Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại ở làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong – Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.32 KB, 24 trang )

Tiểu luận Quản lý chất thải nguy hại:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở LÀNG
NGHỀ ĐÚC NHÔM, CHÌ VĂN MÔN
YÊN PHONG – BẮC NINH.

Hà Nội, tháng 3 năm 2012.


MỤC LỤC

2


PHẦN I MỞ ĐẦU
Làng nghề là một trong những dặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao
đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa
lúc nông nhàn.
Làng nghề tái chế phế liệu chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng
ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim loại,
giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Đa số các làng nghề này nằm ở phía Bắc, công
nghệ sản xuất đã từng bước được cơ giới hóa.
Làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong – Bắc Ninh cũng giống như
bao làng nghề khác, đang góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình nơi
đây và tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động. Tuy nhiên, mỗi
ngày, làng nghề này đang thải ra một số lượng lớn chất thải chưa qua xử lý ra
môi trường. Do đặc thù làng nghề, chất thải mà làng nghề thải ra mỗi ngày có
một lượng lớn là chất thải nguy hại (CTNH), gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe của người dân nơi đây và chất lượng môi trường.


Theo quy định của pháp luật, cả chủ thải CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải
CTNH với cơ quan có thẩm quyền, và phải có trách nhiệm trong thu gom, lưu
giữ, vận chuyển và xử lý CTNH của mình. Tuy nhiên, hiện nay ở làng nghề Văn
Môn, công tác quản lý CTNH (QLCTNH) đang bị xem nhẹ. Vì vậy mà đã có
nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Để xây dựng cơ sở cho công tác khắc phục và
giảm thiểu hậu quả của việc không QLCTNH đúng cách, chúng em đã nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại ở làng nghề đúc
nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong – Bắc Ninh”.

3


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.

Về phát sinh chất thải làng nghề

Ở Việt Nam, hiện đã có rất nhiều ngiên cứu về làng nghề, cụ thể:
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, [Đặng Kim Chi và các
cộng sự, 2005]: Đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng
nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu
rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện
trạng kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện
trạng môi trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính).
Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010,
một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững
và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của
Việt Nam.
Qua nghiên cứu của tác giả, "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được

khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô
nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu
chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người
dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về
đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy
qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị
giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề".
Nghiên cứu của PGS.TS Đặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng nghề Bắc
Ninh cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng
trầm trọng. Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Phong Khê – Bắc Ninh):
nồng độ CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28 – 36 mg/l). Bụi ở khu vực dân cư
có nồng độ cao hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần. CO tại khu vực sản xuất cao gấp 2
lần TCCP, tiếng ồn cao hơn TCCP từ 3 – 10 dbA; tại làng nghề tái chế sắt thép
Đa Hội: Không khí xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất cao lớn hơn TCCP
4


12 lần, tiếng ồn lớn hơn 28 lần TCCP, bụi hơn 6 lần, nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ
không khí từ 4 – 5 0C; làng nghề tái chế nhựa Minh Khai: nồng độ bụi lớn hơn
TCCP 1h và 24h là 1- 4 lần và 3 - 6 lần, nồng độ HCl cao hơn TCCP 1,6 lần.
[Lê Đức Thọ, 2008].
Đối với khu vực làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong – Bắc
Ninh, hiện đã có khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Đánh giá hàm lượng kim loại
nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong môi trường đất tại làng nghề đúc nhôm, chì
Văn môn – Yên Phong – Bắc Ninh” của Vũ Thị Thùy Dương trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội năm 2008. Nghiên cứu tập trung vào vấn đề ô nhiễm của
làng nghề, đánh giá hiện trạng hàm lượng kim loại nặng trong đất tại Văn Môn,
nguồn gốc kim loại nặng từ làng nghề, phân tích tình trạng ô nhiễm, từ đó kiến
nghị các giải pháp hợp lí để thu gom, xử lí chất thải rắn, lỏng, khí. Đề tài
“Nghiên cứu chỉ số liều lượng rủi ro của chì (Pb) từ nguồn lương thực tại làng

