Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

RÀ SOÁT, CẬP NHẬT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN NAM TRUNG BỘ (NHÓM 4) ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 133 trang )

B GIAO THễNG VN TI
CC HNG HI VIT NAM

R SOT, CP NHT IU CHNH QUY HOCH CHI TIT
NHểM CNG BIN NAM TRUNG B (NHểM 4)
N NM 2020, NH HNG N NM 2030
BO CO GIA K - REV.2

Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Đơn vị thực hiện:

Công ty cp t vấn xây dựng công trình hàng hải
: G21 Làng Quốc tế Thăng Long - Quận Cầu Giấy - Tp. Hà Nội
Tel. 04.37566891 - Fax. 04.37566892 - E.mail.
CN tại TP. HCM : 123 Tôn Thất Thuyết - Phờng 15 - Quận 4 - Tp. Hồ Chí Minh
Tel. 08.38260176 - Fax. 08.39404233 -
CN tại Hải Phòng : 25 Võ Thị Sáu - Quận Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
Tel. 0313.826817 - Fax.0313.826815 - E.mail.
Trụ sở Công ty


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ......................................................................................................5
I.1. Giới thiêu chung (mở đầu)..............................................................................................5
I.1.1. Sự cần thiết phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch .....................................................5
I.1.2. Căn cứ pháp lý chính xây dựng đề án ......................................................................6
I.2. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................8


I.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................8
I.2.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................8
I.3. Nội dung nghiên cứu chủ yếu ...................................................................................9
I.3.1. Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện quy hoạch..................9
I.3.2. Điều tra, thu thập yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch chi tiết .................................9
I.3.3. Rà soát điều chỉnh quy hoạch .........................................................................................9
I.3.4. Đề xuất các giải pháp cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch ............................10
I.4. Dự kiến tiến độ thực hiện Báo cáo ..........................................................................10
I.4.1. Báo cáo đầu kỳ cuối tháng 7/2015.................................................................................10
I.4.3. Báo cáo cuối kỳ cuối tháng 11/2015 ............................................................................11
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................12
II.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực ............................................................................................12
II.1.1. Vịnh Quy Nhơn, đầm Thị Nại ....................................................................................13
II.1.2. Vũng Xuân Đài (cửa Sông Cầu) .................................................................................15
II.1.3. Vịnh Vũng Rô .............................................................................................................15
II.1.4. Vịnh Vân Phong..........................................................................................................17
II.1.5. Vịnh Nha Trang ..........................................................................................................20
II.1.6. Vịnh Cam Ranh, Ba Ngòi ...........................................................................................22
II.1.7. Vịnh Phan Rang ..........................................................................................................24
II.1.8. Vịnh Cà Ná .................................................................................................................26
II.1.9. Mũi Né ........................................................................................................................26
II.1.10. Mũi Gió.....................................................................................................................27
II.1.11. Mũi Kê Gà ................................................................................................................27
II.1.12. Một số vị trí khác ......................................................................................................29
II.1.13. Nhận xét ....................................................................................................................30
II.2. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng hấp dẫn...........................................................................30
II.2.1. Hiện trạng, phát triển KT-XH tiểu vùng kinh tế Nam Trung Bộ................................30
II.2.2. Quy hoạch phát triển KT-XH khu vực nghiên cứu đến năm 2020 .............................37
II.2.3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu ......................................................37
II.2.4. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Campuchia ................................................40

II.2.5. Tổng hợp các đặc điểm đặc thù về kinh tế xã hội của khu vực ..................................42
II.3. Đặc điểm hệ thống giao thông vận tải ...........................................................................43
II.7. Hệ thống logistics ..........................................................................................................49
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

-1-


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
II.8. Hiện trạng quy hoạch các khu neo tránh trú bão ...........................................................49
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY
HOẠCH .....................................................................................................................52
III.1. Một số quan niệm cơ sở để phân tích đánh giá ..................................................52
III.2. Giới thiệu chung Quy hoạch nhóm cảng biển số Nam Trung Bộ (nhóm 4)
theo quyết định số 1764/QĐ-BGTVT.................................................................................52
III.3. Tổng hợp đánh giá hiện trạng hệ thống cảng biển Nhóm 4 ......................................59
III.3.1. Lượng hàng thông qua cảng ....................................................................................59
III.3.2. Hành khách, lượt tàu, phương tiện thủy nội địa ....................................................63
III.3.3. Rà soát về quy mô cầu cảng và tiến trình đầu tư theo quy hoạch ........................64
III.3.4. Rà soát về hệ thống kho bãi, trang thiết bị công nghệ ...........................................71
III.3.5. Rà soát hệ thống giao thông kết nối đến cảng.........................................................72
III.4. Rà soát, đánh giá quyền sở hữu cảng ........................................................................74
III.5. Rà soát về khoảng cách an toàn công trình cảng xăng dầu .......................................76
PHẦN IV....................................................................................................................79
CẬP NHẬT DỰ BÁO HÀNG HÓA VÀ ĐỘI TÀU.................................................79
V.1. Vị trí vai trò của nhóm cảng biển Nam Trung bộ (nhóm 4) ...................................79
V.2. Sự cần thiết nghiên cứu ............................................................................................79

V.3. Dự báo hàng hóa qua cảng .......................................................................................79
IV.3.1. Mục tiêu dự báo ......................................................................................................80
IV.3.2. Căn cứ để tiến hành dự báo ....................................................................................80
IV.3.3. Phương pháp dự báo...............................................................................................80
IV.3.4. Tính toán và kết quả dự báo ....................................................................................82
IV.3.5. Dự báo tổng khối lượng hàng chung và hàng container..........................................84
IV.3.6. Dự báo nhóm hàng khô, hàng rời, hàng tổng hợp ...................................................84
IV.3.7. Dự báo nhóm hàng quá cảnh ...................................................................................86
IV.3.8. Dự báo nhóm hàng lỏng ..........................................................................................87
IV.3.9. So sánh, phân tích kết quả dự báo hàng hóa thông qua nhóm 4..............................87
V.4. Phân bổ khối lượng dự báo theo nhóm hàng thông qua các cảng chính trong khu
vực 88
V.5. Dự báo hành khách thông qua cảng.........................................................................96
IV.5.1. Phương pháp luận ......................................................................................................96
IV.5.2. Dự báo khối lượng hành khách qua cảng ..................................................................97
V.6. Dự báo cỡ tàu ra/vào cảng......................................................................................100
IV.6.1. Phương pháp luận ..................................................................................................100
IV.6.2. Dự báo cỡ tàu ra vào cảng .....................................................................................104
PHẦN V: RÀ SOÁT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.............................................107
V.1. Căn cứ để rà soát, điều chỉnh ..................................................................................107
V.2. Các nội dung rà soát, điều chỉnh quy hoạch..........................................................107
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn - 2 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
V.2.1. Quan điểm phát triển................................................................................................107
V.2.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................................107

