Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Luận văn con người khám phá cái phi lý trong tiểu thuyết lâu đài của f kafka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 70 trang )

B0 GIÂO DUC VÀ DÀO TAO
TRÜCÏNG DAI HQC SU* PHAM HÀ NQI 2

DÔ T H IY E N

CON NGL OI KHÂM PHÂ CÂI PHI LŸ
TRONG TIÉU THUYÉT “LÂU DÀI”
CÜA FRANZ KAFKA

LUÂN VAN THAC SI




NGÔN NGLf VÀ VÂN HÔA VIÊT NAM

HÀ NÔ I, 2015


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỖ THỊ YÊN

CON NGƯỜI KHẢM PHÁ CÁI PHI LÝ
TRONG TIỂU THUYẾT “LÂU ĐÀI”
CỦA FRANZ KAFKA
Chuyên nghành

: L í luận văn học


M ã số

: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Đăng Dung

HÀ N Ộ I, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ phía nhà trường, các thầy cô giáo, gia đình và
bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban giám hiệu; Phòng Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức,
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa học này.
PGS.TS. Trương Đăng Dung người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
tận tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ tri
thức cho chúng tôi suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Lí
luận văn học K17.2, khóa học 2013 - 2015.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc, Trường THCS Hoàng Đan và tất cả bạn bè cùng những người thân yêu
trong gia đình đã động viên giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt khóa học.

Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn


Đỗ Thị Yên



LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp và tận tình của
PGS. TS. Trương Đăng Dung. Tôi xin cam đoan rằng:
Luận văn là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả.
Những tư liệu được trích dẫn ừong luận văn là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Thi Yên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tà i.........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 12
4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
6. Đóng góp mới của luận văn...................................................................... 14
7. Cấu trúc của luận v ăn ............................................................................... 14

NỘI DUNG.......................................................................................................15
Chương 1. VẤN ĐỀ РШ LÝ TRONG TRIẾT HỌC VÀ TRONG VĂN HỌC. 15
1.1. Vấn đề phi lý trong triết học.................................................................. 15
1.2. Vấn đề phi lý trong văn học................................................................... 18
1.3. F.Kafka - Đại diện tiêu biểu của dòng văn học phi lý........................... 21
Chương 2. KHÁM PHÁ CÁI PHI LÝ NHƯ LÀ HÌNH THỨC CHỐNG LẠI
CÁI PHI L Ý ..................................................................................................... 26
2.1. Phi lý như là bản chất của đời sống.......................................................26
2.2. Khám phá sự quan liêu phi lý ................................................................ 34
2.3. Khám phá sự sợ hãi một cách phi lý...................................................... 38
2.4. Khám phá sự cô đơn phi lý ....................................................................40
Chương 3. NGHỆ THUẬT MÔ TẢ CÁI PHI L Ý ..........................................48
3.1.

Nghệ thuật mô tả cái vắng m ặt..........................................................48

3.2 Nghệ thuật mô tả hiện thực phi lý........................................................... 53
KẾT LUẬN.......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 63


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX mở ra những thách thức và cơ hội mới cho con người trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tường như sau những gì đã đạt được ở các
thế kỷ trước, loài người bước vào thế kỷ XX với tư thế chủ nhân, nhưng trong
thực tế, những khủng hoảng mới đã xảy ra, loài người tiếp tục tìm kiếm
những khả năng mới mở đường cho tiến bộ xã hội.

Trong bối cảnh ấy, chủ nghĩa hiện đại đã xuất hiện. Và âm thầm nhưng
mãnh liệt, Franz Kafka (1883 - 1924) đã đi tiên phong trong việc đổi mới tư
duy tiểu thuyết. Nhà văn gốc Do Thái, sống ở Tiệp và viết tiếng Đức này đã
sớm có dự cảm về nỗi bất hạnh, tình trạng bất ổn và tâm lý bất an của con
người trong xã hội hiện đại. Âm thầm nhưng hiệu quả, Kafka đã có những
khám phá về bản chất của thời đại. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra,
người ta thấy thế giới giống hệt thế giới mà Kafka đã miêu tả. Những sáng tác
của Franz Kafka đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà văn sau này, ở nhiều quốc
gia, và ngày càng được nghiên cứu, giới thiệu nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Chọn Kafka để nghiên cứu, chúng tôi muốn tiếp cận với những đặc điểm
của chủ nghĩa hiện đại vì ông là một ừong những nhà văn hiện đại lớn bậc
nhất thế kỷ XX. Franz Kafka đã giành ừọn cả cuộc đời mình để tìm kiếm cái
không thể tìm kiếm, cái vắng mặt. Những tác phẩm của ông đã chứng tỏ một
nghệ thuật bậc thầy trong việc mô tả vắng mặt và cái phi lý.
Trong thực tế, mỗi người bằng kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm
thẩm mỹ của bản thân có thể tiếp cận Kafka khác nhau. Chúng tôi chỉ muốn
góp một tiếng nói nhỏ bé vào hành trình khám phá thế giới nghệ thuật của
Franz Kafka, với hy vọng giúp bản thân hiểu hơn những đóng góp của nhà
văn này cho văn học hiện đại.


2
Kafka đã sống và viết, tính đến nay cách chúng ta gàn một thế kỷ. Thế
giới biết đến ông vào thời điểm bi quan nhất - chiến ừanh thế giới lần thứ hai
nổ ra, ừong khi dư âm khủng khiếp của cuộc chiến tranh thế giới làn thứ nhất
vẫn còn in đậm trong tâm trí.