nghề tái chế nhôm Văn Môn – Bắc Ninh” của Lê An Nguyên, Nguyễn Mạnh
Khải (Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Đức Minh,
Nguyễn Công Vinh (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam), Rupert Lloyd Hough, (Học viện Nghiên cứu sử dụng đất Macaulay,
Aberdeen, Vương Quốc Anh), Ingrid Oborn (Khoa Tài nguyên thiên nhiên và
Khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp thụy Điển
(SLU)) năm 2009. Nghiên cứu đã chỉ ra sự tích lũy chì trong nguồn lương thực
(gạo) từ khu vực nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi chất thải từ làng nghề Văn Môn
từ đó tính chỉ sô liều lượng rủi ro (HQI). Kết quả cho thấy hàm lượng Pb trong
mẫu gạo ở khu vực làng nghề (0,057 ppm) cao hơn có ý nghĩa so với vùng đối
chứng (0,029 ppm) cho thấy xu hướng tích lũy Pb trong sản phẩm nông nghiệp
của làng nghề và có thể gây rủi ro lớn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xem xết các nguồn thải để tính chỉ số HQI
mà chưa đề suất được các biện pháp giảm thiểu.

5


Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, nồng độ bụi ở
tất cả các vị trí đo trong khu vực làng nghề đúc đồng Đại Bái đều có giá trị vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 2,67 đến 4 lần, tại làng nghề Văn Môn nồng độ bụi cũng
vượt tiêu chuẩn tới gần 5 lần… Xuất phát từ thực tế này, năm 2009, được sự
giúp đỡ của Đại sứ quán Nhật Bản, cơ quan hợp tác quốc tế JICA (Nhật Bản) tại
Việt Nam, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh các
Hợp tác xã Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai dự án “Hỗ trợ
6 mô hình trình diễn về xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái
chế kim loại màu trên địa bàn tỉnh” bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của
Chính phủ Nhật Bản.
2.


Về quản lý chất thải nguy hại làng nghề

Hiện nay, ở việt Nam còn thiếu các nghiên cứu về QLCTNH. Hầu hết chỉ
xây dựng các giải pháp chung cho quản lý chất thải làng nghề, chưa phân tách rõ
QLCTNH. Cụ thể có một số các tài liệu, các đề tài nghiên cứu sau:
Cuốn Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường cho
làng nghề tái chế kim loại [GS.TS Đặng Kim Chi và các cộng sự, 2010] cũng đã
chỉ ra công nghệ sản xuất của các làng nghề tái chế kim loại, đánh giá chung về
hiện trạng môi trường làng nghề tái chế kim loại, các thiết bị sử dụng trong quá
trình sản xuất, định mức tiêu thụ nguyên – nhiên liệu và hóa chất trong quá trình
sản xuất, đặc biệt là đã bước đầu kiểm toán chất thải trong công nghệ sản xuất.
Từ đó xác định chi phí dòng thải và hậu quả môi trường. Trên cơ sở đó, đưa ra
các giải pháp kỹ thuật – quản lý, các hướng dẫn quan trắc và kiểm soát ô nhiễm
môi trường làng nghề tái chế kim loại.
Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và môi
trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng
quan về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng
nghề, tác giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại hình làng nghề. Ở
6


đây cũng đề cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát
triển làng nghề bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về
thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi trường…). Qua đó đề xuất các giải
pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp
quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề. Các giải pháp
này được đề cập cụ thể hơn trong “ĐTNC cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng
nghề Việt Nam” (KC.08.09, 2005), cụ thể là các “Tài liệu hướng dẫn áp dụng
các giải pháp cải thiện môi trường” cho các làng nghề nhựa; chế biến nông sản,

thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; dệt nhuộm.
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Minh Yến, Đặng Vân
Trình… đã nêu trên đều có đề cập đến các giải pháp can thiệp.
Ngoài những giải pháp về kỹ thuật (sản xuất sạch hơn và sử dụng công nghệ
xử lý chất thải) thì trong công tác quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu hiện
đang lưu ý đến một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong điều kiện
của Việt Nam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và phát
triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. Về khía cạnh này có một số nghiên
cứu, bài viết điển hình như: “Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển
làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng” [Bùi Đình
Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005]; “Môi trường làng nghề với việc phát triển
du lịch bền vững” [Lê Hải, 2006]; “Phát triển bền vững du lịch làng nghề sinh
thái – văn hóa” [Nguyễn Thị Anh Thu, 2005); Đặc biệt trong đó có nghiên cứu
về “Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng
sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến đổi” [Đặng Đình Long, 2005]. Nghiên
cứu đã đề cập đến tình trạng xung đột môi trường hiện nay tại các làng nghề
Việt Nam, nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng. Các tác giả đã nêu cơ sở lý
luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tính cộng đồng với xung đột môi
trường tại khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng và đã đi đến những kết luận
khá rõ ràng có liên quan như: “chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện nay
7


