Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Hướng dẫn cách chơi chứng khoán cho người mới chơi chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 29 trang )

Hướng dẫn cách chơi chứng khoán
cho người mới bắt đầu chơi chứng khoán
Phần một:Học chơi chứng khoán
Để chơi chứng khoán hay chơi cổ phiếu, các bạn cần phải tìm hiểu về chứng khoán trước khi tham
gia mới mong có cơ hội thành công trên thị trường chứng khoán (stock market). Không ai tự dưng
may mắn kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán (stock market). Đây là nơi dành cho người có
kiến thức, không phải là sân chơi cho những người yếu tim hay những tay mơ.
Những người mới tập chơi cổ phiếu thường tự hỏi những câu cơ bản như: Có nên chơi chứng
khoán? chơi chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu tiền? và cách chơi chứng khoán cần như thế nào?,…
Đây là những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà người mới chơi chứng khoán online cần phải trả
lời được.
Sau đây, xin hướng dẫn cách chơi chứng khoán ở việt nam cho các bạn trước khi các bạn thực sự bỏ
tiền vào chơi cổ phiếu.

Bước 1 – Tìm hiểu về chứng khoán
Đầu tiên, các bạn phải hiểu được chứng khoán là gì?
Chứng khoán cũng giống như sổ đỏ trong lĩnh vực nhà đất – là chứng nhận quyền lợi sở hữu tài sản
trong lĩnh vực tài chính. Bạn nắm giữ (hiểu theo nghĩa đen) chứng khoán của một tài sản tài chính
nào đó nghĩa là bạn đang sở hữu tài sản tài chính đó.
Cổ phiếu thường là gì và chứng khoán có phải là cổ phiếu không?
Chứng khoán có thể là cổ phiếu (tài sản là phần vốn góp vào công ty), trái phiếu (tài sản là khoản nợ),
hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư (tài sản là phần vốn góp vào quỹ) hoặc cũng có thể là chứng khoán phái
sinh (tài sản là quyền sở hữu tương lai của một tài sản).
Đối với nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, khi nói tới chứng khoán người ta hàm ý gọi đó là cổ phiếu
vì cổ phiếu là đối tượng đầu tư chủ yếu của họ. Cổ phiếu ở đây chính là cổ phiếu thường được mua
bán giao ngay trên thị trường chứng khoán – nơi mà các nhà đầu tư cá nhân có thể kiếm tiền từ
chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Còn 3 loại chứng khoán còn lại gồm: trái phiếu chủ yếu dành cho nhà đầu tư tổ chức, chứng chỉ quỹ
đầu tư cũng có thể dành cho các nhà đầu tư cá nhân nhưng không phổ biến bằng cổ phiếu, và chứng
khoán phái sinh phức tạp chủ yếu dành cho các nhà đầu cơ (cả cá nhân và tổ chức) hưởng chênh
lệch ngắn hạn.




ổ phiếu có 2 loại chính là cổ phiếu thường và cố phiếu ưu đãi. Tuy nhiên, ở đây nhằm phục vụ các
nhà đầu tư cá nhân đầu tư chứng khoán bài viết chỉ đề cập đến cổ phiếu thường, còn cổ phiếu ưu
đãi sẽ được đề cập trong một bài viết khác.
Khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có thể nhận được 2 thứ là cổ tức và mức chênh lệch giữa giá
mua và giá bán. Cổ tức là số tiền của công ty chia cho cổ đông (tức người sở hữu cổ phiếu) trích từ số
tiền lãi hàng năm. Mức cổ tức này ở thị trường chứng khoán Việt Nam thường là khoảng vài chục %
một năm (tính trên mệnh giá của cổ phiếu Việt nam là 10.000đ) cho mỗi cổ phiếu tương đương
khoảng vài ngàn đồng trên một cổ phiếu. Tuy nhiên, khi đầu tư chứng khoán cổ tức không phải là cái
quyến rũ bạn mà cái hấp dẫn ở đây là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán vì nó thường có giá trị
lớn và biến động nhiều.
Thời gian tồn tại của cổ phiếu phụ thuộc vào hoạt động của công ty cho nên khi nào một công ty còn
hoạt động thì cổ phiếu của nó còn có giá trị. Vì vậy, khả năng đầu tư kiếm lời từ cổ phiếu có thể nói
là “nguồn nước không bao giờ cạn”. Tuy nhiên, đi đôi với lợi nhuận thì phải có rủi ro. Chứng khoán
cũng vậy. Rủi ro chứng khoán có khi còn lớn và khó đoán hơn nhiều so với rủi ro của các kênh đầu tư
khác. Nhà đầu tư chứng khoán nên tự trang bị cho mình “chiếc phao cứu sinh” trước khi rủi ro
chứng khoán ập đến.
Trên đây là cái nhìn đơn giản ban đầu về chứng khoán mà cụ thể là cổ phiếu và khả năng đầu tư mà
nó mang lại. Cách nói “chơi chứng khoán” chỉ hợp lý khi ta chơi chứng khoán ảo mà thôi, còn đã đem
tiền vào đầu tư trên thị trường chứng khoán thực thì đó là một công việc nghiêm túc và vất vả như
bao ngành nghề khác. Tuy nhiên, nếu làm tốt bạn sẽ kiếm được mức lợi nhuận hấp dẫn hơn nhiều
các kênh đầu tư khác.

Bước 2 – Tập đọc bảng giá trực tuyến và luyện nhớ tên
các mã cổ phiếu
Kế đến, các bạn phải học cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến (hay còn gọi là bảng giá điện tử)
và tập nhớ tên các mã cổ phiếu. Mã cổ phiếu là chữ viết tắt của các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán, thường có 3 chữ cái. Ví dụ, mã cổ phiếu HAG là viết tắt 3 chữ cái đầu tiên của tên công ty cổ
phần Hoàng Anh Gia Lai (chủ tịch là ông Đoàn Nguyên Đức). Việc đọc bảng giá và nhớ tên các mã cổ

phiếu giúp bạn tiếp cận thực tế nhanh hơn, dẫn đến bạn sẽ bắt đầu chơi chứng khoán trực tuyến
được sớm hơn.
Để cho việc đọc bảng giá và tập nhớ các mã cổ phiếu diễn ra tự nhiên, có một cách giúp bạn hiệu quả
là chơi chứng khoán ảo.
Cách đọc bảng mã như sau:
1. Mã chứng khoán (Mã CK): mỗi công ty sẽ có một mã chứng khoán riêng, thường là tên
viết tắt của công ty đó, hiện trên mỗi sàn HOSE và HNX có hơn 300 công ty đang niêm niêm
yết
2. Các mức giá đặt lệnh:
(Đơn vị giá giao dịch là bội số của 100 đồng: ví dụ Mã AAA sàn HNX giá tham chiếu là 15.5
bạn sẽ hiểu là 15.500 đồng và bạn đặt giá là 15.050 đồng là không hợp lệ)


Các mức giá sẽ có 5 màu thể hiện 5 tính chất:

Màu vàng: giá tham chiếu (TC), là giá đóng của của phiên giao dịch hôm trước.
Màu tím: Là giá trần tức là mức giá cao nhất của một cổ phiếu có thể đạt được trong ngày.
Công thức tính: Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu * Biên độ giao động giá)
Màu xanh da trời: Là giá sàn tức là mức giá thấp nhất của cổ phiếu trong ngày.
Công thức tính: Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu * Biên độ giao động giá)
*Biên độ dao động giá: sàn HNX là 10%, sàn HOSE là 7%.
Ví dụ: Mã AAA trên sàn HNX có giá tham chiếu là 20.0 tức là 20.000 đồng/cổ phiếu thì:
Giá trần = 20.0 + (20.0 * 10%) = 22.0
Giá sàn = 20.0 - (20.0 * 10%) = 18.0
Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 18.000 22.000 đ/cp mà thôi.
Màu đỏ: giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng chưa phải giá sàn.
Màu xanh lá: giá cao hơn giá tham chiếu nhưng chưa phải giá trần.
Màu sắc về giá khác nhau sẽ giúp nhà đầu tư cảm nhận được tình hình thị trường ngày
hôm đó.
Ví dụ như hôm nay khớp lệnh với màu xanh lá cây và màu tím chiếm đa số thì thị trường

đang đi lên, cac cổ phiếu đều tăng giá, ngược lại vói màu đỏ và xanh da trời.
3. Mua và Bán: khối lượng tính theo đơn vị "lô", mỗi lô bằng 10 cổ phiếu.
Ví dụ: Mã DHA sàn HOSE khối lượng khớp 6,752 nghĩa là 67,520
Trên cột Mua sẽ 3 mức giá và khối lượng được sắp xếp theo mức giá từ cao đến thấp, là 3
mức giá đặt mua cao nhất trong một thời điểm. Tương tự, bên cột bán cũng có 3 mức giá
bán và khối lượng được sắp xếp theo mức giá từ thấp đến cao.


