Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn nghệ thuật tự sự của nguyễn trí qua bãi vàng, đá quý, trầm hương và đồ tể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 100 trang )

BÔ• GIÂO DUC VÀ DÀO
TAO


TRÜCfNG DAI
• HOC
• SÜ PHAM
• HÀ NÔI2


CHU THI THU HONG

NGHÊ THUÂT TU" SU" CÜA NGUYËN TRI QUA:








BÂI VÀNG, DÀ QUŸ, TRAM HlfCfNG VÀ DÛ TÉ

LUÂN VÂN THAC Sî NGÔN NGÜ•



VÀ VÂN HÔA VIÊT NAM

HÀ NQI, 2015



B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2














CHU THỊ THU HỒNG

NGHÊ THUÃT T ư S ư CỦA NGUYỄN TRÍ QUA:








'b -


BÃI VÀNG, ĐẢ QUỸ; TRẦM HƯƠNG VÀ ĐÒ TẺ

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số

: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
9

HÀ NỘI, 2015


LỜ I CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ.
Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thảnh và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện - Người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ
bảo, động viên, khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Có được luận văn này cũng là nhờ sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thày
cô giáo trong khoa ngữ văn của trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô của Viện Văn
học, cùng các thày cô của các trường khác. Bởi vậy, nhân dịp này cho phép em
được ghi nhận và mang ơn các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi, truyền đạt những
kiến thức và phương pháp khoa học cho em.
Em xin gửi lời cảm ơn phòng sau đại học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, giúp đỡ em toong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.


Hà N ộ i, ngày 07 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Chu Thị Thu Hồng


LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình này là của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào
của người khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hà N ộ i, ngày 07 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Chu Thị Thu Hồng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề t à i ........................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên c ứ u ............................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u ............................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứ u ........................................................................................... 8
6. Dự kiến đóng góp m ớ i............................................................................................... 8
7. Cấu trúc luận v ăn ........................................................................................................8
NỘI D U N G .........................................................................................................................9
Chương 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ c u ộ c ĐỜI VÀ CON NGƯỜI TRONG

TRUYỆN NGUYỄN T R Í................................................................................................. 9
1.1. Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật............................................................................9
1.2. Quan niệm của Nguyễn Trí về cuộc đời và con người....................................... 9
1.3. Các mảng hiện thực đời sống nổi bật trong truyện của Nguyễn Trí................ 14
1.3.1. Đào vàng.......................................................................................................... 15
1.3.2. Khai thác đá quý............................................................................................. 19
1.3.3. Tìm trầm hương.............................................................................................. 21
1.3.4. Cuộc sống đô thị đương thờ i.........................................................................24
Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN T R Í.................32
2.1. Quan niệm về nhân v ậ t.........................................................................................32
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn T r í.............................................34
2.2.1. Người lao động làm thuê khốn khó, vật lộn mưu sinh............................... 35
2.2.2. Giang hồ, hảo hán, “anh chị” ........................................................................37
2.2.3. Người phụ nữ truân chuyên, chìm nổi......................................................... 42
Chương 3. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN
NGUYỄN T R Í................................................................................................................. 47
3.1.

Kết c ấu .............................................................................................................. 47


3.1.1. Mở đầu truyện.................................................................................................47
3.1.2. Triển khai mạch truyện...................................................................................57
3.1.3. Kết thúc truyện................................................................................................63
3.2. Ngôn n g ữ ................................................................................................................ 68
3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật....................................................................68
3.3.2. Lời người kể chuyện....................................................................................... 69
3.2.3. Lời nhân vật..................................................................................................... 74
3.3 Giọng điệu............................................................................................................... 80
3.3.1. Khái niệm giọng điệu nghệ th u ật..................................................................80

3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện của Nguyễn T rí.................................... 81
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 89
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 93


1

M Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong hai thập kỷ trở lại đây, nền văn học Việt Nam đã và đang tự làm
“mới mình” với sự xuất hiện của một thế hệ nhà văn đầy tài năng, trẻ trung, giàu
tâm huyết. Họ được coi là “thế hệ thứ tư” của nền văn học nước nhà. Đó là những
con người không phải chứng kiến sự hiện hữu của chiến tranh, những con người ý
thức được sứ mệnh “tiếp bước cha anh” làm nên diện mạo mới cho một nền văn học
có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong số đó có nhiều người đã và
đang trở thành cây bút đáng giá của nền văn học Việt Nam như: Phan Thị Vàng
Anh, Đồ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư và đặc biệt là Nguyễn Trí.
1.2 Trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn
Trí là người mới “chập chững” bước vào lĩnh vực văn chương, một tên tuổi “mới
toanh” lần đàu tiên xuất hiện trên văn đàn Việt Nam năm 2013 lại được 9 trên 9
phiếu bầu chọn là tác phẩm văn xuôi hay nhất của hội đồng chung khảo với tập
truyện Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương.
1.3 Tự sự học là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu gần đây. Mặc dù xuất hiện khá muộn, tới đầu những năm 60 của thế kỷ
XX nhưng đó lại là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lý luận văn học và đối
tượng chính là nghệ thuật tự sự. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự sẽ giúp đi sâu khám
phá những giá trị của tác phẩm văn xuôi.
Việc nghiên cứu nghệ thuật tự sự sẽ mở ra một hướng nhìn chuyên sâu về tác
phẩm từ góc nhìn tự sự học, đồng thời hình thảnh được một cái nhìn đặc trưng của
tác phẩm văn xuôi trong mồi nền văn học.

Cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn của Nguyễn Trí một cách hệ thống. Hầu hết chỉ dừng lại ở việc
khai thác một vài khía cạnh của tác phẩm. Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết tự sự học và
triển khai theo hướng làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Trí qua
hai tập Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương và Đồ tể lại chưa thấy có luận văn nào đề
cập tới. Đây là vấn đề rất mới. Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ, chúng tôi sơ


2

bộ đi sâu khai thác và làm rõ nghệ thuật tự sự của Nguyễn Trí qua hai tập truyện
ngắn: Bãi vàng, Đá quỷ, Trầm hương và Đồ tể, giúp người đọc có cái nhìn toàn
diện hơn về truyện của Nguyễn Trí và qua đó nhận diện tư duy, bút pháp nghệ thuật
của nhà văn đa giọng điệu này.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự của
Nguyễn T rí qua: Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương và Đồ tể. Hi vọng rằng qua việc
đi sâu tìm hiểu, luận văn sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nhận diện nghệ thuật tự sự,
xác định những giá trị nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Trí một cách hoàn
thiện hơn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.

