Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Phạm Hoa từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 110 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ NGỌC

TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA
TỪ GÓC NHÌN THẺ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘ I, 2015


BÔ• GIÂO DUC
• VÀ DÀO TAO

TRÜCKVG DAI HQC SU* PHAM HÀ NQI 2

TRÂNTHINGOC

TRUYÊN
• NGÂN PHAM
• HOA
Tir GÔC NHIN THÉ LOAI


Chuyên nghành

: L i luân van hoc


M a so

: 60 22 01 20

LUÂN VAN THAC SI




NGÔN NGLf VÀ VÂN HÔA VIÊT NAM

Ngiroi hu’ông dân khoa hoc: PGS.TS. Lÿ Hoài Thu

HÀ N Q I, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lý Hoài Thu - người đã
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo, trách nhiệm trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này. Cô đã cho tôi nhiều bài học quý báu về phương
pháp nghiên cứu khoa học và tác phong làm việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận
văn học, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, các thầy cô trong tổ Lí luận văn học của trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, Viện nghiên cứu văn học đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã
dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.


Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu ừong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tà i..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứ u..............................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8
6. Đóng góp mới của luận văn........................................................................ 8
7. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 9
NỘI DUNG...................................................................................................... 10

Chương 1. CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
PHẠM HOA..................................................................................................... 10
1.1. Cốt truyện.............................................................................................. 10
1.1.1. Cốt truyện - sự mở rộng dung lượng hiện thực............................... 10
1.1.2. Cốt truyện mang dáng dấp truyền thống......................................... 12
1.1.3. Cốt truyện phi trật tự tuyến tính...................................................... 15
1.2. Nhân vật................................................................................................. 20
1.2.1. Những vấn đề chung về nhân vật...................................................20
1.2.2. Thế giới nhân vật............................................................................22
1.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân v ậ t.......................................................28
Chương 2. KẾT CẤU, KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA........................................................ 35
2.1.

Nghệ thuật tổ chức kết cấu................................................................35

2.1.1. Khái niệm kết cấu............................................................................ 35
2.1.2. Kết cấu đơn tuyến............................................................................36
2.1.3. Kết cấu tâm l ý .................................................................................40


2.1.4. Kêt câu m ở ...................................................................................... 45
2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật..........................................................48
2.2.1. Không gian nghệ thuật....................................................................49
2.2.2. Thời gian nghệ thuật........................................................................57
Chương 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
PHẠM HOA..................................................................................................... 65
3.1. Trần thuật và điểm nhìn trần thuật.........................................................65
3.1.1. Người tràn thuật..............................................................................66
3.1.2. Điểm nhìn ừần thuật........................................................................ 71

3.2. Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 83
3.2.1. Lời văn tràn thuật............................................................................84
3.2.2. Lời văn miêu tả................................................................................88
3.3. Giọng điệu..............................................................................................90
3.3.1. Khái niệm về giọng điệu.................................................................90
3.3.2. Giọng điệu vừa mang sắc thái trữ tình, vừa mang tính suy tư
chiêm nghiệm............................................................................................92
3.3.3. Giọng điệu hài hước, dí dỏm...........................................................94
3.3.4. Giọng xót xa, thương cảm...............................................................97
KẾT LUẬN.................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 103


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chon đề tài
1.1. Truyện ngắn là thể loại luôn vận động và biến đổi. Ở Việt Nam,
cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, thể loại truyện ngắn đã có những
bước chuyển biến rõ rệt, đặc biệt từ thời kì đổi mới, truyện ngắn đã chứng tỏ
là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt sự vận động của cuộc sống một
cách nhanh nhạy, kịp thời nhưng vẫn khái quát được những vấn đề sâu sắc đặt
ra trong cuộc sống.
Nhà văn Nguyên Ngọc khi nhận xét về Truyện ngắn Việt Nam trong thời
kì đổi mới đã nói: Đây cỏ thể coi là một thời kì cỏ nhiều truyện ngắn hay
trong văn học Việt Nam, tiếp theo “vụ được mùa truyện ngắn ” những năm
1960 và một vụ mùa khác trong chiến tranh. Tuy nhiên, truyện ngắn làn này
có những khác biệt rõ rệt: Những năm 1960 từng để lại nhiều truyện ngắn đẹp
như thơ, trong veo, trữ tình. Truyện ngắn thời U chiến tranh thì vạm vỡ, chắc

chắn. Đặc điểm nồi bật lần này là cầm cái truyện ngắn trong tay có thể cảm
thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu. Có những truyện ngắn, chỉ mươi mười
trang thôi mà sức nặng còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết thiên trường.
Bởi vậy, nền văn học thời kì đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể, cả về mặt nội dung và hình thức, góp phần không nhỏ vào việc thể hiện
cái bề sâu, bề sau của cuộc sống con người hôm nay. Trong số các nhà văn
thời kì đó có sự hiện diện của nhà văn Phạm Hoa - nhà văn quân đội xuất hiện
với những truyện ngắn gây ấn tượng, đặc biệt với tập tmyện ngắn Đùa của
tạo hóa.
1.2. Phạm Hoa xuất hiện trên văn đàn khoảng những năm đầu thập niên
bảy mươi của thế kỉ XX. Truyện ngắn đầu tay của ông Những chùm hoa một
màu được in trên báo Phụ nữ năm 1973. Sáng tác thứ hai, chúng ta biết đến