là rất xấu; nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn chế;
Tâm lý phổ biến của chính quyền và cộng đồng trước thực trạng ô nhiễm là sự
trông chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý thức tự giác; mô hình ứng xử cơ bản của
người dân đối với vấn đề môi trường là không biết làm gì và không có những hành
vi cụ thể để bảo vệ môi trường….”
Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ những ý
kiến trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%; giải pháp

nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và cùng người sản xuất
xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu không xử lý ô nhiễm thì ngừng sản
xuất chỉ có 1,1% [Đặng Đình Long, 2005]. Qua đó cho thấy rằng ý thức của cộng
đồng trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với môi trường còn nhiều hạn chế, vấn đề
xung đột môi trường có nguy cơ khá cao và phức tạp.
Việt Nam cũng đang có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kinh nghiệm của các
nước đi trước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực quản lý môi trường. Đối
với môi trường làng nghề, năm 2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ Môi trường Hàn Quốc tổ chức Hội thảo áp
dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong quản lý môi trường các làng nghề truyền thống
Việt Nam.
Hơn nữa, kể từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005) cho
đến nay đã có nhiều chương trình hoạt động cụ thể nhằm cải thiện về mặt chính
sách, ủng hộ về nguồn vốn, nâng cao kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường,
tạo thương hiệu cho các sản phẩm, quan tâm đến vấn đề môi trường các làng
nghề…, khuyến khích cho các làng nghề phát triển về nhiều mặt.

8


PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.

Giới thiệu về tình hình sản xuất của làng nghề

Hoạt động chủ yếu của làng nghề Văn Môn là đúc nhôm. Xã có 450 hộ làm
nghề đúc nhôm, trong đó có trên 100 hộ sản xuất lớn, 236 hộ chuyên thu gom
phế liệu. Sản lượng nhôm, đồng phế liệu chế biến hàng năm khoảng trên 3000
tấn. Các mặt hàng sản xuất gồm:
- Đúc nhôm: 450 hộ sản xuất gồm các mặt hàng như đồ gia dụng, nhôm

thỏi… với sản lượng khoảng 2000 tấn/năm.
- Đúc chì: 01 hộ sản xuất chì kẹp công tơ điện với sản lượng khoảng 100
kg/ngày, tương đương với 30 tấn/năm.
- Đúc kẽm: 02 hộ sản xuất với lượng trên 2 tấn/ngày, tương đương với
600 tấn/năm.
- Sản xuất đồng: 01 hộ sản xuất kéo dây cáp điện với sản lượng khoảng
370 tấn/năm.
Nguyên liệu sử dụng là các loại phế liệu kim loại màu (nhôm, đồng, chì) như:
dây điện, dụng cụ gia đình, vỏ máy các loại…Với lượng tiêu thụ khoảng trên
4000 tấn/năm. Do nguồn nguyên liệu rất phong phú nên khi cô đúc nhôm, chì
chất thải chứa nhiều kim loại nặng và các tạp chất khác.
Nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình nung chảy phế liệu và đúc là than và điện
với lượng tiêu thụ khoảng 870 tấn than/năm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất đã
thải ra môi trường một lượng khí thải và chất thải rắn lớn. Trung bình mỗi ngày
làng nghề thải ra 1500m3 khí thải bao gồm CO, CO 2, SO2, NOx, bụi và bụi kim
loại. Do lượng than chỉ cháy hết khoảng 75 % nên lượng xỉ than thải ra khoảng
217,5 tấn/năm, điều này gây nguy hại trực tiếp tới môi trường đất của xã Văn
Môn.

9




Phôi đúc

Đúc khuôn

Chất thải:







Khí thải, nhiệt độ, tiếng ồn
Nước làm mát

Sử dụng nhiên liệu là than
Nấu chảy

Chất thải:






10
Khí thải: CO, SO2, CO2, NOx, bụi
Nhiệt độ, tiếng ồn
Xỉ than, xỉ kim loại

Chất thải










Phân loại

Chất thải rắn lẫn trong phế liệu, nilon
Dầu mỡ trong các máy biến thế
Tro từ việc đốt dây cáp điện để lấy đồng

Nguyên liệu

Vỏ lon bia, nước giải khát, nhôm phế liệu
Máy biến thế, dây cáp điện
Đồ dùng sinh hoạt bị loại bỏ

2.