4. Khớp lệnh: là mức giá và khối lượng lệnh được khớp nhau giữa mua và bán. Nguyên tắc
khớp lệnh là khớp cho mức giá mua từ cao đến thấp và mức giá bán từ thấp lên cao.
Ví dụ: AGF đưa ra 3 mức giá mua 82 (1000cp) - 80 (2000 cp) - 79 (1000cp) cùng với 3 mức
giá bán là 78 (500 cp) - 79 (1000cp) - 80 (2000 cp). Như vậy khi khớp lệnh, giá của AGF sẽ
là 80(3000 cp) cùng với mức dư mua là 79(1000cp) và dư bán là 80(500cp). Ưu tiên về
lệnh: giá, thời gian đặt lệnh và số lượng.
Lệnh sẽ được khớp theo từng phiên. Cột +/- thể hiện mức thay đổi về giá của từng loại cổ
phiếu, tính theo đơn vị ngàn đồng.
Ví dụ AGF là +1.5, là cổ phiếu này tăng 1500đ so với ngày hôm trước.
Giá khớp lệnh 15 phút cuối ngày hôm nay sẽ là giá tham chiếu cho ngày hôm sau.
5. Tổng khối lượng: là Tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp
6. NN mua và NN bán là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.
Bước 3 – Chơi chứng khoán ảo

Như trên đã nói, việc chơi chứng khoán ảo (chơi bằng tiền ảo) mục đích là để bạn quen dần với các
mã cổ phiếu và thành thạo trong việc đọc bảng giá điện tử. Ngoài ra, chơi chứng khoán ảo sẽ cho
bạn thêm kinh nghiệm trước khi bước vào chơi chứng khoán thật (bỏ tiền thật để chơi).
Trước đây, có nhiều nơi cho phép bạn mở tài khoản chứng khoán ảo để chơi thử chứng khoán
nhưng giờ đây những nơi như thế không còn nhiều. Lý do cho điều này là việc chơi chứng khoán
thực đã trở nên dễ dàng và kênh đầu tư chứng khoán đã trở nên phổ biến rộng rãi. Việc chơi chứng
khoán ảo mang lại cho bạn nhiều cái lợi: một là bạn sẽ thành thục nhanh trong việc đọc bảng giá
chứng khoán, hai là bạn sẽ nhớ tên các mã cổ phiếu nhanh và nhiều hơn, ba là bạn đang đầu tư thực

nhưng không phải mất tiền nếu thua lỗ, bốn là bạn sẽ có kinh nghiệm trước khi bước vào đầu tư
thực sự, năm là cơ hội thử các cách đầu tư chứng khoán khác nhau của bạn.

Bước 4 – Mở tài khoản chứng khoán thật với số tiền ký
quỹ tượng trưng
Sau khi đã chơi chứng khoán ảo một thời gian ngắn (khuyến nghị khoảng 1-2 tuần) và đã thành thạo
trong việc đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến cũng như nhớ được một số tên công ty phổ biến, tôi
khuyên bạn nên mở ngay một tài khoản chứng khoán thật tại một công ty chứng khoán nào đó (chú
ý là chọn một trong các công ty chứng khoán tốt nhất) và bỏ vào đó một số tiền nhỏ ban đầu để giao


dịch thử. Số tiền này nhiều hay ít tùy vào túi tiền của bạn thôi nhưng phải tối thiểu đủ để mua ít
nhất 1 lô cổ phiếu (10 cổ phiếu ở sàn giao dịch chứng khoán Hồ chí minh – HSX và 100 cổ phiếu ở sàn
giao dịch chứng khoán hà nội – HNX).
Việc bắt đầu chơi cổ phiếu với số tiền nhỏ sẽ giúp bạn có kinh nghiệm đầu tư thực sự chứ không như
chơi chứng khoán ảo, vì chơi chứng khoán ảo sẽ tạo thói quen không tốt cho bạn là trong trường
hợp thua lỗ bạn sẽ để nguyên tài khoản như vậy mà không tìm cách xử lý vì bạn nghĩ rằng đó là tiền
ảo, không phải tiền thực của bạn. Cách hành xử đó có thể làm tài khoản ảo có lãi khi giá cổ phiếu
tăng trở lại nhưng sẽ khiến bạn dễ bị mất tiền khi bắt tay vào đầu tư thực vì khi bạn đầu tư với tiền
thực, cảm xúc sẽ chi phối bạn rất mạnh khiến bạn không còn ngồi yên được như vậy nữa.

Công ty chứng khoán tốt nhất:
Với kinh nghiệm đầu tư chứng khoán lâu năm và từng trải qua nghề môi giới chứng khoán vài năm,
mình xin có lời khuyên cho các bạn mới đầu tư chứng khoán là nên bảo vệ tiền của mình trong tài
khoản chứng khoán trước khi nghĩ tới việc kiếm lời. Muốn vậy các bạn phải chọn công ty chứng
khoán uy tín để giao dịch chứng khoán.
Tiền trong tài khoản chứng khoán ở công ty chứng khoán không khác là mấy so với tiền gửi trong thẻ
ATM của bạn ở ngân hàng. Khi không giao dịch, bạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn tính trên số
tiền mặt đang có trong tài khoản chứng khoán.
Có một vấn đề phát sinh là liệu tiền trong tài khoản chứng khoán có được bảo hiểm như tiền gửi

ngân hàng không? Với kinh nghiệm đầu tư đã lâu, xin thưa với các bạn hiện tại là không. Và trong
tình huống xấu nhất, tiền của bạn có thể bị chiếm dụng mà không được luật pháp bảo vệ.
iển hình là trường hợp công ty chứng khoán SME (SMES) đã chiếm dụng tiền của nhà đầu tư và đem
số tiền đó đi làm chuyện khác. Để tránh điều này, các bạn nên chọn cho mình công ty chứng khoán
trực tuyến hàng đầu để đặt niềm tin giao dịch lâu dài.
Với quy định mới đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép – một nhà đầu tư có thể mở tài
khoản ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau, xin gửi đến mọi người danh sách các công ty chứng
khoán hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
1. Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn – SSI
2. Công ty cổ phần chứng khoán Tp HCM – HSC
3. Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
4. Công ty cổ phần chứng khoán MayBank – KimEng
5. Công ty chứng khoán FPT – FPTs
6. Công ty chứng khoán Vietcombank -VCBs
7. Công ty chứng khoán ACB – ACBS


Trong danh sách công ty chứng khoán trên, công ty chứng khoán SSI, HCM và MayBank – KimEng là
các công ty chứng khoán có khách hàng rất hấp dẫn là nhà đầu tư tổ chức mà trong đó có khối nhà
đầu tư nước ngoài, công ty chứng khoán VNDirect chủ yếu thiên về các khách hàng nhà đầu tư cá
nhân và nhà đầu tư tổ chức nội, công ty chứng khoán FPTs phục vụ các nhà đầu tư cá nhân chuyên
sử dụng dịch vụ chứng khoán trực tuyến.
Còn các công ty chứng khoán VCBs, ACBs chủ yếu phục vụ các nhà đầu tư là khách hàng của ngân
hàng ngoại thương Vietcombank và ngân hàng Á Châu ACB

Bước 5 – Chọn nhân viên môi giới chứng khoán phù
hợp
Khi đã có một tài khoản chứng khoán thực, bạn liên hệ với công ty chứng khoán nơi bạn mở tài
khoản và yêu cầu họ giao cho một nhân viên môi giới phù hợp để tư vấn cho bạn. Nhân viên môi giới
phù hợp này phải chỉ bạn cách sử dụng phần mềm giao dịch, cách đặt lệnh mua bán,… cũng như

cung cấp cho bạn về các quy định mới trên sàn giao dịch và các thông tin ảnh hưởng đến thị trường
chứng khoán (stock market). Từ “phù hợp” ở đây có nghĩa là môi giới đó có kiến thức và kinh nghiệm
tư vấn phù hợp với phong cách đầu tư của bạn. Điều này rất quan trọng vì nó liên quan đến thành
công của bạn trong đầu tư chứng khoán.
Ngoài việc phải làm mà bạn có thể nhờ môi giới giúp bạn như trên, tự bản thân bạn phải làm một
thứ quan trọng quyết định đến kết quả chơi cổ phiếu của bạn – đó là tìm hiểu các cách phân tích
chọn chứng khoán và chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp với bạn (ngắn hạn, trung hạn hay dài
hạn).

Bước 6 – Tìm hiểu cách phân tích và chọn lọc chứng
khoán
Có ba kiểu nhà đầu tư chứng khoán cơ bản (xét theo thời gian đầu tư): nhà đầu tư ngắn hạn hay còn
gọi là nhà đầu cơ, nhà đầu tư trung hạn và nhà đầu tư dài hạn (nhà đầu tư thực sự).
Nếu bạn là nhà đầu tư chứng khoán ngắn hạn (thời gian ít hơn 6 tháng): bạn nên chọn chuyên viên
môi giới chứng khoán giỏi về đầu cơ (nhạy bén trong giao dịch, giỏi phân tích kỹ thuật), bắt đầu học
phân tích kỹ thuật và tập chọn các mã cổ phiếu có khả năng tăng theo tín hiệu phân tích kỹ thuật.
Nếu bạn là nhà đầu tư chứng khoán trung hạn(6 tháng đến 1 năm): bạn nên chọn chuyên viên môi
giới chứng khoán am hiểu về tình hình (am hiểu phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và xử lý tin tức
vĩ mô tốt), bắt đầu học phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và tập chọn các mã cổ phiếu vừa có chỉ
số cơ bản tốt vừa có tín hiệu kỹ thuật cho dấu hiệu tăng.
Nếu bạn là nhà đầu tư chứng khoán dài hạn (trên 1 năm): bạn nên chọn chuyên viên môi giới chứng
khoán giỏi về đầu tư (am hiểu về đầu tư, giỏi phân tích cơ bản), bắt đầu học phân tích cơ bản và tập
chọn cácmã cổ phiếu cơ bản tốt (tránh rủi ro phá sản) nhưng đang bị định giá thấp (tiềm năng tăng
giá trong tương lai).


