Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Tài liệu đại cương ngành công nghệ sợi dệt ts nguyễn tiến bình phần kéo sợi dệt thoi dệt kim và phần nhuộm xử lý hoàn tất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 183 trang )

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KTKT VINATEX TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------------------------ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC

ĐẠI CƯƠNG CÔNG NGHỆ SỢI DỆT

Người soạn: TS. Nguyễn Tiến Bình
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


Tài liệu tham khảo
1. Trần Nhật Chương, Công nghệ kéo sợi bông và
kéo sợi pha, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, 1996
2. Trần Công Thế, Công nghệ kéo sợi bông và sợi
hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, 1994
3. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Giáo trình công nghệ
sợi, 2013
4. Nguyễn Văn Lân, Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2004
5. Arthur D Broadbent, Những nguyên lý cơ bản của
tạo mầu hàng dệt, Tổng công ty Dệt May Việt Nam,
2005


6. Huỳnh Văn Trí, Công nghệ dệt thoi, Nhà xuất
bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007
7. Huỳnh Văn Trí, Công nghệ dệt kim, Nhà xuất
bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003
8. ACIMIT, Reference Book of Textile
Technologies



PHẦN KÉO SỢI


I. Nguyên liệu cho ngành kéo sợi
Xơ dệt là đơn vị cơ bản của nguyên liệu thô ban
đầu để tạo thành sợi và vải. Xơ được đặc
trưng bởi tỷ số lớn giữa chiều dài và chiều
dày, bởi độ bền và độ mềm dẻo của chúng.
Xơ có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo.
Xơ tự nhiên có nhiều nhược điểm cố hữu. Chúng
thể hiện sự khác nhau lớn về chiều dài, độ
mảnh, hình dáng, độ quăn và các tính chất
lý hóa khác do địa điểm và điều kiện sinh
trưởng.


Hình 1.1 Phân loại xơ dệt


II. Các khái niệm cơ bản
II.1. Khái niệm sợi
Sợi là một bộ phận vật liệu dệt mà thành phần cơ
bản là xơ. Trong sợi xơ nằm xoắn ốc cũng có
thể nằm song song dọc theo trục trung tâm
và gắn kết với nhau bởi lực ma sát. Sợi
tương đối mảnh, mềm mại và bền. Chiều dài
sợi tùy ý đo bằng mét hoặc km. Bề ngang sợi
tính bằng 0,1mm hoặc cm.



II.2. Các dạng sợi
Sợi con: Là dạng sợi do các xơ cơ bản
ngắn từ 9-150mm, liên kết với nhau bằng
phương pháp xoắn.
Sợi phức: Là dạng sợi gồm những xơ kỹ
thuật hoặc bó tơ liên kết nhau bằng phương pháp
xoắn hoặc liên kết dính tạo thành.
Sợi cắt: là dạng sợi do dải xoắn lại (nhằm
tăng độ bền) tạo thành.
Sợi dún: Có độ co giãn cao
Sợi xốp: Có độ xốp và cách nhiệt cao
Các dạng sợi trên là sợi đơn. Xe các sợi đơn lại
thành sợi xe.


II.3. Phân loại sợi
Theo phương pháp sản xuất có 4 loại:
Sợi xơ ngắn, sợi filament, sợi fancy, sợi
phức
Sợi xơ ngắn được sản xuất từ các xơ ngắn
(staple fibres) xoắn lại với nhau
Sợi filament thường là từ xơ nhân tạo.
Sợi fancy là sợi kiểu
Sợi phức là sợi gồm những xơ kỹ thuật
hoặc bó tơ liên kết lại bằng phương pháp xoắn
hoặc kết dính.


Hình 1.2 Sơ đồ phân loại sợi



III. Công nghệ kéo sợi từ xơ ngắn
III.1. Nguyên lý hình thành sợi
Nguyên liệu xơ tự nhiên dưới dạng kiện được
đưa vào nhà máy kéo sợi. Do xơ được ép
chặt, có tạp chất và tính chất khác nhau nên
phải qua quá trình xé, trộn để làm sạch và
trộn đều xơ.
Để các xơ trong hỗn hợp có thể thành sợi cần
làm cho các xơ duỗi thẳng, xếp song song
với nhau và dọc theo chiều nhất định. Quá
trình này thực hiện bởi chải thô và sản phẩm
là cúi chải thô.


Chải kỹ là quá trình tương tự như chải thô.
Tại đây các xơ ngắn được loại bỏ triệt để hơn,
giữ lại các xơ dài, tăng thêm độ duỗi thẳng và
song song các xơ. Do chiều dài xơ tăng lên cho
nên có thể sản xuất sợi nhỏ hơn.
Sau quá trình chải là quá trình ghép hoặc
kéo dài. Một số cúi được kết hợp với nhau và kéo
ra từ từ bằng cách cho chúng đi qua khoảng giữa
các cặp trục ma sát với tốc độ tăng dần. Các xơ
trượt lên nhau làm tăng độ duỗi thẳng của chúng
và tạo thành dòng xơ mảnh hơn. Xe săn dòng xơ
tạo thành sợi thô.