về những số phận bi thảm, những cái chết vô

nghĩa... Nỗi buồn, sự thất vọng trước thực tế cuộc sống đặt con người trong

tư thế thử thách. Sẽ có hai thái cực: hoặc gục ngã, đầu hàng hoặc chiến đấu
chống lại. Kafka đã chọn và định hướng cho con người con đường ở thái cực
thứ hai. Trong cuộc chiến đấu không cân sức này, cuối cùng Kafka đã chiến
thắng nếu xét ở một phương diện, ý nghĩa nào đó. Nếu thời gian là sự sàng lọc
khủng khiếp, nước sẽ bay đi, chỉ có muối mặn mới kết tinh lại thì thế giới
nghệ thuật của Franz Kafka thực sự là kết tinh của muối.
Thời gian qua, việc nghiên cứu, giới thiệu Kafka ở Việt Nam khởi sắc
song vẫn chưa xứng với tầm vóc thực sự của nhà văn, chưa có nhiều người
quan tâm và quan tâm đúng mức đến ông và thế giới nghệ thuật của ông. Lý
do, như đã nói, thì rất nhiều, như những giới hạn của ngôn ngữ, thời đại, lịch
sử, tầm đón đợi... Song cũng có thể là văn của ông không dễ đọc nếu chỉ để
giải trí đơn thuần. Sáng tác của Kafka không có cách xây dựng những cốt
truyện giống tiểu thuyết hiện thực thế kỷ XIX, cũng không có lối kể truyện
thiên về mối quan hệ nhân quả thường thấy. Tất cả những yếu tố đó càng làm
cho việc hiểu và diễn giải các tác phẩm của ông khó khăn hơn.
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn Franz Kafka và tác phẩm “Lâu
đài” của ông làm “nhân vật chính” cho đề tài luận văn: “Con ngưòi khám
phá cái phi lý trong tiểu thuyết “Lâu đài” của Franz Kafka” để vừa minh
chứng, vừa thấy rõ hơn thiên tài và sức cuốn hút, vẻ độc đáo của thế giới nghệ
thuật Kafka. Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng quá trình tìm hiểu về tác giả
và tác phẩm của ông, sẽ học tập và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu
trong công cuộc nghiên cứu khoa học, một phẩm chất không thể thiếu của
người giáo viên.


3
2. Lích sử vấn đề


Tính đến nay, đối với nhiều nước trên thế giới, tên tuổi của Franz Kafka

không còn xa lạ. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa biểu
hiện, chủ nghĩa hiện sinh... Với một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng
sức hút mãnh liệt của những gì ông viết ra đã tạo nên nột làn sóng phê bình
văn chương ông mạnh mẽ.
2.1.

Tĩnh hình nghiên cứu Franz Kafka ở nước ngoài

Trên thế giới, cho đến nay đã có nhiều công trình viết về Kafka, nhưng
do điều kiện thực tế chưa cho phép, chúng tôi chỉ mới tiếp cận được với
những tài liệu dịch qua Tiếng Việt.
Khi còn sống, Kafka mới in vài truyện ngắn và chẳng hề thu hút được sư
quan tâm của các nhà phê bình. Nhưng ngay khi ông mất, năm 1924, một tờ
báo của Đảng cộng sản Tiệp Khắc mang tên “Quyền lợi đỏ” đã viết về ông
với một niềm trân trọng, tiếc thương sâu xa nhưng trên tất cả là sự phát hiện
ra sức mạnh từ nhân cách và ngòi bút ấy: “Một nhà văn tiếng Đức đã từ dã
chúng ta, một trí tuệ tinh tế và trong sạch, từng ghê tởm cái thế giới này và
mổ xẻ nó bằng con dao không thương xót của lẽ phải. Kafka đã thâm nhập
vào cơ chế xã hội, ông thấy nỗi đau của kẻ này, quyền lực và giàu sang của kẻ
khác. Trong bài viết của mình, ông tấn công vào kẻ mạnh của thế giới này
bằng phương tiện trào phúng và bằng một hình thức chứa chất đầy hình ảnh.
Nhưng cũng phải đến năm 1939, năm chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ,
người ta mới “phát hiện lại” Kafka bởi phát hiện ra thế giới đúng như ông đã
miêu tả. Hầu hết các tác phẩm của ông được in và lập tức một làn sóng phê
bình hướng đến trung tâm là con người cùng thế giới nghệ thuật của ông.
Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka được soi chiếu, khám phá, lý giải
dưới nhiểu góc độ, bằng nhiều cách thức. Vả chăng nó cũng là một nguồn tài
liệu vô tận mời gọi, hấp dẫn người khai thác. Từ nhà triết hoc hiện sinh, nhà



4
phân tâm học, và mỹ học đến nhà tiểu thuyết mới, người theo tôn giáo thần
học... ai cũng có thể tìm thấy ở đây một thứ gì đó cho mình.
Từ những kết quả của công cuộc tìm tòi ấy cho thấy sự đa dạng nhiều
chiều, nhiều ẩn ý, nhiều tầng lớp nghĩa trong tác phẩm của Fanz Kafka sau cái
vỏ ngôn từ tưởng như đều đều dễ gây nhàm chán. Có thể xem ông là người mở
đường cho chủ nghĩa hiện đại trong văn học, người đã mở ra những chiều kích
mới cho chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX. Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka
luôn mở, vì thế, nhưng diễn giải, đánh giá về ông không thể nói lời kết thúc.
Đáng kể nhất là những nhận định của Roger Garaudy - nhà nghiên cứu
văn học Pháp - trong về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (1963) và Vỉ
một chủ nghĩa hiện thực của thế kỷ X X (1968). Bằng hai công trình này,
Roger Garaudy đã phủ nhận phương thức sáng tác của chủ nghĩa hiện thực thế
kỷ XIX và ngợi ca việc đi trước, báo hiệu thời đại của Kafka. Theo ông, hiện
thực của Kafka rất riêng có sự sáng tạo và có tầm Prometheus. Nhà nghiên
cứu cũng đề cập đến sự tha hóa và cho đây là nguồn chất liệu để Kafka xây
dựng thế giới nghệ thuật. Ông gọi kết quả của việc tạo nên một thế giới xa lạ
với con người, chiều thứ ba của hiện thực, là huyền thoại và tác phẩm của
Kafka là anh hùng ca của thế kỷ XX.
Tại hội nghị quốc tế về Kafka được tổ chức tại Lipbice (Tiệp Khắc trước
đây), Nhà lý luận Marxit, Emst Fischer nói đến tác phẩm của Kafka như một
trường hợp tiêu biểu nhất cho phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Tất
nhiên, chủ nghĩa hiện thực được đề cập ở đây còn mang ý nghĩa của chủ nghĩa
hiện thực cổ điển mà đã mang một ý nghĩa mới, một “chủ nghĩa hiện thực
không bờ bến”.
Vì một tiểu thuyết mới là tập tiểu luận của Alain Robbe Grillet đề cập tới
tâm lý người đọc ừong mối quan hệ trái chiều với thủ pháp gây nên tâm lý đó.
Gương mặt tiêu biểu của trào lưu tiểu thuyết này khẳng định: “Những câu