Ngay từ đầu, bạn nên định hướng bản thân mình theo 1 trong 3 kiểu nhà đầu tư này để tránh những
rủi ro thua lỗ không đáng có. Có những nhà đầu tư đang đầu cơ mà cứ nghĩ mình đầu tư và có người
đang đầu tư lại cứ nghĩ mình đang đầu cơ. Và hấu hết mọi người đều thua lỗ vì ngộ nhận này mà
không chịu khó tìm hiểu bản thân mình hợp với phong cách đầu tư nào.


Nhà đầu tư ngắn hạn hay còn gọi là nhà đầu cơ:

Nghệ thuật "lướt sóng" trên thị trường chứng
khoán

Ảnh: LĐ
TTCK VN có vẻ như không mấy thiện cảm với những đối tượng mua bán CK ngắn hạn những NĐT được gọi là "dân lướt sóng". Tuy nhiên, trên thực tế, những giao dịch ngắn
hạn giúp tăng quy mô của dòng chảy vốn trên thị trường, tăng quy mô giao dịch và tăng
tính thanh khoản của CP.
Với đầu tư ngắn hạn, NĐT mua khi giá xuống và bán ngay khi giá lên cũng giúp thị trường thăng bằng tạm
thời.
"Lướt sóng"... không dễ!


"Lướt sóng" là một khái niệm mới và khá "dân dã" trên TTCKVN. Trên thế giới, những NĐT ngắn hạn
được gọi là các "day trader" hoặc "week trader". Họ là những người mua bán CP với chu kỳ rất ngắn, tính
theo ngày, tuần, thậm chí có những người bằng các mẹo của mình mua bán nhỏ hơn giới hạn T+3.
TTCK là tập hợp nhiều đối tượng NĐT: Cá nhân, tổ chức và mỗi cá thể lại có những đặc điểm khác nhau,
nên có các mức ngại rủi ro khác nhau, mục tiêu đầu tư khác nhau, cách thức mua bán khác nhau.
Có những đối tượng đầu tư dài hạn, có những đối tượng đầu tư ngắn hạn, có người kết hợp cả đầu tư dài
hạn và ngắn hạn. Tất cả những điều đó tạo nên thị trường và vẻ đẹp của thị trường; hơn nữa, những NĐT
ngắn hạn cũng tạo nên những tác động tích cực đối với thị trường.
Mục đích cuối cùng của bất kể ai tham gia thị trường cũng là tìm kiếm lợi nhuận, do vậy mọi việc tiến
hành đúng luật đều được chấp nhận.
Thực tế, không bao giờ có sự đồng nhất trong cách mua bán (đầu tư) CK. Nhiều người không có thiện cảm
với những đối tượng này, do họ chưa phân biệt được hay đồng nhất "dân lướt sóng" với những NĐT theo
phong trào, những người mà mua bán theo kiểu "dựa chõ nghe hơi".
"Lướt sóng" khác đầu tư phong trào
Những người mua bán ngắn hạn có kiến thức cao, biết phân tích, xử lý thông tin và ra quyết định mua bán

một cách chủ động, khác hẳn với những người đầu tư theo phong trào hành xử một cách thụ động, làm
theo sự xúi giục hay hành vi của đối tượng khác.
Có nhiều NĐT theo phong trào cũng xác định sẽ mua bán ngắn hạn, nhưng lại không biết các yếu tố cần có
để trở thành đối tượng này cũng như cách thức hành xử trên thị trường.
Bản chất công việc của những NĐT ngắn hạn là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những dao động (dù là nhỏ
nhất) của giá CK trên thị trường. Trong khi những người đầu tư theo phong trào thường chỉ mua CK với hy
vọng giá cả tăng 5% hay 10%/ngày để kiếm chênh lệch lớn trong thời gian ngắn.
Thậm chí, có khi chỉ cần "nghe nói" giá của CP X sẽ tăng 20%, thì những đối tượng này sẵn sàng mua vào
và hy vọng sẽ lên đến mức đó.
Về tâm lý, những NĐT ngắn hạn thường có tâm lý vững vàng, trong khi những NĐT theo phong trào thì dễ
dao động, khiến hy vọng lắm nhưng thất vọng cũng nhiều.
Do tìm kiếm lợi nhuận từ những dao động nhỏ của thị trường, nên NĐT ngắn hạn sẵn sàng bán ra khi có
lãi, do vậy giúp cho giá CK ổn định và sự luân chuyển vốn của thị trường lớn.


NĐT theo phong trào với hy vọng giá tăng mạnh và mang lại lợi nhuận lớn, do vậy khi giá tăng mạnh,
nhưng chưa đến mức kỳ vọng thì họ không bán và "chờ" lên tiếp.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến khi thị trường tăng thì tranh mua ít bán, khi xuống thì tranh
nhau bán, ít người mua và thị trường nóng lạnh bất thường và không ổn định.
Những diễn biến trần - sàn ồ ạt thời gian qua phần nào cho thấy, một bộ phận rất lớn NĐT cá nhân trên
TTCK là đầu tư theo phong trào. Yếu tố tâm lý đám đông phổ biến, nên có những biểu hiện của một số đối
tượng tác động vào các NĐT này để thực hiện hành vi lũng đoạn thị trường.
Trái lại, NĐT ngắn hạn chuyên nghiệp luôn chủ động trước các diễn biến thị trường, nhờ các phẩm chất:
Kiến thức tài chính tốt, thần kinh "thép", khả năng phán đoán tâm lý đám đông...
Đối với những NĐT này, các CP đều được đánh giá dựa trên khả năng lợi nhuận thu được từ các biến động
giá, ít khi phân biệt blue-chips hay CP "hạng ruồi".
Ngoài ra, trên TTCKVN, yếu tố may mắn, "liều lĩnh" và quan hệ rộng cũng góp phần không nhỏ vào sự
thành công của các khoản đầu tư.

Theo Adam Khoo: Muốn có lợi nhuận cao, hãy

đầu tư ngắn hạn.
“Chứng khoán trồi sụt liên tục trong ngắn hạn, nhưng lại luôn luôn cao trong dài hạn (20
năm-30 năm), những đỉnh mới của trên thị trường luôn cao hơn đỉnh cũ. Tuy nhiên, tỷ suất
lợi nhuận đầu tư dài hạn không thể vượt mức 16%/năm, trong khi đó đầu tư ngắn hạn có
thể đạt 50%-60%/năm.”
Đây là nhận định từ diễn giả Adam Khoo, nhà đầu tư nổi tiếng, diễn giả hàng đầu trong lĩnh
vực tài chính, giáo dục của Singapore tại chương trình “Trò chuyện cùng Adam Khoo” do Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức, ngày 18/4.
Theo Adam Khoo, đầu tư chứng khoán dài hạn đảm bảo về tính an toàn, bởi trong dài hạn
mức lạm phát tại các nền kinh tế sẽ giúp các công ty chào bán sản phẩm, dịch vụ với giá
tăng cao hơn theo đó lợi nhuận ròng sẽ cao hơn.
Lý do tiếp theo, Adam Khoo cho rằng sự gia tăng dân số cũng là nhân tố tác động gia tăng
sức mua trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, cổ phiếu nằm trong các rổ tính
toán chỉ số luôn là các công ty có kết quả kinh doanh hàng đầu.
“Trong 30 năm qua, bình quân mỗi năm chỉ số Dow jones tăng 12,64%; Thị trường chứng
khoán Singapore tăng 7,91%; Thị trường chứng khoán Hong Kong tăng 12,13% và Thị


trường chứng khoán Indonesia tăng 17.96%. Việc đơn giản nhất là đầu tư các chỉ số và
quên nó đi 20 năm, 30 năm đảm bảo có thể thu lợi nhuận từ 12-15% /năm,” Adam Khoo dẫn
chứng.
Khi được các khán giả giao lưu hỏi về chiến lược đầu tư của mình, Adam Khoo lại sẵn sàng
chia sẻ, ông không thích đầu tư dài hạn vì nó quá lâu, mỗi mã đầu tư của ông lâu nhất là 3
tháng và nhanh nhất là vài tuần.
“Đầu tư chỉ số trong suốt 10 năm song chưa chắc đã lãi, nhưng nếu mua đúng hãng thì mặc
dù chỉ số không tăng nhưng vẫn có cổ phiếu tăng,” đó là “bí quyết” đầu tư hiệu quả cao mà
Adam Khoo đang vận dụng.
Adam Khoo lý giải, trong rổ cổ phiếu chỉ có khoảng 10% là giá sẽ tăng và 90% còn lại là
tăng rất chậm và thậm chí là giảm mạnh. Do đó tiêu chí để đầu tư có hiệu quả, đầu tiên là
tìm kiếm một công ty tốt, có thu nhập ròng tăng liên tục trong nhiều năm. Tiếp đó là quan sát

các thông tin, nếu cùng một thời điểm các thành viên trong hội đồng quản trị, ban điều hành
đồng loạt mua vào hoặc bán ra là nhà đầu tư phải hành động ngay.
“Tuy nhiên, các bạn chú ý chỉ mua cổ phiếu dưới giá trị thực của nó. Bởi, cổ phiếu trong
ngắn hạn rất ‘điên rồ', tăng-giảm không thể lý giải được, sự tăng-giảm vận hành theo cung
cầu của thị trường, trong khi các nhà đầu tư luôn bị tình cảm chi phối. Bước cuối cùng là chỉ
mua khi cổ phiếu đang nằm trong xu hướng tăng,” Adam Khoo nhấn mạnh.