Nguyễn Trí có mặt trong làng văn khá muộn, tuy nhiên lại gây được sự

chú ý của bạn đọc. Năm 2013, tập truyện ngắn Bãi vàng, Đá quỷ, Trầm hương của
ông đã bất ngờ giành được giải thưởng của Hội Nhà văn với số phiếu bầu chọn
tuyệt đối. Tập truyện chiếm được cảm tình của nhiều bạn đọc và các nhà nghiên
cứu, nhà văn như Hồ Anh Thái, Đỗ Chu, Lê Minh Khuê, Bùi Công Thuấn....
Trong buổi lễ do Hội Nhà văn tổ chức ngày 19/1/2013 tại Hà Nội, với sự có
mặt đông đủ các thế hệ nhà văn Việt Nam, nhà văn Đỗ Chu đã có những chia sẻ khi

nói về Nguyễn Trí - một trong bốn nhà văn đoạt giải thưởng cao nhất: “Nguyễn Trí
là một người viết rất đáng được vinh danh. Giỏi cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nguyễn Trí đọc nhiều, viết nhiều và có 65 truyện ngắn đăng tải trên báo. Văn
chương và tư tưởng trong mỗi tác phẩm của Nguyễn Trí đều độc đáo và hấp dẫn,
mang sắc thái riêng. Đặc biệt, tính nhân văn luôn lấp lánh trong từng câu chuyện”
[12]. Cuộc đời của Nguyễn Trí đày bi kịch đau buồn, nhưng trong cả những hoàn
cảnh khắc nghiệt nhất, biến cố đau buồn nhất, Nguyễn Trí vẫn tràn đầy khát vọng
sống. Tác phẩm chính là một lịch sử cô đọng nhất về cuộc đời ông với ngôn ngữ
giản dị, trực diện, hấp dẫn và tin cậy, đôi lúc thô nháp nhưng vẫn đầy tính thuyết
phục, giúp ông thành công trong việc xây dựng chân dung nhân vật. Thế giới mà
Nguyễn Trí dựng lên thật khốc liệt, để thử thách và phát lộ nhân tính. Giữa cái vực
thẳm chênh vênh ấy, ông và nhân vật của mình đã đi qua, như bạn đọc đã đi qua.
Đây quả là một thách thức lớn và cũng là điều quan trọng nhất của một tác phẩm.


3

Đỗ Chu xúc động khi nói về nhân vật mới của làng văn Việt Nam: “Nhiều
năm trước, hình ảnh từng lay động trái tim bao người dân trong cả nước, khi một
người cha tha thiết đứng lên xin tòa giảm án cho kẻ giết con mình trong vụ án giết
người tại Đồng Nai. Đó chính là Nguyễn Trí. Một trái tim bao dung như thế, làm
sao những trang văn không nhân ái cho được” [12].
Nhà văn Hồ Anh Thái - Người đầu tiên phát hiện ra tài năng Nguyễn Trí đã
có những chia sẻ khi viết lời giới thiệu “Sự hấp dẫn của đời sống” cho tập truyện
Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương'. “Cái tên Nguyễn Trí thì còn lạ lẫm, nhưng một
trang đầu đã chứng tỏ người viết có chữ và biết dùng chữ, có chuyện và biết kể
chuyện. Văn có không khí và có màu sắc. Chất Nam Bộ. Văn cũng rất riêng và có ý
thức làm cho độc đáo. Cái không lạ mà lạ của lời ăn tiếng nói thông thường” [28].
Hồ Anh Thái đánh giá cao chùm truyện Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương: “thực sự
là nếm trải của người toong cuộc. Văn chương tưng tửng, tung tẩy đối đáp giữa các

nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với người đọc, người viết với người đọc.
Không càn rạch ròi phân định, bởi sự chồng mờ, chèn lấn tạo nên nhiều sắc độ hơn
và mở rộng liên tưởng hơn. Nguyễn Trí đưa người đọc đi qua những cuộc đối thoại
ấy, rồi cắt nghĩa từng khái niệm, cắt nghĩa từng hành vi và tâm trạng của dân giang
hồ...Như vậy tác phẩm của Nguyễn Trí gây hấp dẫn bằng chất sống thực và sự từng
trải” [28].
Một tên tuổi khác của nền văn học nước nhà như Lê M inh Khuê cũng có
những đánh giá cao về tập truyện Đồ tể của Nguyễn Trí. Trong lời giới thiệu “Đẹp
và Thiện” cho tập truyện ngắn Đồ tể, Lê M inh Khuê viết: “Đồ tể hấp dẫn ở cốt
truyện, ở cách kể. Như nhiều truyện ngắn của Trí. Đọc rồi mới thấy tác giả là người
có tình, nghĩ ngợi thâm sâu, nhân hậu, có cái run sợ khi sống và hành xử với đời”
[16]. Theo Lê M inh Khuê: “Trí miêu tả cuộc sống theo cách Trí. Bản thân Trí từng
là người ở Bển tẳm ngựa, gọi theo cách giang hồ đặt tên cho nơi tập hợp những
người khổ cực nhất gầm trời. Khi gặp Trí thấy anh có khuôn mặt của người ở bển
này nhưng lại có một tâm hồn như trẻ thơ, chân thành, cởi mở, có vẻ không giấu
giếm cái gì, và có cả sự bồn chồn của một người say viết. Trí đang say viết. Nhiều


4

truyện ngắn đã được người đọc đón nhận, Trí đã là người có bển riêng trong nghề
và không thể trùng lặp với ai. Có chăng cái cách anh cảm và nghĩ, và lối viết tài hoa
ấy gần với thơ của Bùi Chí Vinh, một người thơ tài có màu sắc phương Nam độc
đáo” [16] và “tác giả có lẽ cũng không ý thức được cuộc sống và tâm hồn mình dù
xáo trộn phức tạp giằng kéo vẫn có một khoảng lớn lao dành cho sự thiện và cái
đẹp. Văn của Nguyễn Trí gọn và tỉ mỉ chi tiết, nhiều truyện có dung lượng tiểu
thuyết. Các tình huống mở ra rất nhiều lối đi và nhân vật thì ai có giọng ấy, rất ấn
tượng” [16]. Chính độ mãnh liệt của chi tiết đời sống đã làm nên một giọng văn trên
con đường đi tìm sự thật của lẽ sống. Với tác giả, viết là một phương cách hơn cả
sống. Với người đọc, Đồ tể hơn cả một tập truyện, nó là một đời sống trong đó có

những câu chuyện li kì của những công việc lạ, những phận người lạ. Giọng điệu lạ.
Truyện của Nguyễn Trí, truyện nào cũng có nhân vật rõ, tới sờ thấy được và
tình huống truyện kỳ lạ và cái quan trọng là cảm xúc nhân văn tràn đầy ở người
viết, biến những cái thông thường thành cảm xúc chung lớn lao. Lê M inh Khuê
cho rằng: “Đời sống trong truyện của Trí dữ dội và đau khổ, như ta vẫn nói là hiện
thực trần trụi - nhưng cách Trí miêu tả không dụng tâm chỉ là miêu tả. Trí quan sát
để mắt tới nhiều cảnh ngộ thực lòng chia sẻ với các thân phận nhọc nhằn của bến
tắm ngựa. Các truyện đều không dài dòng. Trí viết theo cách tỉ mỉ quan sát. Cái
cách chẩm phết nhưng rất ra màu sắc, có góc có cạnh nổi rõ có thể cầm nắm được
từ tính cách nhân vật đến tình huống truyện...âm hưởng chung là cái tình giữa con
người lúc nào cũng hiện hữu” [16].
T rần Đắc Luân trong bài viết “Nhà văn Nguyễn Trí: Nỗi đau cuộc đời sức
nặng của văn chương” trên báo Văn nghệ công an nhân dân (20/1/2014), tác giả
chia sẻ khi làn đầu biết tới cái tên Nguyễn Trí qua truyện ngắn Trại viên cũ quay lại
đông lam: “Cách đặt tên truyện giản dị, tự nhiên như lời nói, nghe vừa mộc mạc,
vừa tưng tửng, rất hồn nhiên nhưng cũng rất chuyên nghiệp đã khiến tôi phải chú ý.
Rồi khi đọc truyện, thấy mình bị cuốn vào số phận của những con người bình
thường, những cảnh sống chịu sự đưa đẩy kỳ lạ, không lường trước của số phận,
những vùng vẫy, những buông xuôi...Lời văn không đẽo gọt nhưng gọn ghẽ. Tự
nhiên, tôi cảm thấy đó dứt khoát phải là văn của một người rất từng trải” [18].


