Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty tnhh mtv xây lắp và vật liệu xây dựng v – chi nhánh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.38 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU
XÂY DỰNG V – CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: Lê Tôn Hoàng Thu
Mã sinh viên:
Lớp:
Khóa: K51H
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Thúy Phương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015


MỤC LỤC


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2015
Người hướng dẫn khoa học

Th.S. Nguyễn Thúy Phương


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

1

ASEAN

2
3

B2B
CIP


4

D/P

5

EU

6

FLEGT

7
8
9
10

FOB
L/C
MDF
MFN

11

TNHH MTV

Tên Tiếng Anh
Association of South East


Tên Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations
Business to Business
Cost, Insurance and
Documents against

Nam Á
Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Tiền hàng, bảo hiểm và

payment
Europe Union
Forest Law Enforcement,
Governance and Trade
Free On Board
Letter of credit
Medium density fiberboard
Most Favoured Nation

TPP

Economic Partnership
Agreement

13

TRC


14

VCCI

15
16
17

VLXD
WTO
XNK

Liên minh Châu Âu
Tăng cường Luật pháp, Quản lý
và Thương mại Lâm sản
Giao lên tàu
Tín dụng chứng từ
Bột sợi có tỷ trọng trung bình
Đãi ngộ tối huệ quốc
Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên

Trans-Pacific Strategic
12

Trao chứng từ khi thanh toán

Trade rent Consulting
Viet Nam Chamber of
Commerce and Industry

World Trade Organization

Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương
Hội đồng tư vấn về phòng vệ
Thương Mại
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
Vật liệu xây dựng
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xuất nhập khẩu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Danh mục bảng
STT
Tên Bảng
1
Bảng 1.. Tình hình nhân sự năm 2012 – 2014
2
Bảng 1.. Tình hình kinh doanh giai doanh giai đoạn 2012 – 2014
3
Bảng 1.. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ/

Trang
10
12
14


tổng doanh thu của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi

nhánh Quảng Ngãi
Bảng 2.. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH
4

MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2012
– 2014
Bảng 2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2012 –

5

2014
Bảng 2.. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.. Phương thức kinh doanh xuất khẩu giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.. Phương thức thanh toán giai đoạn 2012 – 2014

6
7
8

16

17
18
20
21

2. Danh mục sơ đồ
STT
1


Tên Sơ đồ
Sơ đồ 1.. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV xây lắp
và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi

Trang
9


6
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại hiện nay, là một trong những ngành
kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong
nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ luôn nhận được sự quan tâm từ Chính phủ và nỗ lực
không ngừng để củng cố vị thế của mình. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh khốc liệt trên
thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng đang phải đối mắt với nhiều thách thức lớn.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên cũng như nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động
xuất khẩu gỗ trong nền kinh tế, thông qua quá trình kiến tập và cọ xát thực tế tại Công
ty TNHH MTV xây lắp và vật liệu xây dựng V – Chi nhánh Quảng Ngãi, tôi đã chọn
đề tài: “Hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH MTV xây lắp và vật liệu
xây dựng V – Chi nhánh Quảng Ngãi” với mong muốn có được cái nhìn tổng quan
nhất về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng như nhận thấy những thuận lợi và khó
khăn mà công ty đạt được hay gặp phải trong giai đoạn 2012 – 2014, từ đó đề ra giải
pháp thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bài báo cáo
kiến tập giữa khóa gồm có ba chương:
− Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH MTV xây lắp và vật liệu xây dựng V –
Chi nhánh Quảng Ngãi.
− Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH MTV xây lắp
và vật liệu xây dựng V – Chi nhánh Quảng Ngãi
− Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ

tại Công ty TNHH MTV xây lắp và vật liệu xây dựng V – Chi nhánh Quảng
Ngãi
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và phòng Kinh doanh xuất
nhập khẩu của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi,
người hướng dẫn khoa học cô Nguyễn Thúy Phương và Quý thầy cô cơ sở 2 - Trường
Đại học Ngoại Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành bài báo cáo.
viên thực hiện

Sinh


7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG V – CHI NHÁNH QUẢNG
NGÃI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V được thành lập trên cơ sở hợp nhất
giữa Công ty Xây lắp (Bộ Nội thương) và Công ty Xây lắp (Bộ Ngoại thương) vào
năm 1995. Trải qua quá trình hoạt động từ đó đến nay, Công ty đã không ngừng củng
cố và phát triển trên các lĩnh vực: kinh doanh, đầu tư, hợp tác; gia công, sản xuất, xuất
khẩu dăm gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ; nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
cho ngành xây dựng và trang trí nội thất… và luôn được đánh giá là một trong những
đơn vị ưu tú của Bộ Công thương trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng gia tăng, Công ty đã thành lập ra 5 chi nhánh
tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trong đó chi nhánh ở
Quảng Ngãi được đánh giá là có tiềm năng nhất vì nằm trong khu công nghiệp Dung
Quất - một trong những khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH MTV xây
lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng

Ngãi cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 315674 ngày 21 tháng 7 năm
2004 và đi vào hoạt động từ ngày 8 tháng 8 năm 2004 đến nay. Trải qua hơn 10 năm kể
từ ngày thành lập, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, cải tiến công
nghệ cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh
đạt hiệu quả cao. Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V cũng là một trong những
công ty gỗ đầu tiên ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn mở rộng kinh doanh ra thị trường nước
ngoài, và đến nay Công ty đã thiết lập mạng lưới kinh doanh rộng khắp, trải đều trên
các thị trường Châu Á và Châu Âu.
Các thông tin cơ bản về Công ty
− Tên DN hiện nay: Công ty TNHH một thành viên xây lắp và vật liệu xây dựng
V – Chi nhánh Quảng Ngãi.