5
chuyện của Kafka chỉ là những phúng dụ” và “không có gì hư ảo hơn sự
chính xác”.
Nếu bài về sáng tác của Franz Kafka của A. Karelski nhấn mạnh đến
tính độc đáo, đến kỹ xảo nghệ thuật, đến hiệu quả đặc biệt của các sáng tác
Franz Kafka thì bài viết Tiểu thuyết hiện đại của Dorothy Brewster lại chú ý
đến tính chất “ngụ ý”, “dụ ngôn”, của nó. Sự chú ý này còn được thấy ừong
tập tiểu luận hai phần của Milan Kundera mang tên: Nghệ thuật tiểu thuyết
và Những di chúc bị phản bội. Tính chất phi lý của hiện thực và thủ pháp
huyền thoại hóa trong các sáng tác của Kafka được nhà văn xuất sắc này gọi
dưới những cái tên “tiếng gọi của giấc mơ”, “trộn lẫn cái mơ và cái thật”,
“logic bị đảo ngược”. ..
Bản chất thế giới nghệ thuật của nhà văn hiện đại bậc thày này là sự kết
hợp tuyệt vời giữa cái thường với cái bất bình thường. Milan Kundera đã phát
hiện ra bản chất này dưới góc độ sự dơ bẩn, hài hước trộn lẫn cái đẹp, chất
thơ của dục tính hay cái nhìn sáng suốt nhất, chân thật nhất ừộn lẫn với sự
tưởng tượng dữ dội nhất. Becton Brecht ừong công trình “Viết về nghệ thuật”
đã nói về tính chất siêu dự báo của Kafka. Nhà soạn kịch nổi tiếng người Đức
này nhận thấy đằng sau những hóa trang rất kỳ cục là những linh cảm về thời
đại mà khi sách của Kafka in ra chỉ vài người cảm nhận được.
v ề tính chất siêu dự báo của nhà văn hiện đại xuất sắc này cũng được
nhiều người đề cập tới như Michel Remon khi ông này cho rằng: “thế giới bắt
đàu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ K. rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp
dụng vào cuộc sống hằng ngày”. Hay Nathalia Sarraute trong “Thời đại nghi
ngờ” đã nhất trí với quan điểm Kafka là nhà tiên tri thời đại, thời đại của con
người phi lí, của con người không có sự sống...
Tính chất phi lí, ngẫu nhiên của hiện thực cuộc sống trong sáng tác của
Kafka cũng là chủ đề được bàn tán tới trong nhiều cuốn sách, tiểu luận. Albert



6
Camus cho rằng “Vụ án” và “Lâu đài” thể hiện dạng thuần túy của cái phi lí
và của tư tưởng hiện sinh theo như Kierkegaard quan niệm. Roger Vemeaux
thì đánh giá về tiểu thuyết của Kafka rằng nó được bao trùm trong không khí
của khái niệm cái phi lí của cuộc sống...
2.2. Việc nghiên cứu Kafka ở Việt Nam
Có thể nói rằng ở Việt Nam,lĩnh vực này chúng ta chưa làm được nhiều.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó ngoài nguyên nhân do
trình độ ngoại ngữ thì nguyên nhân lịch sử xã hội là quan trọng nhất. Cả một
thời gian dài chứng ta không được nói tới bi quan, thất vọng. Dễ hiểu khi
những tác phẩm của Franz Kafka không được đón chào nhiệt tình ở xứ sở mà
bi quan và tuyệt vọng làm cản trở con đường giải phóng dân tộc. Thêm nữa là
ảnh hưởng từ những nhà phê bình Macxít ở Liên Xô cũ. Cho nên những nhận
định, đánh giá của các nhà nghiên cứu Việt Nam đối với các sáng tác của
Kafka ban đầu còn phiến diện, hầu như chỉ chỉ ra những mặt hạn chế. Những
đánh giá đó mang tính lịch sử, chỉ có giá tri nhất thời. Đến nay, trước xu thế
hội nhập và sức thuyết phục vĩnh hằng của chân giá tri buộc người ta phải
thay đổi cách nhìn, cách đánh giá về Franz Kafka và tác phẩm của ông. Kafka
cũng được coi như “phát hiện lại” ở Việt Nam. Phần lớn các tác phẩm của
Kafka đã được dịch và in. Mới đây, nhà xuất bản Hội nhà văn - Trung tâm văn
hóa ngôn ngữ Đông Tây đã xuất bản “Tuyển tập tác phẩm F.Kafka” thỏa mãn
niềm say mê, yêu thích và mở ra cơ hội tiếp cận nghiên cứu thế giới nghệ thuật
của nhà văn hiện đại xuất sắc này cho nhiều người Việt Nam yêu văn học.
Lịch sử nghiên cứu Franz Kafka được bắt đầu từ Hoàng Trinh, Đỗ Đức
Hiểu đến Phạm Văn Sĩ, Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Trương Đăng Dung,
Lê Huy Bắc, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Hữu Sơn.. .với các bài viết trong các
công trình “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Phương Tây, Văn học và
con người,

về tư tưởng và văn hóa hiện đại phương Tây, Đổi mới nghệ thuật



7
tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Tiểu thuyết Pháp hiện đại, Những tìm tòi
mới, Almanach những nền văn minh thế giới...
Ở hai thập kỷ bảy mươi và tám mươi của thế kỷ trước, Kafka đã đến Việt
Nam với “gánh nặng tôn giáo”, “bất lực”, “tuyệt vọng”. Trong “Phương Tây,
văn học và con người”, GS Hoàng Trinh đã viết một cách hệ thống về tác
phẩm của Kafka về thủ pháp huyền thoại. Tuy nhiên còn nặng nề về phê
phán, phủ nhận giá trị tác phẩm của nhà văn này, coi tác phẩm của Kafka “là
nơi cư trú tối tăm của những tư tưởng tôn giáo, của các loại triết học siêu hình
mà Franz Kafka đã tiếp nhận được ở các bậc thầy trong trường phái Praha
ngày trước” và tác giả của những tác phẩm ấy “không đủ sức mình tháo gỡ ra
khỏi gánh nặng của tôn giáo”
Cùng quan điểm với GS. Hoàng Trinh, GS. Đỗ Đức Hiểu trong “Phê
phán văn học hiện sinh chủ nghĩa” đã phê phán tác phẩm của Kafka rằng
ừong đó “ý thức bị thủ tiêu, con người đã chết, con người trở thành vô hình
chỉ còn lại bóng dáng trừu tượng của con người bị hồ sơ hóa, cái tôi trở thành
“cái người ta” và hòa tan trong một thế giới vô danh” và “tinh thần bị bao
trùm cả tác phẩm của Franz Kafka. Phi lý, lo âu, cô đơn, xa lạ, tuyệt vọng, hư
vô”. Bên cạnh việc khẳng định “Franz Kafka đã huyền thoại hóa một thế giới
bị tha hóa”, nhà nghiên cứu này cũng khẳng định ừong các sáng tác của Franz
Kafka có yếu tố hiện thực như cuộc sống bị đày đọa, bị áp bức của con người
do chế độ quan liêu, bất công gây ra. Thông qua đó cũng thừa nhận vị ttrí tiên
phong của Kafka trong dòng văn học hiện sinh.
Đến năm 1986, tác giả Phạm Văn Sĩ trong chuyên luận “Phê phán văn
học hiện sinh chủ nghĩa” tìm thấy ở thế giới nghệ thuật của “ông vua huyền
thoại” một hình mẫu của phương pháp đi vào bên ừong làm “xuất lộ” “cái bí
mật” của tồn tại như là tồn tại phi lý của thân phận con người. Ngoài ra ông
còn giải thích việc Kafka viết về con người cô đơn, tội lỗi, về cuộc sống phi

lý là do tác giả có mặc cảm thân phận người Do Thái.