Quy trình sản xuất
2.1 Quy trình đúc nhôm, chì




11
Thành phẩm

Bể nước sạch
Chất thải: Nước thải chứa axit, cặn nhôm

Đánh bóng


Chất thải:



Chất thải: Dầu mỡ



Thành phẩm: Xoong, mâm, ...



Chất thải: axit có chứa cặn nhôm




Sử dụng axit để đánh bóng

Sản phẩm thô

Máy đột dập, gò
thủ công




Cắt bavia


Dầu mỡ
Đầu mẩu nhôm

Máy cán



Chất thải: Dầu mỡ

Phôi đúc nhôm

2.2

Quy trình sản xuất đồ gia dụng


3.

Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại
Sơ đồ dòng vật chất cho một hộ sản xuất nhôm điển hình

Nhôm phế liệu:
200 kg/ngày

Than đá: 80-100
kg/ngày
Bột Zn: 0,02 kg/ngày
Điện: 5 KWh/ngày

Phân loại


Đúc phôi nhôm

Cán kéo, tạo hình

Nước: 3,4 m3/ngày
NaOH: 5-6 kg/ngày
H2SO4: 0,5 l/ngày
Axit cromic: 0,5-0,7
l/ngày
Chất tạo bóng: 5
kg/ngày

Xử lý bề mặt

Sản phẩm
(170 kg/ngày)

12

Phế phẩm: 10 kg/ngày
(chiếm 5% nguyên liệu)

Cấn (cặn xỉ nhôm): 15
kg/ngày
Bụi: 0,728-0,91 kg/ngày
Khí lò (CO, CO2, SO2,
NOx): 2,9-3,7 kg/ngày
Xỉ than: 22-27 kg/ngày
(chiếm 27% nhiên liệu)

Nhiệt độ, tiếng ồn

Cám nhôm: 5 kg/ngày (đưa
đi nấu lại)
Nhiệt độ, tiếng ồn

Vẩy nhôm, xỉ nhôm: 10-20
kg/ngày
Nước thải (chứa dầu mỡ,
CTR): 3,06-3,21 m3/ngày
Axit, bazơ, chất tạo bóng
Nhiệt độ, tiếng ồn


Theo mục 7 Danh mục CTNH ban hành kèm theo Quyết định
23/2006/QĐ-BTNMT, CTNH mà làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn – Yên
Phong – Bắc Ninh thải ra gồm có:
Thành phần
Bụi, bã xỉ kim loại
(nhôm, chì, kẽm)

Nguồn gốc
Quá trình nấu chảy, đúc
khuôn.
Gạn đãi bã, bột nhôm.
Cán kéo, tạo hình.

Định lượng
600 – 800 tấn/năm
Tỉ lệ thu hồi: nguyên liệu

dạng bột là 50%, dạng bã
là 80%, nhưng số hộ sản
xuất theo dạng này rất ít,
không đáng kể.
_

Axit, bazơ (HCl, H2SO4, Đánh bóng sản phẩm, xử
HNO3, NaOH)
lý bề mặt.
Tro
Đốt dây cáp điện để lấy
_
dây đồng.
Cặn dầu thải.
Từ máy biến thế phế liệu. Khoảng 5000 l/năm
Dầu mỡ có chứa bột
Từ máy đột dập, cắt
nhôm.
bavia.
Xỉ than có lẫn kim loại Quá trình nấu chảy.
217,5 tấn/năm
Nước thải có chứa kim
Làm sạch bề mặt kim loại.
loại, axit, dầu mỡ
Đúc khuôn.
_
Đánh bóng, xử lý bề mặt.
Các khí thải độc hại
Quá trình nấu chảy
_


Ghi chú: _ Không định lượng được.

13


4.

Bộ máy quản lý môi trường tại Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

Sở Tài nguyên và
Môi trường

Chi cục Bảo vệ môi trường

Trung tâm Quan trắc và
Phân tích môi trường

Phòng Tài nguyên môi trường
cấp huyện

Cán bộ địa chính xã

Sơ đồ tổ chức các cơ quan quản lý môi trường.


14


5.

