu róm thông; ong ăn lá; sâu ăn lá; sâu đục thân; sâu đục cành và
sâu đục ngọn thông… Về mặt kinh tế, nếu bị nạn sâu hại thông phá thì việc trích
nhựa thông phải ngừng lại trong vài năm. Đồng thời sản lượng rừng, lượng sinh
trưởng hàng năm của rừng bị tổn hại rất nhiều (Hà Công Tuấn,2006) [12].
Trước những thiệt hại to lớn do côn trùng gây ra cho ngành lâm nghiệp,
những năm gần đây nước ta đã có nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu các
loài sâu hại cây rừng và đề xuất biện pháp phòng trừ chúng.
Mặc dù chưa có nhiều tài liệu nói về sâu hại cây trong vườn ươm và rừng
trồng được xuất bản tại Việt Nam, nhưng đã có nhiều thông tin về một số loại sâu
bệnh có ảnh hưởng tới một số loài cây trồng tại Việt Nam (Dẫn theo Hà Công
Tuấn,2006) [12]. Có rất nhiều cuốn sách viết về côn trùng học như: “Côn trùng
rừng” của Trần Công Loanh và Nguyễn Thế Nhã, “Côn trùng lâm nghiệp” của tác
giả Phạm Ngọc Anh, “Sâu hại rừng và cách phòng trừ” của Đặng Vũ Cẩn, “Côn
trùng nông lâm nghiệp” của Đặng Kim Tuyến và Cs [14], bài giảng “Côn trùng
nông nghiệp” của Nguyễn Đức Thạnh [8].


10

Trong những năm gần đây, tại các trường Đại học Lâm nghiệp, Nông nghiệp,
Nông lâm cũng đã có nhiều đề tài của giảng viên, sinh viên nghiên cứu về đặc điểm
sinh thái học, sinh vật học để tìm ra quy luật phát sinh, phát triển của sâu hại. Đây là
cơ sở cho nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại.
Do sâu hại rừng có quan hệ rất phức tạp với hoàn cảnh của rừng nên phòng

trừ sâu hại phải bao gồm nhiều mặt, tùy từng nơi, từng lúc mà áp dụng những biện
pháp phòng trừ cho thích hợp. Dựa vào phương hướng tác dụng và kỹ thuật áp dụng
người ta chia thành 5 phương pháp cơ bản sau: Kỹ thuật lâm sinh, kiểm dịch thực
vật, cơ giới vật lý, sinh vật học và hóa học. Song phương pháp phòng trừ tổng hợp
có nhiều ưu điểm đảm bảo cho cây trồng an toàn về mặt sâu hại, có điều kiện sinh
trưởng, phát triển liên tục. Vậy nên trong sản xuất nông lâm nghiệp người ta khuyến
cáo sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp và hạn chế sử dụng biện pháp hóa học.
Theo báo cáo của UBND huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn, trong những tháng
đầu năm 2014, trên cây lâm nghiệp huyện tiếp tục xuất hiện sâu ong gây hại cây Mỡ,
xuất hiện bệnh phấn trắng hại cây keo. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương triển
khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, hạn chế thiệt hại về kinh tế rừng.
Chợ Đồn là địa phương xuất hiện sâu ong gây hại Mỡ đầu tiên trên địa bàn
tỉnh năm 2011 với diện tích bị hại ban đầu là 147,9ha. Hiện nay, toàn huyện Chợ
Đồn có trên 600ha Mỡ bị sâu ong gây hại. Sâu gây hại mạnh nhất vào tháng 4, 5
hàng năm. Để phòng trừ sâu ong, UBND huyện Chợ Đồn đã chỉ đạo các địa phương
tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn triển khai các biện pháp diệt trừ tại
những khu rừng bị sâu ong hại.
2.3.2. Những nghiên cứu về sâu hại cây nông nghiệp
Sâu hại cây ăn quả ở nước ta rất nhiều. Thống kê cho biết có hàng trăm loài
khác nhau. Trong số đó có loài thường xuyên xuất hiện và gây hại rất nặng, có
những loài chỉ xuất hiện vào những năm mà điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho sự
phát triển của chúng.
Theo thống kê các loài hại cam, Quýt đã tìm thấy: 5 loài chân bụng (ốc), 12 loài
ve bét (nhện), 352 loài sâu, 11 loài có vú, 186 loài tuyến trùng. Gây hại lớn nhất cho
các loài cây họ cam, Quýt là các loài có miệng trích hút (Vũ Công Hậu, 1999) [6].


