MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TỔN THẤT
BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI..................................3
1.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe
cơ giới...............................................................................................................4
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 4
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.............................5
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
...........................................................................................................................7
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm............................................................................7
1.2.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm......................................................8
1.2.2.1. Giá trị bảo hiểm.............................................................................8
1.2.2.2. Số tiền bảo hiểm...........................................................................10
1.2.3.1. Phạm vi bảo hiểm........................................................................11
1.3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thiệt
hại vật chất xe cơ giới....................................................................................15
1.3.1. Vai trò công tác giám định bồi thường............................................15
1.3.2. Mục tiêu của công tác giám định bồi thường..................................16
1.3.3. Nguyên tắc chung trong công tác giám định bồi thường ...............17
1.3.3.1. Nguyên tắc giám định .................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI
THƯỜNG TỔN THẤT BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ
GIỚI TẠI BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THĂNG LONG................................19
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long..........19
2.1.1. Vài nét về công ty Tổng Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện....................19
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty....................................................20
2.1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................21
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2014
..................................................................................................................22
2.2. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo
hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long....24
2.2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới tại PTI Thăng Long.............................................................................35
2.2.3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ
bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại PTI Thăng Long......................38
2.2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác giám định và bồi
thường tổn thất..........................................................................................52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM .........55
THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN
THĂNG LONG.............................................................................................55
3.1. Đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam ...........................55
3.1.1. Những thuận lợi................................................................................55
3.1.2. Những khó khăn...............................................................................56
KẾT LUẬN....................................................................................................63
DANH MỤC VIẾT TẮT
BH
DNBH
PTI
PTI Thăng Long
BHVCXCG
STBH
PVBH
VAMA
GĐV
PCNGĐ
PCNBT
NĐPC
ĐVGĐH
ĐVG
Bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Số tiền bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
Giám định viên
Phòng chức năng giám định
Phòng chức năng bồi thường
Người được phân công theo dõi
Đơn vị giám định hộ
Đơn vị gốc
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:Tình hình tai nạn giao thông nước ta từ năm 2010 – 2014
Sơ đồ 2.1: Mồ hình tổ chức hoạt động của PTI Thăng Long
Bảng 2.1: Doanh thu phí BH gốc PTI Thăng Long 2010 – 2014
Bảng 2.2: Kết quả công tác khai thác BH VCXCG tại PTI Thăng Long 2010 –
2014
Bảng 2.3: Tình hình triển khai công tác giám định và bồi thường tại PTI
Thăng Long 2010 – 2014
Bảng 2.4: Tình hình trục lợi BH VCXCG tại PTI Thăng Long 2010 – 2014
Bảng 2.5: Kết quả giám định tại nạn tại PTI Thăng Long 2010 – 2014
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ số vụ khiếu nại 2010 – 2014
Bảng 2.6: Tình hình bồi thường BHVCXCG tại PTI Thăng Long 2010 – 2014
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ số vụ khiếu nại đã giải quyết bồi thường 2010 – 2014
Biều đồ 2.3: Tỷ lệ bồi thường 2010 – 2014
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ trục lợi bảo hiểm 2010 – 2014
Bảng 3.1: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới (Biểu 06/2009)
Sơ đồ 3.1: Quy trình giám định BHVCXCG của PTI Thăng Long
Sơ đồ 3.2: Quy trình bồi thường BHVCXCG của PTI Thăng Long
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là
sự phát triển không ngừng của ngành giao thông. Giao thông là huyết mạch
của đất nước, là cầu nối giữa các vùng miền, các quốc gia. Một quốc gia
muốn phát triển toàn diện về mọi mặt thì không thể không phát triển giao
thông, đặc biệt trong đó giao thông đường bộ. Nó đóng một vai trò quan
trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, sự phát triển về chất lượng và số lượng phương tiện chưa tương xứng
với sự phát triển cơ sở hạ tầng lại là nguyên nhân gây ra nhiều điều bất cập,
mà trong đó tai nạn giao thông là nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại cho
người tham gia giao thông.
Trước thực trạng đó, nhu cầu về bảo hiểm xe cơ giới ngày càng được các
chủ xe quan tâm. Do đó tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm xe cơ giới ngày
càng phát triển, đa dạng về sản phẩm, về nghiệp vụ. Trong số rất nhiều nghiệp
vụ được triển khai, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một trong những
nghiệp vụ chủ yếu. Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này, Công
ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long (PTI Thăng Long) đã tập trung triển khai
và thực tế đây cũng là nghiệp vụ đã đem lại nguồn doanh thu lớn cho công ty.