Những văn bản pháp luật hiện hành có liên quan

Điều 38 của luật BVMT 2005 quy định rất rõ về BVMT đối với làng nghề.
Tuy rằng những quy định này còn rất ngắn gọn, chưa cụ thể chi tiết, nhưng đây
cũng là văn bản có tính pháp lý đầu tiên quy định về BVMT ở các làng nghề.
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về QLCTNH.
Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải
nguy hại.
Tiêu chuẩn TCVN 6706:2009 về CTNH – phân loại.
Tiêu chuẩn TCVN 6707:2009 về CTNH – dấu hiệu cảnh báo.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4317:86 - Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản thiết
kế.
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 320:2004- Bãi chôn lấp CTNH – Tiêu chuẩn
thiết kế.
Quy chế BVMT làng nghề tỉnh Bắc Ninh và đề án giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh ban hành tháng 7/2000.
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm và việc tiêu hủy chúng (gồm có 29 điều, 6 phụ lục).
Công ước Stockhom về POP mà Việt Nam đã tham gia. Đây là công ước
đang sử dụng hiện tại ở Việt Nam.
Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật và các công ước mà Việt Nam đã tham
gia khác.
6.


Quản lý chất thải nguy hại tại cơ sở

Nhận xét chung: Làng nghề Văn Môn phát triển theo hướng tự phát, không
có quy hoạch, trình độ công nghệ thấp, lao động giản đơn, chưa được đào tạo
đầy đủ cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ý thức BVMTchưa cao, sản xuất
chạy theo lợi nhuận và kinh tế, bất chấp độc hại, nguy hiểm gây ô nhiễm môi
trường, thiếu các chính sách đồng bộ từ cơ quan quản lý trung ương tới địa
phương về hỗ trợ sản xuất và quản lý môi trường tại làng nghề, chưa có ban
15


quản lý môi trường của xã, quy mô sản xuất nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã nên
nguồn thải nhỏ, khó tập trung và hầu như chưa được xử lý.
Hiện nay, các nhà máy xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tiếp tục hoạt động
bên ngoài. Chính vì vậy nên gặp khó khăn trong việc quy hoạch mạng lưới thu
gom, vận chuyển chất thải nguy hại đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, hiện tại vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn chất thải nguy hại có quy
mô hiện đại, áp dụng cho chủ nguồn thải, chỉ xử lý ở một số nhà máy đốt chất
thải nguy hại của tư nhân quy mô nhỏ, công suất thấp. Không những thế, hệ
thống thông tin chưa được liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó
gây khó khăn trong việc theo dõi và cập nhật thông tin về quá trình hoạt động
của các cơ sở… dẫn đến việc quản lý kiểm soát chất thải nguy hại còn nhiều bất
cập.
Chẳng hạn việc quy định tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại phải
đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
tuy nhiên không quy định rõ khối lượng, tổng thời gian hoạt động có phát sinh
chất thải nguy hại là bao nhiêu thì phải đăng ký, dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân
có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại với số lượng ít,
thời gian hoạt động ngắn vẫn phải thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Hay việc chưa quy định cụ thể số lượng, chất lượng của các phương tiện vận
chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường dẫn đến nhiều loại phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại hiện
nay chưa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…
Vì vậy các cơ quan chức năng cần tích cực vào cuộc hơn nữa để công tác thu
gom, vận chuyển cũng như xử lí chất thải khu vực làng nghề đặc biệt là chất thải
nguy hại để phát triển làng nghề đi kèm với bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
con người.

16


Theo thông tư 46/2011/TT-BTNMT, đối với chất thải nguy hại (nếu có) phải
thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho đơn vị có giấy phép hành nghề
theo quy định.
Theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT
Thực tế tại làng nghề Văn Môn
 Công tác đăng ký chủ nguồn thải CTNH
Các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề Việc đăng ký chủ nguồn thải
Văn Môn (tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều CTNH trên cơ sở tự nguyện.
hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có Rất ít các cơ sở tự giác đăng ký
phát sinh CTNH) theo điều 25 của thông tư chủ nguồn thải CTNH.
12/2011/TT-BTNMT phải lập 02 (hai) bộ hồ
sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu
quy định tại Phụ lục 1 (A và B) kèm theo
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT và nộp trực
tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh để
xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH.