2

đó là Chỗ đặt cái lò gạch (1974). Tiếp nối mạch cảm hứng, nhà văn viết về
những con người ừong đời sống thường ngày, bạn đọc làn lượt đón nhận năm
tập truyện: Ngày không bình thường (1984), Tiếng chim (in chung với Hoàng
Minh Thắng - 1985), Đừng quên mùa hoa săng lẻ (1987), Đùa của tạo hóa
(1996), và gần đây nhất là Truyện ngắn Phạm Hoa (2002). Ngoài ra, ông còn
viết Miền xa thẳm (tiểu thuyết), Thuyền lên Thạch Hãn (bút kí). Phạm Hoa là
một nhà văn gặt hái được thành công với nhiều giải thưởng. Đặc biệt các tác
phẩm của ông còn được chuyển thể thành phim truyền hình, kịch bản sân khấu.
Khác với các nhà văn cùng thời (Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn
Trí Huân, Bảo Ninh, Khuất Quang Thụy...), Phạm Hoa đã không chọn người
lính làm tâm điểm để nhìn ra cuộc đời mà ông viết về những con người ừong
xã hội hiện đại, Phạm Hoa hướng ngòi bút của mình chủ yếu đến những nhân
vật phụ nữ, với những băn khoăn: Sớm muộn gì tẩm thân trinh nữ ẩy cũng
phải chìm nổi giữa dòng xoáy cuộc đời [39, 122].

Với Phạm Hoa viết văn giống như cuộc hành trình không thể đoán định
trước được điều gì. Phạm Hoa đã mang đến cho độc giả những vấn đề của đời
sống thế sự và đời tư. Đời sống thế sự với biết bao nhiêu quan hệ phức tạp,
chằng chịt, can hệ trực tiếp đến cuộc sống, nhân cách của mỗi người. Suy
nghĩ về nghề văn, Phạm Hoa đã nói: Viết văn là một cuộc đi tìm mình. Tôi tìm
mãi, tìm mãi mà không rõ mình là ai! Để những cuốn sách viết ra không "vô
vị", mang đến cho người đọc thời nay một chút gì đó là những thách thức lớn
nhất với tôi. Cử ảo tưởng, cứ "điếc không sợ súng”như trước đây còn đỡ. Giờ
đây cứ cầm bút là lại đẳn đo... Như vậy, nét nổi bật đáng ghi nhận của nhà
văn Phạm Hoa là ông đã thực sự có ý thức đổi mới ngòi bút của mình để bắt
kịp với những biến chuyển của thời cuộc.
Phạm Hoa tuy không phải là người tiên phong tìm ra hướng đi mới hay
tạo ra những bước đột phá ừong quá trình đổi mới văn học. Nhưng với lối viết


3

tự nhiên, giọng điệu hài hước pha chút thâm trầm, sâu lắng, cùng với sự tìm
tòi, triển khai vấn đề của đời sống mang phong vị rất riêng nên truyện ngắn
Phạm Hoa có nhiều cách tân về mặt thi pháp. Phạm Hoa là người rất có ý thức
vận dụng kĩ thuật tự sự, thi pháp thể loại để tạo ra tư tưởng nghệ thuật. Đây
cũng chính là nguyên nhân quan ừọng tạo chỗ đứng cho nhà văn ừong lòng
độc giả và trong giới nghiên cứu phê bình văn học.
1.3.

Dù Phạm Hoa sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của

Phạm Hoa đã được công chúng đón nhận trên nhiều bình diện khác nhau. Ông
sáng tác cả tiểu thuyết, bút kí và truyện ngắn, nhưng truyện ngắn mới là thể
loại sở trường của ông. Đặc biệt về phương diện thể loại, Phạm Hoa luôn có ý

thức đổi mới và thể nghiệm không ngừng. Truyện ngắn Phạm Hoa hôm nay đi
sâu vào những góc khuất sâu kín của con người, ông chú ý nhiều hơn đến
những nền tảng sâu xa trong phẩm chất của mỗi con người hiện đại. Cùng với
những nhà văn quân đội cùng thời, Phạm Hoa và những trang văn của ông đã
góp phần làm nên diện mạo đa sắc màu của văn học Việt Nam đương đại
ừong quá trình đổi mới và hội nhập hôm nay.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn Truyện ngắn Phạm Hoa từ góc
nhìn thể loại làm đối tượng nghiên cứu.
2. Lích sử vấn đề
2.1.

Một số công trình, bài báo về truyện ngắn sau 1975

Khi đề cập đến thể loại truyện ngắn, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra
những liên tưởng độc đáo, thú vị. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận xét:
Truyện ngắn như một “trinh sát viên ” đã trườn tới, đột vào các ngõ ngách
sâu nhất của đời sổng để khám phá và phát hiện [36, 12]. Bạn đọc dễ dàng
nhận thấy sự sâu sắc ở phương diện con người, cuộc sống mà thể loại truyện
ngắn mang đến.
Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh cho rằng lý do để thể loại truyện ngắn lên
ngôi, trở thành mũi nhọn của văn xuôi hiện nay là bởi: Sự hàm súc, cô đọng,


4

sự khai thác theo chiều sâu sổ phận và nội tâm con người, tỉnh tập trung của
chủ đề và triết ỉỷ, những gợi mở... [1, 31]. Tác giả cho chúng ta nhận ra dáng
vẻ mới mẻ, có chiều sâu càng ngày càng mở rộng biên độ của thể loại truyện
ngắn, như một thể loại rất có triển vọng trong đời sống văn học thời kì đổi
mới và hội nhập.