Tuy nhiên, để nghiệp vụ này kinh doanh đạt hiệu quả trong dài hạn, công ty
cần tìm ra các giải pháp tích cực nhằm tăng hiệu quả và uy tín của mình, trong
số rất nhiều những biện pháp được thực hiện thì việc chú trọng và nâng cao
công tác giám định và bồi thường tổn thất đóng vai trò hết sức quan trọng.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại PTI Thăng Long, được trực
tiếp quan sát hoạt động kinh doanh của công ty, được đi sâu vào thực tế cùng
những kiến thức chuyên ngành em được học, em đã chọn đề tài: “Nâng cao
công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật
chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long” để làm luận
văn tố nghiệp.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nâng cao công tác giám định và bồi
thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty PTI
Thăng Long
Mục đích của em nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích thực trạng công
tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật
chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Nội và đề xuất một số giải
pháp nâng cao công tác này
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nâng cao công tác giám định và bồi
thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cớ giới trong giai đoạn từ năm 2010 –
2014 tại PTI Thăng Long
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng việc sử dụng các phương pháp thu thập số
liệu, xử lí số liệu, các phương pháp phân tích, tổng hợp. Dựa trên những tài
liệu thứ cấp có sẵn trên các wedsite, báo điện tử và thống kê của các cơ quan
bảo hiểm như Cục quản lí giám sát, Hiệp hội bảo hiêm Việt Nam, hay cơ
quan khác như Bộ giao thông vận tải…để đưa ra các nhận định và đánh giá.
5. Kết cấu nội dung
Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và công tác giám định
bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
Chương 2: Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ
bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao công tác giám định
và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Bảo
hiểm Bưu điện Thăng Long
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TỔN
THẤT BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe
cơ giới.
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Xã hội ngày càng phát triển gắn liền với sự phát triển nhiều mặt các
ngành nghề khác nhau; trong đó giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các phương tiện giao
thông ngày một nhiều và đa dạng hơn với nhiều hình thức vận chuyển như:
đường sắt, đường thủy, đường không, đường bộ… Tuy nhiên, với sự thông
dụng và ưu điểm hơn so với các phương tiện giao thông khác, xe cơ giới lưu
thông trên bộ đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến nhất ở các quốc
gia. Ở Việt Nam cũng vậy, số lượng xe cơ giới hiện nay tăng lên rất nhanh.
Nếu năm 2010 số xe máy, ô tô của cả nước khoảng 34.000.000 xe, thì
đến cuối năm 2013 con số đó là 39.056.343 xe (tăng 1,15 lần), năm 2014 tổng
số xe của cả nước là 41.263.483 xe. Điều này chứng tỏ xe cơ giới ngày càng
đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, song song với sự phát triển
không ngừng về số lượng xe thì cơ sở hạ tầng phát triển chưa tương xứng vì
thế số vụ tai nạn giao thông vẫn ở mức khá cao. Bên cạnh đó, ý thức của
người tham gia giao thông còn thấp, kém hiểu biết và sự điều hành chưa thực
sự hiệu quả của các cơ quan chức năng càng gây cho vấn đề tai nạn giao
thông trở nên nhức nhối. Số liệu thống kê tai nạn giao thông giai đoạn 2010 –
2014 như sau:
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông giai đoạn từ năm 2010 – 2014
Năm
2010
2011
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
(vụ)
14.442
44.548
(người)
11.449
11.395
(người)
10.633
48.734
2012
2013
2014
36.376
29.385
25.322
9.838
9.369
8.996
38.060
29.500
24.417
(Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia)
Trong số đó tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ luôn ở mức cao, có chiều
hướng gia tăng gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản cho các chủ
phương tiện tham gia giao thông và người bị tai nạn. Tính chung cả nước
hằng năm thiệt hại về tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đây là một con số
không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Vì vậy, để khắc phục hậu
quả do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các chủ phương tiện
tham gia giao thông, nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới ra đời và
được triển khai ở hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt
Nam. Biện pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng góp
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để hình thành quỹ tài chính bảo hiểm từ
đó sẽ bồi thường những thiệt hại về vật chất của bản thân chiếc xe khi chúng
không may gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời đáp ứng nhu cầu của các chủ xe về
việc thành lập một quỹ bảo hiểm để chi trả cho những tổn thất xảy ra trong tai
nạn và lợi ích của nó đem lại cho xã hội là rất lớn, đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống bảo hiểm của mỗi quốc gia. Vai trò của nó được thể hiện cụ
thể như sau:
- Thứ nhất, góp phần ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm
trước những tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Khi gặp tai nạn giao thông, người tham gia giao thông gặp tổn thất về tài
chính do xe bị hư hỏng hay phải đền bù cho hành khách (trong trường hợp xe
chở khách), cho người thứ ba… Bên cạnh đó, chính họ có thể bị thương do tai
nạn. Khi họ tham gia BH xe cơ giới thì những tổn thất đó sẽ được bảo hiểm
trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính giúp họ khắc phục hậu quả, ổn định đời
sống, sản xuất kinh doanh.