6.2 Công tác thu gom chất thải nguy hại
CTNH cần được thu gom, đóng gói trong Chất thải rắn không được phân
bao bì, thiết bị lưu chứa CTNH. Những bao loại, tách riêng thành phần nguy
bì, thiết bị lưu chứa này cần đảm bảo các yêu hại. Chất thải rắn được đóng
cầu trong mục 1 và 2 phụ lục 7 của thông tư thành bao với bao bì không đảm
12/2011.
bảo các yêu cầu trong mục 1 của
Các bao bì, thiết bị lưu chứa CTNH phải thông tư 12/2011.
được dán nhãn cảnh báo nguy hiểm theo quy Axit, bazơ không được thu gom
định trong TCVN 6707:2009. Ngoài ra một lại.
số loại CTNH còn cần được dán nhãn chỉ Dầu mỡ trong máy biến thế
dẫn bảo quản.
không được thu gom.
Nếu một chất có nhiều dạng nguy hại thì Tro sau khi đốt dây cáp điện
phải dùng thêm nhãn nguy hại phụ kèm theo. không được thu gom.
Nhãn nguy hại phụ phải dán ngay bên cạnh Đối với chất thải rắn tuy được
nhãn nguy hại chính.
thu gom nhưng không được dán
Các kiện hàng hình trụ nhỏ phải có chu vi nhãn lên các bao bì chứa các
sao cho nhãn dán không phủ lên chính nó.
CTNH này.
Các mũi tên vì lý do khác mà không biểu thị
định hướng đóng gói của kiện hàng chứa
CTNH thì không được hiển thị trên kiện
hàng.
Mọi nhãn phải được in hay dán chắc chắn
17


trên bao bì dễ nhận biết, rõ rang và không bị

che khuất bởi bất kỳ phần nào trên bao bì
hay bị che bởi nhãn khác.
Các nhãn không được gấp nếp hay không
được dán theo cách mà các phần của nhãn
nằm trên các mặt khác nhau của kiện hàng.
Nếu bề mặt kiện hàng không đủ chỗ thì chấp
nhận dùng móc gắn kèm nhãn lên kiện hàng.
Khi dùng nhãn định hướng ít nhất phải sử
dụng hai nhãn ở hai mặt đối diện nhau của
kiện hàng và hướng mũi tên phải chỉ đúng.
Các nhãn theo các quy định thích hợp khác
không được làm rối hay mâu thuẫn với các
quy định trên.
Mọi kiện hàng phải được ghi tên thích hợp
khi vận chuyển bằng đường thủy theo đúng
hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và ghi số chỉ
định quốc tế sau ký hiệu “UN”.
6.3 Công tác lưu giữ chất thải nguy hại
Khu vực lưu giữ CTNH phải tuân theo các Các CTNH không được lưu giữ
quy định trong mục 3, phụ lục 7 của thông tư theo đúng quy định.
12/2011.
Không có nhà kho hay khu vực
Vị trí lưu giữ các loại CTNH trong kho phải lưu giữ CTNH đảm bảo các yêu
dưa trên cơ sở tính tương thích giữa các loại cầu về thiết kế.
CTNH với nhau.
Các loại CTNH để lẫn với nhau
Khi không có điều kiện mà phải lưu giữ mà không quan tâm tới tính
CTNH ngoài trời thì cần tuân thủ một số tương thích của chúng.
nguyên tắc sau:
+ Khu lưu giữ phải có mái che mưa, nắng.

Các thùng chứa phải đặt thẳng đứng trên gỗ
lót, phải lưu giữ các thùng sao cho luôn có
đủ đường ra, vào để chữa cháy. Thùng lưu
giữ trên mặt đất phải được đặt trong khu vực
có đắp gờ ngăn cách có thể tích không nhỏ
hơn 110% thùng lớn nhất đặt bên trong.
+ Các CTNH chứa trong thùng trên mặt đát
không được lưu giữ chung trong các khu vực
riêng biệt nếu không có cùng cách phân loại
quốc tế. Gờ ngăn cách từng khu vực phải
được làm bằng vật liệu chống thấm.
+ Các thùng lưu giữ lượng lớn chất lỏng dễ
cháy không được đặt trong cự ly 500m cách
khu dân cư hay 200m cách khu sinh hoạt của
18


công nhân. Mọi thùng lưu giữ mới ngầm
dưới đất (kể cả lưu giữ sản phẩm dầu khí)
phải được trang bị phương tiện kiểm tra rò rỉ
và nếu đặt trong vùng nhạy cảm (gần nguồn
nước ngầm dùng cho sinh hoạt hay cho nông
nghiệp) phải thiết kế tường đôi. Mọi thùng
chứa, mạng ống ngầm, hệ thống chuyển tải
và máy móc thiết bị phải được nối đất hay
được bảo vệ bằng phương tiện thích hợp
khác. Các phương thức hoạt động phải tránh
được các sự cố kèm theo sự phóng điện hay
tĩnh điện.
+ Nhà ăn, phòng thay quần áo không được