Nguyên lý hình thành sợi

Vật liệu xơ

Loại bỏ tạp chất, pha trộn xơ

Làm xơ duỗi thẳng, song song, tách thành xơ đơn
Ghép làm đều Kéo mảnh, tạo bền cho sản phẩm

Tạo ống có kích thước lớn

Côn sợi


III.2. Các quá trình công nghệ kéo sợi
1.Quá trình làm tơi: Là quá trình phá vỡ mối liên
kết giữa các xơ với chùm xơ, nhằm chia nhỏ
chùm xơ thành chùm nhỏ hơn và có thể
thành xơ riêng biệt.
2. Quá trình tách tạp: Là phá vỡ mối liên kết giữa
xơ và tạp chất, sau đó loại bỏ các tạp chất
này ra khỏi xơ.
3. Quá trình pha trộn: Là quá trình phân bố đều
đặn các xơ thành phần có tính chất khác
nhau trong khối lượng lớn hỗn hợp xơ.


4. Quá trình phân bố các xơ song song, làm tơi
xơ đến xơ riêng biệt: là phá vỡ liên kết giữa
các xơ để thành xơ đơn, phân bố chúng song

song với nhau và nằm dọc theo chiều dài bán
thành phẩm.
5. Quá trình duỗi thẳng xơ: Là quá trình tác dụng
lực kéo vào một hoặc 2 đầu xơ nhờ các cặp
trục suốt hoặc bề mặt kim để giảm bớt độ
quăn của xơ.


6. Quá trình loại bỏ xơ ngắn: Là loại bỏ bớt các
xơ ngắn và tạp chất sau chải thô để sản phẩm
có chiều dài xơ lớn hơn và tạp chất ít hơn.
7. Quá trình làm đều: Là quá trình tạo ra sản
phẩm có độ đều cao hơn từ những sản phẩm
có độ đều thấp nhờ các cơ cấu làm đều
8. Quá trình làm mảnh nhờ kéo dài: Là quá trình
cho sản phẩm qua các cặp trục kéo dài
chuyển động quay với tốc độ của các cặp trục
tăng dần.


9. Quá trình tạo bền cho sản phẩm: Là quá trình
tạo các mối liên kết giữa các xơ trong sợi.
10. Quá trình tạo côn sợi lớn: Là quá trình tạo ra
côn sợi có chiều dài và trọng lượng lớn.


III.3. Một số hệ kéo sợi từ xơ ngắn
Hệ kéo sợi chải liên hợp, chải thô, chải kỹ,
kéo sợi pha, kéo sợi OE
III.3.1. Hệ kéo sợi bông chải liên hợp

Dùng để kéo sợi chất lượng thấp, sợi thô
từ phế liệu của hai dây chuyền chải thô và chải
kỹ. Chi số và chất lượng sợi ở mức thấp.
Máy kéo sợi (sợi con) thường sử dụng là
máy OE (Open End) hoặc máy sợi con nồi cọc
chất lượng máy ở mức trung bình.


Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải liên hợp


III.3.2. Hệ kéo sợi chải thô
Dùng để kéo sợi từ xơ hóa học mọi độ mảnh và cấp chất
lượng, kéo sợi từ xơ bông hoặc hỗn hợp của xơ bông
với xơ hóa học. Sợi thường có độ mảnh và chất lượng
ở mức trung bình.
Nguyên liệu cho hệ kéo sợi này thường ở mức trung
bình với xơ bông.
Khi kéo sợi 100% xơ hóa học được sử dụng trên hệ kéo
sợi chải thô.


Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải thô xơ bông,
xơ hóa học


III.3.3. Hệ kéo sợi chải kỹ
Dùng để kéo sợi bông hoặc hỗn hợp xơ bông với xơ hóa
học có yêu cầu về độ mảnh cao và chất lượng cao.
Xơ bông dùng cho hệ kéo sợi này thường có chiều dài

lớn và ít tạp chất.
Khi kéo sợi chải kỹ giữa xơ bông với xơ hóa học chỉ
tiến hành chải kỹ cho xơ bông.


Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải kỹ xơ bông


Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ kéo sợi polyester pha bông,
chải kỹ


III.3.4. Hệ kéo sợi rô to (OE-Open End) và khí (Air jet)
Thường dùng để kéo sợi chi số trung bình và chất lượng
trung bình. Có thể dùng cho xơ bông và xơ hóa học
hoặc pha trộn giữa 2 loại xơ này.


×