V.2.3. Định hướng phát triển ..............................................................................................107
V.2.4. Nội dung quy hoạch .................................................................................................107
V.2.5. Các dự án ưu tiên đến năm 2020 .............................................................................108
V.2.6. Cơ chế, chính sách ...................................................................................................109
PHẦN VI: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .....................123
VI.1. . Phạm vi nghiên cứu và các yếu tố tác động của quy hoạch ......................................123
VI.1.1 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................123
VI.1.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan tới quy hoạch............................................123
VI.2. Dự báo các tác động tới môi trường và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, quản lý
giám sát môi trường .............................................................................................................123
VI.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp phát triển cảng.....................123
VI.2.2. Trong quá trình vận hành khai thác cảng .................................................................126
PHẦN VII: CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ................130
VII.1. Quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch ................................................................130
VII.2. Một số giải pháp và chính sách chủ yếu.........................................................................130
VII.2.1. Về nguồn lực đầu tư: ..............................................................................................130
VII.2.2. Về quan hệ giữa cảng biển và khu kinh tế, công nghiệp.........................................131
VII.2.3. Công tác di dời và chuyển đổi công năng một số bến cảng hiện có .......................131
VII.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý khai thác cảng biển: ...........................................132
VII.2.5 Giải pháp kết nối đồng bộ giữa cảng với mạng cơ sở hạ tầng khu vực....................132
VII.2.6. Về quản lý, khai thác cảng......................................................................................132

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

-3-


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐATHH:
CNĐT:
CSHT:
DWT:
ĐBSCL:
GDP:
GTVT:

Bảo đảm an toàn hàng hải
Chứng nhận đầu tư
Cơ sở hạ tầng
Trọng tải tàu (Deadweight tonnage)
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Giao thông vận tải

HHVN:
HTCBVN:
ICD:
KCHT:
KCN:
KCX:
KT-XH:
NGTK:
NMĐT:
ODA:
PCI:

QHCT:
QL:
QLDA:
TEU:
TNHH:
Tp. HCM:
TTDH:

Hàng hải Việt Nam
Hệ thống cảng biển Việt Nam
Cảng cạn (Inland Container Depot)
Kết cấu hạ tầng
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Kinh tế - xã hội
Niên giám thống kê
Nhà máy đóng tàu
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index)
Quy hoạch chi tiết
Quốc lộ
Quản lý dự án
Đơn vị tính tương đương container 20’ (Twenty feet Equivalent Unit)
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin duyên hải

UBND:
VTS:


Ủy ban nhân dân
Hệ thống điều phối giao thông hàng hải (Vessel Traffic Service)

XNK:
WTO:

Xuất nhập khẩu
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

-4-


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.1. Giới thiêu chung (mở đầu)
I.1.1. Sự cần thiết phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch
- Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm

2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày
24/12/2009. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, Cục HHVN đã cho lập quy
hoạch chi tiết (QHCT) các nhóm cảng biển đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030. QHCT nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) được Bộ GTVT
phê duyệt tại quyết định số 1744/QĐ - BGTVT ngày 03/8/2011.
- Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch bối cảnh kinh tế trong nước và


thế gới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm nghiên cứu lập quy hoạch; nhiều yếu
tố tiền đề cho việc xác định quy mô phát triển các cảng biển trong từng nhóm
cảng đã, đang được điều chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh kinh tế toàn cầu và
quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế trong nước. Do
vậy cần cập nhật nhu cầu thị trường và rà soát, điều chỉnh quy mô phát triển theo
từng giai đoạn (đặc biệt là các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn trước mắt)
nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch phát triển cảng biển.
- Thực hiện nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về ban hành

chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 13/NQ/TW ngày 16/01/2012
của Ban chấp hành trung ương khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ
nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại
vào năm 2020; Bộ GTVT đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên
ngành trong đó có ngành Hàng hải.
- Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 phê

duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam; Quyết
định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải
biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030; Quyết định số 2223/QĐ-TTg
ngày 13/12/2011 Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tại điểm b, mục 1, điều 2 quyết định số 1037/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ
giao Bộ GTVT tổ chức rà soát, phê duyệt điều chỉnh QHCT các nhóm cảng
biển đến 2020, định hướng đến 2030.
Do vậy rà soát, cập nhật điều chỉnh QHCT nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

-5-



Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

4) là nhiệm vụ cấp thiết.
I.1.2. Căn cứ pháp lý chính xây dựng đề án
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005 (sau đây gọi tắt là

Bộ luật hàng hải Việt Nam) và các Luật liên quan khác như Luật Xây dựng, Luật
Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường,..;
- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành

Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành

Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án

đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí

đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định 46/2015/NĐ - CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ ban hành về Quản lý

chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 của Chính phủ về quản lý cảng


biển và luồng Hàng hải; Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/05/2013 của
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số:
21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 của Chính phủ;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và số 04/2008/NĐ-CP ngày

11/01/2008 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013
của Bộ KHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phêduyệt, điều chỉnh và
công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu,.
- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt chiến lược (điều chỉnh) phát triển GTVT đến năm 2020, định hướng đến
2030.
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch

phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

-6-


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ

thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ

logistics trong lĩnh vực GTVT Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030.
- Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 9/7/2015 phê duyệt quy hoạch hệ thống trung

tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến 2030.
- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt điều chỉnh QH phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến 2030.
- Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vận

tải biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030.
- Quyết định số 1764/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc

phê duyệt quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2494/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 của Bộ Giao thông Vận tải phê

duyệt quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu biển đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/07/2012 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