Nhà nghiên cứu Bích Thu chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hình tượng
con người trong các truyện ngắn thời kì đổi mới: Nhà văn đã khắc họa chân
dung những con người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thể, luôn
khao khát cái đẹp và hướng tới cái thiện. Như vậy, sự thay đổi, cách tân táo
bạo trong thể loại truyện ngắn đương đại đã làm độc giả cảm nhận rõ ràng
cuộc sống thật gần gặn đang chảy trôi ừong dòng mạch truyện ngắn với hình
ảnh những con người rất thật, rất quen thuộc.
Xuất phát từ thực tiễn đời sống thể loại, chúng tôi thấy đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về đặc điểm và quy luật vận động của thể loại trong đời
sống văn học thời kì đổi mới như: các công trình Truyện ngắn Việt Nam lịch
sử, thi pháp, chân dung (Nhiều tác giả), Truyện ngắn - Những vẩn đề lí thuyết
và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng) đã có các bài viết quan tâm nghiên cứu
nhiều vấn đề của truyện ngắn thời kì đổi mới; Luận án Tiến sĩ của Lê Thị
Hường hoàn thành năm 1995 với tên đề tài Những đặc điểm cơ bản của
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995 và luận án Tiến sĩ của Lê Thị
Hương Thủy hoàn thành năm 2013 với tên luận án Truyện ngắn Việt Nam từ
1986 đến nay: nhìn từ góc độ thể loại. Các công trình, bài viết ở nhiều góc độ
đã đề cập đến nhiều thành tựu của truyện ngắn sau 1975, những đóng góp và
thách thức của thể loại trong đời sống văn học đương đại, nhiều người có
đồng quan điểm trong việc ghi nhận vị trí quan trọng của truyện ngắn đối với
quá trình đổi mới văn học đương đại. Bởi vậy, việc tìm hiểu thể loại truyện
ngắn để có được một cái nhìn khái quát về những chuyển đổi mạnh mẽ cả nội


5

dung, hình thức thể hiện và cũng thấy được những đóng góp của các tác giả
ừong quá trình vận động đó.
Tựu chung, truyện ngắn là một thể loại năng động, dễ bắt kịp với nhịp
thở của cuộc sống đương đại, truyện ngắn có thể kịp thời phản ánh các vấn đề

của cuộc sống một cách nhanh nhất, cập nhật tình hình thời sự nóng hổi nhất.
Vì vậy, truyện ngắn luôn là lựa chọn hàng đàu cho độc giả mọi thời đại, đặc
biệt ở cuộc sống vận động không ngừng nghỉ ngày hôm nay.
2.2. Những công trình bài báo về truyện ngắn Phạm Hoa
Khi nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi được tiếp xúc với khá nhiều bài
báo, nhiều ý kiến đề cập đến truyện ngắn Phạm Hoa.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã có những nhận xét rất tinh tế về tình
thế trong truyện ngắn Ngày không bình thường ở bài viết Tình thế xảy ra
truyện trên Tạp chỉ Văn nghệ Quân đội số 5/1982. Ban Giám khảo cuộc thi
viết truyện ngắn trên báo Văn nghệ năm 1991: Nhà văn Nguyên Ngọc, Lê
Minh Khuê, Ma Văn Kháng đã có những nhận xét tinh tế về nghệ thuật xây
dựng nhân vật, xây dựng các chi tiết nối tiếp nhau trong truyện ngắn Đùa
của tạo hóa.
Nhà nghiên cứu Lí Hoài Thu trong bài Phạm Hoa trong vòng đua với
Trò Đùa của Tạo hóa đăng trên báo Văn nghệ số 12 ra ngày 19/3/1994 và bài
phỏng vấn Gặp tác giả Đùa của tạo hóa Phạm Hoa đăng ừên báo Văn hóa số
28, qua bài báo và bài phỏng vấn, Lí Hoài Thu đã dẫn dắt người đọc đến với
góc nhìn riêng trước cuộc đời của Phạm Hoa ở góc hoàn toàn tự nhiên, nhìn
con người ở cái góc hồn nhiên, lành mạnh nhất cái đẹp của một đời sổng trần
thể tồn tại ngay trong sự hoàn hảo về mặt thể chất của người phụ nữ. Từ đó,
chúng ta thấy được nét bút tài hoa và một tâm hồn xúc cảm là một nghệ sĩ
thực thụ, anh miệt mài tìm kiếm cái thể giới nghệ thuật của riêng mình đến
say sưa và duy mỹ [39, 123].


6

Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà với bài viết Từ cái nhìn tham chiểu phân
tâm học qua một sổ truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhắc đến Đùa của tạo hóa
trong sự thâm nhập của Phân tâm học, xây dựng nên một cốt truyện sinh hoạt,

thế sự muôn đời (mẹ chồng - nàng dâu) mà hết sức riêng biệt trong truyện
ngắn này. Với nhan đề Tình yêu trong truyện ngẳn hiện đại Việt Nam nhìn từ
các phức cảm đăng trên Tạp chỉ sáng tác nghiên cứu phê bình văn hóa, văn
học số 138, Hồ Thế Hà đã nhận xét về tác phẩm Đùa của tạo hóa của Phạm
Hoa như sau: Tình yêu và khát vọng hiển dâng, có khỉ chỉ là để thoả mãn
những dục vọng vô thức đã khiển cho các nhân vật trong truyện ngắn hiện đại
khá đa dạng và phức tạp.
Trong chuyên luận Văn xuôi Việt Nam sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn
Thị Bình nhắc đến nhà văn Phạm Hoa ở phương diện xây dựng cốt truyện
sinh hoạt thế sự trong tác phẩm Đùa của tạo hóa. Hơn nữa nhà nghiên cứu
nhấn mạnh về giọng điệu của tác giả trong truyện ngắn này, một phương diện
độc đáo ừong vấn đề chỉ ra phong cách của nhà văn.
v ề quan niệm nghệ thuật của Phạm Hoa, nhà văn Hữu Đạt đã viết lời
bình ừong cuốn Nhà văn quân đội, kỷ yểu và tác phẩm: Anh là nhà văn luôn
trăn trở đi tìm những hướng mới trong sáng tạo. Nhà văn Nguyễn Trí Huân
đề cao chất nghệ sĩ, cái tinh tế và cái ngẫu hứng của Phạm Hoa, đặc biệt khi
miêu tả những tâm ừạng, những trạng huống tình cảm của con người.
Độc giả Vũ Hùng lại ấn tượng bởi lối viết nhẹ nhàng trong những trang
văn của Phạm Hoa. Là một trong những cây bút có khá nhiều những cách tân,
Phạm Hoa được đề cập đến ở khía cạnh đổi mới nhân vật người kể chuyện,
tác giả Nguyễn Thị Bích đã nhấn mạnh điều này ừong bài viết Đổi mới nhân
vật kể chuyện trong truyện ngắn sau 1975. Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong
bài viết Thải Bá Lợi - viết văn như uổng rượu đã chạm tới nét đời riêng rất
thực của Phạm Hoa. Trân trọng nét trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời người