8
GS. Đặng Anh Đào, một chuyên gia về Kafka ở Việt Nam, trong cuốn
giáo trình “Văn học phương Tây” dành hẳn một phần để nghiên cứu Franz
Kafka. Trong đó, nhà nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tương đối toàn
diện về tiểu sử và sự nghiệp văn chương, về nội dung xã hội và thân phận con
người trong sáng tác của Kafka như tính chất bi thảm, tình trạng cô đơn, lưu
đày... Đồng thời, thông qua việc khảo sát cụ thể ở một số tác phẩm “Hóa
thân, Nước Mĩ, Vụ án, Lâu đài...” nhà nghiên cứu cũng đưa ra những phân
tích, đánh giá, làm sáng tỏ nhiều vấn đề mới mẻ, độc đáo ở phương diện nghệ
thuật của Kafka như xóa nhòa ranh giới giữa cái kì dị và cái thường nhật, vấn
đề kết cấu, điểm nhìn, tính chất đa âm, đối thoại... Ngoài ra, trong cuốn “Đổi
mới nghệ thuât tiểu thuyết phương Tây hiện đại”, Đặng Anh Đào cũng khẳng
định vai trò tiên phong của Kafka trong việc tạo ra những cách tân, đổi mới
ừong tiểu thuyết.
PGS.TS Trương Đăng Dung- nhà nghiên cứu, dịch giả, một trong những
người trực tiếp giới thiệu tác phẩm của Kafka vào Việt Nam, ừong lời giới
thiệu bản dịch tiểu thuyết “Lâu đài”của mình, ông đã đưa ra những kiến giải
sắc bén mang tính tổng quan về toàn bộ thế giới nghệ thuật của Franz Kafka.
Đứng trên quan điểm mới của lí luận văn học, dịch giả của “Lâu đài” đã
khẳng định, F.Kafka là nhà văn “cảm nhận sâu sắc về ừạng thái tồn tại của
con người hiện đại, đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách độc đáo,
mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại”. Với cái nhìn có chiều
sâu triết học, khi thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của F.Kafka, nhà nghiên
cứu đã phát hiện ra nỗi cô đơn ừong thời gian của con người mà Kafka muốn
diễn tả. Ông cũng chỉ rõ “Đối tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật của
Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết”
Giáo sư Phùng Văn Tửu, người dành khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về

Kafka, trong phần giới thiệu bản dịch tiểu thuyết “Vụ án” và trong giáo trình


9
“Văn học phương Tây” đã mô tả một cách khái quát thế giới nghệ thuật của
Kafka, phân tích một số thủ pháp nghệ thuật của nhà văn trong miêu tả thời
gian, không gian, con người... trong đó, yếu tố huyền thoại được ông đặc
biệt lưu ý. Ngoài ra, trong “Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi
mới”, GS cũng đã phát hiện ra rằng xu hướng cá nhân bị hòa tan trong tập
thể, cộng đồng, bị mất quá khứ, bị cô đơn là xu hướng chung của nhân vật
tiểu thuyết Kafka.
Giáo sư Nguyễn Văn Dân tìm hiểu sáng tác của Kafka theo hướng làm
nổi bật vấn đề: cái phi lý, sự lo âu, nỗi bất an... Ông khẳng định: cái mới của
Kafka trong bối cảnh văn học đương thời là việc Kafka đã khai phá một mảng
đề tài khó xử lý: cái phi lý của cuộc đời. Nhà nghiên cứu đã phát hiện những
điểm mới mẻ trong nghệ thuật của Kafka là nghệ thuật miêu tả cái vắng mặt,
nghệ thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái không thể diễn đạt,
chủ đề mê cung...
Đỗ Ngoạn ừong bài viết “Franz Kafka và thân phận cô đơn của con
người” nói lên thái độ phủ nhận của Kafka đối với xã hội đương thời và nêu
lên vấn đề trung tâm mà Kafka quan tâm nhất đó là vấn đề thân phận con
người. Ông đã đưa ra một số nhận định về thế giới nhân vật trong tác phẩm
của Kafka: “Đó là những con người nhỏ bé, bị tha hóa, không có một chút
quan hệ nào với xã hội”, “con người bị tha hóa, bị vô danh hóa, bị lu mờ
trước sự phát triển ồ ạt của khoa học kỹ thuật”. Theo Đỗ Ngoạn, có hai dạng
nhân vật nổi bật, phổ biến ừong tác phẩm của Kafka: nhân vật cô đơn và nhân
vật tha hóa (đặc biệt là nhân vật cô đơn).
Trong cuốn “Nghệ thuật Franz Kafka”, tác giả Lê Huy Bắc đã tái hiện
được toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp,và có những nhận xét mang tính khái quát,
tổng họp sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Kafka. Nhà nghiên cứu đánh giá