- Thứ hai, góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất cũng như tai nạn giao
thông, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm
bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
Không chỉ đối với bảo hiểm xe cơ giới mà khi đã tham gia bất cứ loại
hình bảo hiểm nào, công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện
các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Công ty bảo hiểm sẽ thành lập
một quỹ đề phòng hạn chế tổn thất, quỹ này có tác dụng giúp người tham gia
có thể hạn chế được những rủi ro, bất trắc từ đó công ty bảo hiểm sẽ không
phải chi trả bồi thường, làm tăng lợi nhuận cho công ty.
- Thứ ba, góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân
của các vụ tai nạn.
Khi có tai nạn xảy ra, hầu hết trong các trường hợp đều xảy ra xích mích,
căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn. Công ty bảo hiểm
căn cứ vào biên bản giám định để xác định mức độ lỗi và tổn thất của hai bên
từ đó đưa ra mức bồi thường hợp lý, thỏa đáng.
- Thứ tư, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Các công ty bảo hiểm thông qua việc nộp thuế làm tăng thu cho ngân
sách nhà nước. Chính phủ sử dụng ngân sách phối hợp hỗ trợ nâng cao chất
lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông để thoả mãn tốt hơn nhu cầu đi lại
của người dân. Ngoài ra, với phạm vi hoạt động rộng rãi của các công ty bảo
hiểm hiện nay ở tất cả các tỉnh thành còn giải quyết được một phần không nhỏ
công ăn việcc làm cho người lao động, đó là những nhân viên, cộng tác viên
bảo hiểm, đại lý bảo hiểm…
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản,
có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm
Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó
và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các
loại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ô tô chở người, xe ô
tô chở hàng hóa, xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyên
dùng khác.
Khi tham gia bảo hiểm xe cơ giới, người ta thường chia xe cơ giới thành
các tổng thành. Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc tham gia
từng bộ phận xe. Thông thường đối với xe mô tô nhà bảo hiểm tiến hành bảo
hiểm toàn bộ xe, còn đối với xe ôtô người tham gia có thể tham gia bảo hiểm
toàn bộ xe hoặc bảo hiểm từng tổng thành của xe. Xe ô tô được cấu tạo từ
nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác nhau. Kỹ thuật xe ô tô chia các
bộ phận chi tiết về xe thành nhiều cụm tổng thành. Thông thường xe ô tô bao
gồm 7 cụm tổng thành đó là:
- Tổng thành thân vỏ
- Tổng thành động cơ
- Tổng thành hộp số
- Tổng thành cầu chủ động
- Tổng thành trục trước
- Tổng thành hệ thống lái
- Tổng thành lốp
Ngoài ra với xe ô tô chuyên dùng tùy loại, còn bao gồm các tổng thành
khác như: xúc, nâng,…
Để có thể trở thành đối tượng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm
thiệt hại vật chất xe cơ giới, những chiếc xe này phải đảm bảo những điều
kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho sự lưu hành: Người chủ xe phải được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận
kiểm định về an toàn kỹ thuật và môi trường.