7

lính đã trải qua, Phạm Hoa dành nhiều trang viết của mình cho những người
lính Trường Sơn anh dũng, cao đẹp.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn thấy sự xuất hiện của tư duy tiểu thuyết trong
truyện ngắn Phạm Hoa đã chứng tỏ những biến động trên bề mặt và trong cấu
trúc tự sự của thể loại truyện ngắn. Điều này gắn liền với quan niệm của nhà
văn về thể loại, về văn học với mục đích nhằm truyền tải hiện thực đời sống
trong bối cảnh mới. Đó cũng là nhu cầu làm mới thể loại thông qua những
cách tân tự sự ừên hành trình vận động và phát triển. Sự xâm lấn của các yếu
tố tiểu thuyết vào truyện ngắn (xu hướng tiểu thuyết hóa trong truyện ngắn
đương đại Việt Nam) một phần là kết quả của quy luật nội tại trong quá trình
vận động thể loại, mặt khác là bởi ý thức của người viết nhằm tạo nên những
không gian nghệ thuật mới.

về vị trí và những đóng góp của Phạm Hoa, chúng tôi nhận thấy rằng:
Phạm Hoa là một nhà văn có những đóng góp đáng kể trong tiến trình văn học
đương đại đặc biệt là truyện ngắn.
Tất cả những bài viết, ý kiến về Phạm Hoa đã kể ở ừên mới chỉ dừng lại
ở phạm vi một bài báo, bài phỏng vấn hoặc những đánh giá khái quát nằm
ừong các chuyên luận nghiên cứu. Cho đến thời điểm này, chưa có một công
trình nghiên cứu nào mang tính chuyên luận về truyện ngắn của Phạm Hoa.
Các bài viết và những ý kiến trên là những gợi ý để chúng tôi tiếp cận và đi
sâu nghiên cứu đề tài Truyện ngan Phạm Hoa từ góc nhìn thế loại.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiền cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ những đặc sắc riêng
ừong truyện ngắn Phạm Hoa, chỉ ra những đặc điểm nổi bật làm nên phong
cách nghệ thuật của ông, từ đó khẳng định những đóng góp không nhỏ của
Phạm Hoa trong nền văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam đặc biệt trong
thể loại truyện ngắn.


8


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu những phương diện cơ bản về thể loại truyện ngắn của
Phạm Hoa.
4. Đổi tượng, phạm vỉ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh nổi bật của thi pháp truyện
ngắn: cốt truyện, nhân vật, kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật, ngôn
ngữ... qua đó thấy được nét riêng biệt, độc đáo của Phạm Hoa.
4.2. Phạm vỉ nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn của Phạm
Hoa và tập trung vào bốn tập truyện sau:
- Ngày không bình thường (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1984);
- Mỗi thời của họ (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1993);
- Đùa của tạo hóa (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996);
- Truyện ngắn Phạm Hoa (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2002).
5. Phương pháp nghiền cứu
Đe thực hiện để tài này, luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng những
phương pháp sau:
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp mới của luận văn
Qua việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn, chúng tôi muốn phác thảo
nên chân dung của một tác giả văn xuôi có những nét đặc sắc, nổi bật.


9


Luận văn tập trung tìm hiểu Truyện ngắn Phạm Hoa từ góc nhìn thể
loại, từ đó khẳng định đặc điểm phong cách truyện ngắn Phạm Hoa tài năng
và những đóng góp của ông đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và
đương đại.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được triển khai
thành ba chương:
Chương 1. Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Phạm Hoa
Chương 2. Kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật ừong truyện ngắn
Phạm Hoa
Chương 3. Nghệ thuật tràn thuật trong truyện ngắn Phạm Hoa


10

NỘI DUNG
Chương 1. CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA
1.1. Cốt truyện
1.1.1. Cốt truyện - sự mở rộng dung lượng hiện thực
Cốt truyện là yếu tố cơ bản nhất của tự sự truyền thống. Mỗi tác
phẩm thường có một cốt truyện hoàn chỉnh, cố t truyện tạo nên sự hấp dẫn,
lôi cuốn và tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho chủ đề, tư tưởng của tác
phẩm. Vì thế, cốt truyện đã từng là yếu tố quan trọng bậc nhất không thể
thiếu trong bất kỳ một văn bản tự sự nào.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là hệ thống các sự
kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo
thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm
văn học thuộc các loại tự sự và kịch [14, 386].

Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống qua việc lựa chọn, trình bày hệ
thống những sự kiện, chi tiết, tình tiết khác nhau. Nghĩ về truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu hình dung: Truyện ngắn như mặt cẳt giữa một thân cây
cổ thụ. Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù
sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc [8, 332]. Do vậy, hướng
tiếp cận và cách thức lựa chọn, xây dựng cốt truyện của truyện ngắn cũng
có những đặc trưng riêng, cốt truyện được quan niệm là một hệ thống các
sự kiện được phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung
đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát
triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề,
tư tưởng của tác phẩm [23, 39]. cố t truyện của truyện ngắn có nhiều biểu
hiện đa dạng và phong phú thể hiện những chức năng, giá trị khác nhau
trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của thể loại.


