Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐẠI CƯƠNG SIÊU ÂM TỤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 13 trang )

SIÊU ÂM TỤY
Bs Nguyễn Hoàng Thuấn
Đối tượng: Học viên lớp chứng chỉ siêu âm.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng đạt được
1. Nhận biết được vai trò của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh nói
chung và siêu âm nói riêng trong khảo sát tuyến tụy.
2. Mô tả chính xác cách đo và kích thước tụy bình thường trên siêu âm.
3. Mô tả được cách khám siêu âm tụy
4. Mô tả được hình ảnh tụy bình thường
5. Mô tả được hình ảnh một số bệnh lý thường gặp điển hình ở tụy
6. Trình bày được những giới hạn và sai lầm trong khám siêu âm tụy.
7. Thực hiện thuần thục mặt cắt số 4 và các mặt cắt cơ bản khảo sát tụy
8. Nhận diện chính xác các cấu trúc giải phẫu của tụy và các cấu trúc
xung quanh.
1. ĐẠI CƯƠNG
Trước năm 1970, khảo sát tụy chỉ giới hạn ở việc khảo sát các cấu trúc
xung quanh hay mạch máu tụy. Với sự tiến bộ của siêu âm, tụy thực sự được
nhìn thấy. Hiện nay, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) là
2 phương tiên có giá trị đê chẩn đoán bệnh lý tụy. Tuy nhiên, siêu âm lại là
phương tiện có giá thành thấp và được sử dụng rộng rải nhất để khảo sát tụy.
Ngoài ra, có thể khảo sát ống tụy bằng chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi
(ERCP), hay siêu âm nội soi (EUS). Và hiện nay, siêu âm hướng dẫn sinh
thiết, cũng như can thiệp đã thể hiện được thế mạnh của siêu âm đối với các
bệnh lý tụy.
2. GIẢI PHẪU TỤY
 Tụy là cơ quan nằm sau phúc
mạc. Gồm 3 phần : đầu, thân,
đuôi.
 Trọng lượng tụy: 60-125gram.
Dài: 12-15cm, dày: 1-3cm, rộng


4-8cm. Trục dài của tụy (từ đầu
đến đuôi hợp với mặt phẳng
ngang 1 góc 15 độ).
 Mặt trước tụy liên quan với hậu
cung mạc nối, mạc nối nhỏ, dạ
Hình 1-1 Giải phẫu đại thể tụy và vị trí các mặt
cắt khảo sát tụy

1


dày, gan. Đầu tụy được tá tràng ôm lấy, phía sau đầu tụy liên quan đến
ống mật chủ và đm vị tá, tĩnh mạch chủ dưới (TMCD). Sau vùng thân tụy
là : Động mạch chủ bụng (ĐMCB), tĩnh mạch lách, động-tĩnh mạch mạc
treo tràng trên. Phần đuôi tụy liên quan trực tiếp đến vùng rốn lách.
3. CÁCH KHÁM SIÊU ÂM TỤY
 Chuẩn bị bệnh nhân:
 Nhịn ăn >6h để tránh hơi trong dạ dày
 Uống khoảng 200-300ml nước trước lúc làm siêu âm
 Tư thê bệnh nhân: thường dùng là tư thế nằm ngửa. Có thể dùng các tư thế
chếch (T) trước, chếch sau (P), nghiêng (P), ngồi, đứng…