Nhà đầu tư trung hạn và nhà đầu tư dài hạn (nhà đầu
tư thực sự):
Bí quyết thành công của nhà đầu tư dài hạn
Trên thị trường chứng khoán ngày nay, có một thực tế là bất kỳ quy luật nào cũng có trường hợp
ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn có một vài nguyên tắc có tính chất “bảo đảm” mà bất cứ nhà đầu tư nào
muốn thành công nên quan tâm. Chúng sẽ là công cụ giúp họ phân tích các xu hướng đầu tư dài hạn,
cũng như lựa chọn được phương thức đầu tư hiệu quả nhất.
Đó chính là chín nguyên tắc sau đây:

1.Bán cổ phiếu mất giá và “tậu” cổ phiếu được giá


Thông thường sau một thời gian nếu bạn tính toán thấy khoản đầu tư của mình đã sinh lợi không
nhỏ và chắc chắn những cổ phiếu này sẽ không có khả năng tăng giá nữa, thì nên bán chúng đi. Tuy
nhiên có một số nhà đầu tư tiếp tục giữ lại những cổ phiếu được họ nuôi hy vọng là có khả năng
phục hồi.

Nếu một nhà đầu tư không biết thời điểm nào cần “tống khứ” những cổ phiếu vô vọng thì anh ta sẽ
phải nhìn thấy cảnh cổ phiếu của mình xuống giá đến mức chẳng còn giá trị gì nữa, bán cũng chẳng ai
mua. Tất nhiên, ý tưởng giữ lại các khoản đầu tư “chất lượng cao”, đồng thời bán đi những cổ phiếu
“chất lượng thấp” rất đúng về mặt lý thuyết, nhưng lại cực khó khi thực hiện. Và những thông tin sau
đây có thể giúp bạn:


Mua cổ phiếu đang lên. Peter Lynch là người nổi tiếng với bài nói chuyện về “Làm thế nào để khoản
lợi nhuận có thể tăng gấp 10 lần khoản đầu tư”, trong đó đề cập đến kinh nghiệm của chính bản
thân ông.Trong bản danh mục đầu tư của ông, bạn có thể thấy các khoản lợi nhuận cực lớn mà ông
kiếm được từ số vốn đầu tư cực nhỏ.

Nếu bạn đưa ra chủ trương bán ngay những cổ phiếu lên giá, thì bạn sẽ không bao giờ thu được lợi
nhuận tối đa. Không ai trong lịch sử đầu tư với lý thuyết “bán ngay sau khi thấy được lợi gấp ba lần
số tiền đầu tư” lại có thể trở nên giàu gấp 10 lần thời điểm ban đầu. Đừng khư khư “bám” vào một
nguyên tắc cá nhân cứng nhắc nào đó. Nếu bạn không thật hiểu tiềm năng các khoản đầu tư, thì các
nguyên tắc cá nhân cũng chỉ mang tính tùy hứng và hạn chế mà thôi.

Bán đi những cổ phiếu mất giá. Không có gì bảo đảm rằng một cổ phiếu sẽ “bay cao” sau khi giảm giá
trong một thời gian dài. Nếu trước khi đầu tư, khả năng đánh giá đâu là cổ phiếu có triển vọng là rất
quan trọng, thì khi đã đầu tư một cái nhìn chuẩn xác về các khoản đầu tư hiện tại cũng đóng vai trò
quan trọng không kém.

Thông thường bạn rất khó nhận ra mình sẽ thua lỗ, vì đi cùng với nó là việc “thừa nhận” mình mắc
sai lầm. Vì vậy bạn phải rất thực tế và thành thật với chính mình rằng cổ phiếu đã đầu tư sẽ không
mang lại hiệu quả như mong đợi. Đừng sợ điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn, mà hãy tìm
cách “tống khứ” nó đi trước túi tiền của bạn bị thâm hụt nhiều hơn.

Trong cả hai trường hợp, điểm cần chú ý nhất là nên đánh giá đúng tiềm năng của các công ty thông
qua nghiên cứu của chính bản thân. Trong mỗi trường hợp, bạn vẫn sẽ phải tự quyết định “sự lựa
chọn” đầu tư thế nào vào tương lai. Chỉ có điều, hãy nhớ đừng để nỗi sợ hãi lấn át cơ hội kiếm được
nhiều lợi nhuận hoặc đừng quá tự tin vì nó rất có thể sẽ khiến bạn thâm thủng ngân quỹ nhiều hơn.


2. Đừng mua những cổ phiếu đang là chủ đề “nóng”

Bất kể anh em, họ hàng, hàng xóm hay thậm chí là chuyên gia tư vấn có nói nhiều về chủ đề của một

công ty nào đó thì cũng không có gì bảo đảm rằng cổ phiếu của nó sẽ sinh ra lợi nhuận. Khi bạn đưa
ra một quyết định đầu tư, bạn phải biết rõ lý do tại sao. Bạn cần phải tự mình tiến hành những
nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng trước khi đầu tư một số tiền lớn mà phải rất khó nhọc bạn mới
kiếm được chúng.

Nếu bạn lệ thuộc vào thông tin do người khác cung cấp, bạn sẽ rất dễ mắc phải sai lầm. Tất nhiên,
đôi khi nếu gặp may, cách này cũng mang lại ít nhiều kết quả. Nhưng chắc chắn việc dựa vào nguồn
thông tin này sẽ không khiến bạn trở thành người đầu tư “chuyên nghiệp”, tức là sẽ trở thành nhà
đầu tư dài hạn thành công.

3. Đừng mất bình tĩnh khi cổ phiếu “rớt giá”

Trong nguyên tắc một, chúng ta đã đề cập đến tầm quan trọng của quá trình nhận biết khi nào thì
khoản đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Và trong trường hợp này, bạn hãy bán
nó đi càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, bạn cần nhớ điều này chỉ áp dụng đối với những khoản đầu tư
ngắn hạn. Còn với tư cách là nhà đầu tư dài hạn, bạn không nên toát mồ hôi khi những khoản đầu tư
của bạn có lúc nào đó trở nên “chao đảo”.

Trong mỗi hoạt động đầu tư, bạn nên chú ý đến bức tranh toàn cảnh. Bạn hãy luôn tự tin vào chất
lượng của các khoản đầu tư thay vì việc có những lo lắng không đâu vì những lợi ích ngắn hạn. Đồng
thời, cũng đừng chỉ vì vài đồng trước mắt mà thay đổi thời gian nắm giữ cổ phần, hoặc bán cổ phiếu
ngay khi thấy giá của nó đang ở mức có vẻ cao.

Nếu những thương gia năng động thường xem xét giá giá cổ phiếu theo từng ngày hay thậm chí là
từng phút, thì suy nghĩ của các nhà đầu tư dài hạn lại nắm bắt thông tin từ những chuyển động của
thị trường (tức là họ xem xét giá cổ phiếu trên cơ sở nhiều năm liền). Vì vậy, nếu muốn là một nhà
đầu tư dài hạn, bạn hãy học cách bình tĩnh với các khoản đầu tư của mình.

4. Đừng coi trọng quá mức chỉ số P/E



Đa số các nhà đầu tư thường coi trọng quá mức chỉ số P/E. Dù nó là một công cụ chủ chốt trên thị
trường chứng khoán, nhưng nếu chỉ sử dụng chỉ số này để ra quyết định mua hay bán thì rất nguy
hiểm và dễ dẫn đến thua lỗ. Chỉ số P/E chỉ giúp ích cho bạn tốt nhất khi đặt nó vào trong bức tranh
toàn cảnh và kết hợp với những phương pháp phân tích khác. Do vậy, một chỉ số P/E thấp không có
nghĩa rằng mức độ an toàn của một cổ phiếu dưới mức trung bình, hay ngược lại.

5. Cẩn thận với sức hấp dẫn của những cổ phiếu giá rẻ (penny stocks)

Thông thường người ta hay nghĩ rằng sẽ ít bị thua lỗ hơn nếu đầu tư vào những cổ phiếu có mức giá
thấp. Nhưng dù bạn mua một cổ phiếu có giá năm đô la thôi, trong khi giá trị thực của nó thấp hơn 1
đô la , thì thua lỗ vẫn cứ là thua lỗ và thậm chí bạn còn mất đi 100% số tiền đầu tư của mình. Trong
thực tế, cổ phiếu giá rẻ mang tính rủi ro cao hơn cả những cổ phiếu giá cao, do cổ phiếu giá cao
được giao dịch thường xuyên hơn.

6. Đặt ra chiến lược và thực hiện theo

Những người khác nhau sử dụng phương pháp khác nhau để lựa chọn cổ phiếu và đạt được các mục
tiêu đầu tư. Có nhiều con đường dẫn đến thành công và không thể nói cách của ai tốt hơn.