11

Thực chất việc tạo nên cốt truyện hay, có chiều sâu là cách thức tạo
nên hiệu quả nghệ thuật cao ừong một hình thức nhỏ, là khả năng ôm trùm
bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống hay khả năng của nội
dung phản ánh hiện thực, vấn đề của một số truyện ngắn hiện nay là vấn đề
dung lượng hiện thực và khả năng phản ánh cuộc sống. Xu hướng tiểu
thuyết hóa thể loại truyện ngắn được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá xác
đáng: Dung lượng truyện ngắn ngày nay rất lớn, trong độ ba trang mấy
nghìn chữ mà rõ một cuộc đời, một kiếp người, một thời đại. Các truyện
ngắn bây giờ rất nặng, dung lượng của nó là dung ỉượng của cả cuốn tiểu
thuyết. Sự xâm nhập mạnh mẽ của tư duy tiểu thuyết tạo cho truyện ngắn:
Một sức chứa lớn hơn nhiều so với bản thân chúng và mở rộng khả năng
thể loại đến độ ngạc nhiên [1,4].
Trước năm 1975, cốt truyện ít nhiều chịu áp lực của sử thi, truyện

ngắn chú ý tạo dựng những cốt truyện chặt chẽ với tình huống gay cấn,
căng thẳng. Âm hưởng chủ đạo là ngợi ca, khẳng định. Truyện ngắn giai
đoạn này cũng đã hướng tới cốt truyện tâm lý, phản ánh vẻ đẹp nội tâm của
con người nhưng chưa có nhiều trang thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lý và
cái tôi nội cảm của nhân vật. Sau năm 1975, nhất là trong những năm gàn
đây, thực tiễn văn học đã chứng minh cái tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn của
truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi, những sự kiện trọng
đại, những tình huống căng thẳng, những xung đột bên ngoài, mà còn là
những cảnh ngộ đời thường, những tỉnh cách nhân vật giàu tâm trạng và
nhận thức cá nhân với cuộc đời và những người sống bên mình, cố t truyện
đã vận động đổi thay trong sự phát triển của thể loại, xuất hiện những cốt
truyện đày bi kịch, những cốt truyện đày tâm trạng, cốt truyện có đầu có
cuối, cốt truyện vô hậu, phi kết cấu, có cốt truyện phản ánh hiện thực
đương đại, có cốt truyện ảo, cổ tích. Với khả năng biến hóa linh hoạt trong


12

cách xây dựng cốt truyện, truyện ngắn là thể loại thuận lợi để biểu đạt một
cách tự nhiên, cụ thể những nỗi niềm, những tâm sự thầm kín đầy bí ẩn của
con người.
Trong bài Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, tác giả Bích
Thu đã đánh giá tổng quát như sau: Trong những năm gần đây, truyện
ngắn có xu hướng tự nới mở đa dạng hơn trong cách diễn đạt. cốt truyện
vận động thay đổi trong sự phát triển của thể loại... Truyện ngắn hôm nay
ngày càng tăng cường cốt truyện bên trong, biểu lộ trạng thái tâm tưởng
của nhân vật chỉnh, giảm bớt cốt truyện hành động bên ngoài.
Vì vậy, để tạo được một cốt truyện vừa độc đáo vừa cô đúc là điều
kiện căn bản cho truyện ngắn của tác giả đó thành công. Thời gian gần đây,
truyện ngắn đương đại Việt Nam phát triển một cách rầm rộ, kéo theo nó là

sự cách tân không ngừng, trong đó có sự cách tân phong phú của cốt
truyện. Tiêu biểu như song hành cùng với cốt truyện mang sắc thái kịch thì
càng về sau lại xuất hiện nhiều cốt truyện có yếu tố trữ tình.
Nhà văn Phạm Hoa khá linh hoạt trong việc tạo cho mình một số
kiểu cốt truyện. Đó là cốt truyện vừa mang tính truyền thống vừa mang
hơi thở hiện đại. Khi khảo sát truyện ngắn của Phạm Hoa, bề ngoài
chúng ta tưởng như ông vẫn sử dụng kỹ thuật viết truyền thống theo quy
luật tự nhiên của sự kiện. Nhưng khi đọc kỹ, khám phá bên trong của
mỗi tác phẩm, ta lại thấy văn phong của ông là cả một thế giới sáng tạo.
Điều đó tạo cho Phạm Hoa có một dấu ấn trong việc xử lý các mối quan
hệ. Đó là mối quan hệ giữa cốt truyện biên niên, cốt truyện đảo lộn thời
gian tràn thuật.
1.1.2. Cốt truyện mang dáng dấp truyền thống
Cốt truyện truyền thống có thể hiểu là người kể dường như không
quan tâm nhiều tới một cốt truyện đầy đủ. Ở cốt truyện này người kể


13

thường chú ý đến sự kiện để lý giải, cắt nghĩa, minh họa cho một vấn đề mà
người kể đưa ra. Đó là một số cốt truyện hoàn toàn có sự kiện mà không có
biến cố, các sự kiện, tình tiết cứ đan cài một cách đày ngẫu hứng và không
theo một sự sắp xếp nào cả.
Truyện ngắn của Phạm Hoa có nhiều truyện thường viết theo kiểu
cốt truyền này. Nguyên nhân là ông thường viết bằng những hồi tưởng,
bằng những kỷ niệm, bằng nỗi nhớ của người lính đang làm nhiệm vụ
thiêng liêng của Tổ quốc, họ nhớ quê hương, gia đình, người yêu... Đó là
cách viết hết sức đơn giản về những câu chuyện đời thường mang tính tự
truyện. Kiểu cốt truyện đơn giản này, phàn lớn đều lấy từ cuộc đời thực của
nhà văn hoặc những điều ông mắt thấy tai nghe. Chính vi thế những cái