5

Trong cuốn sách Hoa Đỏ Bên Sông của nhà văn Bùi Công Thuấn có bài viết
“Sự tương phản của những sắc màu nghệ thuật”, trong bài viết đó có nói về tác giả
Nguyễn Trí, Bùi Công Thuấn cho rằng: “Ngòi bút Nguyễn Trí gây được ấn tượng
ngay bởi giọng văn, cách khai thác chất liệu đời thường. Nguyễn Trí đứng ở góc
nhìn của người bình dân trong cuộc, đem nguyên giọng kể, kiểu nói năng, kiểu tư
duy bình dân vào tác phẩm. Nhờ thế người đọc có cơ hội theo chân tác giả thâm

nhập rất sâu vào nhiều cảnh đời, nhiều môi trường xã hội. Tác giả tỏ ra am hiểu
nhiều lĩnh vực của đời sống, có những nhận định trái đời” [31, tr.297].
2.

2. Không chỉ có những nhả văn, những tên tuổi lớn của làng văn Việt Nam

chú ý đến nhân vật “mới toanh” này mà bản thân tác giả cũng có những chia sẻ thú
vị về hai tập truyện ngắn của chính mình. Trên Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 235
in vào tháng 8/2014, có bài viết “Cám ơn nhân vật của tôi”,Nguyễn T rí chia sẻ:
“Tôi là một người mới chập chững bước vào lĩnh vực văn chương. Là một tay mơ
thực sự.

về học vấn thì với lớp mười tôi là con số không tròn. Tôi viết như một thôi

thúc của tâm hồn, không hề mơ ước mình sẽ được như này như nọ. Tôi không hề
mong mình sẽ chen vai thích cánh với các nhà văn nhà thơ khác. Rất may tập truyện
của tôi được nhiều người biết và được giải của Hội Nhà văn Việt Nam” [35, tr.90].
Có nhiều truyện, Nguyễn T rí lấy nguyên mẫu là những con người bằng xương bằng
thịt ngoài đời như Thành Bụi của Bãi vàng, Ngọc Liên Thành trong Ngọc Liên
Thành, cô My ở Giã từ vàng. Đây là một cô gái có cuộc đời bi thảm, cô yêu và quý
tác giả.

về

sau cô chết, nhưng trong truyện Trí lại để cô ấy sống và được hưởng

hạnh phúc vì cô ấy xứng đáng được như vậy, bởi Nguyễn T rí cho rằng: “Tôi đi qua
nhiều tang thương của đời sống. Những kẻ tôi quen biết tuy dưới đáy xã hội nhưng
bao giờ tình thương trong họ cũng vun đầy. Tôi yêu họ nên khi họ vào trong truyện
của mình, tôi luôn giữ với lòng trân trọng” [35, tr.92]. “Tôi viết về họ bằng trái tim

chân thật của tôi, viết mà không vì một lợi ích nào. Phải chăng vì vậy mà trang viết
của tôi được chia sẻ. Tôi cám ơn nhân vật của tôi, những người đã cho tôi lòng nhân
ái qua kiểu sống của họ. Đôi khi họ cũng nhe nanh múa vuốt vì gặp phải thú dữ đội
lốt người, nhưng tựu trung tâm tính họ vốn lành. Cũng sẵn sàng sa nước mắt khi


6

được tha nhân trân trọng. Cũng yêu với tình yêu say đắm nhất có thể có trên thế giới
này. Tôi tìm thấy được lòng nhân ái, nét nhân văn trong những người ở đáy xã hội.
Tôi yêu họ và viết, dù chưa hay lắm nhưng cố gắng đem tình yêu, tình thương, niềm
đau và sự cô đơn của họ vào trang viết của mình. Tôi chỉ muốn thế giới nhiễu
nhương bởi rất nhiều hệ lụy này mãi tốt đẹp hơn” [35, tr.93]. Đó chính là những
chia sẻ đầy tình cảm của nhà văn khi dành cho đứa con tinh thần của mình.
Trên mục văn hóa của báo Đong Nai có bài viết “Nhà văn Nguyễn Trí: Với
tôi văn chương phải khiến con người trở nên hướng thiện”. Trả lời phỏng vấn của
nhà báo Kim Ngân, Nguyễn Trí chia sẻ: “Thực ra, tôi thích đọc từ những ngày còn
nhỏ, thích viết cũng từ lâu. Nhưng tôi thực sự tập trung vào việc viết lách nhiều nhất
là sau cái chết của con gái tôi, năm 2009. Tôi bắt đầu gửi truyện ngắn cho nhiều tòa
soạn thông qua những địa chỉ email in trên báo, cho đến khi tình cờ gặp được email
của nhà văn Hồ Anh Thái” [22], “hầu như những truyện ngắn của tôi là viết lại
những đoạn đời cơ cực mình đã trải qua trong đủ thứ nghề: đào vàng, đồ tể, công
nhân, khai thác đá quý - trầm hương, chạy xe ôm, đốt than, chặt củi, giáo viên dạy
tiếng Anh cho một trường cấp 2 vùng sâu của Đồng Nai... Tất cả những nghề
nghiệp, quãng đời đó cho tôi va chạm thực sự với cuộc sống và con người. Đó là
vốn liếng của tôi. Cho đến lúc này, “vốn” vẫn rất nhiều. Điều lớn lao nhất mà tôi rút
ra là “chính cái khổ và cái nghèo sẽ làm nhân cách người ta lớn lên một cách không
ngờ, nếu họ biết phục thiện”. Rất nhiều người lớn lên trong kiêu hãnh, nhưng nếu
thiếu đi sự thấu hiểu người khác, sự kiêu hãnh đó phần nào cũng không còn “thiện”
nữa” [22]. Và Nguyễn Trí cho rằng: “Phẩm chất quan trọng của một nhà văn với tôi

có thể trình bày ngắn gọn: biết lắng nghe. Những trải nghiệm và thâm nhập cuộc sống
sẽ không có nghĩa gì nếu không có sự lắng nghe và thấu hiểu con người. Tránh đi sự
tự hào, tự mãn là điều tôi luôn tự nhắc mình. Nhà văn không thể chỉ “biết” đến thơ
mình, văn mình. Sự sáng tác là một hành trình cô độc và không ai giúp được ai” [22].
Như vậy bàn về tác phẩm của Nguyễn Trí có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận
xét. Những ý kiến đánh giá của các nhà văn và những chia sẻ thực sự xúc động của
chính tác giả là những cơ sở để chúng tôi tiếp cận thế giới truyện Nguyễn Trí trong
quá trình thực hiện luận văn này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm một số