8
− Tên đối ngoại: V CONSTRUCTION AND BUILDING MATERIALS ONE







MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY IN QUANG NGAI.
Tên viết tắt: V CBM CO., LTD, QNG.
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: (055)3852950
Fax: (055)3852951
Email:
Mã số thuế: 0200128254-013


− Logo Công ty:
Với nguồn nhân lực có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và luôn nỗ lực phấn
đấu không ngừng, trong những năm qua, Công ty đã gặt hái được khá nhiều danh hiệu
như một bằng chứng cho sự nỗ lực trong hơn 10 năm qua. Điển hình là 2 lần đạt danh
hiệu Sản phẩm uy tín và Chất lượng khu vực miền Trung Tây Nguyên năm 2009 và 2
lần được trao giải Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2009, 2011 cùng
với nhiều giải thưởng cao quý khác.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình quản trị nhân sự.
1.2.1. Chức năng
Bên cạnh việc sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ như bàn, ghế, tủ, Công ty
còn thực hiện các hoạt động xuất khẩu đồ gỗ ra các thị trường nước ngoài nhằm tăng
cường hợp tác với các nước và phát huy tiềm năng của Công ty. Song song đó, Công ty
cũng nhập khẩu nguyên vật liệu, các trang thiết bị cho ngành xây dựng và trang trí nội
thất, phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở địa phương. Đây là những hoạt động cơ bản đóng
vai trò hết sức quan trọng đối với Công ty, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển và
hội nhập của Công ty vào thương mại quốc tế.
1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty luôn đặt việc kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích
thành lập là nhiệm vụ tất yếu và ưu tiên hàng đầu của mình. Bên cạnh đó, Công ty cũng
tuân thủ đầy đủ các chính sách kinh tế do các cấp ban hành, tổ chức các loại hình kinh


9
doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế; đồng thời, Công ty luôn báo cáo đầy
đủ, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Ngoài ra, Công ty còn dành sự quan tâm đến các vấn đề về thị trường quốc tế
như nghiên cứu, tổ chức thực hiện và giới thiệu các loại hình sản xuất kinh doanh trong
khuôn khổ pháp lý cho phép. Cùng với những nhiệm vụ trên, Công ty cũng đặc biệt
quan tâm đến những vấn đề về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và tài sản quốc gia.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Công ty có dạng hình tháp, quản lý bộ máy theo chức
năng, phân chia hoạt động thành các phòng ban, mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một
hoặc một số nhiệm vụ nhất định. Thông qua mô hình này, việc quản lý được thực hiện
một cách triệt để từ các cấp, các phòng ban nhằm tạo nên sự thống nhất và sợi dây liên
kết trong nội bộ Công ty.
Sơ đồ 1.. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V –
Chi nhánh Quảng Ngãi
Phòng kế toán tài vụ
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật

Phòng quản lý sản xuất

Ban giám đốc
Ghi chú:

: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp

(Nguồn: Báo cáo tình hình tổ chức nhân sự của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD
V – Chi nhánh Quảng Ngãi)
Ban giám đốc: Trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động của Công ty theo
các quy định của pháp luật; đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu phát triển của
Công ty.


10
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ chứng từ, cập nhật sổ sách
chứng từ kế toán theo các quy định pháp luật, phản ánh chính xác các số liệu về tình

hình hoạt động của Công ty, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và các khoản
phải nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Phòng xuất nhập khẩu: đảm nhiệm thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân
tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm; tiếp nhận đơn đặt hàng, làm thủ tục
chứng từ với các thủ tục hợp lệ; làm việc với các cơ quan chức năng liên quan như Hải
Quan, Sở Công Thương, Trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa.
Phòng kỹ thuật: quản lý vận hành, sửa chữa, bảo trì máy móc; ngoài ra còn có
nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các phương tiện kỹ thuật phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng quản lý sản xuất: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty.
Đảm nhận nhiệm vụ quản lý hoạt động của phân xưởng, chỉ đạo sản xuất trực tiếp và
bố trí công việc tại phân xưởng cho công nhân, đồng thời theo dõi nguyên vật liệu đưa
vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và
liên tục các quá trình vận hành của Công ty.
1.2.4. Tình hình quản trị nhân sự
Nhân lực là một yếu tố quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong sự tồn tại và phát
triển của một Công ty. Đối với Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – chi nhánh
Quảng Ngãi, tình hình lao động được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.. Tình hình nhân sự năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Giới
Nam
Nữ
tính
Trình
Đại học,