được phản ánh trong truyện ngắn của Phạm Hoa không phải là một thế giới
tưởng tưởng mà bao giờ cũng xuất phát từ con người cụ thể, những sự kiện,
những câu chuyện có thật hoặc chắt lọc từ cuộc sống. Tiêu biểu như các
truyện ngắn: Ngày không bình thường, Tiếng chim, Chuyện quê ta, Em là
cô thanh niên xung phong...
Ở truyện ngắn Ngày không bình thường ta bắt gặp hình ảnh năm cô
gái sống trên vùng núi Văng Mu. Tác giả kể về cuộc sống sinh hoạt, công
việc hàng ngày của các cô là phá mìn, nối lại sợi dây liên lạc - đó là một
nhiệm vụ đày gian nan, thử thách. Nhưng các cô coi công việc là một phần
quan trọng của cuộc sống, họ sẵn sàng đặt niềm tin vào tương lai, vào một
ai đó, một ngày nào đó. Trong một tháng, năm cô gái sống chờ đợi nhất
một ngày: Đó là một buổi sớm của ngày hai mươi - ngày không bình
thường của tiểu đội thông tin trên đèo Vãng Mu, điểm chốt của điểm cao
trên một ngàn mét. Là ngày vui của các cô gái. Hôm nay, họ sẽ nhận được
thư nhà, thư bè bạn, thư người yêu [19, 304]. Các cô đều có tâm ừạng hồi
hộp, lo lắng và không ai bảo ai họ đều dậy sớm hơn, tính tình cũng vui vẻ


14

hơn, vừa làm nhiệm vụ vừa tíu tít kể chuyện tình yêu của mình và mong
được nghe thư của người nhà, người yêu... Đó là một câu chuyện có cốt
truyện đơn giản nhưng giàu ý nghĩa.
Ở truyện ngắn Em là cô thanh niên xung phong, người đọc được nhà
văn đưa vào thế giới của sự nhớ nhung, niềm tin yêu cuộc sống nhưng cũng
chất chứa nhiều nỗi buồn của nhân vật. Đó là tình yêu đơn phương của
nhân vật tôi dành cho cô thanh niên xung phong có tên là Hạnh. Khi anh
nằm ở bệnh viện dưỡng thương, tình yêu ấy càng được nuôi dưỡng, anh
nghĩ: Thể là! Tôi đã yêu! Thế ra người ta vẫn có thể yêu một cô gái mà
người ta chỉ mới gặp một lần! Hạnh đã nhen vào lòng tôi cái ngọn lửa tình

yêu và nỗi nhớ vừa làm người ta sung sướng, vừa làm người ta khổ sở [19,
120]. Tình yêu đó chính là sức mạnh, là động lực để chiến sĩ lái xe miệt
mài làm tốt nhiệm vụ và hy vọng sẽ gặp được Hạnh để thổ lộ tình cảm.
Với khoảng thời gian trong vòng hai mươi ngày nghỉ phép, Khang đã
thực hiện được ước nguyện là xây dựng hạnh phúc gia đình. Việc tìm vợ
gấp rút cho Khang nghe cũng thật thú vị, rất nhiều đám được anh em giới
thiệu nhưng cô thì đã có người yêu, cô thì Khang không ưng, cô thì ít tuổi
quá. Cuộc tìm vợ đang đi vào ngõ cụt thì thật bất ngờ duyên phận đã đưa
Khang đến với Thu. Thu vì thương các anh bộ đội, đồng cảm với hoàn
cảnh của người lính nên trải qua một thời gian suy nghĩ Thu đã nhận lời
đến với Khang. Khi trở thành vợ chồng của nhau, Khang cảm thấy thật
hạnh phúc, may mắn lấy được Thu: Mãi sau, Khang mới hiểu hết ỷ nghĩa
của cặp vợ chồng anh. Thì ra, người ta vẫn có thể sổng với nhau thật hạnh
phúc bằng tình cảm như của người anh đối với người em, bằng tình bạn,
bằng một sự cảm thông sâu sắc, bằng một cái gì lém hom cả tình yêu [19,
178]. Đó là câu chuyện xây dựng hạnh phúc gia đình của người lính được
tác giả tái hiện lại trong truyện Chuyện quê ta với một kết thúc thật đẹp.


15

Phạm Hoa không triết lý, to tát, ồn ào mà tập trung viết về những
chuyện đời thường được lồng vào những câu chuyện có cốt truyện đơn
giản. Hiện thực được ông chưng cất bày lên trang sách một cách tự nhiên tự
tại, bộn bề thế sự. Khoảng cách giữa văn chương và hiện thực vì thế được
rút ngắn lại.
1.1.3. Cốt truyện phi trật tự tuyến tính
Khi xây dựng cốt truyện, nhà văn có thể tạo ra một hoặc nhiều
đường dây sự kiện đan xen và bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật nội dung
tư tưởng của tác phẩm. Trong thực tế thì các thành phần của cốt truyện