Tuy nhiên, khi đã tìm ra hướng đi và nguyên tắc cho mình, bạn hãy trung thành với nó. Một nhà đầu
tư cứ thay đổi liên tục chiến lược lựa chọn cổ phiếu sẽ không thể đầu tư hiệu quả. Nếu bạn cứ đi
theo một chiến lược đầu tư vốn đã được chứng minh là hiệu quả, bạn sẽ trở thành một nhà đầu tư
luôn đi trước thị trường và tránh được thất bại mà hầu hết những người khác sẽ gặp phải.

Đây cũng chính là kinh nghiệm của Warren Buffett trong thời kỳ bong bóng các công ty dot.com ở
thập kỷ 90. Chiến lược đặt giá trị doanh nghiệp lên hàng đầu của Buffett đã giúp ông tránh đầu tư
vào các công ty công nghệ mới thành lập (dù lúc đó đầu tư vào các công ty công nghệ đang là
“mốt”). Và mặc dù bị giới truyền thông chỉ trích khá nhiều, nhưng rõ ràng chiến lược này đã được
chứng minh là đúng. Buffett hầu như không ảnh hưởng gì khi “quả bong bóng” dot.com tan vỡ.


7. Luôn nhìn về tương lai


Khó khăn nhất trong việc ra quyết định đầu tư là bạn phải phán đoán được những gì sẽ xảy ra trong
tương lai. Điều quan trọng là bạn phải học cách phân tích những dữ liệu, biểu đồ, kết quả kinh doanh
hiện tại, rồi định hướng điều gì sẽ xảy ra, và không lung lay quyết định của mình.

Peter Lynch đã miêu tả kinh nghiệm thành công của ông khi mua cổ phiếu của Subaru như thế này:
“Nếu tôi luôn lo lắng tự hỏi làm thế nào để cổ phiếu mình mua có thể lên giá cao hơn, thì tôi sẽ
không bao giờ mua cổ phiếu của Subaru. Nhưng khi nhìn vào cơ sở dữ liệu của công ty này, tôi nhận
thấy cổ phiếu của nó hiện vẫn đang ở mức giá thấp hơn giá trị thực của nó, vì vậy tôi đã quyết định
mua nó. Số tiền đầu tư vào Subaru giờ đã cho lợi nhuận gấp bảy lần”. Qua đây, bạn thấy việc đưa ra
quyết định đầu tư phải dựa trên tiềm năng lợi nhuận trong tương lai, chứ không phải những gì diễn
ra trong quá khứ.

8. Có tầm nhìn dài hạn

Chỉ những ai mới tham gia thị trường mới chú ý nhiều đến lợi ích ngắn hạn. Tuy nhiên, không phải
nhà đầu tư nào (dù đã tham gia thị trường lâu năm) cũng có thể có được tầm nhìn dài hạn và dễ
dàng trút bỏ tâm lý “mua vào, bán ra và kiếm nhiều tiền trong thời gian ngắn”.

Những nhà đầu tư dài hạn thường chọn chiến lược “mua và giữ” (buy and hold), tức là thực hiện
chiến lược mua cổ phiếu và giữ chúng trong thời gian rất lâu, bất chấp sự “chao đảo” (nếu có) của
chúng trên thị trường chứng khoán.

Không thể nói việc quan tâm đến tầm nhìn dài hạn tốt hơn là quan điểm ưu tiên lợi nhuận ngắn hạn,
hay ngược lại, song nếu bạn là người không có kinh nghiệm, nguồn tài chính lại không dồi dào, hạn
chế về khả năng phân tích và thiếu sự đào tạo bài bản, và cũng không có niềm ham mê lắm, thì tốt
nhất bạn không nên là nhà đầu tư dài hạn. Đó cũng là lý do giải thích tại sao hầu hết mọi người

không phù hợp với ngành nghề đầu tư dài hạn này.

9. Tạo suy nghĩ mở khi lựa chọn công ty

Các công ty lớn thường sở hữu những cổ phiếu tốt nhưng lại không phải là khoản đầu tư sinh lời
nhiều. Có hàng ngàn các công ty nhỏ hiện tại nhưng đầy tiềm năng sẽ trở thành những doanh nghiệp
lớn trong tương lai. Đi cùng với nó đương nhiên sẽ có rất nhiều cổ phiếu có triển vọng, thuộc hàng
blue-chip (cổ phiếu có giá).


Tất nhiên, danh mục đầu tư của bạn không nhất thiết chỉ toàn những công ty có số vốn nhỏ, nhưng
hãy hiểu rằng: ngoài những cái tên nổi tiếng bạn nghe thường ngày, vẫn còn những công ty ít được
mọi người biết tới. Vậy thì bạn hãy quan tâm đến chúng, vì chúng có thể sẽ cho bạn lợi nhuận khổng
lồ trong nay mai.

Tùy theo hoàn cảnh của mình, bạn có thể áp dụng một hoặc tất cả các nguyên tắc trên đây để tìm
kiếm cơ hội thành công trong đầu tư trên thị trường chứng khoán. Hy vọng rằng những nguyên tắc
này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn, đưa ra được các quyết định cẩn trọng hơn và sẽ trở thành
nhà đầu tư dài hạn thành công
Bước 7 – Cập nhật thông tin chứng khoán thường xuyên

Thị trường chứng khoán là nơi thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Thị trường lúc lên lúc
xuống cũng do thông tin mà ra vì thông tin tác động đến tâm lý nhà đầu tư khiến họ lúc thì đua nhau
mua lúc thì tranh nhau bán. Vì vậy, dù là nhà đầu cơ hay đầu tư bạn cũng phải thường xuyên theo
dõi tin tức để ra quyết định mua bán chứng khoán.
Điều quan trọng là bạn nên biết chọn website tin nhanh chứng khoán để cập nhật nhanh và kịp thời
thông tin chứng khoán để ra quyết định cho danh mục đầu tư của mình.
Bước 8 – Tích lũy kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thực tế

Trong thời gian đầu chơi chứng khoán với số tiền nhỏ, bạn cũng nên tranh thủ học cách nhận diện

các thủ đoạn trên thị trường chứng khoán như bẫy giá, làm giá, tung tin đồn,… nhằm mục đích bảo
vệ bản thân mình khỏi những rủi ro do những thành phần giăng bẫy gây ra.
Bước 9 – Bắt đầu đầu tư chứng khoán thực sự

Sau khi đã giao dịch với số tiền nhỏ một thời gian (cố gắng thực hiện từ bước 5 đến bước 8 càng
nhanh càng tốt), bạn có thể chơi chứng khoán với số tiền thực mà mình muốn đầu tư. Bạn cần nhớ
rằng một khi đã giao dịch với số tiền lớn hơn, thua lỗ và lợi nhuận đi kèm sẽ tăng theo tương ứng.
Do đó, có lời khuyên dành cho bạn là bạn nên đầu tư chứng khoán với số tiền dư thừa mà bạn không
biết làm gì. Số tiền dư thừa được hiểu là số tiền bạn còn lại sau khi bạn đã dành ra đầy đủ các khoản
như tiền dành cho gia đình, chi phí sinh hoạt, các khoản dự phòng bất trắc,…
Hay nói cách khác, đây là khoản tiền cuối cùng mà bạn chưa biết làm gì ngoài việc đem gửi ở ngân
hàng. Mục đích bạn đầu tư chứng khoán vì muốn tìm kiếm khoản lợi nhuận lớn hơn tiền lãi ngân
hàng.
Bước 10 – Kiên trì với phong cách đầu tư đã chọn


Một khi đã bước vào đầu tư chứng khoán thực sự với khoản tiền dành dụm của mình, bạn không còn
được phép là một người mơ mộng nữa.
Một khi đã xác định được phong cách đầu tư phù hợp với mình, bạn hãy tiếp tục học hỏi và thực
hành một cách kiên nhẫn theo phong cách đầu tư mình đã chọn. Có như vậy, về lâu về dài bạn mới
có thể là nhà đầu tư chứng khoán cá nhân thành công.

Phần Hai: Phân tích cơ bản và cách lựa chọn cổ
phiếu.
Gợi mở
Trước khi tiến vào việc phân tích chính, mình xin gợi mở bằng 1 bài toàn lựa chọn đầu tư nho nhỏ đã
từng ví dụ qua chat với nhiều bạn có câu hỏi về nội dung này. Giả sử bạn có 1 tỷ đồng, do cũng có
kiến thức về quán cafe, nên dự kiến là bạn sẽ đầu tư vào việc này. Ở đây, có 2 phương án để lựa
chọn.