11

Năm 1963, Nguyễn Khắc Tiến đã nghiên cứu sâu hại Chè ở Bắc Bộ đưa ra

kết luận: Những loài gây hại lớn trên cây Chè gồm rầy xanh, bọ xít muỗi, và nhện
đỏ nâu. Trong những năm gần đây, tại các vùng Chè thuộc vùng trung du miền núi
phía bắc, trong nhiều năm sử dụng thuốc hóa học đã nổi lên 4 loài sâu hại chính gây
hại nghiêm trọng trên cây Chè là: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ nâu.
Theo GS.TS Đường Hồng Dật, cây Chè bị nhiều loài sâu bệnh khác nhau,
chúng hại trên hầu hết các bộ phận của cây Chè như búp, lá, thân cành và cả rễ cây.
Ở nước ta, hàng năm sâu bệnh hại Chè làm giảm 15 - 20% năng suất, có nơi bị hại
tới 30 - 45%. Một số loài sâu hại chính trên cây Chè như rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ
cánh tơ, nhện đỏ, sâu kèn ống, bọ xít xanh, sâu róm (Đường Hồng Dật, 2004) [3].
Dự án quản lý vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm được Chính phủ Cộng
Hòa Liên Bang Đức tài trợ thông qua tổ chức Hợp tác kinh tế Đức (GTZ) do Ban
quản lý vườn quốc gia Tam Đảo và UBND các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và
Tuyên Quang thực hiện đã cung cấp các khóa tập huấn về kỹ thuật trồng Chè và
chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây Chè cho người dân ở vùng
đệm. Dự án đã xác định và đưa ra biện pháp phòng trừ cho từng giai đoạn của cây
Chè, gồm các loại sâu hại chính như rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ,
bệnh phồng lá, thối búp.
Trong thời gian qua, bên cạnh việc giảng dạy bậc Đại học và Sau đại học, Bộ
môn Bảo vệ Thực vật cũng không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Một trong
những chiến lược nghiên cứu đã được bộ môn Bảo vệ Thực vật đề ra là biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), trong đó biện pháp sinh học được xem là biện
pháp thân thiện với môi trường đã được tập trung nghiên cứu trong thời gian qua.
Một số biện pháp sinh học để quản lý dịch hại mà Bộ môn nghiên cứu bao gồm sử
dụng thiên địch, vi sinh vật có lợi (vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật gây bệnh côn
trùng và vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng) và các sản phẩm sinh học (các
hóa chất không độc hại, dịch trích thực vật kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng
và bẫy pheromone để dẫn dụ côn trùng). Trong thời gian qua, Bộ môn Bảo vệ Thực
vật đã đạt được một số thành tựu nghiên cứu đáng kể và đưa ra nhiều quy trình
phòng trừ dịch hại đã được chuyển giao cho nông dân.