Năm 2012
Số
%
lượng
163
98
65
12

Năm 2013
Số
%

100
60,12
39,88

lượng
190
117
73

7,84

17

Năm 2014
Số
%


100
61,58
38,42

lượng
210
131
79

100
62,38
37,62

8,95

19

9,04


11

độ

trên Đại học
Cao đẳng,

44

28,76


74

38,95

79

37,63

Trung cấp
Lao động

97

63,40

99

52,10

112

53,33

phổ thông
(Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự Công ty TNHH MTV
xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi)
Do tính chất và đặc thù công việc yêu cầu phải có sức khỏe tốt để làm nên có sự
chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ lao động nam và nữ với số lượng lao động nam gấp 1,5
lần số lượng lao động nữ. Tuy nhiên, xét dưới góc độ trình độ văn hóa ta thấy:

Lao động phổ thông là lực lượng chiếm tỷ trọng cao nhất của Công ty, đặc biệt
năm 2012, chiếm trên 63%. Nguyên nhân là trong thời gian đó Công ty đang tiến hành
mở rộng sản xuất với quy mô lớn, chưa cần đòi hỏi kĩ thuật phức tạp và việc sản xuất
chủ yếu do lao động phổ thông có sức khỏe tốt đảm nhận, chưa có nhu cầu cần nhiều
lao động trình độ cao. Năm 2013, tỷ trọng này giảm xuống còn 52,10%. Lý giải cho
điều này là việc Công ty muốn phát triển mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác lớn. Để
đạt được điều đó thì cần có một đội ngũ lao động có trình độ và chuyên môn cao để
tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đối tác. Khi tình hình
kinh doanh đã tương đối ổn định, Công ty quyết định mở thêm một phân xưởng sản
xuất nữa, đây cũng chính là lý do lực lượng lao động phổ thông tăng nhẹ lên 53,33%
vào năm 2014.
Nhóm lao động Đại học và trên Đại học chiếm tỷ trọng thấp hơn những nhóm
còn lại nhưng đây chính là lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý và điều
hành Công ty. Nhận thấy cần phải có những lao động có chuyên môn và kiến thức
nghiệp vụ cao trong tình hình ngày càng có nhiều đơn hàng với các đối tác nước ngoài
nên tỷ trọng nhóm lao động Đại học và trên Đại học của Công ty có xu hướng tăng từ
7,84% năm 2012 đến 9,04% năm 2014.
Tỷ trọng của nhóm lao động Cao đẳng và Trung cấp tăng mạnh từ 28,76%
năm 2012 đến 38,95% năm 2013 và ít biến động cho đến năm 2014, cụ thể năm 2014
nhóm này chỉ tăng thêm 5 lao động. Nguồn nhân lực của nhóm này chủ yếu đến từ các


12
trường Cao đẳng và Trung cấp nghề, được bổ sung vào làm việc tại các phòng, ban,
phân xưởng sản xuất của Công ty.
Nhìn chung, cơ cấu nhân sự giai đoạn 2012 – 2014 đáp ứng khá tốt nhu cầu và
hoạt động của Công ty. Với mô hình tổ chức theo kiểu chức năng, Công ty TNHH
MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi đang tập trung lựa chọn những cá
nhân phù hợp với từng lĩnh vực cũng như tăng cường tuyển dụng nhân sự nhằm đáp
ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của Công ty.

1.3. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi
nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 1.. Tình hình kinh doanh giai doanh giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

104.315
83.476
20.839

109.542
90.761
18.781

129.803

104.163
25.640

So sánh

So sánh

2013/2012

2014/2013

(%)
105,0
108,7
90,1

(%)
118,5
114,8
136,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xây
lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi)
1.3.1. Doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nhìn chung doanh thu của Công ty khá cao và có xu hướng tăng qua mỗi năm, tuy
nhiên mức tăng không đồng đều. Năm 2012, tổng doanh thu của Công ty đạt 104.315
triệu đồng sau đó tăng lên 109.542 triệu đồng vào năm 2013, tức chỉ tăng 5,0% so với
năm 2012, nguyên nhân là do Công ty đang ổn định lại cơ cấu sản xuất bằng cách thu
hẹp kinh doanh một số mặt hàng sản xuất không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng

sau đó Công ty nhận thấy tiềm năng lớn trong việc chế biến dăm gỗ và các sản phẩm
nội thất bằng gỗ nên đã mở rộng quy mô sản xuất bằng cách mở thêm một phân xưởng
mới; áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cùng với trình độ lao động ngày
càng cao nên chất lượng sản phẩm không ngừng được cải thiện; đồng thời nhu cầu về