không phải khi nào cũng được trình bày tuần tự theo trật tự nhân quả liền
mạch của chuỗi sự kiện. Việc xáo trộn trật tự trước sau của cốt truyện để
tạo ra một trật tự trần thuật theo dụng ý của tác giả là việc làm quen
thuộc nhằm mang lại một hiệu quả nghệ thuật cùng sự hấp dẫn cho tác
phẩm, như Lotman và Uspensky định nghĩa: Trần thuật là thay đổi, là sự
đổi thay vị trí của các yểu tổ trong nội bộ cốt truyện. Việc mở đầu tác
phẩm bằng hiện tại rồi ngược về quá khứ, bắt đầu khi sự kiện đã xảy ra rồi
đi tìm nguyên nhân, nguồn cội của nó (hay tò phát triển quay lại thắt nút)
là kiểu trần thuật phổ biến thường gặp. Suy cho cùng, việc sáng tạo cốt
truyện bị đảo trật tự thời gian phụ thuộc chủ yếu vào ý đồ sáng tác và
quan niệm về giá trị cốt truyện của tác giả. Sự phức tạp và biến động của
đời sống xã hội đã làm nảy sinh rất nhiều phương tiện và phạm vi hiện
thực mới mẻ càn được khám phá, lý giải. Như vậy, xu hướng phản ánh
cuộc sống đa chiều đã xuất hiện ừong nhiều truyện ngắn thời kỳ sau này.
Do vậy, cốt truyện được tổ chức linh hoạt với nhiều ngã rẽ hơn.
Trong truyện ngắn của Phạm Hoa, ta thấy nhà văn đã tạo ra sự đan
xen của nhiều mạch truyện giữa mạch quá khứ và mạch hiện tại, hay sự
song song tồn tại cái thực và cái ảo... Nhà văn thường xây dựng kiểu cốt


16

truyện có sự xáo trộn về thời gian nghệ thuật, đan xen những sự kiện quá
khứ và hiện tại để đối chiếu và soi tỏ nhằm khắc họa sâu sắc hình tượng
nhân vật, bộc lộ tối đa tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Trong truyện ngắn
của ông, cốt truyện thường được bắt đầu ở thời hiện tại sau đó trở về quá
khứ rồi lại quay về hiện tại. Ở một số truyện ngắn khác có sự đan xen
giữa quá khứ và hiện tại, tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ tình cảm, suy
nghĩ hành động của mình trong các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, sự
kết hợp giữa quá khứ và hiện tại trong truyện ngắn của Phạm Hoa không

chỉ dựa trên diễn biến nội tâm của các nhân vật mà chúng ta còn thấy
được qua chính lối tổ chức các sự kiện của nhà văn. Chính sự hợp lý,
lôgic của các sự kiện khiến các sự kiện trong quá khứ cũng hiện lên một
cách rõ nét và gần gũi như trong hiện tại. Mô hình cốt truyện được khái
quát như sau:
* Thời điểm hiện tại: Nhân vật xuất hiện.
* Thời điểm quá khứ: Những hồi tưởng của nhân vật.
* Trở lại thời điểm hiện tại: Kết thúc truyện, những so sánh chiêm
nghiệm của nhân vật.
Rất nhiều truyện ngắn của ông được xây dựng với mô hình cốt
truyện ừên, trong đó triển khai các chi tiết, sự kiện tạo thành các mạch
hiện tại - quá khứ - hiện tại khá linh hoạt. Sự đảo lộn trật tự thời gian là
một trong những cách kéo gần thời gian quá khứ về thời gian hiện tại, làm
cho tất cả các sự kiện, sự việc đồng hiện cùng một lúc, làm nên những
mảng màu đa dạng của cuộc sống. Từ đó, giúp người đọc có thể soi chiếu
vấn đề đặt ra trong tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau, nhất là nó có
khả năng hình dung thành nhiều liên tưởng bất ngờ, phức tạp cho độc giả.
Có khi người đọc phải sắp xếp lại trật tự thời gian của cốt truyện thì mới
có thể hiểu được những diễn biến của truyện. Chính sự nhập nhằng đôi


17

khi khó phân định ranh giới giữa hiện tại và quá khứ ấy khiến người đọc
trong quá trình sắp xếp lại các sự kiện theo thời gian buộc phải có những
suy nghĩ sáng tạo và liên tục đặt ra những câu hỏi mang tính dự cảm,
đoán định.
Ở truyện ngắn Không gian chiến tranh, tác giả đưa bạn đọc về thời
chiến để hiểu hơn số phận người lính, câu chuyện tình yêu dang dở của họ
để rồi quay về hiện đại, bạn đọc sẽ có cái nhìn chân thật, hiểu hơn số phận

người lính sau chiến tranh. Truyện được mở đầu bằng một hình ảnh ở thời
điếm hiện tại: Tôi không có ỷ định tìm kiểm lại bạn bè sau những năm
chiến tranh. Ngày nay, không một ai lại đủ điều kiện để thực hiện cái điều
viển vông đó. Nhimg vừa rồi, nghề làm báo lại đưa tôi đến một miền của
tỉnh N [19, 317], đến đây nhân vật tôi đã gặp người quen ở chiến trường
năm xưa đó là Tình và những ký ức, những câu chuyện cũ ở chiến trường
ùa về. Trước hết là câu chuyện tình cảm của nhân vật tôi dành cho Tình:
Trong cái thế giới thật hạn hẹp ẩy, Tình trở thành người đẹp, nhân vật
trung tâm, và trở thành một cái gì đó lớn lao hơn nhiều. Không thiểu gì
các chàng trai chúng tôi đã thầm yêu tình, viết thư, gặp mặt, tặng quà.
Tất nhiên loại người nhút nhát như tôi, cũng chỉ dám ôm ấp một tình cảm
trìu mến, mãi mãi không được nói ra khỏi miệng, viết ra thành chữ [19,
319]. Với nhân vật tôi, Tình đã trở thành câu chuyện tuổi trẻ của anh, một
tình yêu mãi mãi được giấu kín. Từ tình cảm đó, nhân vật tôi luôn dõi
theo Tình và biết được câu chuyện tình yêu giữa Tuấn và Tình gặp rất
nhiều thử thách, ngăn cách lớn nhất có lẽ là về không gian chiến tranh vì
thế họ đã mất liên lạc. Kết thúc chiến ừanh, Tình vẫn tiếp tục đi tìm người
yêu nhưng vẫn không có tin tức gì. Tình đã chờ đợi Tuấn hơn mười năm
để giờ đây, Tình mới dám quên đi mối tình đẹp nhưng dang dở ấy để đến
với một tình yêu mới. Như vậy, sau mỗi số phận người lính trong và sau