12

2.4. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Xã Dương Phong là xã vùng cao nằm ở phía Tây của huyện Bạch Thông các
xa trung tâm huyện 40km, cách Thành Phố Bắc Kạn 22km, tiếp giáp với các xã,
huyện trong tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Đôn Phong huyện Bạch Thông.
- Phía Đông giáp với xã Quang Thuận huyện Bạch Thông.
- Phía Nam giáp vớixã Mai Lạp, huyện Chợ Mới.
- Phía Tây giáp với xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn.
Với vị trí địa lý như trên kèm theo hệ thống đường giao thông khá thuận lợi
(xã có 13km đường tỉnh lộ 257 đi qua địa bàn và 10km đường liên thôn) tạo điều
kiện cho xã giao lưu, trao đổi kinh tế - văn hóa với các vùng khác. Hiện nay, xã
đang thực hiện chương trình bê tông hóa toàn bộ hệ thống giao thông tạo điều kiện
cho xã phát triển sâu sắc hơn, đồng đều hơn.
2.4.1.2. Địa hình
Địa hình xã Dương Phong rất đa dạng có nhiều đồi núicao vàchia cắt mạnh,
độ cao trung bình khoảng 500m so với mực nước biển. phía Tây Bắc của xã có đỉnh
núi cao 700m so với mực nước biển, vùng trung tâm xã và dọc theo trục tỉnh lộ 257
là những đồi núi có độ cao trung bình nằm xen giữa là các khu dân cư và những
cánh đồng có diện tích nhỏ và vừa theo dọc sông Cầu. Nhìn chung, điạ hin
̀ h của xã
khá thuận lợi cho phát triển các loại hình sản xuất nông

lâm nghiê ̣p , đă ̣c biê ̣t sự

trồ ng xen giữa cây lâu năm và cây nông nghiê ̣p trên cùng mô ̣t đơn vi ̣diê ̣n tić h nhằ m

giúp người dân tiết kiệm được chi phí đầu vào, diê ̣n tích đấ t, thời gian chăm sóc làm
tăng thu nhâ ̣p trên mô ̣t đơn vi ̣diê ̣n tích.
2.4.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hâ ̣u
Khí hậu là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất nồn
nghiệp và đời sống của người dân.


13

Khí hậu xã Dương Phong mang đặc trưng khí hậu vùng Đông bắc nhiê ̣t đới
gió mùa . Thời tiế t chia thành 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông song khí hậu chia
thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng nhiều của
sương muối nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Thời tiết khô hanh ảnh hưởng
đến sản xuất nông -lâm nghiệp. Hướng gió lạnh chủ yếu là hướng Đông Bắc.
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10, thường xảy ra nhiều trận mưa lớn đặc
biệt vào tháng 7 và tháng 8. Hướng gió chính là hướng Đông Nam.
0
0
Chế đô ̣ nhiê ̣t: Nhiê ̣t đô ̣ trung bin
̀ h năm khoảng 18 C - 25 C. Chênh lê ̣ch nhiê ̣t

đô ̣ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiê ̣t đô ̣ cao tuyê ̣t đố i là 380C nhiê ̣t đô ̣ thấ p
tuyê ̣t đố i là 50C.
Nắ ng: Số giờ nắ ng cả năm là 1610-1760 giờ. Tháng 5 - 9 có số giờ nắng nhiều
nhấ t (khoảng 170-180 giờ). Thời gian chiếu sáng thấp nhất là từ tháng 10 đến tháng 3.
Lươ ̣ng mưa: Trung bình khoảng 1500mm/năm, tâ ̣p trung chủ yế u vào mùa mưa
(tháng 6,7,8,9) chiế m 85% lươ ̣ng mưa cả năm trong đó tháng7 có mưa nhiều nhất.
Độ ẩm không khí: Trung bình đa ̣t khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung

không ổ n đinh
̣ và có sự biế n thiên theo mùa , cao nhấ t vào tháng 7 (mùa mưa ) lên
đến 86,8%, thấ p nhấ t vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lê ̣ch đô ̣ ẩ m không
khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.
Gió, bão: Hướng gió thinh
̣ hành chủ yế u vào mùa nóng là gió mùa Đông
Nam và mùa la ̣nh là gió mùa Đông Bắ c . Do nằ m xa biể n nên xã Dương Phong nói
riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung chịu ảnh hưởng gián tiếp của bão.
Giông bão, sương muối và rét đậm, rét hại thỉnh thoảng xuất hiện vào
khoảng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, khí hậu, thời tiết của xã Dương Phong thích hợp cho sự phát
triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển các loại cây trồng khác nhau. Tuy
nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu đem lại cũng như có ảnh hưởng nhất định đến sản
xuất và sinh hoạt của người dân ví dụ như tạo điều kiện các loài sâu, bệnh hại cây
trồng phát triển.