-

Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 9/7/2013 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 .
- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1933/QĐ-BGTVT ngày 01/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê

duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí rà soát cập nhật, điều chỉnh QHCT
các nhóm cảng 1, 2, 3, 4, 6 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Văn bản số 2406/CHHVN-KHĐT ngày 16/06/2015 của Cục HHVN giao CMB
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn - 7 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

thực hiện rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 3, 4.
I.2. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
I.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch, giải pháp khắc phục những

khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập trong việc lập, quản lý và thực hiện QHCT
nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4).
- Xác định lại mục tiêu quy hoạch đảm bảo tính khả thi về nhu cầu, quy mô và tiến


độ phát triển cảng tại từng cảng biển trong nhóm.
- Xây dựng các giải pháp quy hoạch đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án. Rà soát, kiến

nghị điều chỉnh đối với các dự án ưu tiên trong ngắn hạn và đề xuất các giải
pháp điều tiết, thu hút hàng hóa của các cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư,
quản lý khai thác.
- Kiến nghị ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối cảng, các dịch vụ liên quan hỗ trợ và

phát huy tối đa tiềm năng phát triển cảng trong nhóm cảng.
I.2.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu rà soát, cập nhật điều chỉnh là: Quy hoạch chi tiết nhóm

cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) đến năm 2020, định hướng đến 2030 được
phê duyệt tại quyết định số 1743/QĐ-BGTVT ngày 08/3/2011.
- Các cảng biển trong nhóm bao gồm cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực,

cảng địa phương, cảng chuyên dùng (hành khách, xăng dầu, than quặng … phục
vụ trực tiếp cho các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ quy mô lớn
được xác định trong phụ lục ban hành kèm theo quyết định số 1037/QĐ-TTg)
không bao gồm cảng quân sự, cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng/bến cảng
thủy nội địa.
- Hệ thống cảng biển bao gồm hạ tầng cảng biển và hạ tầng công cộng cảng biển

phù hợp với quy định tại mục 2 điều 59 Bộ luật hàng hải Việt Nam số
40/2005/QH11.
b. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Mốc thời gian quy hoạch (năm quy hoạch) là 2020. Định hướng
quy hoạch lập cho năm 2030 và xa hơn.
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI

Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

-8-


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

+ Về không gian: Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là các là các cảng biển thuộc các
tỉnh, thành phố ven biển khu vực Nam Trung Bộ: Quy Nhơn; Vũng Rô; Vân
Phong; Nha Trang – Cam Ranh; Ninh Thuận; Kê Gà; Vĩnh Tân.
Ngoài phạm vi vùng đất, vùng nước cảng biển (xác định theo điều 59 Bộ luật hàng
hải Việt Nam số 40/2005/QH11) trong nghiên cứu lập quy hoạch còn xem xét và thể
hiện sự kết nối giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia tại khu vực.
I.3. Nội dung nghiên cứu chủ yếu
I.3.1. Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện quy hoạch
- Đánh giá thực trạng hệ thống cảng biển Nhóm 4; Hiện trạng sử dụng quỹ đất quy

hoạch tại các cảng và ảnh hưởng của quỹ đất đến hiệu quả khai thác cảng.
- Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch; Những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong

việc quản lý triển khai thực hiện quy hoạch.
- Rà soát về quan điểm, mục tiêu phát triển nhóm cảng biển số 4 giai đoạn đến năm

2020, định hướng đến năm 2030; đề xuất các điều chỉnh (nếu có) so với quy hoạch
được duyệt.
I.3.2. Điều tra, thu thập yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch chi tiết
Điều tra, thu thập, tổng hợp phân tích những thay đổi về bối cảnh kinh tế trong
nước và quốc tế liên quan tới việc lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng

biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030.
-

Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cả nước, vùng lãnh thổ nghiên cứu.

-

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành GTVT và các chuyên ngành kinh
tế khác liên quan tới cảng biển trong nhóm.

-

Quy hoạch phát triển vận tải biển và dịch vụ logistics cả nước.

-

Cập nhật kế hoạch, tiến trình thực hiện những dự án đầu tư xây dựng cơ sở công
nghiệp trọng điểm có nhu cầu lớn về lượng hàng chuyên dùng qua cảng biển thuộc
nhóm.

-

Một số yếu tố chính về hiện trạng và xu thế phát triển của hoạt động hàng hải thế
gới, khu vực liên quan đến quy hoạch phát triển nhóm cảng biển số 4.
I.3.3. Rà soát điều chỉnh quy hoạch

-

Rà soát về quan điểm, mục tiêu phát triển của nhóm cảng biển số 4; đề xuất các điều
chỉnh về mục tiêu, quan điểm phát triển (nếu có) so với quy hoạch được duyệt.

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

-9-


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
-

Rà soát điều chỉnh lại quy mô, tiến trình phát triển theo giai đoạn của từng cảng trên cơ
sở:
+ Kết quả dự báo nhu cầu thị trường đã cập nhật điều chỉnh.
+ Các nội dung cập nhật về chủ trương, chiến lược, quy hoạch tổng thể, quy hoạch
chuyên ngành liên quan tới phát triển cảng ở khu vực.
+ Các điều tra cập nhật về quy mô, tiến trình và khả năng huy động vốn để thực
hiện các dự án chính liên quan đến mạng giao thông kết nối tới cảng biển ở khu
vực nghiên cứu.
+ Nội dung cụ thể được cấp thẩm quyền chấp thuận bổ sung điều chỉnh sau khi quy
hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) được phê duyệt tại quyết
định số 1764/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011.
- Rà soát lại danh mục các cảng, bến cảng trong nhóm đã xác định trong quyết

định phê duyệt QHCT số 1764/QĐ-BGTVT; trong đó có điều chỉnh lại quy mô, tiến
trình thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả trong đầu tư và khai thác, phù hợp với bối
cảnh mới và sự đồng bộ tổng thể của cơ sở hạ tầng kết nối đến cảng (bao gồm cả
đầu mối logistics).
- Rà soát, xác định lại danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn trước mắt theo


hướng tập trung, trọng điểm và khả thi về khả năng huy động nguồn nhân lực.
I.3.4. Đề xuất các giải pháp cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch
Đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác nhóm
cảng biển Nam Trung Bộ bao gồm các nhóm giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý khai thác các cảng biển trong nhóm.
I.4. Dự kiến tiến độ thực hiện Báo cáo
I.4.1. Báo cáo đầu kỳ cuối tháng 7/2015
- Mục tiêu, nội dung và tiến trình thực hiện.
- Đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện quy hoạch.
- Dự báo lại nhu cầu hàng hóa qua cảng.
- Một số đề xuất về hướng rà soát điều chỉnh quy hoạch.