Phương án 1: đầu tư mới toanh 1 quán cafe từ đầu đến cuối, và giả sử rằng do là quán cafe mới
toanh, nên năm đầu chỉ đạt được mức tỷ suất lợi nhuận là 8%, hay nôm na là sau 1 năm thì lời được
80 triệu đồng.
Phương án 2: không đầu tư mới từ đầu, mà cất công đi tìm các quán cafe khác đã mở lâu rồi, tuy
nhiên do tình hình tài chính, chủ quán cafe đó muốn nhượng lại để có tiền đáp ứng nhu cầu cá nhân
(Nhu cầu gì thì mình không đi sâu ở đây). Biết rằng, khi xưa chủ quán cafe này cách đây 2 năm cũng
đầu tư 1 tỷ đồng vốn gốc ban đầu, do hoạt động cũng có thời gian và cũng tạm ổn, nguồn khách ổn
định hơn so với dựng lại từ đầu nên mức tỷ suất lợi nhuận là … 20%, hay nôm na là sau 1 năm thì lời
được 200 triệu đồng. Tuy nhiên , vì một số ưu điểm trên nên trong quá trình bàn bạc thỏa thuận
nhượng quán, chủ của quán cafe đó có đưa ra mức nhượng lại toàn bộ quán là 1,2 tỷ đồng (cao hơn
20% so với gốc đầu tư) và do còn thiếu tiền so với vốn bạn có nên để bổ sung vốn còn thiếu 200 triệu
đồng thì bạn có thể vay thêm người nhà, hoặc huy động cổ phần thêm với người khác (bạn vẫn nắm
quyền chi phối).
Lưu ý rằng, ở đây đang xét đến góc độ mình là nhà đầu tư tức là thông số đưa ra ban đầu là cố định,
chứ không như 1 số bạn có nói là em sửa cửa hàng theo ý này, … để cho quán có nhiều khách hơn,
doanh thu tốt hơn, … Xin nói lại rằng chúng ta đang xét ở khía cạnh đầu tư, chứ không phải kinh
doanh như muốn hướng đến. Cái này nó giống như việc bạn có 100 triệu đồng đầu tư vào Công ty A,
mà Công ty A có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, điều đó nói lên là bạn chả có tiếng nói gì ở đó cả, quá bé để
trở thành cổ đông lớn (5% vốn điều lệ) hay ứng cử được vào Hội đồng quản trị để có tiếng nói tác
động vào kinh doanh của Doanh nghiệp. Cái cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta đang tính tới khía cạnh
đầu tư và không có yếu tố kinh doanh, tức là doanh nghiệp đưa ra thông số như thế, thông tin như
thế, vậy của chúng ta cần phân tích là đánh giá tình hình chung, rồi của doanh nghiệp để đưa đến


quyết định có nên đầu tư vào Công ty A hay không?Hay tại sao chọn đầu tư vào Công ty A mà không
đầu tư vào Công B?Lý do gì dẫn đến điều đó ở đây?
Cuối cùng, 2 phương án trên, bạn chọn phương án nào và cho biết lí do tại sao lại chọn phương án
đó, nêu con số cụ thể chứng minh việc đó. Trước khi trả lời, mình xin bàn tới 1 vài khái niệm chính
liên quan tới toàn bộ bài phân tích này.
—————————————————————

Một số khái niệm cơ bản trong đầu tư chứng khoán
Đã là đầu tư thì phải tính tới sau 1 khoảng thời gian nhất định thì lợi nhuận mang lại là bao nhiêu, cái
nào tốt hơn thì chọn cái đó. Vì tiền là có giới hạn, nên không thể có chuyện dễ dài đầu tư vào lĩnh
vực mà chưa đủ hiểu biết về nó. Một số khái niệm chính và lý giải:
– EPS: là 3 cái chữ cái đầu trong tiếng Anh của từ Earning Per Share tức là thu nhập trên mỗi đồng cổ
phiếu. Đây là 1 thông số rất quan trọng, được ứng dụng mạnh mẽ vào phân tích tài chính trong thực
tiễn, nó nói lên hiệu suất lợi nhuận của Doanh nghiệp tính trên 1 đầu cổ phiếu. Ở Việt Nam, hễ lên
sàn niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán, thì theo Luật Chứng khoán, mệnh giá 01 cổ
phiếu luôn phải là 10.000 đồng, điều đó tức là 1 Công ty A có vốn điều lệ thực góp là 100 tỷ đồng, thì
công ty A đó sẽ có 10 triệu cổ phiếu, mệnh giá là 10.000 đồng. Và nếu Công ty đó sau 1 năm làm ăn
kinh doanh, lãi 25% tức là 25 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thì ta nói EPS của nó là 2.500 đồng, dịch lại
là 1 cổ phiếu A mệnh giá 10.000 khi nắm giữ thì năm vừa rồi nó sinh lãi là 2.500 đồng (Theo cách gọi
học thuật trong nghành chứng khoán là vậy, còn cứ gọi nôm na theo miệng là 25% cũng vẫn được).
Chúng ta có thể theo dõi qua bảng tóm tắt chi tiết sau tại đây, đây là bảng được lập dựa trên báo cáo
tài chính quý 4/2012 vừa được công bố chủ yếu trong tháng 1 – 2/2013 trên 2 Sở giao dịch Chứng
khoán. Lấy ví dụ:

Vào ngày 07/02/2013, Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam (PV South Gas) (Mã Chứng
khoán: PGS) đã có công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2012 trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà


Nội (HNX), trong đó có thông tin cơ bản như sau vốn điều lệ của PGS là 380 tỷ đồng, lãi sau thuế
trong quý 4/2012 là 58,516 tỷ đồng hay hay tỉ suất lãi sau thuế / vốn điều lệ là 15,40% hay EPS là
1.539,9 đồng. Còn cả năm 2012 (Hợp nhất chưa kiểm toán) là 147,28 tỷ đồng hay tỉ suất lãi sau
thuế / vốn điều lệ 38,76% hay EPS là 3.875,8 đồng. Một cách tương tự ta có thể tìm các mã khác bao
gồm cả các mã mình đã điền trên bảng tóm tắt chi tiết đó lẫn các mã chưa điền (các mã được điền là
các mã có đủ thanh khoản), cách lấy thông tin bạn có thể lấy từ báo cáo tài chính quý 4/2012 trên Sở
giao dịch qua bài viết Xem tra cứu thông tin Chứng khoán ở đâu tốt nhất?. Khi đã tải được Báo cáo
Tài chính quý 4/2012 của PGS như tại đây thì trong đó sẽ kiểm tra thông tin của EPS như sau:


Trích Trang thứ 2 – Báo cáo tài chính hợp nhất Q4/2012 – PGS_HNX (Phần Nguồn vốn chủ sở hữu –
Bảng cân đối kế toán)


Trích Trang thứ 3 – Báo cáo tài chính hợp nhất Q4/2012 – PGS_HNX (Phần Báo cáo Kết quả kinh
doanh)
EPS điều chỉnh: trong ví dụ nói trên với PGS là trường hợp “lí tưởng” tức là trong năm doanh nghiệp
không hề bị điều chỉnh và chỉ việc áp công thức vào là tính ra kết quả (khá dễ dàng), trường hợp đơn
giản đó gọi là EPS cơ bản. Tuy nhiên thực tế lại không đơn giản như vậy, nhất là với các doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán. Cụ thể là trong các lí do chính khi niêm yết thì việc huy
động vốn qua thị trường chứng khoán là lí do cực kỳ quan trọng, đôi khi là quan trọng nhất, động lực
chính thúc đẩy doanh nghiệp thực hiệm niêm yết. Như vậy chúng ta sẽ bắt gặp tình trạng khi xem
báo cáo tài chính là đầu năm Công ty A vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng cuối năm vốn điều lệ đã là 200
tỷ đồng, với lãi sau thuế là 30 tỷ đồng thì ta không thể nói là lãi 30% (dựa trên vốn điều lệ 100 tỷ
đồng) hay 15% (Dựa trên vốn điều lệ 200 tỷ đồng) được (ứng với vốn điều lệ từng trường hợp EPS cơ
bản là 3.000 đồng hay 1.500 đồng). Một cách thông thường ta cũng dễ nhận thấy rằng % sẽ năm
trong khoảng 15 – 30% kia hay EPS điều chỉnh sẽ năm trong khoảng 1.500 – 3.000 đồng. Như vậy
công việc của chúng ta ở đây là cần loại bỏ yếu tố gây “nhiễu” để có tính toán 1 chính xác “sức” kinh
doanh của Công ty. Ở đây để dễ tính, mình giá sử 9 tháng đầu năm (cách tính quy về tháng cho đơn
giản, còn trong Bảng tóm tắt chi tiết mình tính theo ngày, năm 2012 có 366 ngày) Công ty A có vốn
điều lệ là 100 tỷ đồng, và 3 tháng cuối năm là 20 tỷ đồng sau khi tăng vốn điều lệ (bằng hình thức
chào bán riêng lẻ, chào bán cho đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên, cổ tức cổ phiếu, cổ phiếu
thưởng, trái phiếu chuyển đổi, mua bán sáp nhập, …). Như vậy vốn điều lệ bình quân làm cơ sở tính
toán sẽ là (100 x 9 + 200 x 3) / 12 = 125 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ bình quân
là (30 / 125) x 100% = 24% hay EPS điều chỉnh là 2.400 đồng.
Như vậy, trong ví dụ trên đây yếu tố điều chỉnh được tính đến là do tăng vốn điều lệ, tuy nhiên trong
thực tế còn một trường hợp khác nữa rất hay phát sinh đó cổ phiếu quỹ, bản chất của nó là Công ty
đã mua lại chính cổ phiếu của mình hay “tự tạm giảm vốn điều lệ thực” với các lí do khác nhau như
thông báo mới nhất như tại đây