cao “người tẩy não nhân loại” ở chỗ: “Kafka luôn có cái nhìn hài hước, mỉa


10
mai về các quan hệ cuộc đời, xã hội. Ông đề xuất cái phi lý, cái bi đát, sự tha
hóa, nỗi cô đơn, sự nhỏ bé, sự bất lực, xa lạ... của con người. Nhưng ông
không hề cổ xúy cho những phạm trù triết học đó”. Cũng trong chuyên luận
này, Lê Huy Bắc đã đi sâu khai thác những độc đáo về nghệ thuật ừong tác
phẩm của Kafka (nghệ thuật miêu tả, đối thoại, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
nghệ thuật miêu tả hiện thực gián tiếp, sử dụng cái hoang đường....). Và tác
giả đi đến kết luận, Kafka là người khai sinh ra huyền thoại hiện đại, “khai
sinh ra thi pháp mới cho kỉ nguyên hiện đại”.
Thời gian gần đây, những sáng tác của F.Kafka đã trở thành đề tài nghiên
cứu của nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Từ nhiều
khía cạnh khác nhau, các tác giả đã nêu ra những độc đáo làm nên giá tri
trong sáng tác của Kafka. Đặc biệt, Lê Thanh Nga với luận án tiến sĩ “Vấn đề
chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của F.Kafka” đã có cái nhìn tương đối quy
mô và hệ thống về thế giới nghệ thuật của F.Kafka, bao gồm thế giới hiện
thực và các phương thức khái quát hiện thực đó.
Mảnh đất mang tên F.Kafka đã được cày đi xới lại nhiều lần, dưới nhiều
góc độ, bằng nhiều cách thức. Từ nhà triết học hiện sinh, nhà phân tâm học,
nhà mĩ học đến nhà tiểu thuyết mới... ai cũng có thể tìm thấy ở văn chương
Kafka một thứ gì đó cho mình. Thực tế đó cho thấy sự đa dạng, nhiều chiều,
nhiều ẩn ý, nhiều tầng lớp nghĩa trong các tác phẩm của Kafka. Franz Kafka
đã qua đời gần một thế kỷ, vậy về những khám phá về ông không có dấu hiệu
dừng lại, phía sau “tảng băng trôi” ấy luôn là những bí mật mà không dễ gì
nhận biết một cách rạch ròi. Mỗi làn đặt chân lên thế giới nghệ thuật của ông
là một lần thấy những độ mở mới, những trữ lượng ngữ nghĩa nghệ thuật mới
được khai lộ. Franz Kafka đã thực sự khẳng định được tầm vóc của mình
trong lịch sử văn học nhân loại.



11
2.3. Nói riêng về “cáiphi lý”trong tác phẩm của Kafka
Albert Camus khi “dấn thân” vào con đường văn học phi lý đã từng coi
Kafka và Dostoïevski là thần tượng của ông. Nathalie Sarraute, một đại diện
tiêu biểu của Tiểu thuyết Mới cũng nhận định: “Kafka là thiên tài của thời đại
chúng ta, Kafka là nhà tiên tri báo trước kỉ nguyên của con người phi lý, con
người không có sự sống”. Trong bài viết về Sáng tác của Franz Kafka, A.
Karelski đã khẳng định: “Cuộc cách mạng thầm lặng của Kafka, trước hết ở
chỗ trong khi vẫn giữ toàn bộ cấu trúc truyền thống của giao tiếp ngôn ngữ,
tính mạch lạc và logic cú pháp - ngữ pháp, tính mạch lạc của hình thức ngôn
ngữ của nó, ông đã đưa vào hệ thống đó tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lý
quá quắt đầy phẫn khích của nội dung. Có thể nói, đây là ý kiến xác đáng thể
hiện cái nhìn, sự đánh giá về thế giới nghệ thuật của Kafka trong việc nhận
thức và mô tả “cái phi lý”. Đó là gợi mở quan trọng cho đề tài luận văn này.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số nhà nghiên cứu, phê bình nhắc đến “cái
phi lý” ừong tác phẩm Kafka. Tác giả Phạm Văn Sỹ cũng ừong cuốn về tư
tưởng và văn học phương Tây hiện đại cho thấy “Kafka muốn tạo ra một kiểu
sáng tác mang tính huyền thoại về sự phi lý của tồn tại và con người”. Còn
trong công trình Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, PGS.TS. Lê Nguyên cẩn
đã thấy ừong tác phẩm của Kafka “những cái thông thường, những cái hợp
quy luật cứ bị cái phi lý lôi đi tuồn tuột, mất tăm mất dạng”. Tác giả Trương
Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật của Fanz Kafka cũng đã đưa ra
cái nhìn sâu sắc về “cái phi lý” trong tác phẩm của Kafka, “về thế giới phi lý,
về sự tha hóa của con người ừong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô
hình”. Dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân là người bỏ nhiều công sức
nghiên cứu về văn học phi lý, đặc biệt “cái phi lý” trong tác phẩm Kafka. Với
một loạt bài viết: Kạỷka với cuộc chiến chổng phỉ ỉỷ [7], cuốn Nghiên cứu văn
học - lỷ luận và ứng dụng [8] với bài viết: Văn học phi lỷ - một đóng góp đáng



12
ghi nhận cho lịch sử văn học nhân loại, bài Những bước tiến hóa của văn học
phỉ lý [9] đã cho thấy cái nhìn, sự phân tích sâu hơn về văn học phi lý và “cái
phi lý ừong tác phẩm Kafka khi tác giả khẳng định: đến Kafka “cái phi lý ừở
thảnh đối tượng nhận thức”. Tác giả cũng nhận định rằng cái mới của Kafka
trong bối cảnh văn học đương thời là “đã khai phá một mảng đề tài khó xử lý:
cái phi lý của cuộc đời”.
Năm 2002, cuốn Văn học phỉ lý [10] tác giả Nguyễn Văn Dân thảo luận
và giới thiệu, tổng hợp những bài viết trước đây của ông, đem lại một cái nhìn
có thể nói là “toàn cảnh” hơn về “cái phi lý” trong thế giới nghệ thuật Kafka.
Tác giả còn khẳng định vai trò mở đường quan trọng của Kafka đối với dòng
văn học phi lý và phân tích đưa ra ý kiến của mình về đặc điểm “cái phi lý”
trong tác phẩm Kafka.
Có thể nói, những phát hiện và tổng họp của tác giả Nguyễn Văn Dân về
văn học phi lý và “cái phi lý” là những gợi mở hết sức có ý nghĩa cho người
viết trong quá trình tìm hiểu về nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý” của Kafka.
Khi viết về “chủ nghĩa huyền thoại của Kafka”, E. M. Meletinsky cũng
khẳng định: “Chúng tôi nhận thấy rằng bản thân sự thuật truyện phần lớn
phục tùng “logic của cái phi lý”. Tác giả Lê Huy Bắc lại chỉ ra một khía cạnh
khác trong nghệ thuật mô tả “cái phi lý” của Kafka: “Cái phi lý là mảng hiện
thực độc đáo nữa của Kafka... Biểu hiện đầu tiên của phi lý ở Kafka là nhân
vật không hề biết mình từ đâu tới, tồn tại vì lý do nào. Kiểu nhân vật hoang
mang - lạc lối...”.
Dù tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau và nhiều ý kiến còn riêng lẻ, song
đây thực sự là gợi mở quan trọng cho người viết tập trung vào đề tài “Con
người khám phá cái phi lý ừong tiểu thuyết Lâu đài của Fanz Kafka.
3. Mục đích nghiền cứu
Để trình bày vấn đề Con người khám phá cái phi lý trong tiểu thuyết