1.2.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
1.2.2.1. Giá trị bảo hiểm
Trong nghiệp vụ BHVCXCG, xác định đúng giá trị thực tế của xe cơ
giới là một công việc rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và trách
nhiệm của của các bên trong hợp đồng bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại
thời điểm tham gia bảo hiểm. Xác định giá trị thực tế của xe thực chất là xác
định giá bán của nó trên thị trường vào thời điểm người tham gia mua bảo
hiểm. Để có thể đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm các doanh nghiệp bảo
hiểm phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực
tế của chiếc xe tham gia bảo hiểm. Quy trình này sẽ được thực hiện như sau:
- Chủ xe khai báo giá trị xe yêu cầu được bảo hiểm tại thời điểm tham
gia bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xác
nhận tình trạng của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, xem chiếc xe này
trong tình trạng như thế nào. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với chủ xe thảo
luận để xác định giá trị của xe, trong những trường hợp cụ thể doanh nghiệp
bảo hiểm cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quá
trình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó.
Đối với những xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trị của
chúng không quá phức tạp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào một
trong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm:
- Giấy tờ, hóa đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối với
người mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài và người nhập khẩu.
- Hóa đơn thu thuế trước bạ
Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau:
GTBH = CIF (100% + T1) (100% + T2)
Trong đó:
T1 là thuế suất thuế nhập khẩu
T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm đòi hỏi
nhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới. Việc xác định giá trị của xe
được căn cứ theo các yếu tố sau đây:
- Giá mua xe lúc ban đầu.
- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có
chất lượng tương đương.
- Tình trạng hao mòn thực tế của xe. Sự hao mòn của xe được tính toán
dựa trên cơ sở sau: số km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sử
dụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thường
xuyên hoạt động…
- Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế. Căn cứ
vào các tiêu thức đã nêu ở trên, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi
đến thống nhất về giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên việc xác định giá trị bảo hiểm
này không thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác. Giá trị bảo
hiểm của xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác, hợp lý.
Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, một
số doanh nghiệp bảo hiểm đã xây dựng bảng giá theo nguồn gốc sản xuất, loại
xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh,…
1.2.2.2. Số tiền bảo hiểm
STBH là khoản tiền cao nhất mà DNBH có thể phải trả khi giải quyết bồi
thường được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận BH.
Khi chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thì số tiền bảo hiểm được
xác định căn cứ vào giá trị thực tế của chiếc xe vào thời điểm ký kết hợp
đồng, đây là trường hợp bảo hiểm đúng giá trị. Như vậy, để đảm bảo cho
quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thì việc xác
định đúng giá trị thực tế của xe có ý nghĩa rất quan trọng.
Trường hợp chủ xe muốn tham gia bảo hiểm dưới giá trị cũng được các
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận, tuy nhiên thường kèm theo quy định về tỷ
lệ tối thiểu giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Đối với xe tham gia bảo
hiểm dưới giá trị, trừ khi có thỏa thuận khác, nếu thiệt hại xảy ra thì quy tắc tỷ
lệ sẽ được áp dụng để xác định số tiền bồi thường.
Còn nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị
thực của chiếc xe thì được gị là bảo hiểm trên giá trị.
Trên thực tế, không ít chủ xe tham gia bảo hiểm một hoặc một số tổng
thành cho chiếc xe của mình. Trong số các tổng thành của xe thì tổng thành
thân vỏ thường chiếm tỷ trọng lớn về mặt giá trị và cũng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn vì thế nếu chọn một tổng thành
để tham gia bảo hiểm thì chủ xe thường chọn tổng thành này. Đối với trường
hợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm được xác định căn
cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá trị toàn bộ xe (tỷ lệ
này là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận so với giá trị của từng loại xe).
Ngoài việc bảo hiểm cho phần thiệt hại vật chất xảy ra đối với chiếc xe
được bảo hiểm, người bảo hiểm còn có thể đảm bảo cho một số chi phí liên
quan như là chi phí hạn chế tổn thất, chi phí cẩu xe, kéo xe từ nơi bị tai nạn
tới nơi sửa chữa, chi phí giám định tổn thất.
1.2.3. Phạm vi bảo hiểm, các điều khoản bảo hiểm bổ sung và loại trừ bảo
hiểm
1.2.3.1. Phạm vi bảo hiểm
Rủi ro có thể được bảo hiểm, bao gồm các rủi ro sau:
- Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe (tai nạn
giao thông): đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực,…
- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy, nổ,…)
- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ , lụt, sụt lở,
sét đánh, động đất, mưa đá,…)
- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá,…)
Thông thường, các rủi ro được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm hiện
nay được chia thành hai phần: phần được bảo hiểm mặc nhiên và phần chỉ
được bảo hiểm khi có thỏa thuận riêng (các điều khoản bảo hiểm bổ sung).