13
sản phẩm gỗ chất lượng cao lại tăng mạnh nên Công ty liên tục nhận được các đơn đặt
hàng số lượng lớn. Đây chính là lý dó giúp tổng doannh thu đạt 129.803 triệu đồng vào
năm 2014, tăng 18,5% so với năm 2013.
1.3.2. Chi phí
Nhìn chung, chi phí của Công ty biến động liên tục qua các năm. Năm 2012,
tổng chi phí ở mức 83.476 triệu đồng, đến năm 2013, tổng chi phí tăng lên 90.761 triệu
đồng, tức 8,7% và đạt mức 104.163 vào năm 2014, tức tăng 14,8% so với năm 2013.
Nguyên nhân là do giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh (Theo Thời báo kinh tế
Sài Gòn, Giá gỗ nhập khẩu tăng), và Công ty lại phụ thuộc hơn 50% từ nguồn nguyên
liệu nhập khẩu này (Theo phòng XNK của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V –
Chi nhánh Quảng Ngãi); đồng thời cũng do việc mở thêm phân xưởng giai đoạn 2013 –
2014 của Công ty. Thêm vào đó, sự gia tăng liên tục của giá dầu và giá điện trong
những năm vừa qua cũng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng tổng chi phí của Công
ty.
1.3.3. Lợi nhuận
Mặc dù doanh thu của Công ty tăng liên tục qua các năm nhưng lợi nhuận lại
tăng giảm không đều. Năm 2012 lợi nhuận Công ty đạt mức 20.839 triệu đồng nhưng
lại giảm xuống còn 18.781 triệu đồng vào năm 2013, tức giảm 9,9% so với năm 2012
do phải bù đắp khá nhiều cho các khoản chi phí của Công ty. Tuy nhiên đến năm 2014,
lợi nhuận Công ty lại tăng lên đáng kể đạt mức 25.640 triệu đồng, tức tăng 36,5% so
với năm 2013 do sự nỗ lực không ngừng của toàn thể Công ty và việc áp dụng những
chính sách phù hợp để thích ứng với những biến động trên thị trường.
1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ đối với Công ty TNHH MTV

xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi.


14
Bảng 1.. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ/ tổng doanh thu
của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi
giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2012
Tỷ
Chỉ tiêu

Giá trị

trọng

Năm 2013
Tỷ
Giá trị

(%)
Doanh

thu

xuất

khẩu sản phẩm gỗ
Doanh thu bán sản
phẩm trong nước

Tổng cộng

trọng

Năm 2014
Tỷ
Giá trị

(%)

trọng
(%)

64.420

56,3

61.181

52,5

95.512

68,8

49.975

43,7

55.375


47,4

43.394

31,2

114.39

100

116.55

100

138.90

100

5

6

6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xây lắp và
VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 – 2014)
Hoạt động chính của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh
Quảng Ngãi là xuất khẩu dăm gỗ và các sản phẩm từ gỗ như bàn, ghế, giường, tủ,…
sang thị trường các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU…, đem lại nguồn

thu chủ yếu cho Công ty. Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy doanh thu từ xuất
khẩu năm 2012 của Công ty đạt 64.420 triệu đồng, tương đương 56,3%, đến năm 2013
giảm còn 61.181 triệu đồng, giảm 3,8% so với năm 2012 nhưng lại tăng đáng kể đến
mức 95.512 triệu đồng, tương đương 68,8% vào năm 2014.
Thực tế nếu so sánh giữa thị trường Việt Nam với các thị trường các nước phát
triển thì rõ ràng thị trường các nước đó chiếm ưu thế nhiều hơn. Doanh thu từ hoạt
động xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu Công ty (từ 56,3%
đến 68,8% giai đoạn 2012 – 2014). Nguyên do của điều này là bởi lượng cầu của thị
trường nước ngoài lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước, đặc biệt đối với sản
phẩm dăm gỗ keo.
1.5. Công việc kiến tập tại Công ty


15
Thời gian thực tập của sinh viên được tiến hành trong giai đoạn từ ngày
01/06/2015 đến ngày 21/06/2015 tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi. Công việc cụ thể như sau:
− Ngày 01/06: Tham quan các phòng, ban để nắm rõ các hoạt động cụ thể của
Công ty.
− Từ ngày 02/06 – 08/06: Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ văn phòng như scan,
fax, photo và ghi chép các chứng từ, tờ khai phát sinh trong giai đoạn thực tập
vào cơ sở dữ liệu của Công ty để lưu trữ.
− Từ ngày 09/06 – 13/06: Đăng kí mượn container và lấy lệnh giao hàng tại các
hãng tàu, lấy các giấy chứng nhận cần thiết như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O),
….
− Từ ngày 14/06 – 21/06: Quan sát quá trình làm hàng, giao hàng tại phân xưởng
sản xuất và được xem qua bộ chứng từ đầy đủ như đã được học ở trường.
Nhìn chung, tình hình của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi
nhánh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2012 – 2014 có khá nhiều biến động theo hướng
tích cực cả về nhân sự lẫn tình hình kinh doanh. Với mặt hàng chủ lực là dăm gỗ và các

sản phẩm làm từ gỗ, Công ty đang tập trung chú trọng vào hoạt động kinh doanh đối
với những sản này. Tuy nhiên, trước sự phát triển của hoạt động xuất khẩu cùng với
cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt nam nói chung và
Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi nói riêng phải có
một cách nhìn nhận đúng đắn về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty mình,
từ đó thấy được những ưu và nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu gỗ để có thể xác
định một cách đúng đắn vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.