Hình 3-1 Mặt cắt dọc cận giữa phải

Hình 3-2 Mặt cắt dọc cận giữa trái

2


Hình 3-3 Mặt cắt số 4. Đo các kích thước tụy

 Phương tiện: đầu dò tần số 3.5-5 MHz là thích hợp. Tuy nhiên có thể sử
dụng đầu dò 7.5 MHz để khảo sát kỹ sự đồng dạng nhu mô tụy ở người
gầy.
 Các đường cắt cơ bản khảo sát tụy:
 Đường cắt số 4: đo các kích thước tụy. Đầu : đo chiều trước sau lớn nhất.
Thân : được đo phía trước đm mạc treo tràng trên. Đuôi : đo vuông góc
với tiếp tuyến tĩnh mạch lách.
 Đường cắt dọc cận giữa (P): khảo sát đầu tụy.
 Đường cắt dọc cận giữa (T): khảo sát thân tụy.
 Đường cắt liên sườn (T): khảo sát đuôi tụy.
BN gầy: hít sâu - nín thở. BN mập: thở ra sâu – nín thở.
4. GIẢI PHẪU SIÊU ÂM TỤY:
 Tụy là phần nhu mô phía trước tĩnh mạch lách.
 Kích thước tụy: thường được đo bề dày (chiều trước sau). Các số đo thay
đổi theo tuổi và theo công trình của Coleman có thể tóm tắt theo bảng.
Tuổi
Đầu (cm)
Thân (cm)
Đuôi (cm)
0-6
1.6
0.7
1.2
7-12
1.9
0.9
1.4
13-18
2.0
1.0

1.6
>18
<2.5
1.25
<2.0
Bảng 4-1. Công trình của Coleman về số đo kích thước tụy theo tuổi.

 Bờ đều
 Hồi âm tăng nhẹ (thường được so sánh với chủ mô gan). Hồi âm âm tăng
là do hiện tượng thoái hóa mỡ trong tụy. Tụy trẻ em có hồi âm giảm hơn
gan.

3


 Ống tụy chính: là hai đường tăng hồi âm song song, thành đều đặn nằm
trong vùng thân tụy. Đk ống tụy chính < 2mm
 Vùng đầu tụy trên mặt cắt số 4 có 2 cấu trúc không hồi âm, hình tròn. Phía
trước là đm vị tá, phía sau là ống mật chủ.
5. NHỮNG BỆNH LÝ TỤY THƯỜNG GẶP
5.1 Bẩm sinh:
 Tụy bị phân chia
 Tụy hình vòng: ôm lấy tá tràng. Bất thường này thường kèm teo hẹp tá
tràng nên dẫn tới bệnh cảnh tắc ống tiêu hóa (ở trẻ em)
 Vô sinh
5.2 Bệnh lý viêm
5.2.1. Viêm tụy cấp
 Dịch tể
 Nguyên nhân: Sỏi đường mật (40%), rượu (35%), khác (15%), tự phát
(10%). Ớ nước ta thường gặp nguyên nhân giun chui ống mật

 Tuổi: 50-60 . Nam = nữ . Trẻ em hiếm khi mắc.
 Siêu âm: Vai trò của siêu âm thể hiện qua:
 Chẩn đoán xác định bệnh lý
 Chẩn đoán nguyên nhân
 Đánh giá mức độ trầm trọng
 Theo dõi sự diễn tiến-biến chứng của bệnh
 Can thiệp điều trị
Chẩn đoán viêm tụy cấp:
 Nhóm dấu hiệu tại tụy:
 Gia tăng về kích thước: có thể đồng đều hoặc khu trú. Khi tăng kích thước
khu trú thường dễ bỏ sót (nhất là vùng đuôi tụy)
 Thay đổi đường bờ: bờ trở nên giảm hồi âm, không còn sắc nét. Dấu hiệu
này cần khảo sát kỹ trước khi thay đổi kích thước.
 Độ hồi âm: thường giảm, có thể tăng hay đồng hồi âm.
 Độ đồng dạng: liên quan đến mức độ viêm tụy. Trong viêm tụy phù nề: tụy
vẫn còn đồng dạng. Còn trong thể hoại tử xuất huyết: xuất hiện các vùng
tăng hồi âm (xuất huyết) hay giảm hồi âm hoặc không hồi âm (hoại tử hóa
dịch).
 Nhóm dấu hiệu ngoài tụy:
 Dịch xuất tiết: xuất hiện 50-80% trường hợp và xảy ra trong tuần đầu.
Lượng dịch nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh. Các vị
trí có thể tìm dịch là: hậu cung mạc nối, các khoang cạnh thận, dọc theo
mạc treo đại tràng ngang, mạc treo ruột non, thậm chí trong các ngách của
ổ bụng khi dịch lượng nhiều. Đặc biệt dịch có thể lan tràn theo khoang