I.4.2. Báo cáo giữa kỳ cuối tháng 9/2015
- Cập nhật, bổ sung theo các góp ý Báo cáo đầu kỳ.
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 10 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Rà soát điều chỉnh lại nội dung quy hoạch chi tiết.
- Giải pháp thực hiện quy hoạch.

I.4.3. Báo cáo cuối kỳ cuối tháng 11/2015
- Cập nhật, bổ sung theo các góp ý Báo cáo giữa kỳ.
- Hoàn chỉnh Báo cáo.
- Dự thảo Tờ trình, dự thảo QĐ phê duyệt điều chỉnh QHCT.


(Gửi Báo cáo Rà soát, điều chỉnh QHCT xin ý kiến các Bộ, Ngành, Địa phương và các
cơ quan liên quan).

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 11 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
II.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực
Khu vực Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận
và Bình Thuận; Phía Bắc giáp với vùng kinh tế Trung Trung bộ, phía Tây giáp với các
tỉnh Tây Nguyên (Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng) và Tây Nguyên, phía
Nam giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai, Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Tây Ninh).
Vùng Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao
thông bộ, sắt, hàng không và biển. Là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra
biển nối với đường hàng hải quốc tế. Vùng có một số khu kinh tế quy mô lớn gồm Nhơn
Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hòa) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của Việt
Nam, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát
triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng, cao lanh, ti
tan... Ngoài khơi còn có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt.
Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí khá, một bộ phận lao động có kinh

nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp
cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng
đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp
tác quốc tế về lao động.
Các nhánh núi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp,
tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp như Quy Nhơn, Nha
Trang, Vân Phong, Ninh Chữ, Múi Né.. và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo
đá lớn, nhỏ... Ngoài ra những danh lam thắng cảnh tự nhiên, ở đây còn có nhiều di tích
như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Điều này tạo cho vùng Nam Trung Bộ có tiềm
năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi.
Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm 24o÷28oC. Mưa về
thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo
dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về
mùa khô rất cạn. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, có đồng bằng Tuy
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 12 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Hoà (Phú Yên) là màu mỡ. Các vùng gò thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
Chế độ triều vùng biển Nam Trung Bộ chủ yếu là nhật triều không đều, hàng tháng số
ngày có nhật triều khoảng 15 ÷ 20 ngày. Biên độ triều trung bình nhiều năm khoảng 2,2
÷ 2,3m.
Từ Bình Định đến Bình Thuận có tổng chiều dài đường bờ biển 624km, với nhiều vịnh
lớn, sâu, kín gió, luồng ra vào cảng chủ yếu dạng kênh biển có độ sâu lớn không phải

nạo vét, ngắn, lại gần các tuyến đường hàng hải quốc tế, được đánh giá là một khu vực
có tiềm năng phát triển cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và cả nước. Một số vịnh
có khả năng xây dựng cảng quy mô lớn cho cỡ tàu 20.000DWT và lớn hơn, có thể đến
6.000-15.000TEU mà không cần nạo vét cải tạo luồng, không cần xây dựng các công
trình bảo vệ cảng như đê chắn sóng.
Sắp xếp từ Bắc xuống Nam, các vịnh và các vị trí có thể phát triển cảng biển như sau:
II.1.1. Vịnh Quy Nhơn, đầm Thị Nại
Vịnh Quy Nhơn, đầm Thị Nại nằm ngay thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định có
toạ độ địa lí:
λ = 109o13’00” ÷ 109o16’00”E
φ = 13o44’30” ÷ 13o49’00”N
Vị trí Vịnh Quy Nhơn cách quốc lộ 1A và ga Diêu Trì trên tuyến đường sắt Bắc Nam
10km, cách sân bay Phù Cát 37km và là điểm đầu quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với các tỉnh
Tây Nguyên và một số vùng của các nước Lào, Thái Lan, Campuchia. Khu nước vịnh
rộng 14km2, hướng Đông Nam đến Bắc giáp núi Phương Mai trên bán đảo Nhơn Hội;
Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Quy Nhơn; Phía Nam là cửa thông ra biển rộng
800m. Đây là cửa giao lưu thủy triều chính của nước sông trong vịnh với biển Đông và
cửa luồng tàu từ biển vào Vịnh. Như vậy khu vực nghiên cứu xây dựng được che chắn
gió tốt từ hầu hết các hướng, từ Đông Bắc, Đông và Đông Nam.

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 13 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


Hình 1.