16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG V – CHI
NHÁNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tình hình xuất khẩu gỗ của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi
nhánh Quảng Ngãi
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH MTV xây lắp và
VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: USD
Năm

Giá trị

2012

3.253.378

2013
2014


3.129.749
4.979.430

Tốc độ tăng trưởng
Tuyệt đối
Tương đối (%)


-123.629
1.849.681

96,2
159,1

(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH MTV xây lắp và
VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 – 2014)
Giai đoạn 2012 – 2013, đa số các quốc gia trong khối EU thực hiện chính sách
cắt giảm chi tiêu do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng khủng
hoảng nợ công; đồng thời EU cũng bắt đầu áp dụng những tiêu chuẩn mới về mặt hàng
gỗ xuất khẩu vào các nước trong khối này, điển hình là quy chế về trách nhiệm giải
trình FLEGT (EU) về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu gỗ, những điều này làm ảnh
hưởng đáng kể đến việc xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này. Mặc dù Công ty đã
nỗ lực không ngừng để đối phó với tình trạng trên nhưng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ vẫn giảm 123.629 USD còn 3.129.749 USD vào năm 2013.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 4.979.430 USD, tăng 1.849.691 USD,
mức tăng khá cao so với năm 2013. Lý giải cho điều này là do ảnh hưởng từ suy thoái
ở thị trường Châu Âu nên việc cạnh tranh gặp nhiều trở ngại, nhiều nhà máy của các
nước chế biến sản phẩm từ gỗ nổi tiếng thế giới như Ý, Mỹ, Đức đã thu hẹp sản xuất,
trong khi mặt hàng đồ gỗ chế biến của Trung Quốc lại bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá



17
cao, làm mất lợi thế cạnh tranh. Đây là nguyên nhân năm 2014, Công ty đã nhận được
một số lượng lớn các đơn hàng từ nước ngoài.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: %
Mặt hàng
Dăm gỗ keo
Bàn Ghế ngoài trời
Tủ
Bàn trang điểm
Tổng cộng

Năm 2012
62,65
15,28
12,90
9,17
100,00

Năm 2013
69,84
17,03
10,05
3,08
100,00

Năm 2014
76,19

18,16
5,65
0
100,00

(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V –
Chi nhánh Quảng Ngãi)
Dăm gỗ keo được coi là sản phẩm chủ lực của công ty trong những năm vừa
qua với kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao, tăng từ 62,65% năm 2012 đến
76,19% năm 2014. Nguyên nhân là do gỗ keo là loại cây khá dễ trồng và có khả năng
thích nghi cao đối với những vùng đất khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng và chịu thời tiết
thất thường như ở Quảng Ngãi, do vậy Công ty có lợi thế lớn đối với sản phẩm này.
Dăm gỗ keo được làm ra từ việc băm các thân gỗ keo hoặc các mảnh gỗ keo vụn tạo
thành nguyên liệu quan trọng để sản xuất bột giấy, chất đốt hoặc ván MDF. Ngoài ra,
theo đánh giá của Tập đoàn Tư vấn quản lý và kỹ thuật lâm nghiệp hàng đầu của Phần
Lan – Poyry, xuất khẩu dăm gỗ của nước ta được xem là chất xúc tác cao để đẩy mạnh
các ngành công nghiệp chế biến gỗ nội địa. Và đó cũng là lý do dăm gỗ keo được nhiều
quốc gia ưa chuộng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các thị trường như Trung Quốc, Nhật
Bản, ngành công nghiệp giấy, bột giấy tăng trưởng khá mạnh nhưng lại thiếu nguồn
nguyên liệu trầm trọng, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ keo ở những thị trường này
ngày càng tăng.
Bàn ghế ngoài trời cũng là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu tăng nhẹ trong
những năm qua, từ 15,28% năm 2012 đến 18,16% năm 2014 . Mặt hàng này chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu của các hộ gia đình và các quán ăn ngoài trời ở thị trường các


18
nước Châu Âu. Hiện nay Công ty cũng đang không ngừng cải thiện về mẫu mã và chất
lượng sản phẩm để đảm bảo vị thế sản phẩm trong danh mục các mặt hàng chủ lực của
Công ty.

Tủ là mặt hàng khá phổ biến và quen thuộc trong các hộ gia đình. Tuy nhiên
trong giai đoạn 2012 – 2014, tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này có xu hướng giảm.
Nguyên nhân một phần là do mặt hàng dăm gỗ keo và bàn ghế ngoài trời chiếm chiếm
tỷ trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu dẫn đến lấn át về tỷ trọng đối với mặt hàng tủ.
Bên cạnh đó, theo Hội đồng tư vấn về phòng vệ Thương mại (TRC) của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, sản phẩm đồ gỗ nội thất phòng ngủ từ các nước
Việt Nam, Malaysia, Indonesia khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt
với nguy cơ bị kiện phòng vệ Thương mại (chống phá giá, chống trợ cấp). Nhận biết
được khó khăn trong việc cạnh tranh về giá với các đối thủ, Công ty dần chuyển sang
tập trung xuất khẩu các mặt hàng chính khác.
Bàn trang điểm chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm mạnh nhất trong các
mặt hàng, từ 9,17% năm 2012 giảm còn 3,08% năm 2013. Mặc dù Công ty đã nỗ lực
thay đổi liên tục về kiểu dáng cũng như chất lượng sản phẩm nhưng đứng trước nhu
cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Công ty nhận thấy khó có thể đáp ứng được vì
bàn trang điểm không phải là mặt hàng thế mạnh nên đã tập trung phát triển các mặt
hàng chính yếu khác và quyết định ngưng sản xuất mặt hàng này từ năm 2014 cho đến
nay.
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 2.. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: %
Thị trường
Châu Á