“Lâu đài” của F.Kafka, chúng tôi xuất phát tò chủ nghĩa hiện thực thế kỷ


13
XIX. Bên cạnh đó, chúng tôi lựa chọn hai “Trung tâm điểm” trong thế giới
nghệ thuật của F.Kafka, nhà văn hiện đại xuất sắc nhất thế kỷ XX, để tò đó
khám phá những đặc điểm của chủ nghĩa hiện đại. Theo chúng tôi hai đặc
điểm cốt yếu làm nên thế giới nghệ thuật của Kafka đó là vấn đề thân phận
con người trong thế giới phi lý.
Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka là thế giới của sự phi lý chế ngự.
Những phi lý, bất công khiến con người đứng hai chân trên mặt đất, dù đã có
lực hút của Trái đất mà vẫn chông chênh. Trong thế giới ấy mọi giác quan của
con người đều đánh lừa anh ta hoặc không thực hiện đúng chức năng của nó.
Con người quẩn quanh tìm kiếm những thứ không thể nhìn thấy, không ai
nhìn thấy nhưng nó có thật và quyết định trực tiếp tới số phận con người.
Chưa bao giờ và chưa ở đâu con người lại được khám phá một cách kì dị đến
vậy. Chưa bao giờ và ở đâu con người lại cô đơn và bị động đến thế. Trong
thế giới phi lý ấy con người không được làm chủ cuộc sống của mình, bị cắt
đứt với quá khứ, tương lai. Con người chỉ là một thực thể nhỏ bé, bơ vơ ừong
vòng vây của những thiết chế bí ẩn, bất công, đáng sợ.
Xâm nhập vào thế giới nghệ thuật của Kafka, người đọc có cảm giác bấp
bênh giữa hư và thực. Những gì diễn ra trong tác phẩm vừa giống lại vừa
không giống hiện thực ngoài đời, nó vừa có thế xảy ra lại vừa không thể hình
dung. Trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, không gian và thời gian
không mang tính cụ thể, không có không gian của đời sống hiện đại đàu thế
kỷ XX. Tất cả đều được huyền thoại hóa theo cách của Franz Kafka. Qua việc
nghiên cứu mối quan hệ về con người và thế giới phi lý trong sáng tác của
Kafka, luận văn cố gắng làm nổi bật yếu tố phi lý trong thế giới nghệ thuật
của Kafka, để từ đó hiểu hơn vấn đề có ý nghĩa lý luận là phương thức phản
ánh nghệ thuật trong tiểu thuyết “Lâu đài” của Kafka.



14
4. Đối tượng nghiên cứu
Con người khám phá cái phi lý trong tiểu thuyết “Lâu đài” của F.Kafka.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đe hoàn thành đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiểu thuyết
“Lâu đài” của Kafka theo hướng thi pháp học kết hợp với một số thao tác: so
sánh - đối chiếu, phân tích - bình giá, thống kê - phân loại...
6. Đóng góp mới của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề con người khám phá cái phi lý, luận
văn khẳng định những đóng góp của Kafka cho chủ nghĩa hiện đại, với những
khám phá của nhà vãn về bản chất của đời sống hiện đại, sự bất khả kháng và
sự tha hóa của con người trong thế giới mà con người bị lãng quên.
Franz Kafka đã tạo ra bước ngoặt đối với chủ nghĩa hiện thực với việc
mở rộng chiều kích của nó qua các thủ pháp nghệ thuật, tạo nên một phương
thức phản ánh nghệ thuật mới phù họp với các tiêu chí của chủ nghĩa hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1. Vấn đề phi lý trong triết học và trong văn học.
Chương 2. Khám phá cái phi lý như là hình thức chống lại cái phi lý.
Chương 3. Nghệ thuật mô tả cái phi lý.
Cuối cùng là mục Tài liệu tham khảo.


15
NỘI DUNG



Chương 1
VẤN ĐỀ PHI LÝ TRONG TRIẾT HỌC VÀ TRONG VĂN HỌC
1.1. Vấn đề phỉ lý trong triết học
Từ điển Triết học định nghĩa về “cái phi lý” là: “không thể hiểu biết được
đối với lý tính và tư duy, không thể diễn đạt bằng những khái niệm logic”
Theo Nguyễn Văn Dân trong cuốn Văn học phi lỷ thì khái niệm phi lý
trong triết học được hiểu theo hai phương diện:
Thứ nhất, “trên phương diện lôgic học thì người ta quan niệm những gì
tồn tại trái với quy tắc lôgic đều bị coi là phi lý”.
Thứ hai, “trên bình diện ỉỷ luận nhận thức, người ta cho rằng tất cả
những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể giải thích
bằng tư duy, đều được coi là phi lý. Như vậy phi lý là cái phản lý tính. Với
hàm nghĩa này, khái niệm phi lý mang tính khái quát hơn, vượt ra khỏi địa
hạt của lôgic học, là định nghĩa của nền ừiết học phương Tây hiện đại phát
triển thành chủ nghĩa phi lý tính từ cuối thế kỷ XVII và kéo dài suốt hơn một
thế kỷ”
Khái niệm về “cái phi lý” này được các nhà triết học hiện sinh như J. p.
Sartre (1905 - 1980), A. Camus (1913 - 1960)... phát triển một bước nghiêng
về tính chủ quan của nhận thức. “Chủ nghĩa hiện sinh tạo ra giữa lý tính và
thực tại một vực sâu ngăn cách không thể vượt qua. Và trong cái vực sâu này
có sự ngự ừị của cái phi lý”. A. Camus thì tuyên bố “phi lý chỉ nảy sinh tò sự
bất hòa hợp giữa khát vọng của lý trí với thực tại u tối”.
Dù phát triển ở mức độ nào thì chứng ta đều nhận thấy “cái phi lý liên
quan mật thiết với tư duy, nhận thức lý tính của con người. Khi tư duy lôgic
và nhận thức lý tính không thể hiểu được, không thể giải thích được thì nó là
phi lý.