18

chiến tranh, ta thấy những dư âm khắc khoải trong những trang viết của
Phạm Hoa.
Mỗi nhân vật có thể tạo nên không chỉ một mạch truyện mà có thể
đan xen nhiều mạch truyện bằng những đoạn hiện tại, quá khứ, suy
tưởng... Trong truyện Người đi cuối cùng câu chuyện tình yêu, câu
chuyện về những gian nan trong chiến ừanh mà Quảng phải đương đầu

được thể hiện thông qua một hệ thống các chi tiết sự kiện. Câu chuyện
này đã được Quảng kể lại cho nhân vật tôi trong đợt hành quân chiến dịch
biên giới và được nhân vật tôi kể lại dưới cái nhìn, cách đánh giá của
chính anh. Quảng là một đại đội trưởng nghiêm khắc, làm việc một cách
khoa học, luôn được đồng đội yêu quý, kính trọng. Quảng hết mình vì
công việc: Ở đây, Quảng bận rộn suốt ngày. Nhất là những ngày cuối
năm này. Tình hình biên giới căng thắng đến mức các cuộc họp cán bộ
chỉ huy đã phải bàn đến công việc nghiêm túc nhất [19, 142]. Công việc
chịu nhiều áp lực, đặt nhiều trọng ừách lên vai, Quảng tưởng được sự cảm
thông, động viên của người yêu nhưng những bức thư mà Thanh gửi cho
Quảng càng làm cho anh mệt mỏi. Thanh muốn Quảng từ bỏ chiến
trường, từ bỏ nơi hiểm nguy này để đến với một vùng đất bình yên hơn.
Quảng từ chối lời đề nghị này, Quảng muốn gắn bó với chiến trường,
muốn chia sẻ những gian nan, khó khăn mà các đồng chí, đồng đội đang
ngày đêm phải đương đầu. Với chính nghĩa cử cao đẹp, luôn nghĩ cho
người khác, đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, Quảng đã hy sinh
bản thân mình để cứu lấy đồng đội. Trở lại về thời gian hiện tại, ta thấy
Quảng đang nằm ở bệnh viện, phải rời chiến trường để điều trị vết
thương. Chính khoảng thời gian ba tháng nằm ở bệnh viện, Quảng đã gặp
được Hải - một người bạn đã có tình cảm với Quảng từ thời đại học. Cùng
là bộ đội, cùng có tư tưởng chung nên sau khi xuất viện trở về chiến khu


19

Quảng đã không nhắc đến Thanh nữa mà anh chỉ nhắc đến Hải. Như vậy,
truyện đã phân chia thành nhiều khúc đoạn kể về những thăng trầm của
cuộc đời Quảng, mỗi một khúc đoạn ta lại thấy những đoạn đời, những
suy nghĩ, tâm trạng của Quảng là khác nhau.
Truyện ngắn Thời gian như dòng sông đưa ta vào thế giới của các

cô cậu sinh viên trường đại học Y khoa, những câu chuyện tình yêu thú vị
của họ. Chính vì phải lựa chọn cho mình một người đàn ông làm chỗ dựa,
nhân vật chính trong câu chuyện đã có rất nhiều suy tư, trăn trở. Hiện tại,
Thủy có hai sự lựa chọn: Khánh - một anh chàng kỹ sư trẻ hào hoa sống
tại Hà Nội, gia đình có điều kiện, nếu Thủy lấy Khánh, Thủy sẽ có một
cuộc sống đầy đủ; Cương - một anh chàng có kiến thức uyên bác, thủ
khoa của trường Tổng hợp, Cương có một tiền đồ vững chắc. Thủy
nghiêng về Cương nhiều hơn, Thủy đã quay trở về quá khứ để nhớ lại tình
cảm giữa Cương và Thủy: Cương và Thủy cùng học một trường phổ
thông. Do cảm phục sự thông minh của Cương mà Thủy đã yêu anh [19,
221], Có lẽ ngày còn nhỏ, hai người gần gũi với nhau hơn. Thủy đã từng
khóc vì nhớ Cương khi anh phải theo bổ đi nghỉ hè ở Sa Pa [19, 221]. Quay
trở về quá khứ, bạn đọc đã biết được Thủy yêu Cương vì sự thông minh
cũng như đức tính hiền lành của anh, tình cảm đó được cả hai nuôi dưỡng
ừong âm thầm. Vì sự nhút nhát cộng thêm hoàn cảnh gấp phải trở vào
Nam, Cương đã không bộc lộ được tình cảm của mình. Cương đã đánh mất
cơ hội, Thủy chọn Khánh trở thành người đàn ông ừong cuộc đời mình.
Truyện được viết theo cốt truyện phi ừật tự tuyến tính đã giúp nhà văn xây
dựng được những nét tính cách độc đáo của nhân vật. Trong tình yêu, mỗi
người sẽ có cách thổ lộ tình cảm riêng nhưng đều đáng trân trọng.
Qua những câu chuyện trên, ta thấy chức năng lớn nhất của loại cốt
truyện này là khả năng bao trùm hiện thực cuộc sống phức tạp, nó không


×