14

* Thủy văn
Xã Dương Phong có dòng sông Cầu chảy qua điạ bàn do vâ ̣y chủ yế u chiụ
ảnh hưởng chế độ thủy văn của dòng sông Cầu, suố i và ao trên điạ bàn , phục vụ cơ
bản cho đời sống sinh hoạt và nhu cầ u sản xuấ t của nhân dân.
2.4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất
Theo thống kê năm 2011xã Dương Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là
4.889,71 ha được sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp:4771,6 ha
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 167 ha chiếm 3,4% diện tích tự nhiên.
+ Đất sản xuất lâm nghiệp: 4622,16 hachiếm 94,5%diện tích tự nhiên.

+Đất nuôi trồng thủy sản: 2,44 ha chiếm 0,05%diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 80,71 ha, chiếm 1,65% diện tích tự nhiên.
-Đất chưa sử dụng: 17,4ha, chiếm 0,4%diện tích tự nhiên.
Như vậy, diện tích đất Lâm nghiệp chiếm nhiều nhất (94,5%) trong tổng diện
tích đất tự nhiên của xã. Đây là thuận lợi cho xã Dương Phong thực hiện chương
trình phát triển lâm nghiệp theo định hướng lâu dài của huyện, tỉnh.
Đất đai của xã Dương Phong được hình thành từ hai nguồn gốc chính: Đất
hình thành do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Do vậy, đất đai
nơi đây rất phong phú về tính chất đất. Trên địa bàn xã có một số loại đất như sau:
- Đất Feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nước, nhiều mùn, phát triển trên
phiến thạch, Mica, sét, Gneis, poócphia: Phát triển trên đất cát, thích hợp cho sản
xuất nông - lâm nghiệp.
- Đất phù sa: Thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh
dưỡng khá. Đây là loại đất tương đối tốt đang được sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt trong trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như lạc, ngô, đậu đỗ...
- Đất đốc tụ: Được hình thành do tích tụ các sản phẩm phong hóa ở các chân sườn
thoải hoặc khe dốc, có độ phì khác nhau và phân tán rải rác trên địa bàn xã. Đây là loại
đất thích hợp cho trồng cây nông nghiệp hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Sự đa dạng về đất đai tạo điều kiện cho sự phát triển nhiều loại hình sản xuất
trên địa bàn xã.


15

2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Điều kiện kinh tế
* Đối với sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp 167ha chiếm 3,4% tổng diện
tích đất tự nhiên của xã, cung cấp lương thực cho người dân của xã. Nơi đây, bên
cạnh một số hộ sản xuất theo phương thức độc canh năng suất thấp thì chủ yếu