7

bài viết trước đó về truyện của Nguyễn Trí để thấy được sự tiếp nối, phát triển của
một phong cách Nguyễn Trí. Đó là những cứ liệu quý báu đối với chúng tôi trong
quá trình nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. M ục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuât tự sự của Nguyễn T rí qua Bãi vàng, Đá
quý, Trầm hương và Đồ tể ” về các phương diện: Cái nhìn nghệ thuật; thế giới
nhân vật; kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Trí. Bởi
đây là một trong những cây bút văn xuôi “mới toanh” của làng văn học Việt Nam
đương đại nhưng lại gây được tiếng vang lớn, có nhiều nét độc đáo riêng trong
phong cách nghệ thuật.
Mục đích của chúng tôi là qua lý thuyết tự sự học, làm sáng tỏ nghệ thuật thể
hiện con người và cuộc sống trong hai tập truyện ngắn Bãi vàng, Đá quý, Trầm
hương và ĐỒ tể của Nguyễn Trí. Qua đó cho thấy những nét riêng, những độc đáo
của truyện Nguyễn Trí, đồng thời khẳng định phong cách đầy cá tính sáng tạo của
nhà văn sinh sống ở đất Nam Bộ này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết tự sự học, luận văn chúng tôi nghiên cứu những nét

đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Trí qua hai tập truyện ngắn
Bãi vàng, Đá quỷ, Trầm hương và Đồ tể về các phương diện: Cái nhìn nghệ thuât;
thế giới nhân vật; kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát hai tập truyện ngắn gây được tiếng vang
của Nguyễn Trí là tập Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương và Đồ tể .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm nghệ thuật tự sự của Nguyễn Trí qua hai tập truyện ngắn
Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương và Đồ tể về các phương diện: Cái nhìn nghệ thuật;
thế giới nhân vât; kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.


8

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn phối hợp những phương pháp sau đây để giải quyết đề tài:
- Phương pháp tự sự học
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
6. Dự kiến đóng góp mới
Đề tài của chúng tôi là một công trình lần đầu tiên nghiên cứu trực tiếp tổng
hợp và có hệ thống về nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Trí là
Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương và Đồ tể, để từ đó đi sâu khám phá thế giới nghệ
thuật của nhà văn, nhận diện bút pháp tự sự và phong cách của Nguyễn Trí. Qua đó
khẳng định được giá trị tác phẩm và tài năng của Nguyễn Trí.
7. Cấu trú c luận văn
Ngoài phần mở đàu, kết luận và tài liệu tham khảo. Luận văn được triển khai

trong 3 chương sau:
Chương 1. Cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con người trong truyện
ngan Nguyễn Trí,
Chương 2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí
Chương 3. Ket cẩu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngan Nguyễn Trí


9

NỘI DUNG
Chương 1
CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ

cu ộc

ĐỜI VÀ CON NGƯỜI

TRONG TRUYỆN NGUYỄN TRÍ
1.1. Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật
Điểm nhìn nghệ thuật là một thuật ngữ được giới nghiên cứu văn học bàn tới
nhiều. Có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Pospêlôv cho rằng: “Trong tác
phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể tràn thuật,
hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì anh ta miêu tả”
[24, tr.90]. Theo quan niệm này, người kể chuyện và điểm nhìn của người kể phải đi
liền nhau. Nói khác đi, phải có điểm nhìn, người kể chuyện mới có thể kể lại và dẫn
dắt được câu chuyện. Điểm nhìn giống như chiếc camera dẫn dắt người cầm bút
khám phá hiện thực và đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
M.B.Kharapchenkô cho rằng “chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật
không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn có
của từng nghệ sĩ thực thụ”. Nguyễn Thái Hòa cũng quan niệm “điểm nhìn nghệ

thuật là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật hơn thế nữa là một cấu trúc tiềm
ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa
người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người
đọc hàm ẩn”. Theo quan niệm này, tác giả đã chỉ ra điểm nhìn văn bản được đặt
ưong quan hệ giữa người kể và văn bản và giữa văn bản với người đọc văn bản.
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa rất cụ thể về điểm
nhìn nghệ thuật: “Điểm nhìn nghệ thuật chính là vị trí từ đó người toàn thuật nhìn ra
và miêu tả sự vật trong tác phẩm ” [11, tr. 113]. Chúng tôi đồng nhất với ý kiến của
các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn nghệ thuật chính là vị trí mà người
kể chuyện đứng quan sát để rồi chiêm nghiệm, suy ngẫm và kể lại câu chuyện đó.
Điểm nhìn nghệ thuật giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật.
1.2. Quan niệm của Nguyễn Trí về cuộc đời và con người
Mácxen Pruxt - nhà văn lớn người Pháp cho rằng: “Đối với nhà văn cũng
như đối với nhà họa sĩ phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật, mà vấn đề là cái


10

nhìn. Như vậy cái nhìn chi phối hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chi phối phong
cách tác giả. Cái nhìn từ phạm vi tri giác tuy có cội nguồn cảm giác nhưng là một
cái nhìn có tính tự túc một lãnh hội ý tưởng” [26,tr.l09]. Ngôn ngữ thì chung nhưng
cái nhìn của mỗi nhà văn lại có sự khác nhau, sự khác nhau đó được thể hiện qua
cách sử dụng ngôn từ của nhà văn ấy. Cuộc sống vốn tồn tại muôn màu, muôn vẻ.
Con người cũng có vô vàn trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau. Có những trạng
thái tình cảm của con người mà ngôn ngữ thông thường không sao biểu đạt được
một cách chính xác, đày đủ. Người nghệ sĩ tài hòa phải là người viết được tình cảm
ấy lên trang giấy bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình. Cái nhìn nghệ thuật chính là
nền tảng vững chắc để người nghệ sĩ tạo dựng cho mình một hệ thống ngôn từ
riêng, qua sự lựa chọn, chắt lọc ngôn ngữ chung. Trước sự vật, hiện tượng, mỗi nhà
văn có suy nghĩ, sự cảm thụ, liên tưởng, tưởng tượng khác nhau, điều đó đã quy

định cái nhìn nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật cũng có sự khác nhau.
Sau năm 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời
sống, văn hóa, tu tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, bên cạnh
thơ, tiểu thuyết, kịch, kí...truyện ngắn trở thành một thể loại rực rỡ của văn học
Việt Nam sau 1975. Nó được xem là “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo nên một
phản ứng dây chuyền có tác dụng “kích nổ” sự phát triển của truyện ngắn với nhiều
gương mặt tiêu biểu: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê
Minh Khuê, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí...
Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện trong đó đặc biệt chú ý
nhất là thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, ứ ng với mồi giai đoạn, văn học
có một quan niệm nghệ thuật về con người khác nhau. Văn học Việt Nam luôn tiềm
ẩn những bất ngờ thú vị, thỉnh thoảng trình làng những gương mặt độc đáo. Một cô
gái quê mùa Nguyễn Ngọc Tư tận đất Mũi Cà Mau. Một lão nông Ngô Phan Lưu ẩn
dật ở Phú Yên. Một nghệ sĩ xiếc lang thang Mạc Can của Sài Gòn...Và mới đây là
một “giang hồ” Nguyễn Trí đến từ Bình Định phiêu bạt vào Đồng Nai. Với những
trang văn ngồn ngộn chất sống, thấm đẫm tính nhân bản của họ đã mang lại sự mới
lạ khác biệt cho văn đàn. Đặc biệt toong mỗi trang văn đó đều ẩn chứa một quan
niệm mới mẻ về cuộc sống, về con người.