Phần ba: Các Khái niệm và thuật ngữ về Chứng
khoán.
Thị trường Chứng khoán sơ cấp
Thị trường Chứng khoán sơ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được phát hành lần đầu tiên
cho các nhà đầu tư, và vì là lần đầu tiên nên vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang cho Tổ chức
Phát hành (Thay vì sang cho nhà đầu tư khác như bên thứ cấp). Nên bản chất của hoạt động này
chính là tăng vốn điều lệ trên Thị trường Chứng khoán. Phương thức phát hành của thị trường này là
Phát hành riêng lẻ và Phát hành ra công chúng.
Do tính chất kể trên nên Thị trường Chứng khoán sơ cấp chính là thị trường cung cấp và tạo hàng
cho Thị trường Chứng khoán thứ cấp phát triển (Mua đi bán lại với nhau giữa các nhà đầu tư). Ở Việt
Nam, mọi hoạt động phát hành sơ cấp đều do Vụ Quản lý Phát hành Chứng khoán thuộc Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước quản lý. Ta có thể xem hoạt động này khi vào Web của Ủy ban ở địa
chỉwww.ssc.gov.vn như hình:


Ta vào Tab “Tin tức & Sự kiện”, sau đó vào tab con “Hoạt động phát hành” sẽ vào phần hoạt động
quản lý phát hành hàng ngày của các Tổ chức Phát hành do Ủy Ban Chứng khoán quản lý. Mọi hoạt
động tăng vốn đều cần giấy phép do Ủy ban Chứng khoán xem xét và phê duyệt. Ví dụ:

Như trong hình có thể thấy Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3 đã nộp hồ sơ và được Ủy ban
Chứng khoán cấp phép để tăng vốn điều lệ từ 52,5 tỷ đồng lên 68 tỷ đồng thông qua việc chào bán
1,55 triệu cổ phiếu DP3 mệnh giá 10.000 đồng / cổ phiếu (Gồm 1,325 triệu cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu và 237,5 ngàn cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên của Công ty)
Thị trường Chứng khoán thứ cấp


Thị trường Chứng khoán thứ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được mua đi bán lại với nhau
giữa các nhà đầu tư sau khi đã được phát hành lần đầu ở Thị trường Chứng khoán sơ cấp, điều này
làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư và do đó Vốn điều lệ của Tổ chức Phát
hành hoàn toàn không hề thay đổi gì trong quá trình này. Mục tiêu cao nhất của thị trường này là tạo

tính thanh khoản, để khi một nhà đầu tư A cần tiền họ đang sở hữu 1 loại cổ phiếu thì có thể bán
ngay lập tức để đổi ra tiền mặt cho một nhà đầu tư B khác đang có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư sinh
lời loại cổ phiếu đó, chính tính thanh khoản này sẽ giúp cho Tổ chức Phát hành trên Thị trường
Chứng khoán sơ cấp khi cần vốn cho các dự án kế hoạch kinh doanh của mình có thể tăng vốn điều lệ
mở rộng sản xuất kinh doanh. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn có 1 số vốn nhàn rỗi là 100 triệu đồng,
không lớn quá để mở 1 cái cửa hàng hay 1 cái gì đó, và thời gian bạn nhàn rỗi tạm thời khi đó là
khoảng 1 năm, như vậy nếu chỉ có Thị trường Chứng khoán Sơ cấp mua xong của Tổ chức Phát hành
và bạn phải nắm giữ mãi để “ăn” mỗi cổ tức tiền mặt hàng năm là 10% thì trường hợp này bạn sẽ
không đầu tư kênh Chứng khoán được, do lượng tiền mặt từ cổ tức thu về khi đó sẽ không đủ để
bạn dùng cho mục đích khác của bạn và Tổ chức Phát hành khi đó cũng không thể huy động được
vốn từ hàng trăm, hàng vạn các nhà đầu tư lớn nhỏ. Như vậy việc tổ chức Thị trường Chứng khoán
thứ cấp là tất yếu để Thị trường Chứng khoán sơ cấp có thể phát triển và huy động vốn thành công
để dẫn vốn vào các Công ty có hiệu quả, qua đó giúp nền kinh tế quốc gia phát triển.
Thị trường Chứng khoán thứ cấp ngày nay được tổ chức rất quy mô bài bản, nhất là thị trường cổ
phiếu và mọi giao dịch đều được hiện thông qua các Công ty Chứng khoán (Nghĩa là bạn muốn giao
dịch mua bán thì phải mở TK Chứng khoán ở các Công ty Chứng khoán). Ở Việt Nam chúng ta hiện
nay chính xác là đang có 3 sàn giao dịch do 2 Sở giao dịch Chứng khoán quản lý: HOSE do Sở Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh quản lý, HNX và UPCoM do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
quản lý, ngoài ra còn 1 sàn Đại chúng Chưa Niêm yết do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt
NamVSD quản lý (Các Công ty Chưa niêm yết, Chưa đăng ký Giao dịch). Bên cạnh đó thì đang có
khoảng 80 Công ty Chứng khoán đang hoạt động với giá trị giao dịch toàn thị trường cả 3 sàn hàng
ngày vào khoảng 2000 – 3000 tỷ / phiên. Các giao dịch ngày nay hầu như cũng được thực hiện theo
phương thức Online, tức là khi bạn mở xong 01 Tài khoản Chứng khoán tại Công ty Chứng khoán thì
bạn sẽ được cấp 01 tài khoản có thể đăng nhập trên Website hoặc Phần mềm riêng của Công ty
Chứng khoán đó qua Điện thoại thông minh hoặc máy tính, chỉ cần nộp tiền qua Ngân hàng là bạn có
thể bắt đầu giao dịch và tham gia vào Thị trường thứ cấp này, khá đơn giản.


Như trong hình trên thì ta có thể thấy tại phiên giao dịch ngày 31/12/2015, sàn HOSE của Sở giao
dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh đã giao dịch với giá trị là 2.134 tỷ đồng, như vậy quy mô Thị

trường thứ cấp này là khá lớn, cũng trong hình mình có ghim giữ một số cổ phiếu đang quan tâm với
1 số mã hàng đầu như VNM của Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk, FPT của Công ty CP FPT –
FPT, BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, VIC của Công ty CP Tập đoàn
VinGroup – VinGroup, …

Phần bốn: Giới thiệu về Mở tài khoản Chứng khoán.
Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành thì việc Mở tài khoản Chứng khoán chỉ có hiệu lực
pháp lý khi Hợp đồng được ký mực tươi (thêm dấu đỏ nếu là tổ chức) bản gốc của cả 02 bên (Khách
hàng / Nhà đầu tư và Công ty Chứng khoán). Căn cứ vào đó, thực tế ở Việt Nam đã phát sinh ra 02
cách mở tài khoản chứng khoán chính như sau:
– Cách 1 – Mở tài khoản chứng khoán trực tiếp: đây là cách đơn giản nhất, bạn chỉ việc cầm Chứng
minh thư Nhân dân (CMND) lên Công ty Chứng khoán (CTCK) và yêu cầu Mở tài khoản Chứng khoán
cho mình. Và sau đó cứ làm theo hướng dẫn là xong. Lưu ý là Hộ chiếu không được phép mở, chỉ áp
dụng CMND. Tuy nhiên cách này vẫn có một số hạn chế cơ bản, như nhiều bạn ngại ngùng nên cũng
không dám lên CTCK mở mà muốn làm từ xa hay quan trọng nhất là vì do vấn đề chi phí nên hầu hết
các CTCK đều chỉ mở văn phòng trụ sở / Chi nhánh ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nên đương nhiên
các bạn không sống ở 2 địa phương trên đều sẽ rất khó khăn để đi xa tận nơi Mở Tài khoản Chứng
khoán, nhất là các CTCK có chất lượng cung cấp dịch vụ hàng đầu với mức phí cạnh tranh. Bạn cũng
có thể tìm hiểu về Các CTCK ở Link sau (Nguồn: Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh – HOSE).


– Cách 2 – Mở tài khoản chứng khoán từ xa (Chỉ có một số CTCK áp dụng): do bị giới hạn bởi điều
Luật CK như đã nói ở trên là Hợp đồng Mở TK CK phải là chứng từ gốc nên thực sự là không có
Online đúng nghĩa như nhiều CTCK vẫn quảng cáo, mà bản chất là bạn khai thông tin cá nhân trên
website của họ, họ gởi cho bạn bản mềm qua email (hoặc bản cứng qua Chuyển phát nhanh), sau đó
bạn in bản mềm đó ra để khai thông tin, ký xác nhận và gởi bộ hồ sơ đó qua chuyển phát nhanh về
CTCK, sau khi CTCK nhận được hô sơ thì sẽ kiểm duyệt và xác nhận, đóng dấu sẽ thông báo lại cho
bạn biết là Hồ sơ Mở tài khoản Chứng khoán của bạn đã Hợp lệ và có hiệu lực, đồng thời gởi lại cho
bạn 01 bản trong bộ Hồ sơ đó (Có thể là bản photo có dấu treo của Công ty nếu bạn chỉ khai ban đầu
01 bản).

Mở Tài khoản Chứng khoán tại Hà Nội: Nếu bạn đang sống ở Hà Nội hoặc là có dịp có việc qua Hà Nội
ít bữa thì bạn có thể mở tài khoản trực tiếp với mình. Anh em có thể hẹn gặp ở Quán Cafe đâu đó ở
Hà Nội (thường giữa nơi mình và bạn sống) sau giờ làm việc từ 05 – 07h chiều tối các ngày làm việc
trong tuần hoặc cuối tuần, thứ nhất là mình sẽ mang hồ sơ đi và hướng dẫn chi tiết khai thông tin ký
mở, thứ hai và cũng là quan trọng là mình mang Laptop theo để ngoài việc mở tài khoản chứng
khoán cho bạn, thì sẽ giới thiệu về tình hình chứng khoán hiện tại ở Việt Nam, giải đáp thắc mắc trực
tiếp khi bạn mới nghiên cứu (Bạn có thể nghiên cứu trước qua, gạch lại vấn đề còn mắc) và tư vấn
đưa ra một số định hướng để khi về có thời gian bạn có thể nghiên cứu và tiếp cận kiến thức chứng
khoán nhanh hơn. Ngoài ra, khi mở tài khoản chứng khoán qua mình thì ngoài việc được giải đáp
qua chat hàng ngày (Zalo/Facebook) trước các diễn biến thị trường khi có yêu cầu thì thỉnh thoảng
có thể hẹn gặp trực tiếp để việc trao đổi được nhanh và rõ ý hơn (Cũng quán cafe đâu đó ở Hà Nội).