4


cạnh thận sau lan tràn qua bên kia của cơ hoành theo các lỗ động mạch
chủ, lỗ thực quản để vào trung thất, khoang màng phổi, khoang màng tim


 Dịch xuất tiết có thể được hấp thu trong 6 tuần, nếu không hấp thu chúng
sẽ được mạc nối bọc lại, trải qua phản ứng viêm xơ hóa tạo thành các nang
giả tụy. Dấu hiệu dịch xuất tiêt trong các khoang sau phúc mạc có giá trị
chản đoán VTC trong bệnh cảnh đau bụng cấp.
 Viêm mô quanh tụy, viêm mô mỡ sau phúc mạc: hình ảnh là sự gia tăng
hồi âm các tổ chức mô liên kết, hoặc sự dày lên của các mạc (mạc quanh
thận, mạc cạnh thận, mạc treo đại tràng…)
 Giãn ống tụy và giãn đường mật do phù nề nhu mô tụy.

Hình 5-1 Mặt cắt số 4. Dịch ít: 1 lớp giảm hồi
âm trước và sau tụy (vị trí múi tên). Dấu hiệu
chỉ điểm trong viêm tụy cấp
Nguồn: Diagnostic Ultrasound. Rumack. 2005

Hình 5-2. Mặt cắt số 4. Dịch lượng nhiều quanh tụy
(vị trí mũi tên)
P: tụy; SV:tĩnh mạch lách; PC: hợp lưu tĩnh mạch
lách; A: Động mạch chủ bụng; S: dạ dày
Nguồn: Diagnostic Ultrasound. Rumack. 2005

Chẩn đoán nguyên nhân: giun chui ống tụy, sỏi đường mật, VTC do
rượu(thấy sự thay đổi lan tỏa của chủ mô gan)
Đánh giá mức độ trầm trọng: Trên lâm sàng, RANSON đã đưa ra thang
điểm đánh giá. Tác giả BALTHAZAR, dựa trên những dấu hiệu của cắt lớp vi
tính trước tiêm thuốc đưa ra cách phân độ có ý nghĩa tiên lượng bệnh như sau:

Nhóm
(CT scan)
A

B
C
D

Thang điểm
trầm trọng
0
1
2
3

Hoại tử
% nhu mô
tụy
0
0
<30
30-50

Thang
điểm
0
0
2
4

Chỉ số mức
độ trầm trọng
0
1

4
7

5


E
4
>50
6
10
Nhóm A: tụy “ bình thường”
Nhóm B: tụy sưng lớn lan tỏa hoặc khu trú, đường bờ không đều
Nhóm C: viêm phù nề tụy kết hợp viêm tấy mô mỡ quanh tụy
Nhóm D: xuất hiện 1 ổ tụ dịch quanh tụy
Nhóm E: hiện diện nhiều hơn hai ổ tụ dịch quanh tụy, không có hoặc có khí
bên trong.
Chỉ số mức độ trầm trọng: 0-1 TLTV(tử vong): 0%, TLBC(biến chứng):0%,
chỉ số mức độ trầm trọng là 2: TLTV:0%, TLBC:4%, CSMĐTT: 7-10: TLTV:
17%, TLBC: 92%
Ở đây là phân loại trên Căt lớp vi tính, tuy nhiên hiện tại với các máy siêu
âm có độ phân giải cao, có thể được sử dụng phân loại trên để tham kháo giúp
người làm siêu âm cung cấp thông tin hữu ích cho lâm sàng.
Theo dõi biến chứng – diễn tiến của VTC:
 Theo dõi diễn tiến của việc hấp thu dịch, kích thước nhu mô tụy. Đối với
sự tiến triển không thuận lợi thì dùng siêu âm để phát hiện các biến chứng.
 Các biến chứng:
 Nang giả tụy
 Abces tụy xảy ra ở tuần lễ thứ 3-4, lâm sàng : nhiễm trùng nhiễm độc.
Hình ảnh là cấu trúc hồi âm hỗn hợp, có vỏ bao rõ, có dịch kém thuần