1.2.3.2. Các điều khoản bổ sung
Bao gồm nhiều loại như:
- Bảo hiểm mất cắp bộ phận
-
Bảo hiểm tai nạn ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam
-
Bảo hiểm thủy kích
-
Bảo hiểm không khấu trừ khấu hao thay thế
-
Bảo hiểm chọn cơ sở sửa chữa
-
…
Khi khách hàng có nhu cầu bảo hiểm cho nhóm rủi ro mở rộng này, họ
có thể yêu cầu người bảo hiểm cung cấp và chấp nhận nộp thêm phí.
1.2.3.3. Loại trừ bảo hiểm
- Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu
nhiên, khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của xe trong
việc sử dụng, quản lý, bảo dưỡng xe như:
• Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết tật hoặc
hư hỏng thêm do sửa chữa.
• Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, kể cả máy thu thanh,
điều hòa nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.
- Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật hoặc độ trầm trọng của
rủi ro tăng lên:
• Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe.
• Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ.
• Lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chất
kích thích khác trong khi điều khiển xe.
• Xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường hợp lệ
( giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi trường).
• Xe chở chất cháy, nổ trái phép.
• Xe chở quá trọng tải hoặc qua số hành khách quy định.
• Xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn.
• Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử.
- Loại trừ rủi ro có tính “chính trị” với hậu quả lan rộng: chiến tranh.
- Những quy định loại trừ khác, chẳng hạn như loại trừ những thiệt hại
gián tiếp, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CH XHCN Việt Nam (trừ trường
hợp có thỏa thuận riêng). Loại trừ thiệt hại do mất cắp bộ phận của xe. Vấn đề
này tùy thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm và những yếu tố
khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm.
- Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, mất
giảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
Ngoài ra công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền
bồi thường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:
Một là: Cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban đầu
về đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
Hai là: Khi xảy ra tai nạn, không thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo
hiểm. Không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự
ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự dồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ba là: Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi
trong việc gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm.
1.2.4. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe tham gia bảo hiểm có trách nhiệm
phải thanh toán cho bên bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi
người tham gia bảo hiểm đóng phí hoặc chấp nhận đóng phí theo quy định.
Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác
định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm.
Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng
với tỷ lệ phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng
có thời hạn bảo hiểm dưới một năm.
P = STBH x R
Trong đó: P: Phí bảo hiểm
STBH: Số tiền bảo hiểm
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí ở công thức này do Bộ Tài Chính quy định và nó phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
- Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra
- Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra
- Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn)
Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phương
pháp thống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tổn thất và chi phí trung
bình /1 vụ tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm.
Như vậy phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe
cũng có thể được tính theo công thức sau:
P=f+d
Trong đó:
P: Phí thu đầu mỗi xe
f: Phí bồi thường
d: Phụ phí
Tuy nhiên, việc tính mức phí cụ thể cho các hợp đồng, phải bao quát
được mọi yếu tố có ảnh hưởng đến lớn đến khả năng phát sinh trách nhiệm
của người bảo hiểm. Phương pháp tính phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới của nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới, luôn dựa vào một số yếu tố cơ
bản sau:
Một là: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng
xe gồm có:
- Loại xe (xác định bởi mác và năm sản xuất,…): Loại xe sẽ liên quan
đến trang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng
thay thế,…
- Mục đích sử dụng xe
- Phạm vi địa bàn hoạt động
- Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe
Hai là: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều
khiển xe:
- Giới tính,độ tuổi lái xe
- Tiền sử của lái xe (liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi
phạm luật lệ an toàn giao thông)
- Kinh nghiệm của lái xe
- Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm
Ba là: Việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi bảo
hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe. Cơ chế
thưởng bằng việc giảm phí bảo hiểm cũng được áp dụng như là một biện pháp
giữ khách hàng. Ở việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí của các công ty bảo hiểm nhìn
chung đều có sự phân biệt giữa xe mô tô và xe ô tô, giữa cách thức bảo hiểm
toàn bộ và bộ phận xe. Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp
mở rộng phạm vi bảo hiểm (ví dụ cho rủi ro mất cắp bộ phận xe, bảo hiểm
không khấu trừ khấu hao thay mới, bảo hiểm thân xe theo rủi ro đầu tiên…);
trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng lên và theo số năm xe đã qua sử
dụng.