11

Nổi nên trong giới nhà văn mới hiện nay, người ta chú ý tới Nguyễn Tríngười mới đạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Bởi tác giả này có
một số phận đặc biết khác thường nên những quan niệm về con người, về cuộc sống
trong tác phẩm của Nguyễn Trí cũng khá đặc biệt, vốn sinh ra trong một gia đình
khá giả, có học thức nhưng do “thất cơ lỡ vận” mà ông rơi vào tận cùng của xã hội,
trải qua rất nhiều nghề mưu sinh: Hái củi đốt than, nấu rượu lậu, nấu đường lậu, đãi
vàng, đi tìm trầm hương, tìm đá quý, làm đồ tể, làm thầy giáo dạy Tiếng Anh bồi.
Cặm cụi đầu tắt mặt tối mà ông vẫn không đủ sống, gia đình lại gặp thảm kịch: Con
gái chết oan, con trai tử nạn, một đứa khác sa vào nghiện ngập phải đi tù để lại hai

đứa cháu nội cho ông nuôi. Từ trong bóng tối đau khổ ấy, Nguyễn Trí tìm đến trang
viết để tự giải tỏa, không ngờ đó lại là cứu tinh giúp ông bước ra ánh sáng.
Xuất phát từ cuộc sống nghèo khổ, chịu nhiều đau thương nên trang viết của
Nguyễn Trí cũng thấp thoáng những số phận bất hạnh, đau khổ nhưng vẫn ẩn chứa
những nét đẹp, cái thiện luôn hiện hữu. Nguyễn Trí từng chia sẻ về con đường đến
với nghiệp văn: “Viết truyện là do sự thôi thúc của tâm hồn chứ không hề mơ ước
mình sẽ được nầy được nọ” [35, tr.90]. Trong cuộc sống, Nguyễn Trí tự nhận mình
là người đầy tham vọng và tham vọng đến ngông cuồng. Đe chiến đấu chống lại đói
nghèo, Nguyễn Trí làm đủ những gì mà một người bình thường không tưởng. Vào
những năm đất nước ta rơi vào vòng vậy cấm vận, sự thiếu thốn về miếng cơm
manh áo cao vời vợi, nó kéo nhân cách con người xuống thấp. Vì miếng ăn, người
ta sẵn sàng làm đủ điều tệ hại không luận gì đến đạo đức hay lòng nhân ái. Và
Nguyễn Trí cũng bỏ phố lên rừng mong một bước đổi đời giống như bao người dân
khác. Họ đều hi vọng sẽ có được cái họ muốn nhưng phần lớn các chuyến đi ấy đều
thất bại và nhuốm màu mất mát. Họ như những con thiêu thần điên cuồng lao vào
ánh sáng, không hề biết rằng sự chết đang chờ đón mình. Họ đều hi vọng, ngày nào
đó thần may mắn sẽ gõ cửa, cuộc đời sẽ vui hơn, đó là động lực cho những con
thiêu thân lao vào, khiến không ít người bỏ thây lại với cao xanh làm bạn với cỏ cây
ảm đạm. Chính vì đã từng trải qua, Nguyễn Trí viết về công việc đó say sưa, am
hiểu, thông thạo lắm bởi nhân vật trong truyện như thấp thoáng bóng dáng của tác


12

giả kể về những làn nguy hiểm, những vui buồn trong những ngày đi đào vàng, đi
tìm trầm, đi tìm đá quý...Cuộc sống hết sức cơ cực hun đúc cho con người ta khả
năng chịu đựng, tinh thần gan dạ và tấm lòng nhân ái giữa những con người khốn
cùng với nhau. Truyện của Nguyễn Trí luôn lấy nguyên mẫu là những con người
bằng xương bằng thịt ngoài đời như Thành Bụi trong Bãi vàng, Ngọc Liên Thành
trong Ngọc Liên Thành, My trong Giã từ vàng. Ta quên sao được nhân vật My, đây

là nhân vật có thật ngoài đời nhưng số phận ngoài đời lại hết sức bi thảm, cô gái đó
đã chết nhưng bằng tấm lòng yêu thương, trân trọng, quý mến Nguyễn Trí đã để cho
cô My được sống và hưởng hạnh phúc. Bởi Nguyễn Trí cho rằng: “Tôi đi qua nhiều
tang thương của đời sống, những kẻ tôi quen tuy dưới đáy xã hội nhưng bao giờ tình
thương trong họ cũng vun đầy. Tôi yêu họ nên khi họ đi vào trong truyện của mình,
tôi luôn giữ với lòng trân trọng” [35, tr.92]. Có lẽ, vốn cùng khổ nên Nguyễn Trí
cảm nhận được niềm đau của những kẻ cố cùng, họ cùng kiệt đến độ cả thân mình
cũng bán, và rất nhiều người không phải vì đua đòi hay biếng nhác mà vì hoàn cảnh
của họ thật đáng thương như Hoàng My(Gỉ'ã từ vàng), Trâm (ở thành phổ)...Tuy có
những tháng ngày chìm trong bóng tối,thoạt nhìn cứ nghĩ họ đã bán đời mình cho
quỷ dữ không thiết tha gì với đời, họ đang trôi và rơi vào vũng lầy tuyệt vọng.
Nhưng thực ra những con người này bị bức bách bởi một hoàn cảnh rất đặc thù. Kỳ
bị tù vì gây án, vì mẹ Kỳ bệnh nặng mà không có tiền nằm viện, lâm vào tù cùng
mà nên vậy. Hoàng My(Gỉã từ vàng) bị người dượng phá đời rồi bán cô cho nhà
chứa. Trâm (Ở thành phổ) bán đời mình để có tiền chạy chữa cho cha bị ung thư
tụy...Họ còn chi đâu? Viết về số phận của những con người kia, Nguyễn Trí dành
cho họ cái nhìn cảm thông, chia sẻ sâu sắc. Họ sa ngã là do cuộc đời xô đẩy, vì hoàn
cảnh bế tắc, cùng quẫn. Tuy nhiên trong sâu thẳm họ vẫn còn màu sắc của lòng
lương thiện và một ước mơ đến cháy bỏng là muốn trở thảnh người đàng hoàng.
Nhà văn đã cúi xuống nồi đau, đau cùng nhân vật, khóc cùng nhân vật của mình.
Như cô Quyên (Ở thành phổ ), cô ấy tuy lấy hết tiền bạc của cô Trâm cho vợ chồng
ông Hưng nhưng cô ấy lấy để bỏ đi cái phần đời tối tăm của mình. Chính vì vậy mà
ông Hưng và cô Trâm không trách cô. Cái nhìn của Nguyễn Trí phàn nào giống cái


13

nhìn đời, nhìn người của Nam Cao: “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta,
nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bàn tiện, xấu
xa, bỉ ổi...toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người