Năm 2012
47,61

Năm 2013
49,70

Năm 2014

52,15

Châu Mỹ

28,55

29,98

31,03

Châu Âu

23,84

20,32

16,82

Tổng cộng

100,00

100,00

100,00


19
(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V –
Chi nhánh Quảng Ngãi)

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD
V – Chi nhánh Quảng Ngãi khá rộng lớn, trải đều từ Châu Á đến Châu Mỹ và Châu
Âu. Trong đó, cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng
đều từ 47,61% năm 2012 lên 49,70% năm 2013 và đạt mức 52,15% năm 2014. Lý giải
cho điều này là do trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy và bột giấy tại
các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc phát triển khá nhanh chóng, song ở họ lại thiếu
hụt nguồn nguyên liệu trầm trọng dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gỗ ở những
nước này ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong những nước có
nhu cầu lớn đối với các sản phẩm đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoài trời. Năm 2011, Nhật
Bản phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng do động đất và sóng thần gây ra, làm
thiệt hại nặng nề cho đời sống của người dân nơi đây, đặc biệt là về cơ sở vật chất và
hạ tầng. Đây chính là lý do khiến nhu cầu về sản phẩm gỗ ở Nhật Bản tăng cao từ năm
2012 cho đến nay.
Cơ cấu xuất khẩu của Công ty tại thị trường Châu Mỹ đặc biệt là Hoa Kỳ cũng
tăng liên tục trong giai đoạn 2012 – 2014, từ 28,55% năm 2012 đến 31,03% năm 2014.
Nguyên nhân là do nền kinh tế Mỹ sau giai đoạn suy thoái kinh tế đã phục hồi trở lại
một cách nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu đối với các mặt hàng bàn ghế ngoài trời phục
vụ cho các hộ gia đình và quán ăn, nhà hàng ngày càng tăng cao. Thêm vào đó, vì hàng
hóa Mỹ bị đội giá do giá lao động cao và tỷ giá đô la Mỹ cũng ngày càng cao so với
các đồng tiền khác làm ảnh hướng đến mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ
sản xuất trong nước bị sụt giảm, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu gỗ ở thị trường này tăng
đều trong những năm vừa qua.
Khác với sự gia tăng ổn định trong cơ cấu xuất khẩu ở thị trường Châu Á và
Châu Mỹ, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu giai đoạn 2012 – 2014 lại có xu
hướng sụt giảm, từ 23,84% năm 2012 giảm xuống còn 16,82% năm 2014. Giải thích
cho vấn đề này là do Quy chế FLEGT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 kết hợp
với quy định ngày càng khắt khe của Châu Âu về tính an toàn của sản phẩm: Trách


20

nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC về đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể
khi sản phẩm hây thiệt hại cho người sử dụng, cùng một số yêu cầu khắt khe về bao bì,
nhãn mác sản phẩm khiến Công ty vấp phải một số khó khăn và cần có thời gian để có
thể thích nghi với những quy định trên. Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với Công
ty nếu muốn giữ được vị thế cạnh tranh ở tất cả các thị trường.
2.1.4. Phương thức kinh doanh xuất khẩu
Bảng 2.. Phương thức kinh doanh xuất khẩu giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: %
Phương thức
Tự doanh
Ủy thác
Tổng cộng

Năm 2012
82,14
17,86
100,00

Năm 2013
89,94
10,06
100,00

Năm 2014
93,18
6,82
100,00

(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH MTV
xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi)

Phương thức tự doanh hay xuất khẩu trực tiếp sang các nước khác chiếm tỷ
trọng cao, tăng mạnh từ 82,14% năm 2012 lên đến 93,18% năm 2014, tương ứng với
mức tăng 11,04%. Trong khi đó, hình thức ủy thác xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng khá
nhỏ và có xu hướng giảm liên tục, từ 17,86% năm 2012 giảm hơn 2 lần xuống còn
6,82% năm 2014. Cho thấy, mặc dù Công ty sử dụng cả hai phương thức là ủy thác
xuất khẩu và tự doanh song phương thức tự doanh vẫn chiếm ưu thế hơn. Nếu nhìn ở
góc độ lợi ích của Công ty thì phương thức tự doanh rõ ràng có những ưu việt nhất
định, nhất là việc trực tiếp giao kết hợp đồng với những đối tác mới, tạo điều kiện cho
Công ty có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như chủ động thương lượng với
các đối tác về phương thức thanh toán, về giá hàng và giúp Công ty tăng thêm lợi
nhuận. Bên cạnh đó, mặc dù lợi nhuận phương thức ủy thác mang lại là không ổn định,
biến động theo thị trường nhưng đối với các đối tác mới như Hoa Kỳ và các nước Châu
Âu, Công ty vẫn phải sử dụng phương thức này để hạn chế một số rủi ro cũng như do
quy định khác nhau giữa các quốc gia nên phương thức này không thể hoàn toàn được
thay thế bởi phương thức tự doanh.
2.1.3. Phương thức thanh toán


21
Bảng 2.. Phương thức thanh toán giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: %
Phương thức
Tín dụng chứng từ (L/C)
Chuyển tiền bằng điện (T/T)
Nhờ Thu (D/P)
Tổng cộng