xây dựng như là một phần cấu thành nhà kho
mà phải xây tách biệt với khu lưu giữ ít nhất
10m. Cần phải có các phương tiện vệ sinh
thích hợp, có vòi nước rửa mắt trong trường
hợp khẩn cấp. Không cho phép đặt khu nhà ở
hay nhà bếp trong kho bãi lưu giữ CTNH.
6.4 Công tác vận chuyển chất thải nguy hại
Phương tiện vận chuyển CTNH phải tuân CTNH không được vận chuyển
theo các yêu cầu trong mục 4, phụ lục 7 của tới nơi xử lý/thải bỏ.
thông tư 12/2011.
Nếu có vận chuyển tới nơi thải
Việc lựa chọn vận chuyển chung CTNH góp bỏ cũng không đảm bảo các yêu
phần giảm được số lần vận chuyển và giải cầu của công tác vận chuyển
quyết nhanh chóng số lượng CTNH phát CTNH.
sinh tại các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên không
phải chất thải nào cũng được vận chuyển
chung với nhau vì như vậy sẽ làm tăng nguy
cơ cháy nổ trong chính khối chất thải được
vận chuyển. Vì vậy khi vận chuyển CTNH
cũng nên theo nguyên tắc như trong lưu giữ
CTNH.
Lộ trình vận chuyển phải được lựa chọn sao
cho tránh tối đa các sự cố giao thông và ô
nhiễm môi trường. Tuyến vận chuyển chất
thải thường được chọn sao cho ngắn nhất,
đảm bảo khoảng cách an toàn đối với khu
dân cư, khu vực có nguồn nước dùng cho
sinh hoạt, không đi qua các giao lộ lớn,
nhiều xe và đông người qua lại. Thời điểm
vận chuyển không nên trùng vào các giờ cao

điểm và rút ngắn thời gian vận chuyển.
19


Công tác xử lý chất thải nguy hại
Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH phải tuân CTNH không được xử lý mà đổ
theo các yêu cầu của mục 5, phụ lục 7 của bừa bãi ra môi trường.
thông tư 12/2011.
Chất thải rắn được đóng thành
Các CTNH phải được xử lý đúng cách để bao, vứt xuống ao, mương, vệ
đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới súc đường hay đem lấp cả đồng
khỏe con người và chất lượng môi trường.
ruộng.
Axit, bazơ thải sau quá trình
đánh bóng sản phẩm đổ cùng
nước thải không qua xử lý vào
hệ thống kênh mương thoát nước
ra sông, ao, hồ.
Dầu mỡ trong máy biến thế đa
số được các hộ đổ tại khu đất
nhà mình.
Dây cáp điện được đem ra ruộng
đốt lấy đồng, tro sau đốt không
được thu gom mà để lại tại chỗ.
Các khí thải độc hại không được
xử lý mà thải trực tiếp ra môi
trường.
6.5




Đánh giá chung về công tác QLCTNH ở làng nghề Văn Môn – Yên
Phong –Bắc Ninh:

+ Ưu điểm: Các cơ sở sản xuất tiết kiệm được chi phí cho các công tác thu gom,
lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH do không thực hiện các công tác QLCTNH
này.
+ Nhược điểm: Các cơ sở sản xuất không thực hiện công tác QLCTNH mà thải
ra ngoài môi trường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, không chỉ vậy còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chính
những người dân sống tại đây. Việc xả thải các CTNH mà không có sự tái chế,
tái sử dụng lại cũng gây lãng phí và thất thoát tài nguyên, gây thiệt hại về kinh tế
cho các cơ sở sản xuất.
+ Nguyên nhân:
_ Làng nghề phát triển tự phát không có quy hoạch.
_ Công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ lao động thấp.
20


_ Ý thức BVMT chưa cao, sản xuất chạy theo lợi nhuận, bất chấp độc hại
nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường.
_ Người dân thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật về QLCTNH,
về tác hại của CTNH.
_ Thiếu các chính sách đồng bộ từ cơ quan quản lý trung ương tới địa
phương về hỗ trợ sản xuất và QLMT tại làng nghề, thiếu ban QLMT của xã.
_ Quy mô sản xuất nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã nên nguồn thải nhỏ,
khó tập trung và hầu như chưa được xử lý.
_ Chi phí cho QLCTNH cũng là một trong những nguyên nhân khiến các
cơ sở sản xuất không thực hiện các quy định về QLCTNH.
_ Thiếu các cơ sở, doanh nghiệp hợp đồng vận chuyển CTNH, và

QLCTNH. Tại Yên Phong vẫn chưa có Công ty vệ sinh môi trường.