đáng thương, không bao giờ ta thương” [3,tr.44]. Thật vậy, ta phải đặt mình vào
hoàn cảnh của những con người ta cho là không đáng thương kia để mà tìm hiểu thì
ta mới thấy họ đáng thương biết nhường nào.
Trong tập truyện Đồ tể, Nguyễn Trí chủ yếu viết về hiện thực con người
trong những năm gần đây, truyện mang cái nhìn và nỗi ưu tư thời cuộc. Nguyễn Trí
dựng lên những nhân vật chính diện của mình có tính cách nghĩa hiệp, dành cho
những người lương thiện những dòng cảm thông và hé một vài cảnh có hậu trong
muôn vàn cảnh khổ. Một tay giang hồ làm công nhân sẵn lòng đứng lên phản đối
chủ ngoại quốc coi thường thợ thuyền người Việt, chỉ đích danh những kẻ nịnh chủ,
hay ăn gian làm dối. Là một người đẹp nghèo côi cút được “cả một rừng cánh tay
dân ruộng đưa ra nâng đỡ” (trong Chả có gì bất thường) và “Linh chết nhưng cái
đẹp không chết. Những đứa con của Linh được chia cho ông bà nội ruột thịt chăm
sóc...Dù có chuyện gì thì cái đẹp vẫn được bảo vệ” [16, tr.10].
Trong Bãi vàng, Đá quỷ, Trầm hương, Nguyễn Trí đã phác lên một mẫu
nhân vật đặc biệt: Những con người mang sẵn trong mình chất phiêu bạt chân trời
góc bể, sự can đảm đến mức liều lĩnh, sự ngang tàn đến phức lì lợm, tinh thần hảo
hán nghĩa hiệp kiểu “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”, Họ có thể coi cái chết
như không, có thể lao vào những trận huyết chiến một cách điên cuồng như Minh
Tàn, Hoàng Má Đỏ, Dũng Voi (Giã từ vàng ), Thành Bụi (Bãi vàng), Thu Râu (Đả
quý)... nhưng cũng sẵn nước mắt để mủi lòng trước cảnh mẹ góa con côi, sẵn sàng
ra tay cứu độ thân phận những gái làng chơi đến hồi bướm chán ong chường. Bặm
trợn đấy rồi lại u sầu rũ rượi khi ôm đàn ngâm nga mấy câu vọng cổ não nề.
Tóm lại, xuyên suốt tất cả hai tập truyện Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương và
Đồ tể, ta nhận thấy ở tất cả các câu chuyện đó tác giả dường như thổi hồn vào từng
truyện, đâu đâu ta cũng thấy phảng phất những số phận cơ cực, đau thương, khốn
khổ đến những kẻ có tiền cũng không hẳn đã vui. Cuộc sống khó khăn phải vật lộn


14


với cơm áo gạo tiền, với cuộc sống mưu sinh khiến họ sa ngã, làm đường nhưng
thẳm sâu trong lòng họ vẫn ánh lên đốm lửa của lương tri, họ vẫn bao dung, đùm
bọc, cứu vớt nhau khỏi vũng bùn lầy. Cuộc sống dù có khắc nghiệt tới đâu họ vẫn
cố gắng ngoi lên, vẫn hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Cuộc sống phía trước
còn tối tăm mù mịt nhưng họ vẫn trân trọng cái đẹp, hướng về cái thiện. Bằng tấm
lòng của mình, tác giả cho chúng ta thấy cái hiện thực cuộc sống trần trụi không hề
được tô vẽ, con người còn nhiều nhọc nhằn đáng thương mà Nguyễn Trí gọi đó là
thân phận của “bến tắm ngựa”.
1.3. Các mảng hiện thực đòi sống nẩỉ bật trong truyện của Nguyễn Trí
Bãi vàng, Đá quỹ, Trầm hương với 16 truyện ngắn trong đó nói về các hoạt
động nơi bãi vàng, những toán thợ lên rừng tìm trầm hay khai thác đá quý, chặt lồ ô
cho các xưởng chế biến tăm nhang hay săn tìm quả ươi - một loại trái giải khát mà
dân Việt Nam ưa chuộng. Tập truyện cũng viết về những mảnh đời công nhân trong
các nhà máy công nghiệp và cuộc sống trôi nổi, bơ vơ đày bất trắc của các cô gái
giang hồ sống tựa vào những tay tứ chiếng. Bãi vàng, Đá quỷ, Trầm hương của
Nguyễn Trí được viết lại theo chính kinh nghiệm của tác giả sau nhiều năm lặn lội
làm đủ thứ nghề từ đào vàng, khai thác đá quý cho tới vào tận rừng sâu núi thẳm để
tìm cho được tràm hương - loại sản phẩm thiên nhiên bán có giá hơn vàng. Trong
những lần sống cùng, va chạm với những con người dày dạn phong tràn mà cái
nghèo như một định mệnh, Nguyễn Trí đã thấm sâu từng cọng cỏ dính cả bùn lẫn
máu của bạn bè đồng nghề. Với khả năng thiên phú ông kể lại câu chuyện của chính
cuộc đời mình với giọng văn của một tay viết nhà nghề thực thụ. Bởi vậy tập truyện
được chọn trao giải là bởi cách miêu tả từ chính kinh nghiệm sống của mình.
Nguyễn Trí từng chia sẻ trong bài phỏng vấn của nhà báo Mặc Lâm: “Cái
việc làm vàng, làm đá quý, trầm hương là nghề tay phải của tôi. Như anh biết, sau
ngày giải phóng thì đất nước của chúng ta khó khăn trong vấn đề kiếm ăn lắm.
Những người có tham vọng như tôi muốn làm giàu bằng cách đi làm trầm, làm đá
quý mới mong có cơ hội đổi đời cho nên tôi lao vào cái nghiệp này như một con
thiêu thân. Không có một bãi vàng nào trên đất nước này mà thiếu mặt tôi. Còn



15

trầm thì nói thật với anh coi như các đoạn rừng Trường Sơn tôi đã đi tứ tán hết. Còn
đá quý thì cũng như vàng vậy, nhưng cuối cùng thì tôi bị thua, tôi chẳng có gì với
cái nghiệp đó hết nên đồng bằng làm đủ thứ nghề khác để kiếm sống” [17]. Và
chính bởi bản thân từng lăn lội hết bãi nọ rừng kia, nên câu chuyện của Nguyễn Trí
kể về các công việc hết sức chi tiết, chính xác, khiến đọc cuốn hút, ngỡ rằng mình
đang sống cùng nhân vật, đang ở một bãi vàng nào đó. Hiện thực cuộc sống được
Nguyễn Trí khắc họa một cách rõ nét.
1.3.1. Đào vàng
Công việc đầu tiên trong hành trình đi tìm cái ăn, đi làm giàu với hi vọng đổi
đời, Nguyễn Trí đã tìm đến nghề đào vàng.Và cái nghề đó chính là tư liệu sống để
ông viết lên truyện “Bãi vàng”, “Giã từ vàng” (trích trong tập Bãi vàng, Đá quý,
Trầm h ư ơ n g ).
Để kiếm được miếng cơm manh áo, bao người ra đi bỏ lại vợ con để tìm cơ
hội đổi đời bằng vàng bởi lẽ với người Việt Nam vàng vẫn là thứ có giá trị cao.
Nhưng để tìm vàng đó là điều không dễ bởi “Từ thị xã lên X gần năm mươi cây
đường rừng. Khúc khuỷu, dốc thăm thẳm nên phải trên lOOcc mới có thể đến. Tiền
xe ôm đến X bằng giá nửa tuyến Bắc Nam” [33, te. 10], các “Bãi nằm sâu trong rừng
nguyên sinh.” [33, tr.10], đi lại hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt nơi đây thiếu
thốn vô cùng. Nguyễn Trí cho rằng: “Không khí bãi rất khác đời thường, nó luôn
luôn quá cái mức cần thiết”. Chẳng phải ngẫu nhiên tác giả viết nó hơn mức đời
thường mà bởi có căn cứ, nơi đây giá cả sinh hoạt cũng quá, rượu pha cồn, đàn bà
con gái cũng hiếm hoi, theo lời của người dẫn chuyện “gái gú ư? Gái hết mẹ rồi,
toàn thứ vỉa hè đá không thương tiếc. ..còn nhiều thứ quá nữa” [33, tr.ll]. Cũng
phải thôi, đường sá như vậy, không thế làm sao tồn tại được.
Ở Bãi vàng, một hiện thực sống được tác giả khắc họa, đâu đâu cũng là
những toán giang hồ anh chị. Đe nhập cư đến một bãi không phải là dễ bởi ở bãi có
hai loại đàn anh: Đàn anh địa phương và đàn anh không bến không bờ. Dân đào