Hiện trạng khu vực Quy Nhơn

Địa hình khu vực dưới nước được chia làm 3 phần: ở giữa là phần lạch sâu giới hạn từ 2,0mHĐ ÷ -10mHĐ, rộng 300 ÷ 500m nằm lệch gần phía bờ thành phố Quy Nhơn. Bãi
cạn phía bờ Quy Nhơn rộng 50 ÷ 200m, độ sâu phổ biến -1,0 ÷ +1,0m. Bãi cạn phía bờ
bán đảo Nhơn Hội rộng từ 2.000 ÷ 3.000m, độ sâu -1 ÷ +0,4m có địa hình thoải, độ dốc
tự nhiên mức 1/800 ÷ 1/1.000.
Khu vực trên bờ: phía Tây đến Tây Nam là nội thành thành phố Quy Nhơn, tại đây có
mật độ xây dựng các công trình cảng và các ngành kinh tế khác khá cao. Trong quy
hoạch trước, quĩ đất còn lại dành cho phát triển mở rộng cảng, cho các ngành công
nghiệp hạn chế.
Phía Đông Nam đến Bắc là bán đảo Nhơn Hội rộng hàng chục ki-lô-mét vuông còn
hoang sơ, dân cư thưa thớt, giải tỏa ít, đất dạng cát sỏi hầu như không có giá trị cho sản
xuất nông nghiệp và phía biển có núi che chắn sóng gió. Quy hoạch chung khu kinh tế
Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch tại Quyết định số 142/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005, theo đó bán đảo được quy
hoạch phát triển thành khu kinh tế mở: bao gồm các KCN, cảng biển, dịch vụ, du lịch và
dân cư với tổng diện tích chiếm đất khoảng 12.000ha.
Tham khảo kết quả thăm dò địa chất của một số công trình trong khu vực bước đầu cho
thấy ở độ sâu +1 ÷ -19m chủ yếu là lớp bùn sét chảy, từ -19 ÷ -31m là bùn sét chảy đến
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 14 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


dẻo mềm, phía dưới là lớp cát sét và đá gốc. Nhìn chung điều kiện địa chất khá thuận lợi
cho việc nạo vét luồng tàu, thủy diện cảng nhưng xử lý xây dựng các công trình có kết
cấu tải trọng lớn là khó khăn.
Giao thông khu vực:
-

Tuyến Quốc lộ 1A đã được đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng

bằng: bề rộng mặt đường 11m, lưu lượng thiết kế: 4.000 xcqđ/ngđêm, tốc độ thiết kế:
80km/h.
-

Quốc lộ 19: Nối liền Cảng Quy Nhơn đến các tỉnh Tây nguyên và kết thúc cửa

khẩu Lệ Thanh (Gia Lai). Đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 69,5 km. Quy mô xây dựng:
+

Từ Cảng Quy Nhơn đến ngã ba Ông Thọ dài 5km bề rộng mặt đường 14 m.

+

Từ ngã ba Ông Thọ đến ngã ba cầu Bà Gi đoạn cắt với QL1A, tiêu chuẩn cấp III

đồng bằng bề rộng mặt đường 11m.
Các cơ sở hạ tầng cấp điện, nước và các dịch vụ sinh hoạt, dịch vụ hàng hải... từ thành
phố Quy Nhơn và mối liên hệ hỗ trợ giữa cảng với các khu kinh tế, khu công nghiệp
trong vùng khá thuận tiện, đặc biệt là khu kinh tế mở Nhơn Hội.
II.1.2. Vũng Xuân Đài (cửa Sông Cầu)
Nằm ở Bắc Phú Yên, cách Quy Nhơn khoảng 35km về phía Nam, cách Tuy Hòa khoảng

45km về phía Bắc và cách QL1A 12,5km. Tọa độ địa lí vũng Xuân Đài:
λ = 109o12’00” ÷ 109o18’30”E;
φ= 13o22’00” ÷ 13o29’00”N;
Toàn bộ vũng rộng khoảng 44km2 có thể chia 2 khu vực: Khu phía Bắc rộng 20km2 có
độ sâu trung bình -5 ÷ -8m, được che chắn tốt bởi bán đảo Hải Phú; Khu vịnh phía Nam
rộng 24km2 có độ sâu phổ biến từ -8 ÷ -19m; lối thông ra biển phía Đông rộng 4km.
Nhìn chung địa hình phần trên bờ hẹp do các vách núi lấn dần sát biển. Đây là một miền
còn hoang sơ, kinh tế vùng chưa phát triển và nhu cầu luân chuyển hàng qua cảng trong
các giai đoạn tới không nhiều. Bởi vậy vũng Xuân Đài có thể được xem là một vùng
tiềm năng phù hợp với một cảng dịch vụ sữa chữa, đóng mới tàu thuyền và là căn cứ hải
sản kết hợp bốc xếp một số hàng tổng hợp cho giai đoạn sau 2010, 2020.
II.1.3. Vịnh Vũng Rô
Vịnh Vũng Rô thuộc cực Nam Phú Yên, rộng khoảng 15km2 nằm ngay dưới chân đèo
Cả có tọa độ địa lí:
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 15 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

λ = 109o13’00” ÷ 109o16’00”E;
φ = 13o44’30” ÷ 13o49’00”N;
Vị trí vịnh cách QL1A 3km theo tuyến đường bộ xuống cảng (nền đường rộng 7m, mặt
trải nhựa 5,5m đã được đầu tư nâng cấp), cách KCN Hoà Hiệp ≈ 15km, cách sân bay
Đông Tác 20km về phía Nam. Vũng Rô có 3 mặt Tây đến Bắc, Đông tiếp giáp với núi
Vũng Rô và được che chắn kín sóng, kín gió, phần cửa vịnh nằm phía Tây Nam rộng tới

2,5km, sâu 20m.

Hình 2.

Hiện trạng vịnh Vũng Rô

Giao thông đường bộ:
-

Đường Phước Tân - Bãi Ngà:

+

Đường cấp IV với 2 làn xe, lưu lượng thiết kế: 2.000 xcqđ/ngđêm, tốc độ thiết kế:
60km/h, chiều dài: 13.098m

+

Chiều rộng nền đường/ mặt đường: 12/7m; 9/6m

+

Tải trọng thiết kế: H30 - XB80

-

Đường đến khu tái định cư:

+


Chiều dài: 800m

+

Chiều rộng nền đường/ mặt đường: 12/7m

+

Tải trọng thiết kế: H30 - XB80

-

Đường từ QL1A đến cảng:

+

Đường cấp IV với 2 làn xe, lưu lượng thiết kế: 1.000 xcqđ/ngđêm, tốc độ thiết kế:
60km/h, chiều dài: 2.665m
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 16 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