trạng, đôi khi có khí bên trong (nhiễm trùng sinh hơi).
 Hoại tử nhiễm trùng: mô tụy không đồng nhất, không hình thành vỏ bao
rõ như hình ảnh abces tụy.
Trong một số trường hợp không dễ dàng phân biệt: nang giả tụy bội nhiễm,
abces tụy, hay hoại tử nhiễm trùng… lúc này việc chẩn đoán thường được dựa
vào kết quả chọc kim lấy mẫu dưới hướng dẫn siêu âm hoặc CLVT.
 Biến chứng mạch máu: huyết khối tĩnh mạch (thường gặp ở tm cửa và
tĩnh mạch lách), hoặc túi phình mạch giả. Cả 2 biến chứng này cần phối
hợp SA Doppler để chẩn đoán.
Siêu âm can thiệp: được chỉ định cần xem xét
 Với ổ dịch xuất tiết: cần theo dõi vì phần lớn tự hấp thu
 Nang giả tụy: với nang có kích thước >5cm, hoặc nang có biến chứng thì
có chỉ định chọc hút dẫn lưu.
 Abces tụy: có chỉ định chọc hút, dẫn lưu.
 Riêng với ổ thương tổn hoại tử nhiễm trùng thì chống chỉ định chọc hút,
dẫn lưu tối thiểu… Hoại tử nhiễm trùng có chỉ định phẫu thuật.
5.2.2. Viêm tụy mạn
 60-90% gặp ở người nghiện rượu.
 Siêu âm (+) 30-50% trường hợp. Trong giai đoạn đầu thường ít biểu hiện
trên siêu âm.

6


 Kích thước: Giai đoạn đầu tăng, sau đó có thể giảm kích thước (tụy teo),
tăng kích thước khu trú, hoặc không thay đổi kích thước.
 Bờ không đều
 Độ hồi âm: không đồng nhất, giảm hồi âm (do viêm, xơ), tăng hồi âm do
vôi hóa trong ống tuyến (các đốm vôi gặp trong 22-40% trường hợp.)
 Ống tụy chính dãn > 2mm trong 90% các trường hợp, có thể có sỏi. Bờ

ống tụy mất sự trơn láng, mềm mại.
 Các dấu hiệu khác: giãn đường mật, cản trở lưu thông tá tràng, dấu hiệu
của các biến chứng: nang giả tụy, huyết khối tĩnh mạch, túi giả phình
mạch, ung thư hóa.

Hình 5-3: mặt cắt số 4: teo nhu mô tụy, vôi hóa
ống tuyến. Hình ảnh điển hình viêm tụy mạn

Hình 5-4. Mặt cắt dọc qua ống tụy chính: ống tụy
chính không đều, dãn 3mm. Hình ảnh điển hình
viêm tụy mạn

 Biến chứng:
 Nang giả tụy.
 Huyết khối trong TM lách, TM cửa, túi giả phình mạch.
 K hóa:

-2-5% ở VTMT/nghiện rượu.