người dân nơi đây sản xuất theo phương thức thâm canh lấy ngắn nuôi dài, cơ cấu
cây trồng khá phong phú, năng suất và chất lượng sản phẩm đủ đáp ứng phần lớn
nhu cầu lương thực của địa phương. Có được kết quả đáng lưu ý như vậy cũng
chính là nhờ chính quyền địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ sản xuất mới cho người dân, phổ biến các giống cây trồng
có năng suất cao cho người dân địa phương.Là một xã nằm trong tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam, xã Dương Phong - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn đã và đang
hình thành các mô hình NLKH trên địa bàn. Trong mô hình NLKH người dân địa
phương thường phối hợp sản xuất cây lâm nghiệp với cây nông nghiệp và cây công
nghiệp ngắn ngày.Cây trồng nông nghiệp thường sử dụng trong các mô hình
NLKH là cây nông nghiệp ngắn ngày như lạc, ngô, đậu đỗ… và các cây ăn quả
lưu niên như cam Quýt. Trên địa bàn ngoài việc phát triển lâm nghiệp thì việc phát
triển cây ăn quả được trú trọng hàng đầu, việc trồng cây ăn quả đã đem lại thu
nhập cao cho người dân trên địa bàn xã, góp phần to lớn trong việc xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, ngoài ra còn có sự kết hợp với cây công
nghiệp mà chủ yếu là Chè.
Cây Quýt có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco là một loài cây ăn quả
thuộc chi Cam (Citrus), Họ Cam (Rutaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung
Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả. Ở nước ta, Quýt có mặt hầu khắp từ bắc chí
nam với nhiều giống và chủng loại khác nhau. Quýt là loài cây ăn quả lâu năm,
phù hợp với vùng khí hậu trên địa bàn. Cây Quýt có nhiều loài sâu hại trên thân,
lá, cành, rễ. Một số loài sâu hại chính như sau nhớt, sâu bướm phượng, sâu vẽ bùa,
sâu đục thân cành.


16

Cây Chè có tên khoa học là Camellia sinensis. Là loài cây có giá trị cao về
mặt kinh tế và y học. Cây Chè có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, ngày nay
được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận

nhiệt đới. Chè là loại cây xanh lưu niên, có rễ cái dài nên nó có khả năng sống trên
đất đồi núi ở các khu vực trung du, miền núi. Cây Chè bị nhiều loài sâu bệnh khác
nhau, chúng hại trên hầu hết các bộ phận của cây Chè như búp, lá, thân cành và cả
rễ cây. Một số loài sâu hại chính trên cây Chè như rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh
tơ, nhện đỏ, sâu kèn, bọ xít xanh, sâu róm.
* Đối với sản xuất lâm nghiệp
4622ha đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu diện tích đất tự nhiên của xã đó là
thuận lợi to lắm để người dân trong địa bàn xã phát triển nghề rừng nằm xóa đói
giảm nghèo nâng cao thu nhập từ rừng. Loại rừng chủ yếu là rừng tái sinh và rừng
trồng. Rừng được trồng theo các chương trình 327, PAM với các loài cây chủ yếu
như Mỡ, Keo, Quế. Ngoài hình thức trồng độc canh một loài trên đất lâm nghiệp,
người dân còn xen canh với cây ăn quả, trồng xen canh trên đồi Chè, thậm chí còn
trồng xen với cây nông nghiệp ngắn ngày. Thông qua tuyên truyền của địa phương,
người dân hiểu được vai trò của rừng nên trong những năm gần đây người dân tham
gia công tác quản lý bảo vệ rừng có trách nhiệm hơn. Cây lâm nghiệp được trồng
trong mô hình chủ yếu là Mỡ. Bởi vì đây là các loài sáng mọc nhanh, chất lượng tốt,
phù hợp với chất đất, là cây trồng đã phát triển lâu tại địa bàn và được người dân ưa
thích. Tuy nhiên, trong giai đoạn cây tuổi 1 đến 4 thường bị các loài sâu ăn hại ảnh
hưởng tới năng suất cây trồng. Đặc biệt 2 năm trở lại đây trên đại bàn đã bùng phát
dịch sâu hại Mỡ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển cũng
như sản lượng của cây trồng.
Để thúc đẩy quá trình sản xuất của người dân thuận lợi hơn chính quyền xã
Dương Phong nói chung, hội nông dân xã nói riêng đã đưa nhiều dự án phát triển rừng
vào địa bàn và khuyến khích người dân vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội với
lãi suất thấp nằm cung cấp nguồn vốn cho người dân địa phương phát triển kinh tế.
2.4.2.2. Điều kiện xã hội


×