Năm 2012
61,24
33,49

5,27
100,00

Năm 2013
60,19
36,55
3,26
100,00

Năm 2014
62,02
36,97
1,01
100,00

(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH MTV xây lắp và
VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi)
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những phương thức thanh toán đặc trưng
riêng biệt nên việc thanh toán với các đối tác cũng được thực hiện bằng nhiều phương
thức khác nhau. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn là phương thức được
Công ty sử dụng chủ yếu trong giai đoạn 2012 - 2014, với tỷ trọng luôn ở mức trên
60%. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là phương thức an toàn nhất, giảm thiểu được
nhiều rủi ro hơn so với các phương thức khác và thường được Công ty sử dụng đối với
các khách hàng mới, chưa có mối quan hệ thân thiết với Công ty. Ngoài ra, Công ty sử
dụng hình thức thanh toán L/C cũng một phần là do các đối tác yêu cầu do thói quen
thanh toán bằng L/C của họ, chẳng hạn như ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên phương thức này
cũng tồn tại những bất cập như tốn thời gian và những sai sót trong bộ chứng từ có thể
dẫn đến việc khách hàng từ chối thanh toán làm cho thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ có sự giảm nhẹ vào năm 2013.
Trong khi đó, chính nhờ hình thức thanh toán đơn giản và nhanh chóng nên

phương thức chuyển tiền bằng điện lại có tỷ trọng tăng liên tục từ 33,49% năm 2012
đến 36,97% năm 2014. Phương thức này thường được sử dụng đối với những đối tác
làm ăn lâu năm và có quan hệ tin tưởng thân thiết đối với Công ty như Công ty Modern
Wood Investment (Trung Quốc), Công ty sử dụng phương thức này sẽ thuận tiện hơn
khi đối tác đặt những đơn hàng lớn.
Khác với hai phương thức trên, phương thức nhờ thu D/P lại không an toàn bằng
L/C và cũng không tiện lợi và nhanh gọn như phương thức T/T mà lại mất thời gian và
tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Đó là lý do khiến tỷ trọng phương thức thanh toán bằng D/P


22
chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng ngày càng giảm, từ 5,27% năm 2012 xuống còn 1,01% năm
2014.
2.1.5. Phương thức vận tải
Từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2013, Công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu gỗ
100% theo điều kiện FOB Incoterm® 2010. Công ty tạm thời chấp nhận mức lợi nhuận
thấp hơn khi bán với giá FOB và chấm dứt trách nhiệm đối với hàng hóa khi hàng trên
boong tàu vì đối với Công ty, việc thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa khá phức
tạp nên Công ty cần có sự chuẩn bị tốt hơn về nguồn nhân lực và một số vấn đề liên
quan khác. Bên cạnh đó, với đội xe tải chất lượng cao nhập từ Hàn Quốc, Công ty đã
khá thuận lợi trong việc tự chuyên chở hàng hóa để giao tại Cảng Dung Quất (Quảng
Ngãi), Cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) và Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế).
Từ nửa sau năm 2013 cho đến nay, thay vì chỉ xuất khẩu gỗ theo giá FOB, Công
ty cũng đã bắt đầu xuất khẩu theo giá CIP, hình thức vận tải đa phương thức để kiếm
thêm lợi nhuận từ việc vận tải. Nhìn chung, Công ty khá thuận lợi trong việc vận
chuyển hàng đến cho khách hàng và đồ gỗ được chất vào Container nên ít khi gặp rủi
ro trong việc chuyên chở.
2.2. Nhận xét hoạt động xuất khẩu gỗ tại Công ty TNHH MTV xây lắp và vật liệu
xây dựng V – Chi nhánh Quảng Ngãi
2.2.1. Điểm mạnh

Thứ nhất, Công ty đã hoạt động được trên 10 năm. Trong quá trình hoạt động
khá dài đó, Công ty đã tạo được uy tín và thương hiệu cho riêng mình trong lòng người
tiêu dùng cũng như các đối tác trong và ngoài nước. Đồng thời, Công ty cũng đã xây
dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài và cũng là đối tác thân thiết với nhiều nhà nhập
khẩu các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Chính vì thế, dù những
năm gần đây tình hình kinh tế khá biến động và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt
hơn nhưng Công ty vẫn luôn tìm được thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng của mình
và làm cho kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao.
Thứ hai, Công ty tự quy hoạch khu vực trồng keo ngay trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi với diện tích trồng rừng rộng lớn: 1.600 ha rừng Keo Lai và 900 ha rừng Bạch


23
Đàn. Nhờ đó Công ty có thể chủ động được nguồn nguyên liệu và luôn đáp ứng kịp
thời nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu ngày càng tăng cao của đối tác các nước. Bên cạnh
đó, chất lượng luôn là yếu tố nổi bật của Công ty. Công ty luôn thực hiện kỹ càng trong
khâu chọn giống để phục vụ khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao và kiểm
soát rất chặt chẽ về chất lượng và nguồn gốc để phục vụ những thị trường “khó tính”
như Hoa Kỳ và EU đối với những loại gỗ đầu vào nhập khẩu. Ngoài ra, Công ty cũng
tạo niểm tin cho đối tác bằng sự linh động và chuyên nghiệp của mình trong việc sử
dụng các phương thức thanh toán bằng L/C và T/T để rút ngắn thời gian thanh toán và
tối thiểu hóa chi phí.
Chính nhờ những ưu thế nổi bật trên đã giúp Công ty TNHH MTV xây lắp và
VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi tạo được sức mạnh cạnh tranh để có thể đứng vững
trên thị trường quốc tế và không ngừng củng cố thương hiệu và uy tín trong những năm
qua của mình.
2.2.2. Điểm yếu
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty vẫn còn tồn tại một số điểm yếu
như sau:
Thứ nhất, nhân lực của Công ty chủ yếu là nguồn lao động phổ thông, trình độ