+


Chiều rộng nền đường/ mặt đường: 7,5/5,5m

+

Tải trọng thiết kế: H30 - XB80

Đáy vịnh là nền cát và độ sâu phổ biến dưới 10 ÷ 20m. Khu vực gần bờ có địa chất đáy
gặp đá sớm. Địa hình gần bờ dốc và cách bờ 50 ÷ 100m đạt độ sâu 7-10m, tiếp đến là
đáy thoải và dốc dần theo 2 hướng: từ Đông - Bắc sâu 10m, ra phía cửa Tây - Nam sâu
15 ÷ 20m; từ Tây sâu 10m, sang Đông sâu 17-18m.
Phần địa hình trên bờ bị hạn chế do các vách núi nằm sát với biển, trên chu vi bờ vịnh
khoảng 7km có 7 bãi tương đối bằng với tổng diện tích khoảng 100ha, chiều rộng các bãi
hẹp và bị chia cắt bởi các vách núi dốc tiến ra sát biển, giao thông đi đến vùng nhìn
chung khó khăn. Khả năng xây dựng tại đây thành một khu cảng với khối lượng hàng
hóa tổng hợp, hàng container quy mô lớn, có công nghệ hiện đại và cần có sự giao lưu
bằng đường bộ, đường sắt với các vùng kinh tế lân cận sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy,
Vũng Rô nằm ở mũi cực Đông của bờ biển nước ta có điểm xuất phát với cự li ngắn nhất
để nhanh chóng chiếm lĩnh được ngư trường rộng lớn, bảo vệ biển Đông, gần các tuyến
hàng hải ven biển và quốc tế nên mọi tàu thuyền hoạt động trên biển sẽ vào bờ nhanh
chóng, thuận lợi khi có bão. Bởi vậy, tại đây phù hợp với điều kiện phát triển các cảng
dịch vụ hàng hải (sửa chữa tàu thuyền, trú bão, cung ứng nước, dầu...), các căn cứ hậu
cần cho ngành hải sản, kết hợp phát triển một số bến cảng khai thác hàng tổng hợp,
container quy mô vừa phải để phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế địa phương, hàng
xuất nhập khẩu của các khu công nghiệp trong tỉnh và vùng phụ cận đặc biệt là các khu
bến chuyên dùng phục vụ khu công nghiệp lọc hóa dầu.
II.1.4. Vịnh Vân Phong
Nằm phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, cách vịnh Vũng Rô khoảng 30km về phía Nam và có tọa
độ địa lí:
λ = 109o10’00” ÷ 109o25’00”E.
φ = 12o15’00” ÷ 12o50’00”N.


CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 17 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Hình 3.

Vịnh Vân Phong

Vị trí vịnh cách thành phố Nha Trang (trung tâm hành chính của tỉnh Khánh Hòa) và sân
bay Nha Trang 70km về phía Bắc, cách sân bay Đông Tác (Phú Yên) khoảng 45km về
phía Nam, cách quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam khoảng 26 ÷ 28km. Vịnh có diện tích
mặt nước khoảng 430km2 với chiều dài đường bờ các bán đảo khoảng 110km. Độ sâu
khu vực chính của vịnh đạt 24 ÷ 30m. Bờ phía Tây và Tây Nam vịnh tại khu vực vũng
Hòn Khói, Hòn Mĩ Giang đã có một số cơ sở công nghiệp: Nhà máy xi măng Hòn Khói,
Cảng Hòn Khói và Nhà máy Tàu biển Hyundai-Vinashin (nhà máy lớn nhất Đông Nam
Á) đã đưa vào khai thác. Vùng chính của vịnh giới hạn từ Hòn Mĩ Giang, Hòn Hỏa lên
đến đảo Hòn Lớn hiện đã được phép khai thác 3 vị trí chuyển tải các tàu có trọng tải lớn
với mớn 21,5m và lớn hơn (do hãng tàu THENAMARIS - Ship Management Inc - là 1
trong 10 hãng tàu lớn nhất thế giới của Hy Lạp, thành lập kho trung chuyển, quá cảnh và
phân phối dầu quốc tế cho tàu dầu 340.000DWT. Bến chuyển tải này đã chính thức đi
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn


- 18 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

vào hoạt động từ ngày 17/5/2002). Hai vũng Bến Gội phía Bắc và vũng Đầm Môn phía
Đông vịnh được xem là hai vị trí có tiềm năng phát triển hệ thống cảng và kho bãi với
quy mô lớn.
Vũng Bến Gội diện tích khoảng 50km2, các phía Tây, Bắc, Đông và Nam được che chắn
tốt bởi dãy núi phía đất liền và bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn; Cửa vũng Bến Gội phía Tây
Nam rộng 7km, sâu 12 ÷ 15m nối liền với vũng chính của vịnh, khu vực cách bờ 50 ÷
100m có độ sâu 6 ÷ 10m, vùng trung tâm sâu 12 ÷ 13m. Nhìn chung địa hình đáy vũng
có xu thế dốc thoải dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đánh giá bước đầu
tại đây phù hợp với quy mô cảng cho tàu container thế hệ thứ 2 có sức chở đến 2.000 ÷
3.000TEU (tương ứng tàu 30.000 ÷ 40.000WT có mớn 11 ÷ 12m) và ít nhiều cũng phải
chịu một phần sóng do đà gió hướng Tây Nam trong vịnh.
Vũng Đầm Môn có diện tích khoảng 20km2, độ sâu phổ biến -19 ÷ -24m, vùng sát gần
bờ cách 50m đã đạt độ sâu -10 ÷ -12m. Toàn bộ khu nước được che chắn tốt bởi bán đảo
Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn, kín sóng gió. Luồng vào vũng được khai thác theo lạch Cửa Bé
rộng trung bình 400 ÷ 500m có độ sâu lớn đến -27m và theo lối cửa Lớn rộng trung bình
800 ÷ 900m, sâu -16 ÷ -23m. Đây là một vịnh có khả năng xây dựng hệ thống bến cảng
tiếp nhận tàu container thế hệ 5 - 6 (POSTPANAMAX CONTAINERSHIP hoặc SUPER
CONTAINERSHIP) sức chở 6.000 ÷ 15.000 TEU (tương ứng tàu 72.000 ÷
120.000DWT).
Giao thông khu vực:
-

Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy dọc bờ biển vịnh Vân Phong từ Bắc xuống Nam có


chiều dài 50km. Quốc lộ 26 nối Quốc lộ 1A từ thị trấn Ninh Hòa đến Buôn Mê Thuột đạt
tiêu chuẩn đường cấp IV.
-

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua khu vực vịnh Vân Phong dài khoảng

50km, các ga dọc tuyến chủ yếu là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính. Ga gần
khu vực vịnh Vân Phong nhất là ga Tu Bông (Khánh Hòa) và ga Đại Lãnh (Khánh Hòa).
Từ ga Đại Lãnh tới gần khu vực vịnh Vân Phong khoảng 30km. Theo quy hoạch: tuyến
đường sắt Thống Nhất hiện có sẽ chuyển ra ngoài trung tâm thị trấn Vạn Giã, nâng cấp
cải tạo các ga hiện có, xây dựng mới ga lập tàu tại Tu Bông và ga Vạn Giã.
Nhìn chung cả 2 vị trí vũng Bến Gội và vũng Đầm Môn đều tiếp giáp với bán đảo
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 19 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Hòn Gốm có diện tích trên bờ rộng hàng chục km vuông, tham khảo một số tài liệu cho
thấy địa chất tại đây chủ yếu: lớp mặt là cát hạt trung, tiếp đến là lớp bùn sét với chiều
dày không lớn và lớp sét cát lẫn sạn, đá gốc. Toàn bộ vùng đất còn ở dạng hoang sơ,
chưa có công trình xây dựng và dân cư thưa thớt, rất thuận lợi cho việc giải tỏa và xây
dựng hệ thống kho bãi cảng quy mô lớn gắn liền với các trung tâm du lịch, dịch vụ,
thương mại, công nghiệp chế biến liên hoàn với cảng.
Tại Quyết định 51/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

định hướng quy hoạch chung khu vực vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
với tính chất là khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ
vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm du lịch,
dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác.
Định hướng phát triển không gian: khu đô thị phía Bắc - Đông Bắc gồm Đầm Môn, Đại
Lãnh, bán đảo Hòn Gốm - Hòn Lớn, Tu Bông, Vạn Giã có chức năng chủ yếu là du lịch,
thương mại và cảng tổng hợp. Khu đô thị phía Nam gồm Ninh Thủy, Ninh Phước, Ninh
Hòa là khu du lịch, thương mại, cảng tổng hợp, khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp.
II.1.5. Vịnh Nha Trang
Vịnh Nha Trang nằm ở thành phố Nha Trang, là một trung tâm thương mại, du lịch và
công nghiệp lớn của tỉnh Khánh Hòa có cơ sở hạ tầng, dịch vụ cảng khá hoàn thiện. Phần
vịnh được giới hạn bởi các đảo Hòn Tre, Hòn Tam, Hòn Miều và thành phố Nha Trang,
vịnh rộng 20km2, có toạ độ địa lí:
λ = 109o12’00” ÷ 109o16’30”E
φ = 12o10’00” ÷ 12o14’00”N

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 20 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Hình 4.

Hiện trạng vịnh Nha Trang


Đây là một vịnh hở hướng Bắc và Đông Bắc nhưng có khu nước rộng và độ sâu phổ biến
từ -15 ÷ -22m, vùng trước cảng Nha Trang có bãi cạn -5 ÷ -7m. Lối vào vịnh theo 2
hướng Bắc rộng 2,5km và Đông Nam rộng 2km, sâu -18 ÷ -20m.
Giao thông khu vực:
-

Quốc lộ 1A: Đường cấp III với 2 làn xe, nền đường rộng 12m, chiều rộng mặt 7m;

lưu lượng thiết kế: 1.000 xcqđ/ngđêm, tốc độ thiết kế: 60km/h.
-

Tuyến đường hiện hữu dài 15,3km nối khu vực xây dựng với QL1A gồm 2 đoạn:

+

Đường Trần Phú: đường đô thị cấp II với bề rộng mặt đường 20m cho 4 làn xe.

+

Đường 23 tháng 10: đường đô thị cấp II với bề rộng mặt đường 30m cho 4 làn xe.

-

Đường Nguyễn Tất Thành: dài 28,5km nối khu vực xây dựng với sân bay Cam

Ranh và QL1A: đường cấp III rộng mặt đường 15m, 4 làn xe, lưu lượng thiết kế: 1.500
xcqđ/ngđêm, tốc độ thiết kế: 80km/h.
Tại đây hiện đã có một số cảng đang hoạt động: cảng hàng tổng hợp Nha Trang, cảng
xăng dầu Mũi Chụt, cảng quân sự Trường sa, cảng Hải Quân thuộc Học viên Hải Quân.
Cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước và các dịch vụ hàng hải, sinh hoạt... khá hoàn thiện.

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 21 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Tuy vậy, địa hình phần trên bờ nhìn chung bị hạn chế do phía sau cảng tiếp giáp với trục
đường chính của thành phố, về lâu dài sẽ không đủ phát triển các cảng quy mô lớn có
công nghệ hiện đại. Tuy vậy việc đầu tư phát triển cảng phục vụ nền kinh tế vùng từ nay
đến năm 2010 là khá thuận lợi, cho phép giảm khối lượng lớn kinh phí đầu tư và phù hợp
với định hướng quy hoạch phát triển của vùng giai đoạn 2000 ÷ 2010, cảng Nha Trang là
cảng hành khách kết hợp khai thác hàng tổng hợp, hàng container, hàng sạch.
II.1.6. Vịnh Cam Ranh, Ba Ngòi
Nằm phía Nam tỉnh Khánh Hòa có tọa độ địa lí:
λ = 109o07’00” ÷ 109o12’00”E
φ = 13o50’00” ÷ 13o56’00”N
Vị trí vịnh cách tuyến đường sắt Bắc Nam 3km, quốc lộ 1A 2km và cách vịnh Nha Trang
60km về phía Nam theo QL1A. Vịnh Cam Ranh nằm gần sân bay Cam Ranh, sân bay
này có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế loại lớn. Hiện tại sân bay này đang khai thác
cho mục đích dân sự và quân sự.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy vịnh Cam Ranh có khu nước gần 6.000ha,
chiều dài trục dọc Đông Bắc – Tây Nam khoảng 14km và trục ngang hướng Tây Bắc Đông Nam dài khoảng 4 ÷ 5km. Độ sâu vịnh khá ổn định : phía Đông Bắc đạt: -7 ÷ 8mHĐ, phía Tây Nam: -5 ÷ -6mHĐ, phía Tây (khu Ba Ngòi) : -5 ÷ -10mHĐ, phía Đông
Nam là vụng Bình Ba và lối vào vịnh: -16 ÷ -24mHĐ. Toàn bộ vịnh được che chắn bởi
các bán đảo Cam Ranh, Núi Lao Lớn và phần đất liền làm cho khu nước trong vịnh bình
lặng, không chịu ảnh hưởng trực tiếp sóng, gió từ phía biển.


CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 22 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Hình 5.

Hiện trạng vịnh Cam Ranh

Phần Nam vịnh Cam Ranh (gọi chung là khu Ba Ngòi) có diện tích khoảng 3.260ha. Độ
sâu khu nước nơi có thể xây dựng được cầu cảng ở phía Ba Ngòi và phía Tây -5 ÷ 10mHĐ cách bờ 50 ÷ 250m, phía Nam -5mHĐ cách bờ 2.000 ÷ 2.500m, phía Đông phần
sát bờ -11 ÷ -15mHĐ. Địa hình phần trên bờ chủ yếu là đất sú vẹt, cát và san hô : phía
Bắc rộng 112ha, phía Tây rộng 715ha và phía Nam rộng 100ha bị chia cắt nhiều bởi các
sông ngòi từ lục địa chảy ra biển, phía Đông giáp vách đảo có độ dốc lớn, khả năng bố
trí mặt bằng hậu phương cảng hết sức hạn chế.
Kết quả khảo sát địa chất tại khu vực Ba Ngòi cho thấy tầng đá gốc có cường độ kháng
nén > 600kg/cm2 ở tầng địa chất khá nông, cao độ mặt đá khoảng –18,0m; lớp đất yếu
phía trên là bùn sét, cát dày 5 ÷ 6m, có độ sệt B = 1,2 ÷ 1,32, tiếp đến là lớp đá phong
hóa 3 ÷ 4m có cường độ kháng nén thấp. Giải pháp kết cấu cầu tàu trọng tải lớn tương
đối phức tạp.
Sóng, sa bồi: Khu vực Ba Ngòi được che chắn tốt, sóng trong vịnh chủ yếu là do đà gió
hướng Đông Bắc tạo chiều cao sóng dưới 1m. Nguồn bùn cát lơ lửng và nguồn phù sa từ
các sông lục địa mang đến không lớn, khả năng ổn định khu nước cao.
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn


- 23 -


Rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam trung bộ (nhóm 4)
BÁO CÁO GIỮA KỲ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Khu vực xây dựng cảng nhìn chung còn chưa phát triển; quĩ đất, mặt nước khá rộng và
chi phí giải phóng mặt bằng không lớn. Các cơ sở hạ tầng giao thông, cung cấp điện,
nước khá thuận lợi. Trước đã có các tuyến đường sắt từ Ba Ngòi đến đường sắt quốc gia
dài 3km, tuy nhiên tuyến này không được khai thác nên bị hư hỏng nhiều. Các tuyến
đường Nguyễn Trọng Kỷ - đường số 2 – QL 1A; Nguyễn Trọng Kỷ – Bưu điện Cam
Ranh – QL 1A rộng 18m, dài 2km nối liền Cảng Ba Ngòi với QL 1A hiện đang khai
thác. Sân bay Cam Ranh nằm sát khu vực phát triển cảng vừa được Chính phủ cho phép
nghiên cứu nâng cấp để sử dụng một phần cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khu
vực. Luồng vào cảng dài 16km khai thác ở độ sâu tự nhiên -9 ÷ -10m, vùng sâu nhất phía
cửa luồng qua vịnh Bình Ba -20 ÷ -24m, chiều rộng luồng hẹp nhất khoảng 1.000m tại
cửa Hẹp.
Phương án phát triển cảng: Thực hiện chủ trương của Nhà nước sử dụng một phần các
cơ sở hạ tầng tại Cam Ranh cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khu vực, căn cứ vào
dự báo lượng hàng hóa qua các cảng khu vực Ba Ngòi, chức năng, nhiệm vụ của từng
cảng và định hướng phát triển không gian khu vực Nam Nha Trang và vịnh Cam Ranh,
tiềm năng Cảng Ba Ngòi tập trung phát triển tại khu cảng Ba Ngòi hiện hữu (khu vực I –
phía Tây vịnh) với tổng chiều dài 2.300m bến, khả năng thông qua 6,6 ÷ 7trT/năm và
khu phía Tây Nam vịnh (khu vực II) cho tàu chiều dài 10.000 ÷ 30.000DWT với tổng
chiều dài 3.440m bến, khả năng thông qua khoảng 10,2trT/năm, trong đó khu Ba Ngòi
(khu vực I) có điều kiện phát triển thuận lợi nhất, cần được tập trung phát triển ngay ở
giai đoạn đầu, tiếp đến là khu phía bờ Tây Nam vịnh. Trong tương lai khi lượng hàng gia
tăng đột biến, có thể xem xét phát triển thêm các cảng tại khu vực phía bờ Đông vịnh.

II.1.7. Vịnh Phan Rang
Có toạ độ địa lý gần đúng:
φ = 11o36’N,
λ = 109o02’E
Vị trí vịnh thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm
khoảng 5 Km về phía Đông Bắc theo đường tỉnh lộ 2. Đây là vịnh hở, cửa vịnh rất rộng,
chịu ảnh hưởng hầu hết các hướng sóng, gió chính. Trong khi độ sâu của vịnh chỉ đạt độ
sâu trung bình khoảng -10÷-11m. Khả năng xây dựng cảng tiếp nhận tàu trọng tải lớn là
khó khăn, phải đưa tuyến bến ra xa bờ và phải có để chắn sóng đồng thời phải nạo vét
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; E-mail: ; Website: cmbvn.com.vn

- 24 -


×