vàng mới đến, không tuân theo luật lệ nơi đó thì khó ở lắm. Đàn anh không bến bờ
mới vào bãi đã vội vàng đến gặp quý ngài địa phương: “dạ.... em... mới đến....


16

dạ.... nghèo quá, khổ quá.... vợ đẻ con đau nhà hết gạo... ”, “Rồi làm đi.... đừng có
quậy quọ gì nghe không và biết điều một chút” [33, tr.9]. Ma mới bắt nạt ma cũ,
giang hồ địa phương bắt nạt giang hồ nơi khác chuyển tới làm ăn. Phải chăng tại nơi
rừng thiêng nước độc này, người ta không sống như vậy không được, cùng đi tìm
miếng cơm manh áo, phải giành giật nhau địa bàn, đôi khi trả giá bằng cả mạng
sống của mình.
Công việc đào vàng hết sức khó khăn và nguy hiểm, có lẽ nếu không đọc tập
truyện này của Nguyễn Trí, người đọc khó hình dung ra cái “nghề sinh tử nghiệp”
này. Không phải ngẫu nhiên, tác giả viết: “Ở bãi là gian manh, giảo quyệt và tham
lam” [33, tr.15]. Đúng, tham lam chính là nguyên nhân đẩy con người ta vào vòng
nguy hiểm bất chấp tính mạng. Vì đói nghèo, vì tham lam nên từng đoàn người lũ
lượt kéo nhau đi đãi vàng để mong đổi đời nhanh chóng. Hầm ở đồi Cây Sao thuộc
bãi X là chốn nguy hiểm, theo như Nguyễn Trí thì phải có “lòng tham vô bờ và phải
có tiền mới dám ghé tay vô”. Lạ thật, có tiền sao phải đi đến ma thiêng. Tác giả đã
lý giải cho người đọc biết tại sao có tiền mà vẫn dấn chân vào chốn ma thiêng kia,
ấy là bởi “lòng tham quá lớn, niềm tin đến độ cuồng nên bỏ tiền bỏ của lôi cho bằng
được cái quý giá trong lòng mẹ trái đất vào lòng mình” [ 33, tr.15].
Tác giả đã miêu tả lại nơi rừng thiêng nước độc để người đọc hình dung nó
đáng sợ đến chừng nào: “Hầm có chiều ngang hai mét, chiều dài hai mét rưỡi. Hầm
cạn nhất là hai mươi mét, phải rộng dưỡng khí mới xuống được, cỡ đó mấy thằng
bất cẩn, chết vì ngộp khi xuống đáy hầm là thường. Sau này thiên hạ phải dùng
môtơ quạt gió vào ống bốn mươi đưa xuống đáy vào sâu trong đường ta luy để phu
có cái mà thở” [33, tr.15]. Mới có nghe kể về cái địa hình, địa thế vậy thôi mà người
đọc sởn gai ốc vì sự nguy hiểm của nó. Hầm thì sâu mà miệng hầm thì hẹp, tránh

sao khỏi việc thiếu không khí, nguy hiểm hơn, gặp nơi đất nhão chung quanh, sập
hầm như chơi. Con người ta đến lạ, lúc này lại không sợ chết mà sợ mất tiền...Mạng
người rẻ rúng, con người thật đáng thương. Với những người không có sức khỏe,
chắc mới ngó xuống thôi đã không chịu được. Nghèo đói hun đúc cho người ta lòng
gan dạ, mà có lẽ không gan không được. Bản thân Nguyễn Trí từng là một phu đào


17

vàng nên ông am hiểu từng bước trong công việc của mình,tác giả miêu tả cụ thể, tỉ
mỉ cho người đọc hình dung ra công việc của phu phen đào vàng: cưa, đẽo, áp má,
chính xác từ milimet. Chỉ cần chệch đi một chút, ván đưa xuống hầm không chuẩn
cũng có thể kéo theo bao người chết. Nhưng để chạm được tài sản của mẹ trái đất
thì phải thấy đường đào. Mất ròng rã ba tháng ười, nuôi mười người vai u thịt bắp
mới có thể đào xong đường xuống địa ngục bởi nó tối mịt mờ, đào sâu một chút là
nước từ rừng ộc ra như vòi bơm, sâu tý nữa phải có ống đưa dưỡng khí xuống hầm.
Khi đụng được bổi rồi, vàng không phải do phu phen nắm giữ tất mà quyền lợi đó
thuộc về chủ hầm, thuộc về những người có tiền thuê những phu phen vàng kia.
Những người phu vàng chỉ được hưởng chút ít “mười ba thằng chia nhau những bốn
tháng sinh tử ba cây có gì lớn” [33, tr.18]. Kiếm được ba cây vàng nhưng phải đánh
đổi bằng chính tính mạng của mình. “Ở bãi vàng là phải xuống hầm, phải ròng rã
thâu đêm suốt sáng ăn thua đủ với thần chết. Thần chết ở khắp mọi nơi, sốt rét, sập
hầm, đứt dây lên xuống và nghìn thứ vân vân” [33, tr.24]. Không có bảo hộ lao
động, gặp những hàm có bổi nằm sâu dưới chân núi, người ta lấy cây chống vào
vách núi rồi đào. Thử tưởng tượng xem sẽ có chuyện gì xảy ra, sập hầm ư?. Khả
năng rất lớn nhưng làm vàng ai không liều, kiếm được tiền lại càng liều lĩnh.
Công việc đào vàng, bước đàu là đào hầm tìm bổi, nhưng để có được những
miếng vàng như chúng ta dùng thì càn qua nhiều công đoạn: Đãi vàng. Lại một lần
nữa phu vàng Nguyễn Trí chỉ rõ từng bước, từng công đoạn để có vàng mang về:
“Xay xong vác bổi đến hố để đãi vàng...Họ đào hố, đưa nước vào, có máng để xổ,

có mâm để cô, có thủy ngân để rút vàng” [33, tr.25]. Làm vất vả, lại một lần nữa
phu vàng bị ăn chặn bởi hố sái lại do một loại chủ khác quản lý, tất nhiên họ sẽ
được phần ở đó. Đúng là chủ hầm ngồi mát ăn bát kim cương, sống và làm giàu trên
tính mạng của người nghèo. Vàng mang đi rồi, còn sái bỏ lại cho chủ hố. Không cái
gì ở đây là bỏ phí cả, “sái được hốt lên đưa về chòi xay lại bằng cối xay bột. ...lại
chảy ra một thứ sền sệt nhuyễn như bùn, tiếp tục cho vào mâm, đổ thủy ngân rút
tiếp, rút cho thật sạch vàng trong sái....Dân làm sái lại đem phơi khô thứ bùn đó,
đốt bằng hóa chất, chủ yếu là xianuya và acid clor làm tan chảy tất cả, vàng đọng lại