còn khá hạn chế. Trong những năm qua, mặc dù nguồn lao động trình độ cao có xu
hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ ít, khiến Công ty vấp phải một số khó khăn khi nhận
những hợp đồng phức tạp phải đòi hỏi có đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ cao để hạn
chế những rủi ro trong việc giao kết hợp đồng.
Thứ hai, máy móc công nghệ của Công ty còn khá lạc hậu, chưa đồng bộ đã làm
cho chi phí sản xuất và giá thành lên cao làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
Công ty. Nếu so sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước láng giềng như Trung
Quốc, Malaysia, Thái Lan thì các sản phẩm sản xuất của Công ty ở Việt Nam có giá
thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so
với các nước trong khu vực.
Thứ ba, Công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động quảng bá thương
hiệu và xúc tiến thương mại. Theo ông Vũ Bá Phúc, Tham tán thương mại tại khu vực


24
EU - Bỉ, các Doanh nghiệp nên tham gia hội chợ ít nhất là ba năm liên tiếp nhằm tạo ra
khái niệm về sản phẩm mới. Nhưng Công ty chỉ khoảng 3 năm mới tham gia một lần
và mỗi lần tham gia đều đưa ra những sản phẩm khá giống nhau cho từng thị trường
riêng biệt. Bên cạnh đó, mặc dù công nghệ thông tin phát triển mạnh trong những năm
gần đây nhưng đến nay Công ty vẫn chưa có một địa chỉ website riêng, điều này cũng
gây khó khăn không nhỏ cho các đối tác trong việc tiếp cận các thông tin của Công ty.
Với những hạn chế còn tồn tại như trên, Công ty đã thẳng thắn thừa nhận và
đang nỗ lực phấn đấu đề ra các giải pháp khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn về
mọi mặt nhằm củng cố sức mạnh cạnh tranh của mình với các đối tác trong và ngoài
nước.
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty
TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh Quảng Ngãi đã cho thấy một cái nhìn
khá cụ thể và chi tiết về hoạt động này của Công ty. Bằng việc khai thác triệt để lợi thế
về sản xuất các sản phẩm gỗ, đặc biệt là dăm gỗ; áp dụng các phương thức kinh doanh,
vận tải và phương thức thanh toán một cách hợp lý cũng như tìm kiếm và mở rộng

quan hệ với các đối tác nước ngoài đã đem lại nguồn thu đáng kể cho Công ty trong
những năm vừa qua. Tuy nhiên, cùng với những thành công đạt được đó, vẫn tồn tại
một số nhược điểm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của
Công ty. Chính vì thế, việc Công ty TNHH MTV xây lắp và VLXD V – Chi nhánh
Quảng Ngãi cần làm là phải có một cái nhìn đúng đắn về những cơ hội và thách thức
mà Công ty sẽ đối mặt để từ đó đề ra những chính sách phát triển và các giải pháp phù
hợp để khắc phục những điểm yếu, từ đó nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc
tế.


25
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY
LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG V – CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI
3.1. Triển vọng của hoạt động xuất khẩu gỗ
3.1.1. Cơ hội
Năm 2014 khép lại với sự bình ổn của nền kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiềm
chế đã tạo niềm tin cho các nền kinh tế nói chung và thị trường đồ gỗ nói riêng. Giá trị
xiaát khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2014 đạt 6,21 tỷ USD, tăng 11,1% so với
năm 2013. Đến đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn giữ đà
tăng trưởng, đạt 982,6 triệu USD, tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước. Những con số
này đã mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại Việt
Nam.
Thứ nhất, theo Báo cáo thị trường ngành hàng gỗ Việt Nam của Trung tâm
Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt
trên 100 thị trường nước ngoài và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất
ASEAN, đứng thứ hai tại Châu Á. Theo số liệu từ Trung tâm nghiên cứu công nghiệp
(CSIL), Việt Nam còn là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 6 thế giới, còn theo số liệu từ
Trung tâm Thương mại quốc tế ITC (trademap) thậm chí còn cho thấy Việt Nam là
nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Italia và Đức. Mặc dù có

sự chênh lệch về số liệu từ các nguồn khác nhau nhưng tất cả đều cho thấy Việt Nam
nằm trong tốp các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chứng tỏ nhu cầu mặt hàng gỗ
ngày càng tăng, sản phẩm gỗ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Ngoài
ra, những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70% tổng kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ) cũng là thị trường có mức tiêu dùng lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản và Trung Quốc.
Thứ hai, Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức uy tín thế giới như tổ
chức thương mại thế giới WTO, thành viên Hiệp hội các ngành công nghiệp đồ gỗ
ASEAN và sắp tới đây là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
TPP, với một số thành viên hiện là nguồn cung gỗ nguyên liệu có chất lượng cao,


×