-20% ở VTMT gia đình
5.2.3. Nang giả tụy
 Xuất hiện 4-6 tuần sau đợt VT cấp. Thấy trong khoảng 3% trường hợp ở
VT cấp lần đầu tiên, 12% trường hợp ở VT tái diễn.
 Siêu âm: Tập hợp dịch tụy trong một bao xơ (khác với nang thực sự phải
có lớp biểu mô ở thành nang). Hồi âm kém -> trống, có thể có mực ngang.
Kích thước 2-10cm (trung bình 5cm). 70% thông thương với ống tụy. Vị
trí: là các vị trí đọng dịch ở trên: 2/3 nằm ở tụy (85% ở vùng thân - đuôi
tụy, 15% ở vùng đầu tụy); 1/3 nằm ở ngoài tụy: vùng cạnh thận, cạnh gan,
cạnh lách, sau phúc mạc, trung thất, bìu… Nang tự tiêu trong khoảng 50%
trường hợp.


7


Hình 5-5 Nang giả tụy vùng thân và đuôi tụy (Ps)
Nguồn: Diagnostic Ultrasound. Rumack. 2005

 Biến chứng:
 Khoảng ½ vỡ vào ổ bụng -> Shock, VPM -> 50% tử vong.
 Khoảng ½ vỡ vào ống tiêu hóa (dạ dày, đại tràng, ruột non).
 Abscess hóa.
 Tổn thương mạch máu (xuất huyết, gây giả phình ĐgM lách, ĐgM vị tá).
5.3 Bệnh lý u:
Chẩn đoán bệnh lý khối u thường được thực hiện theo trình tự:
 Lâm sàng: có hoặc không
 Các xét nghiệm sinh hóa
 Siêu âm phát hiện khối u và gợi ý chẩn đoán mô học
 Các phương tiện hình ảnh khác: SA Doppler, SA chất tương phản, CLVT

 Chọc sinh thiết hoặc phẫu thuật  giải phẫu bệnh lý.
Vai trò của siêu âm là phát hiện và gợi ý chẩn đoán. Do vậy, khi khảo sát
cần chú ý:
 Khảo sát toàn diện cơ quan: trong khảo sát tụy thường vùng đuôi tụy
thường bỏ sót vì kỹ thuật, hay quá trình chuẩn bị bệnh nhân không tốt.
 Phân biệt nang và u dạng đặc: dựa vào dấu hiệu “tăng âm sau”. Phía sau
cấu trúc nang (dạng dịch) có tăng âm sau. Còn sau khối u dạng đặc thì
không.
 Khi phát hiện một thay đổi khu trú cần khảo sát các tính chất
 Vị trí: vùng đầu tụy: thường gây dãn đường mật, ống tụy. Vùng thân tụy:
gây dãn ống tụy, không dãn đường mật. Vùng đuôi tụy: không dãn ống

tụy hay đường mật. Các vị trí ngoài tụy: cần khảo sát tránh bỏ sót.
 Số lượng: đơn độc, hay ở nhiều vị trí.

8


 Độ hồi âm: giảm âm, tăng âm. Chú ý đến độ đồng dạng của độ hồi âm
 Bờ, giới hạn: Bờ đều, giới hạn rõ: gợi ý chưa xâm lấn, bờ không đều,
giới hạn không rõ: gợi ý có xâm lấn.
 Kích thước: đo 2 chiều, hoặc đo kích thước nhỏ nhất và lớn nhất nếu có
nhiều cấu trúc.
 Các dấu hiệu tại cấu trúc: vôi hóa, sẹo trung tâm.
 Các dấu hiệu khác:

Dãn đường mật, dãn ống tụy.

Xâm lấn các mạch máu quanh tụy: phối hợp siêu âm Doppler.

Hạch.