16
Để khám phá thế giới nghệ thuật của người mở đường cho một loại hình

văn học hình thành từ đầu thế kỷ trước - vãn học phi lý - chúng ta phải xét
vấn đề phi lý trong mối quan hệ tác động qua lại giữa triết học và văn học.
Điều này sẽ giúp giải thích rõ vì sao khái niệm phi lý hình thành từ cách đây
hai mươi tư thế kỷ song văn học phi lý mới thực sự ra đời ở đầu thế kỷ XX
với tên tuổi Franz Kafka và nguyên nhân của nét tương đồng cũng như khác
biệt giữa các đại biểu xuất sắc của loại hình văn học này như Albert Camus,
Eugene Ionesco v.v... trong việc sử dụng cái phi lý như một đối tượng phản
ánh và nhận thức. Ngược dòng thời gian ta thấy, khái niệm “phi lý” đã được
các nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại nhắc đến cách đây gần hai mươi tư thế
kỷ. Kết quả thu được sẽ bác bỏ giả thiết đó vì quá trình chứng minh cho thấy
giả thiết đưa ra là sai lầm.
Nhà triết học theo trường phái Êlê là Zeno (490 - 430 TCN) đã dùng
thuật ngữ apôria (khó lý giải, không có lối thoát) để gọi cho hàng loạt những
nghịch lý. Theo nhà triết học này, “tính đa dạng vô cùng tận của thế giới mâu
thuẫn không thể giải quyết được vì nó vừa khẳng định tính đa dạng vô tận của
thế giới, đồng thời, lại thừa nhận tính hữu hạn của nó, như vậy là phi lý,
giả dối”.
Apôria về chàng dũng sĩ có tài chạy nhanh như gió - Asin - và con rùa,
Zeno lập luận, dù con người có gót chân định mệnh kia chạy nhanh đến đâu
cũng không thể nào đuổi kịp nổi một con rùa đang bò “vì anh ta phải chạy qua
từng nửa đoạn đường trước khi đuổi kịp con rùa, cứ như thế, Asin chạy qua
vô hạn đoạn đường chia đôi, cho nên Asin không bao giờ đuổi kịp rùa mặc dù
khoảng cách giữa anh ta và con rùa ngày càng ngắn lại. Từ đó, Zeno kết luận:
cái nhanh nhất không bao giờ đuổi kịp cái chậm nhất, do vậy vận động là phi
lý”. Ngoài apôria về “Asin và con rùa”, Zeno còn đưa ra nhiều apôria khác
như apôria về phân đôi, apôria về mũi tên bay để phủ nhận sự vận động của
thế giới và chứng minh vận động là phi lý, vô nghĩa và sai lầm.


17

Còn hai nhà triết học, đại biểu của chủ nghĩa duy vật Anh là Francis
Bacon (1561 - 1626) và người thư ký của ông, người hệ thống hóa chủ nghĩa
duy vật cho ông - Thomas Hobber (1588 - 1679) - cùng đề cập đến sự phi lý.
Một người thì thông qua sự rối loạn trật tự logic ngôn ngữ, một người thì
dùng phương pháp suy luận phi lý để chứng minh và đồng nhất “quan niệm
rằng những gì tồn tại trái với các quy tắc logic bị coi là “phi lý”.
Một định nghĩa thuộc bình diện lý luận nhận thức nền triết học phương
Tây hiện đại phát triển thành chủ nghĩa phi lý tính từ cuối thế kỷ XVIII là “tất
cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lí trí, không thể lý giải
được bằng tư duy, thì đều được coi là phi lý. Như vậy cái phi lý là cái phản lý
tính”. Loại chủ nghĩa ừên xuất hiện khi lí trí đã đàu hàng trước nhiệm vụ
thâm nhập vào bản chất cốt lõi của sự việc, một quan điểm bi quan bao trùm
lên trước thế giới phi trật tự, phi hệ thống. Những người theo chủ nghĩa phi lý
tính đã thực sự mất lòng tin vào khả năng tư duy, đi đến chỗ dùng ý chí thay
cho lí trí, dừng trực giác thay cho tư duy. Cái không thể chứng minh được các
nhà triết học phi lý tính đặc biệt nhấn mạnh, v ề vấn đề này, Nguyễn Văn Dân
trong thảo luận Văn học phi lý đã dẫn lời Rene-Maril Alberes, người Pháp,
trong cuốn Cuộc phiêu lưu trí tuệ cửa thế kỷ XX, rằng: “Trong một kỷ nguyên
khi mà lý trí phổ biến bị khước từ về mặt tư tưởng và cụ thể, thì xuất hiện cái
khía cạnh thứ hai của thực tại: tính phi lý và sự đau khổ của thế giới mà thực ra
nó bị tuột khỏi tầm kiểm soát của lý trí, khi lý trí tự khước từ mình”.
Trong khi đại biểu xuất sắc nhất của triết học Pháp thế kỷ XVII - Rene
Descater (1596 - 1650) có quan điểm xuất phát để xây dựng toàn bộ hệ thống
triết học của mình là “Tôi suy nghĩ vậy là tôi tồn tại” , thì một nhà triết học
người Tây Ban Nha tuyên bố “Tôi không chấp nhận lý trí, tôi chống lại nó”.
Nhưng chống lại những quan niệm cực đoan, khô cứng của chủ nghĩa duy lý
Descater một cách mạnh mẽ thì phải kể đến nhà triết học người Đan Mạch


18

S.Kierkegaard (1813-1855) và nhà triết học người Đức Martin Heidegger
(1889-1976). Chẳng hạn Martin Heidegger- một ừong những người sáng lập
ra chủ nghĩa hiện sinh Đức, một đại diện lớn của lịch sử tư tưởng Đức - phê
phán cái tư duy Descater vì theo ông, cái tư duy ấy không thể nào nắm bắt
được sự hiện sinh.
Nhìn chung, những nhà tư tưởng phi lý tính trên đã làm cho khái niệm
triết học về cái phi lý có một bước phát triển đặc biệt. Cái phi lý trở thành
khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh khi gắn với tên tuổi của J.P.
Sartrw, Albert Camus, Leson Chestov. Họ đều là những nhà triết học hiện
sinh chủ nghĩa người Pháp. J.P.Sartre - tác giả của Buồn nôn - thì quan niệm
cái phi lý xuất hiện do có sự bất đồng giữa lý tính với thực tại nhân bản, chính
thực tại này là phi lý, là một thực tại của vật “tự nó”. Có ý thức nhân bản - vật
vì nó - can thiệp vào trong vật tự nó nhưng chúng bất khả năng giao tiếp với
nhau. Đây “là thực thể thứ ba của cái phi lý: phi lý của khả năng không thể
giao tiếp giữa cái phi lý “tự nó” với cái phi lý “vì nó”.
1.2. Vấn đề phỉ lý trong văn học
Nếu trong triết học nói cái phi lý là apôria, là phản lý tính, là lý trí bị
khước từ, thì văn học khai thác đề tài phi lý lại luôn tìm cách nhận thức, lý
giải, khám phá nó. Khái niệm phi lý trong văn học được Nguyễn Văn Dân nêu
ra sau khi dẫn lời của Eugène Ionesco - tác giả của N ữ ca sỹ hói đầu, vở kịch
khai sinh trào lưu kịch phi lý - và Martin Esslin, nhà phê bình người Anh:
“khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lý có
nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgíc, phi lý tính, trái
với năng lực nhận thức của con người”. Và điểm khác biệt cốt yếu để phân
biệt sáng tác văn học phi lý với các sáng tác kiểu huyền thoại, huyễn tưởng
hay sáng tác sử dụng các thủ pháp trào phúng, nói ngược, vô nghĩa, vô lý V.V..
là ở hệ logic mà tác phẩm đặt vào.