1.3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thiệt
hại vật chất xe cơ giới
1.3.1. Vai trò công tác giám định bồi thường
Công tác giám định và bồi thường đóng vai trò rất thiết thực đối với
doanh nghiệp và với chính khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm đó.
Đối với doanh nghiệp, hoạt động giám định gắn liền với hoạt động bồi
thường của từng vụ tổn thất có khiếu nại, số vụ khiếu nại được bồi thường của
nghiệp vụ. Công tác giám định có tốt thì việc xác định số tiền bồi thường mới
hợp lý, chính xác, từ đó hạn chế tối đa các vụ bồi thường sai, các vụ có ý đồ
trục lợi… Chính vì vậy, hoạt động giám định bồi thường đóng vai trò rất quan
trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo
hiểm.
Do công tác giám định bồi thường tổn thất đòi hỏi cần có tính chuyên
môn cao nên hoạt động này thường do chuyên viên giám định thực hiện. Có
thể nói, chất lượng hoạt động giám định sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư cách
đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của giám định viên. Để đảm bảo
giám định được khách quan và chính xác, giám định viên phải là người không
có mối quan hệ quen biết hay thân thuộc với người được bảo hiểm. Yêu cầu
này nhằm phòng tránh và hạn chế trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra do có sự cấu
kết giữa nhân viên giám định và khách hàng bảo hiểm. Ở các nước phát triển,
khách hàng sẽ lựa chọn và chỉ định chuyên viên giám định, còn ở Việt Nam,
công tác này thường do chuyên viên giám định của chính doanh nghiệp bảo
hiểm tiến hành.
Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động công tác giám định và bồi thường
còn có ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với
khách hàng bảo hiểm, từ đó sẽ tác động mạnh đến sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường. Giám định chính xác nguyên nhân và mức độ của tổn
thất để tiến hành bồi thường đúng mức và kịp thời sẽ tránh được những hiểu
nhầm đáng tiếc có thể xảy ra từ phía khách hàng đối với doanh nghiệp bảo
hiểm.
Đối với khách hàng BH, hoạt động giám định bồi thường ảnh hưởng
không nhỏ tới quyền lợi của họ. Rõ ràng nếu chất lượng hoạt động giám định
bồi thường kém thì không những khách hàng không nhận được tiền bồi
thường đầy đủ, kịp thời mà còn mất thời gian, mất công sức gây ức chế tâm
lý.
1.3.2. Mục tiêu của công tác giám định bồi thường
Khi xảy ra sự cố, công tác giám định và bồi thường sẽ giúp công ty tìm
hiểu được nguyên nhân (có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không) và mức độ
thiệt hại của vụ tại nạn, đồng thời tính toán được khoản bồi thường sẽ trả cho
khách hàng BH. Như vậy, mục tiêu của công tác giám định và bồi thường là
giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ tai nạn phát sinh để bảo vệ quyền lợi
chính đang cho khách hàng tham gia bảo hiểm và hoàn thành trách nhiệm của
bản thân doanh nghiệp bảo hiểm.
1.3.3. Nguyên tắc chung trong công tác giám định bồi thường
1.3.3.1. Nguyên tắc giám định
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định
phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau khi
nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm. Nguyên tắc này
giúp nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt
công việc được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng.
Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên.
Giám định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm hoặc do công ty bảo
hiểm thuê. Nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm
cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám định là nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe (lái xe hoặc đại
diện hợp pháp của chủ xe) để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bản
giám định. Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu
kiện có thể xảy ra.
Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu
giám định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đã
được tổ chức bảo hiểm cho phép.
1.3.3.2. Nguyên tắc bồi thường
- Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm, đúng trách nhiệm bảo hiểm: Về đối
tượng bảo hiểm, rủi ro nhận bảo hiểm, đúng thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm,
trả tiền đúng đối tượng.
- Đủ căn cứ pháp lý chứng minh được, đối tượng được bảo hiểm đã gặp
rủi ro nhận bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, thiệt hại thuộc
phạm vi nhận bảo hiểm, không vi phạm những điểm loại trừ.