Di căn của gan, lách, mạc treo.
Bệnh lý u tụy thường được phân loại: 1- U dạng đặc nguồn gốc ngoại tiết
2- U dạng đặc nguồn gốc nội tiết 3- U tụy dạng nang.
5.3.1. U dạng đặc nguồn gốc ngoại tiết
Thường gặp là ung thư biểu mô tuyến
 Dịch tể
 Chiếm 10% ung thư đường tiêu hóa
 Thứ 13 trong các loại ung thư thường gặp, thứ 5 trong các loại ung thư
gây tử vong tại Mỹ
 Nam/Nữ: 1.5/1

 >40 tuổi
 YTNC: rượu, thuốc lá, ăn giàu thịt, viêm tụy mạn…
 Lâm sàng: Vàng da, đau lan sau lưng lan lên bả vai 2 bên, sụt cân.
 Siêu âm: với các đặc điểm
 Vị trí : 60% đầu tụy, 16% thân tụy, 5% đuôi tụy, 20% trung dung.
 Là cấu trúc đơn độc.
 Hồi âm : giảm âm. Nếu có hoại tử bên trong thì nghĩ đến khối u từ nơi
khác di căn đến.
 Kích thước : thay đổi
 Bờ đều giới hạn rõ : tuy nhiên trong trường hợp này khối u vẫn có tính
xâm lấn rất mạnh.
 Dãn đường mật, túi mật to, dãn ống tụy : tùy vị trí khối u.
 Xơ teo chủ mô tụy.

9


Hình 5-6 Khối u ngoại tiết điển hình: hồi âm kém vùng đầu tụy, gây dãn ống tụy chính

 SA Doppler : U nghèo mạch máu, RI cao.
 Đánh giá sự xâm lấn mạch máu : dùng SA Doppler.
0
U không tiếp xúc mạch máu
1
U tiếp xúc mạch máu 1-24% chu vi mạch
2
U tiếp xúc mạch máu 25-49% chu vi mạch
3
U tiếp xúc mạch máu 50-74% chu vi mạch
4

U tiếp xúc mạch máu 75-99% chu vi mạch
5
U làm tắc mạch hoàn toàn.
Theo tác giả Phillip Ralls : 0-1 : u tụy có khả năng cắt được là 100%, 2-3 :
60%, 4-5 : không có khả năng cắt bỏ, cần phối hợp các phương tiện hình ảnh
khác.
5.3.2. U dạng đặc nguồn gốc nội tiết (u nguồn gốc tế bào đảo).
 Tuổi trẻ đến trung niên, tỉ lệ hiếm (1/triệu người trong 1 năm)
 Lâm sàng : tùy loại khối u tiết hóa chất gì ; insulinoma, gastrinoma,
glucogonoma ….
 Siêu âm : thường có kích thước nhỏ, bờ đều giới hạn rõ, giảm hồi âm.
Doppler : giàu mạch máu.
5.3.3. U dạng nang tụy.
Cần phân biệt với nang giả tụy vì hướng xử trí khác nhau.
U dạng nang nhỏ (Serous microcystic cystadenoma.)
 Thường gặp ở người lớn tuổi (80%>60 tuổi).
 Nữ/Nam = 4/1.
 10-30% trường hợp phát hiện tình cờ.
 Tần suất tăng cao trong bệnh Von Hippel-Lindau
 U lành tính xuất phát từ TB nang tuyến (acinar).ACE (-)..
 Siêu âm:U chỉ gồm các nang rất nhỏ: Khối echo dày nhưng tăng âm phía
sau. Hình ảnh điển hình: Nang lớn, bờ đa cung, vỏ bao mỏng, được hình
thành từ vô số nang nhỏ. Điển hình ta thấy được > 6 nang nhỏ có đường

10


kính < 20mm. Sẹo trung tâm vôi hóa rất thường gặp (40%). Chủ mô tụy
còn lại bình thường.


Hình 5-7 Hình đại thể và qua siêu âm của u dạng nang nhỏ.
Nguồn: Diagnostic Ultrasound. Rumack. 2005

U dạng nang lớn (Mucinous macrocystic adenoma -> Mucinous cystadenocarcinoma).
 U có tiềm năng hóa ác, dự hậu tốt sau cắt bỏ triệt để.
 Dịch trong nang giàu mucin.
 Siêu âm: Nang lớn, bờ tròn hoặc bầu dục, vỏ xơ dày, có <6 nang, đường
kính nang >20mm. Vách nang thường dày > 2mm. Vị trí: thường gặp thân
và đuôi tụy. Chủ mô tụy: bình thường. Nếu chuyển sang ung thư nang
dạng nhày thì tìm các dấu hiệu xâm lấn.