Đăng ký Mở tài khoản Chứng khoán Từ xa ở đâu và như thế nào? (Kể cả cho người Việt Nam ở
nước ngoài)
Hiện nay cũng có một số CTCK cho phép áp dụng Mở tài khoản Chứng khoán từ xa như FPTS, SSI,
VNDS, … Tuy nhiên do đặc thù chi tiết ở dưới mỗi Công ty đều có 1 số khác biệt nhỏ trong quy trình
nên để cụ thể nhất mình xin giới thiệu hình thức Mở tài khoản Chứng khoán tại OCS – Công ty CP
Chứng khoán Đại Dương – Nơi mình đang cộng tác môi giới, và cũng vì có thể hỗ trợ online tốt nên
mọi người có thể liên hệ và còn mắc gì thì cứ hỏi mình theo thông tin cá nhân ở bên là sẽ sớm nhận
được giải đáp. Cụ thể:
– Bước 1: Để lại thông tin cá nhân ngay bên dưới đồng thời liên hệ lại ngay với mình (Điện thoại hoặc
Chat Zalo / Facebook / Viber / Skype) để có thể nhận được tư vấn mở tài khoản tốt và thuận tiện
nhất:
+ Với các bạn sống ở Hà Nội: gặp trực tiếp mình (Có thể là 1 quán Cafe đâu đó tiện cho cả hai), thời
gian thì tùy, khá thoải mái, chiều, sau giờ làm hoặc cuối tuần đều được. Khi đi bạn nhớ mang theo
CMND để mình có thể chụp lại, in ra kẹp với Bộ Hồ sơ Mở tài khoản. Về phần mình, mình sẽ theo
mang theo Bộ Hồ sơ cùng Laptop, để vừa mở tài khoản cho bạn lại vừa giới thiệu / định hướng các
bước để tìm hiểu và bắt đầu gia nhập chứng khoán luôn, cũng như giới thiệu cách thức vào tài khoản
online để giao dịch, nộp tiền, … một cách trực tiếp nhất. Bạn có thể hỏi thêm bất cứ thông tin gì về

chứng khoán nếu muốn lúc đó.
+ Với các bạn sống ở xa Hà Nội: có thể chủ động liên hệ trực tiếp với mình hoặc để lại thông tin như
ở dưới để mình gửi hồ sơ Bộ Hợp đồng Mở Tài khoản Chứng khoán OCS có dấu đỏ của Công ty qua
đường chuyển phát nhanh. Cần nhấn mạn rằng với các bạn ở xa, bên cạnh việc phải hỗ trợ từ xa như
giải đáp thắc mắc phần mềm, tư vấn đầu tư nên mua bán chọn mã ra sao (nhất thời gian đầu) thì còn
gởi hồ sơ đi lại qua chuyển phát nhanh, … nên tương đối mất công và mất chi phí của riêng mình.
Trong khi thực tế lại phát sinh rất nhiều bạn kiểu mới tìm hiểu và không xác định lâu dài với chứng
khoán “hứng lên nhất thời” và kêu “Anh ơi, có gì gởi em Hồ sơ mở tài khoản … ” Khi mình gởi Hồ sơ
xong thì kêu “Em lại bận rồi, …” Và để tránh những phiền phức không đáng có của những người chỉ
hứng lên nhất thời, thiếu nghiêm túc. Nếu bạn muốn mở thì cần nộp 1 khoản cọc áp dụng ở đây với
trường hợp mở từ xa là: 200.000 đồng/hồ sơ (Lưu ý là sau khi bạn Mở tài khoản thành công và có
phát sinh giao dịch với tài khoản ít nhất 5 triệu đồng thì mình sẽ chuyển trả lại vào chính tài khoản
chứng khoán đó của bạn). Nếu bạn ở xa và thực sự muốn mở TK Chứng khoán để đầu tư nghiêm túc
thì đề nghị chuyển tiền cọc trước cho mình theo thông tin sau: Chủ TK: Bùi Huy Hiệp – Số TK:
0021000250093 – Tại: Vietcombank Chi nhánh Hà Nội hoặc Chủ TK: Bùi Huy Hiệp – Số TK:
13320437283013 – Tại: Techcombank Chi nhánh Trung tâm thẻ. Khi chuyển khoản Nội dung cần nêu
rõ: “Nguyễn Văn A 09xx123456 (ở đây là tên và số điện thoại của bạn) chuyển tiền cọc hồ sơ Mở Tài
khoản Chứng khoán”. Ngoài ra do vấn đề chi phí nên chỉ áp dụng hỗ trợ gửi với các khách hàng sống
ở Việt Nam (Các khách người Việt sống ở nước ngoài muốn gửi phải chịu chi phí gửi này hoặc tốt
nhất nên nhờ người thân / quen đứng nhờ tên). Nhấn mạnh thêm: khi bạn mở tài khoản chỗ mình
tức là được quan niệm khách hàng của mình nên sẽ được hưởng các quyền lợi như: ưu tiên hỗ trợ
tư vấn khi có nhiều người hỏi, được tham gia nhóm chat Zalo để xem mọi người bình luận trao đổi
như Hình ảnh tại đây giúp “học” thực tế nhanh hơn, được ưu tiên tham gia offline khi có đợt tổ
chức, … Xem chi tiết hơn tại Khách hàng và Quyền lợi.


Phần năm: Ngày giao dịch, Ngày Thanh toán và các
khái niệm Ngày T, T+1, T+2, T+3.
Nếu bạn là người mới bắt đầu chắc chắn sẽ có khái niệm là: “Anh cho em hỏi là nếu e mua cổ phiếu
HAG thì hôm nay giá 7.9, một lúc nữa giá nó lên 8.2 thì chắc bán luôn được nhỉ???”. Thực sự thì đây

là câu hỏi thường trực của tất cả những người mới, xin trả lời luôn ở đây là không được, theo quy
định của Luật Chứng khoán hiện nay thì mua xong phải cuối giờ chiều sau đó 2 ngày làm việc thì cổ
phiếu HAG trên bạn mua mới về và tới ngày làm việc thứ 3 mới thực sự bán được. Nôm na thì bạn
mua thứ 2 thì thứ 5 tới sẽ bán được hàng, mà bạn mua thứ 5 thì phải thứ … 3 tuần sau mới bán
được (Thứ 7 và Chủ nhật là ngày nghỉ nên đương nhiên tính là không phải là ngày làm việc). Lúc đó:
– Ngày T, T+1, T+2, T+3: trong giao dịch chứng khoán, khi bạn giao dịch mua bán thành công thì có
nghĩa là bạn đã chốt giá, và ngày đó tính theo mốc thời gian được gọi là ngày T, tiếp sau đó 01 ngày
làm việc được gọi là T+1, tiếp sau đó thêm 01 ngày làm việc nữa được gọi là T+2 và thêm 01 ngày sau
đó nữa là ngày T+3. Ví dụ: bạn mua cổ phiếu HAG kể trên ngày thứ 2 đầu tuần thì ngày thứ 2 – ngày
25/01/2016 đó gọi là ngày T, ngày thứ 3 – ngày 26/01/2016 được gọi là ngày T+1, ngày thứ 4 – ngày
27/01/2016 được gọi là ngày T+2 và ngày thứ 5 – ngày 28/01/2016 được gọi là ngày T+3. Một ví dụ
khác: nếu bạn đang cân nhắc và đoán rằng mấy hôm nữa cổ phiếu HAG sẽ còn thấp hơn để mua và
dự kiến sẽ mua ngày thứ 5 – 28/01/2016 thì khi đó đây sẽ là ngày T, ngày thứ 6 – ngày 29/01/2016
lúc này lại là ngày T+1, ngày thứ 2 tuần sau đó – ngày 01/02/2016 là ngày T+2 và ngày thứ 3 – ngày
02/02/2016 là ngày T+3.

– Ngày giao dịch: là ngày mà bạn quyết định mua / bán cổ phiếu và đã mua / bán thành công trên thị
trường, tức là giá bạn đặt mua đã được chốt là 7.9 như trong ví dụ kể trên với cổ phiếu HAG, còn sau
đó tới ngày T+3 tức là ngày thanh toán T+2 và bắt đầu bán được thì dù trong mấy ngày đó giá cổ
phiếu HAG dao động thế nào thì bạn cũng không thể làm gì được (Một số hay hỏi là có cách nào bán
trước được không trong ngày T (Ngay sau khi mua) hay T+1, T+2). Nếu tới ngày bạn sở hữu bán được
lúc đó cổ phiếu HAG giá đang 8.4 tức là bạn đang có lời, còn nếu là 7.5 thì bạn đang tạm lỗ khi chưa


×