19

Trên thế giới các nhà văn như Fr. Rabelais (người Pháp), J. Swift (người
Alien), L. Carroll (người Anh)

V.V..

với thủ pháp huyễn tưởng phi lý đã xây

dựng một thế giới hoang tưởng, riêng biệt, xa lạ. Họ tiếp cận hiện thực bằng
bút pháp châm biếm hài hước và thủ pháp ẩn dụ, ngoa dụ V.V.. Các tác phẩm
của họ như Gargantua và Pantaguel, Cuộc phiêu lưu của Gulliver, Alice
đến x ứ kỳ ảo V.V.. đưa người đọc đến thế giới xa lạ, hoang tưởng để từ đó mỗi
người rút ra cho bản thân và xã hội những bài học bổ ích ở thực tại. Ví dụ như
trong Gargantua và Pantaguel - bộ tiểu thuyết gồm 5 cuốn đồ sộ “để cập đến
nhiều vấn đề liên quan đến các mối quan hệ về chính trị, xã hội, tôn giáo, đạo
đức, đến các thể chế văn hóa giáo dục”, Rabelais bằng việc xây dựng một thế
giới vô cùng phong phú, phức tạp đã “đưa ma một thế giới đã lỗi thời bằng
tiếng cười vui vẻ”.
Các sáng tác kể trên chỉ giống văn học phi lý ở thủ pháp nghệ thuật như
huyễn tưởng, nghịch dị, chơi chữ, loạn nghĩa,V.V.. song quan điểm nghệ thuật
thì hoàn toàn khác. Văn học phi lý có đặc điểm nghệ thuật là phản ánh những
hiện tượng và sự việc trái với logic nhân văn tiến bộ của loài người. Như vậy
văn học phi lý chỉ thực sự ra đời với tên tuổi nhà văn thuộc chủ nghĩa hiện đại
Fanz Kafka và được tiếp nối với Albert Camus, Eugene Ionesco, Samuel
Beckett...
Mô tả cái phi lý, nêu lên “tội ừạng” mà nó gây ra cho xã hội loài người
đồng nghĩa với việc các nhà văn đã chính thức tuyên chiến bởi không thể làm
ngơ trước sự bành trướng của nó ừong đời sống hiện đại. Đây là một cuộc
chiến bền bỉ, vừa chiến đấu chống lại nó, con người vừa phải sống chung với
nó. Vì phi lý thay, nó là con đẻ của sự sống và chừng nào còn sống thì còn
phải liên tục đấu tranh chống lại nó. “Loài người [...] phải lấy cuộc đời phi lý

làm vui, phải thấy cuộc đời là đáng sống, tuy nó cằn cỗi, đau khổ, mất nhịp
nhàng, vô nghĩa. Hãy cho ta cuộc đời ấy, hãy chấp nhận một cách kiêu hãnh


20
“cái thân phận con người mỏng manh”. Hãy thách thức cái phi lý của đời
người” [55, tr.742].
Ở Kafka, người mà Camus coi là thần tượng và chịu ảnh hưởng nhiều,
thì từ tiểu thuyết Lâu Đài cái phi lý trải dài theo từng con chữ, tràn ngập khắp
các mặt giấy. Cả thế giới nghệ thuật của ông là thế giới của sự phi lý thống tri
và nạn nhân của nó có đủ mọi hạng người. Dưới tác động của nó, hầu hết các
nhân vật đều có “cơ may” dừng hành trình sống của mình, chấm dứt chuỗi
ngày tìm kiếm chờ đợi mòn mỏi, khốn khổ.
Có thể nói trước Kafka, chưa có ai khai phá mảng đề tài khó xử lý này
triệt để đến vậy. Cái phi lý của Kafka là những tấn bi kịch của con người hiện
tồn trong thế giới đương thời, nó không ở đâu xa, không phải thuộc thế giới
khác, nó được chắt lọc đến mức tinh chất. Kafka tấn công, chống phi lý một
cách trực diện, lôi nó ra trước ánh sáng, không quanh co, không câu nệ. Cái
phi lý được phơi bày tàn nhẫn nhất, cô đúc, bi kịch nhất. Nhân vật của Kafka
là nhân vật tìm kiếm, tìm kiếm cái phi lý một cách ráo riết. Bản thân việc lùng
tìm đã là phi lý bởi chưa có ai và chưa bao giờ tìm thấy, dù có ráo riết đến đâu
cũng không có kết quả. Vậy mà Kafka vẫn để nhân vật của mình tìm kiếm và
chợ đợi cái phi lý trong phi lý đến.. .chết. Nhân vật K. trong Lâu đài là một
hành trình dằng dặc những số phận tìm kiếm. Trớ ừêu phi lý thay khi những
số phận đó lại tìm cái treo ngay trên đầu, cái ngay trước mắt, cái ngay bên
cạnh. Nhưng cái ngay trên đầu, cái ngay trước mắt mà K. đạc điền không thể
tìm thấy đường đi đến.
Có thể nói cái phi lý của Kafka là cái phi lý toàn triệt, phi lý đến độ mà
người ta không có cảm giác phi lý nữa mà cảm thấy bình thường. Điều này
được nhà văn Hungary đoạt giải Nobel năm 2003, Kertész Imre thể hiện rất

thành công ừong tiểu thuyết Không số phận.
Như vậy, Kafka với việc khai thác mảng đề tài cái phi lý của cuộc sống
đã mở đường cho loại hình văn học phi lý, đồng thời cũng mở đường cho trào


×