Hình 5-8 HÌnh ảnh siêu âm và CT của U dạng nang lớn
Nguồn: Diagnostic Ultrasound. Rumack. 2005

Một số loại u khác:
U tiết nhày bên trong ống tuyến (intraductal mucin-producing tumor)
U dạng nhú và nang (Papillary cistic epithelial tumor)
U bạch mạch
U quái dạng nang
Nang tụy

11


Đa nang tụy
Xơ hóa nang tụy
Bệnh Hippel-Lindau
5.4 Chấn thương tụy
Tụy rất ít bị chấn thương. Khi có chấn thương tụy thường phối hợp với các
chấn thương các tạng khác. Hình ảnh siêu âm cũng giống hình ảnh siêu âm

dập. rách các tạng khác. Dập: hình ảnh tăng kích thước, giảm hồi âm, mất
đồng dạng chủ mô. Khối máu tụ: ban đầu máu tụ tăng hồi âm sau đó hấp thu
nên giảm hồi âm, giới hạn rõ, khu trú. Rách, vỡ làm mất liên tục đường bờ
tụy.
6. CÁC PHƯƠNG TIỆN HÌNH ẢNH HỖ TRỢ KHÁC:
Hình 6-1 (A) Siêu âm qua ngã nội
soi (EUS) thấy u vùng đuôi tụy. (B)
Siêu âm trong lúc mổ (IOUS). Đầu
dò siêu âm được đặt trên bề mặt
gan và (C) hình ảnh siêu âm

A

B

C

 Chọc dò - sinh thiết tụy qua siêu âm
 Siêu âm qua ngã nội soi (EUS) : là sự phối hợp nội soi và siêu âm. Siêu âm
có hình ảnh rõ nét do tiếp cận trực tiếp với dạ dày-tá tràng-tụy, không bị

12







hơi che khuất như siêu âm ngã bụng. EUS được báo cáo là có độ chính xác

cao trong phát hiện các tổn thương ở tụy(98-100%).
Siêu âm trong lúc mổ (IOUS – Intraoperative Ultrasound).
Chụp mạch máu.
Chụp cắt lớp vi tính.
Cộng hưởng từ.

7. NHỮNG GIỚI HẠN VÀ SAI LẦM
7.1 Giới hạn
 Bệnh nhân mập quá.
 Sau nôn ói nhiều.
 Liệt ruột.
 Mới mổ hoặc nội soi ổ bụng.
 Chụp ống tiêu hóa có baryte.
7.2 Sai lầm
 Khối u đặc sau phúc mạc, đặc biệt là u tuyến thượng thận (T).
 Hạch thân tạng và dọc ĐgMC.
 Nang ở các tạng khác.
 Chất bã trong đại tràng.
 ống Wirsung dãn với TM lách.
 Động mạch lách với tĩnh mạch lách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Carol M.Rumack, Stephenie R.Wilson, J. William Charboneau- Võ Tấn
Đức , Nguyễn Quang Thái Dương dịch (2004), Siêu Âm Chẩn Đoán,
NXB Y Học.
2. Nguyễn Phước Bảo Quân (2008), Siêu Âm Bụng Tổng Quát, NXB Y
Học.
3. Nguyễn Quý Khoáng, Nguyễn Quang Trọng (2006), Siêu âm chẩn
đoán bệnh lý tụy tạng.
TIẾNG ANH

4. G.Schmidt (2007), Ultrasound, Thieme Stugart New York.
5. Matthias Hofer (1999), Ultrasound Teaching Manual, Thieme Stugart
New York.
6. Heidi L.Frankel (2005), Ultrasound For Surgeon, Landes Bioscience.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×