18

trên ngón tay phu bãi” [33, tr.25]. Rồi khi có vàng, mang đến tiệm bán lại bị bọn
chủ tiệm vàng ở bãi ăn cắp của phu rất thần sầu bằng cách “đưa khò, đạp mạnh cóc
là vàng ít nhiều bay xuống nền. Mỗi lần dời bãi họ bán nền cả cây, chưa kể khi bỏ
vàng và hàn the vào nổi đất để cô thành cục, họ giấu vàng dưới đáy nồi, phủ hàn the
lên trên” [33, tr.26]. Thành thử ra sau tất cả công đoạn, bốn bao bổi được mười hai
chỉ vàng. Sáu nhân mạng và một đại ca là bảy chỉ, còn lại dành cho mọi sự “linh
tinh”. Tức là mỗi chỗ, mỗi chủ kiếm chác một ít, bòn sẻn một ít, phu vàng chẳng
còn lại bao nhiêu mà tính mạng thì luôn chiến đấu với thần chết, thật đáng thương
biết nhường nào.
Ở bãi luôn phải đương đầu với mọi khó khăn, từ tinh thần tới vật chất, thiếu
thốn đủ bề mà cái gì cũng đắt đỏ, có lẽ vì thiếu thốn, vì khan hiếm nên đắt đỏ
chăng? Giá cả sinh hoạt, rượu chè, gái gú...tất cả đều thiếu, đều đắt nhưng vẫn rất
cần. Những phu phen ở bãi cũng cần có đời sống tình cảm, cần có người chia sẻ hỏi
han khi ốm khi đau nhưng đàn bà con gái thì hiếm chỉ duy có quán bà Năm Tằm,
những phu vàng dành một chút vàng mua cái “linh tinh” và ở đây cái “linh tinh” đó
chính là mua hoa ở quán bà Năm Tằm. Quán được điều hành bởi những về già hết
duyên, hết cả tình tiền. Họ lôi những tàn dại của vỉa hè lên nước độc để bán cái tự
có cho tứ chiếng giang hồ. Hoàng Mi cặp với Hoàng Má Đỏ, Kiều Hạnh của Ba

Chí, Ngọc của Dũng Voi, còn Thành có Dung hoặc nhiều em đèm đẹp bị bi kịch
khác. Họ cặp với nhau, để nương tựa nhau, mỗi một người đàn bà đều phải nương
nhờ một đàn anh che chở.
Dân đi tìm vàng, không ai là không bị sốt rét kinh niên, đến những người đàn
bà mà theo Nguyễn Trí gọi là những ma nữ bởi họ ai cũng vàng vọt, xanh xao của
sốt rét rừng. Người ta không cần đi bác sĩ mà chỉ dựa vào kinh nghiệm chỉ cần
fansidar, fansimet. Họ coi thường mạng sống kiểu “dân chơi không sợ mưa rơi”
[33,tr.31]. Thật ra bởi họ đâu có tiền, đâu thể đi gặp bác sĩ, mà ở cái nơi rừng thiêng
nước độc này, kiếm đâu ra bác sĩ. Họ cho rằng sống chết có số, ở đâu có người ở đó
có sự sống và cái chết. Chết rồi khiêng ra dốc Ma Trơi, tấm chiếu, cái mền của nó
thì trùm cho nó chứ làm gì có hang. Cát bụi trở về với cát bụi. Nguy hiểm là vậy,
cái chết nhẹ tựa như bông.


19

Sống cùng những anh chị giang hồ, tưởng sẽ chỉ có đánh chém, tranh giành
địa bàn của nhau nhưng ở bãi vẫn còn tình yêu, tình thương, lòng thương hại....Ta
quên sao câu chuyện của một phu vàng chết vì sập taluy, hầm sâu mười mét, gã phu
bị đè chết đã một ngày. Gã dẫn mẹ và vợ lên bãi bán quán cơm, còn gã xuống hầm
ôm ước mộng đổi đời. Nay bị nạn mà giang hồ bãi, ca hắn không dám xuống cứu.
Bởi ai cũng biết sự nguy hiểm khi xuống, mình có thể bị chết theo. Nhưng Minh
Tàn trong Giã từ vàng lại nhận lời người vợ, xuống hàm đưa người chết lên mà
không lấy vàng của gia đình nhà ấy. Bởi người chết vì đất đè thảm lắm, người tím
ngắt, ai mà không động lòng thương, có ai lấy vàng của người chết không? Minh Tàn
thì không. Đó chẳng phải là lòng thương người hay sao? Thương anh em đồng nghề,
thương những người đàn bà bơ vơ lạc lõng giữa cái nơi toàn giang hồ tứ chiếng.
1.3.2. Khai thác đá quý
Công việc tìm vàng mất nhiều hơn là được, người ta lại xoay qua nghề khác,
đó là đến các bãi khai thác đá quý. Vàng, đá quý đều là những thứ có giá trị, người

ta mong nhanh chóng đổi đời, lại một làn nữa tìm đến công việc nguy hiểm, gian
khổ. Họ sẵn sàng đem tính mạng ra đùa với tạo hóa bởi không ít người bỏ xác nơi
rừng sâu, chốn ma thiêng rừng sâu nước độc. Họ phải chống trọi với sự khắc nghiệt
của thiên nhiên, của thú dữ, của đấu tranh sinh tồn với đồng loại. Mạnh được yếu
thua, sống nay chết mai là chuyện thường tình.
Người ta đi tìm đá quý, đi khai thác vàng bắt đầu từ mấy tay bộ đội giải
phóng miền Nam. Họ đào hầm tránh pháo rồi tình cờ phát hiện. Dân khai thác thủ
công lần theo, dự đoán thế đất rồi hú họa mà ra bãi. Còn đá quý thì từ mấy tay tìm
trầm, họ đi qua các bản làng, thấy các em sơn nữ đãi vàng trên suối, đôi khi trong
mâm có đá xanh đỏ tím vàng. Họ đặt ra câu hỏi, sao không đãi trên kia, sao không
đãi dưới đó? Trên và dưới không có. Vậy tại sao khúc sông đoạn suối này có? Ra là
đá quý nằm ven đồi bị nước ngầm tống ra. Dân đi địu tổ chức sắm chuyến, mang xà
beng, cuốc xẻng đào xuống...vậy là ra bãi đá quý.
Giống như tìm vàng, người ta khai thác đá quý cũng đi theo toán, theo đàn.
Bãi đá không giống bãi vàng, độc lập, ít người bám theo, không đông vui như bãi


×