21


PHẦN IV KẾT LUẬN
Đúc nhôm, chì đã đem lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân ở
Văn Môn – Yên Phong - Bắc Ninh, giúp người dân nơi đây cải thiện chất lượng
sống, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên do đặc thù sản
xuất, làng nghề Văn Môn mỗi ngày thải ra một lượng lớn chất thải, trong đó
CTNH chiếm một phần không nhỏ.
Thành phần CTNH này gồm có: cặn, xỉ bã kim loại, axit, bazơ thải, tro của
đốt dây cáp điện lấy đồng, xỉ than, nước thải lẫn cặn kim loại, dầu mỡ thải,…
Thông qua quy trình sản xuất, có thể chỉ ra nguồn gốc của CTNH, đồng thời
định lượng tương đối lượng CTNH này.
Công tác QLCTNH ở làng nghề Văn Môn còn nhiều bất cập. Hầu hết không
được thực hiện đúng quy định của pháp luật nhưng lại không được quản lý và
không bị xử lý nghiêm minh. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều nguyên
nhân, nhưng nổi cộm nhất là do sự thiếu hiểu biết của người dân, ý thức BVMT
chưa cao, tâm lý chạy theo lợi nhuận không quan tâm tới vấn đề môi trường, sự
thiếu quan tâm, thiếu quản lý của các cơ quan nhà nước, thiếu trình độ chuyên
môn của cán bộ chuyên trách. Bên cạnh đó là công nghệ sản xuất lạc hậu, chi
phí cho thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH cao.
Hậu quả tất yếu của điều này là sự suy giảm về sức khỏe con người và chất
lượng môi trường. Vì vậy cần có các giải pháp kịp thời để khắc phục và ngăn
ngừa các ảnh hưởng xấu của CTNH tới con người và môi trường. Các giải pháp
này cần có sự tham gia không chỉ của nhà nước, các cơ quan quản lý môi
trường, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, mà còn cần sự tham gia của toàn xã
hội.


22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Bộ TN&MT. 2010. Báo cáo môi trường quốc gia 2010.
Bộ TN&MT. 2008. Báo cáo môi trường quốc gia 2008 môi trường làng

3.
4.
5.

nghề Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2011. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.
Đặng Kim Chi và các cộng sự. 2005. Làng nghề Việt Nam và môi trường.
Đặng Kim Chi và các cộng sự. 2010. Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải
pháp cải thiện môi trường cho làng nghề tái chế kim loại. NXB Khoa học

6.

và Kỹ thuật.
Nguyễn Văn Công. 2009. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Biện pháp kinh tế và

7.

quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Hải Dương.
Vũ Thị Thùy Dương. 2008. Khóa luận tốt nghiệp. Đánh giá hàm lượng
kim loại nặng (As ,Cd, Pb, Cu, Zn) trong môi trường đất tại làng nghề đúc


8.
9.

nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong –Bắc Ninh.
Lê Hải. 2006. Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững.
Đặng Đình Long. 2005. Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu

vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến đổi.
10. Lê An Nguyên và các cộng sự. 2009. Nghiên cứu chỉ số liều lượng rủi ro
của chì (Pb) từ nguồn lương thực tại làng nghề tái chế nhôm Văn Môn –
Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ 26 (2010) 95-103.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh. 2007. Báo cáo hiện trạng môi
trường Bắ Ninh.
12. Nguyễn Thị Anh Thu. 2005. Phát triển bền vững du lịch làng nghề sinh
thái – văn hóa.
13. Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế . 2005. Sổ tay hướng dẫn xây dựng
kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của
cộng đồng.
14. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Thị Bích Hà. Khoa Tài nguyên và môi trường –
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2009. Bài giảng Quản lý chất thải
nguy hại.
15. />16. />%E2%80%A6-mo-may.aspx
23


17.
18.


/> />
nhiem/70023876/157/
19. />20. />tabid=428&cateID=24&id=82799&code=JLXHQ82799
21. />
24



×