- Giải quyết phải nhanh chóng, kịp thời, chặt chẽ nhưng không quá phức
tạp có thể thực hiện được. Có các phương án thay thế khi cần.
- Số tiền bồi thường sẽ được chi trả căn cứ vào kết quả giám định, hợp
đồng và các nguyên tắc bảo hiểm cụ thể.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI
THƯỜNG TỔN THẤT BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ
GIỚI TẠI BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THĂNG LONG
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
2.1.1. Vài nét về công ty Tổng Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Để hiểu rõ hơn về PTI Thăng Long, trước hết khái quát sơ lược sự ra đời
và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện.
- Tên đầy đủ và chính thức: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Bảo hiểm Bưu điện
- Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Joint Stock Insurance
Corporation
- Tên viết tắt: PTI
- Vốn điều lệ: 450.000.000.000 VNĐ (Cổ đông pháp nhân: 64.70%, cổ
đông thể nhân: 35.26%)
- Trụ sở: Tầng 8, Số 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: (84-4) 37724466.
- Fax (84-4) 37724460/37724461
- Website: www.pti.com.vn
Tổng Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng
nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số
10/TC/GCN ngày 18/06/1998, được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội
thành lập theo Giấy phép số 3633/GP-UB ngày 01/8/1998 và Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
055051 ngày 12/8/1998.
2.1.2. Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long là 1 trong 29 công ty thành
viên trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.
Thông tin chung:
- Tên đơn vị: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
- Giám đốc: Nguyễn Kim Lân
- Địa chỉ: Tòa nhà Hoa Đăng, 290 Nguyễn Trãi – Trung Văn – Nam Từ
Liêm – Hà Nội
- Điện thoại: (043) 5375411
- Fax: (08) 39105528
- Mã số thuế: 0100774631-016
- Website: www.baohiempti.vn
Tiền thân của PTI Thăng Long là Hội sở giao dịch Hà Nội. Được sự
cho phép của Bộ tài chính, PTI thành lập Hội sở giao dịch Hà Nôi ngày
01/07/2005. Khi mới thành lập, Hội sở giao dịch chỉ có khoảng 50 nhân viên,
với các phòng trực thuộc công ty gồm: phòng Tổng hợp, phòng Kế toán,
phòng Bảo hiểm Hàng hải, phòng Bảo hiểm Phi hàng hải, phòng Bảo hiểm
Tài sản Kỹ thuật, các phòng kinh doanh 1,2,3. Tháng 09/2010, Hội sở giao
dịch được đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long và 28 chi
nhánh trong cả nước chuyển thành các công ty con.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
PTI Thăng Long đang dần hoàn thiện cơ cầu tổ chức và bộ máy của công
ty để phù hợp với xu thế phát triển. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên công
ti có hơn 100 cán bộ nhân viên và 19 phòng ban. So với khi mới thành lập, số
lượng các phòng tăng lên đáng kể, có thêm các phòng mới như: phòng kinh
doanh 4, 6, 7, 9; phòng kinh doanh bảo hiểm (KDBH) khu vực Điện Biên;
phòng KDBH khu vực Hòa Bình; phòng KDBH khu vực Tây Hà Nội; phòng
Phát triển kinh doanh. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PTI Thăng Long được thể
hiện như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy của PTI Thăng Long hiện nay
Ban Giám đốc
Khối chức năng
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Văn thư;
Lễ tân
Khối kinh doanh
Phòng
Tổ
Kế
Bồi
thường
toán
Phòng
Giám
định
Khối nghiệp vụ
Phòng
Tài sản
Kỹ thuật
Phòng
Con
người
PhòngH Phòng
àng hải Phi hàng
hải
Các phòng KD số 1,2,3,4,6,7,9; Các
trung tâm DVKH khu vực Tây Hà
Nội, Điện Biên, Hòa Bình.
Phòng phát triển kinh
doanh
Hệ thống đại lý
(Nguồn: PTI Thăng Long)
2.1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Bảo hiểm tài sản
• Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và gián đoạn kinh doanh
• Bảo hiểm cháy nổ
• Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
• Bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân
- Bảo hiểm kỹ thuật
• Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu
• Bảo hiểm mất thu nhập theo đơn thiết bị điện tử
• Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng