Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.87 KB, 160 trang )

Tuy-ni-di:
Tài trợ cho mục tiêu sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

24 – 25 Tháng 4 năm 2007
Hammamet - tuy-ni-di

1

© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả



Lời nói đầu

3

Kỷ yếu này tập hợp các tài liệu của hội nghị quốc tế về tài trợ cho mục tiêu sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được tổ chức tại Hammamet (Tuy-ni-di)
trong các ngày 24 và 25 tháng 4 năm 2007
Hội nghị do Cơ quan Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(ANPE) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đồng tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Môi
trường Thế giới Pháp (FFEM) và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (PNUD).
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả




Mục lục
1. Khai mạc hội nghị.............................................................................................................................................21
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Ông Benaïssa AYADI, Tổng giám đốc ANME........................................................................21
Ông Alain HENRY, Vụ trưởng Vụ Hạ tầng cơ sở và Phát triển đô thị, AFD......22
Bà Rossana DUDZIAK, Phó đại diện PNUD............................................................................25
Ông Abdel Aziz RASSAA, Quốc vụ khanh bộ Công nghiệp,
Năng lượng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................26

2. Đầu tư và tài trợ cho đầu tư trong lĩnh vực
sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng....................................................................................29
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

Đặc thù của quá trình huy động vốn
cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng......................................................
Huy động tài chính cho việc thay thế năng lượng
và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: các công cụ của AFD.........35
Công cụ hỗ trợ song phương của Thương vụ Pháp tại Tunis............................40
Công cụ tài trợ của Ngân hàng thế giới
dành cho lĩnh vực sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng........................43
Đầu tư cho hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
trong kế hoạch lần thứ 11 của Tuy-ni-di: nhu cầu và công cụ tài trợ..........45


3. Công cụ và ví dụ về huy động tài chính
cho công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.................................................49
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

© AFD 2008

Kinh nghiệm của Quỹ đầu tư sử dụng hiệu quả
và tiết kiệm năng lượng, NovEnergia II................................................................................49
Các công cụ kinh tế và tài chính phục vụ công tác
sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng tại Pháp................................................52
Kinh nghiệm của Anh trong việc cấp chứng chỉ tiết kiệm năng lượng....55
Dự án trung tâm năng lượng mặt trời/khí của
Hassi R’Mel (An-giê-ria): khía cạnh tài chính....................................................................58
Triển vọng Kế hoạch xanh.............................................................................................................60
Công cụ hợp tác tài chính và sử dụng hiệu quả
và tiết kiệm năng lượng: ví dụ của FFEM...........................................................................64
Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

5


3.7.

Tài chính các-bon và sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng...................66


4. Tiểu ban chuyên ngành 1: công nghiệp......................................................................................71
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.

Phần giới thiệu........................................................................................................................................71
Chương trình sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
trong lĩnh vực công nghiệp ở Tuy-ni-di..............................................................................74
Các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO):
ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp...............................................................................78
Hạn mức tín dụng môi trường-năng lượng
được AFD áp dụng tại Tuy-ni-di................................................................................................82
Phát triển khí tự nhiên tại Tuy-ni-di.........................................................................................84
Đầu tư tài chính cho một dự án công nghiệp
sản xuất nhiên liệu thay thế ở Pháp.......................................................................................86
Đồng phát nhiệt-điện đối với ngành công nghiệp Tuy-ni-di...........................88

5. Tiểu ban chuyên ngành số 2: giao thông...................................................................................93
5.1.
5.2.

5.3.

6


5.4.
5.5.
5.6.
5.7.
5.8.

Phần giới thiệu........................................................................................................................................93
Phát triển đô thị và sự phụ thuộc vào năng lượng của ngành giao thông:
kinh nghiệm của các thành phố phương Bắc trong việc sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả năng lượng của các thành phố phương Nam...................................96
Tài trợ cho quá trình sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
trong giao thông đô thị................................................................................................................101
Lịch sử phát triển: dự án tàu điện ngầm hạng nhẹ thành phố Hà Nội...106
Vận tải đường bộ:
triển vọng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng........................................109
Các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
của công ty Transtu..........................................................................................................................115
Phát triển việc sử dụng khí tự nhiên
cho các phương tiện giao thông tại Tuy-ni-di............................................................116
Bãi đỗ xe và việc giảm khí phát thải CO2........................................................................117

6. Tiểu ban chuyên ngành thứ 3: nhà ở...........................................................................................123
6.1.
6.2.
6.3.
6.4.

Phần giới thiệu.....................................................................................................................................123
Qui định về nhiệt trong các tòa nhà tại Tuy-ni-di.....................................................124
Huy động tài chính cho công tác sử dụng tiết kiệm

và hiệu quả năng lượng ở Li băng .................................................................................129
Huy động tài chính cho công tác cải tạo nâng cấp hệ thống nhiệt

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


6.5.
6.6.

trong các ngôi nhà đang sử dụng tại Tuy-ni-di.........................................................131
Huy động tài chính cho chương trình phổ biến sử dụng bình đun nước
bằng năng lượng mặt trời ở Tuy-ni-di, chương trình Prosol............................135
Sự tham gia của Attijari Bank vào chương trình Prosol II....................................139

7. Tiểu ban chuyên ngành thứ 4: dịch vụ......................................................................................143
7.1.
7.2.
7.3.

Năng lượng nhiệt mặt trời trong lĩnh vực khách sạn tại Tuy-ni-di..............149
Huy động các ngân hàng trong nước:
chiến lược của Chương trình Liên hợp quốc về môi trường (PNUE)........149
Chương trình hiệu quả năng lượng
trong chiếu sáng công cộng ở Tuy-ni-di..........................................................................151

8. Bế mạc hội nghị...............................................................................................................................................157

7


© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả



Các phiên họp toàn thể:
Đầu tư cho mục tiêu sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
và nguồn tài trợ

1.

Các chính sách đầu tư cho mục tiêu sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mối quan tâm lớn và chính đáng của mọi chính phủ, dù là chính phủ của một
nước phát triển hoặc đang phát triển, đều là đảm bảo tiến bộ kinh tế và xã hội của
của nước mình. Trong tiến trình này, năng lượng giữ một vai trò chính, bởi lẽ năng
lượng liên quan đến toàn bộ nền kinh tế. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, việc
cung cấp năng lượng cho tiến trình trên đang gặp phải 2 khó khăn rất lớn: tình
trạng giá nhiên liệu tăng và nhu cầu an ninh năng lượng về lâu về dài. Thêm vào đó
còn có vấn đề khí hậu bị xấu đi với những ảnh hưởng cục bộ ngày càng tăng.
Liệu có một nước nào đó có thể tăng trưởng kinh tế mà không đi đôi với tăng
mức tiêu thụ năng lượng, và vừa duy trì phát triển các hoạt động kinh tế xã hội vừa
giảm tiêu thụ năng lượng?
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế không kéo theo
tăng tiêu thụ năng lượng là hoàn toàn có thể với điều kiện khuyến khích mô hình
tiêu thụ năng lượng mới. Để thực hiện được điều đó, cần phải có những chiến lược

táo bạo về thay đổi năng lượng dựa trên 3 hướng chính sau:
- Sử dụng năng lượng hợp lý, cả trong cách ứng xử của các cá nhân và các
tổ chức;
- Hiệu quả năng lượng;
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

9


- Năng lượng tái sinh.
Việc triển khai các chiến lược đó vấp phải một số trở ngại về kinh tế, thể chế,
tổ chức cần phải vượt qua bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận mới và
những công cụ phù hợp với đặc thù của từng nước.
Một số trở ngại gắn với tính chất nội tại của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả: mang tính dàn ngang có nhiều tác nhân, đầu tư đa dạng,... Một số
trở ngại khác gắn với phương thức hoạt động của các tác nhân: thiếu năng lực kỹ
thuật, khả năng thanh toán của người tiêu dụng không cao, thiếu phương tiện
tài chính công và tư, phương thức định giá thưởng phạt làm ảnh hưởng không
tốt đến mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thiếu khung pháp
lý cần thiết.
Để vượt qua các trở ngại trên, các bên liên quan cần phải áp dụng một số nguyên
tắc bằng cách đưa ra những chính sách mới nêu trên về thay đổi năng lượng:

10

- Xử lý quy trình kỹ thuật và kinh tế liên quan đến năng lượng theo ngành: nhà
ở, công nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp;
- Kết hợp sử dụng hợp lý năng lượng, năng lượng tái sinh với hiệu quả năng

lượng trong từng lĩnh vực;
- Đảm bảo sự bổ sung lẫn nhau giữa các biện pháp trừng phạt theo quy định
của pháp luật và các biện pháp khuyến khích, giữa đầu tư vật chất và phi vật
chất (đầu tư phi vật chất bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, truyền thông, đào tạo...);
- Sử dụng các công cụ tài chính phù hợp với nhu cầu của các đối tác bằng cách
kết hợp các loại hình tài trợ hiện có (tín dụng, viện trợ không hoàn lại, tham gia
góp vốn, thuê mua tài chính,...) và điều chỉnh các điều kiện tài chính phù hợp
với bối cảnh các nước đang phát triển.
Đối với điểm cuối cùng, ví dụ về hoạt động tài trợ cho kế hoạch lần thứ 11 về
phát triển sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Tuy-ni-di (2007 – 2011)
minh chứng cho sự cần thiết phải làm tốt điểm này. Nhu cầu đầu tư được ước tính
vào khoảng 1 tỷ dina Tuy-ni-di (tương đương với 600 triệu euro), trong đó một
phần (16%) sẽ được tài trợ bằng ngân sách nhà nước. Phần còn lại sẽ được tài trợ
bằng nhiều công cụ khác nhau: vốn tự có của chủ đầu tư, hạn mức tín dụng, quỹ
đầu tư, ESCO, ... Các nhà tài trợ và các đơn vị tài chính trong nước và quốc tế có
nhiều công cụ có thể triển khai để tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


2.

Các công cụ và ví dụ tài trợ cho mục tiêu sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nhiều công cụ được huy động để tài trợ cho các lĩnh vực khác nhau về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một loạt hỗ trợ tài chính.

Tài trợ của tư nhân: Một quỹ đầu tư dành cho mục tiêu sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả đã được thành lập tại Bồ Đào Nha. Quỹ đã cố gắng thuyết
phục các định chế tài chính chưa hiểu rõ thị trường năng lượng tái sinh bằng cách
chứng minh rằng năng lượng tái sinh rất hiệu quả, đặc biệt là năng lượng gió. Nhờ
có đối thoại với lĩnh vực ngân hàng, quỹ đầu tư đã thành công trong việc tạo ra
một văn hóa đích thực về tài trợ cho năng lượng tái sinh tại Bồ Đào Nha.
Cơ chế tài trợ bằng vốn cấp: Tại pháp, ADEME tài trợ bằng vốn cấp cho hiệu
quả năng lượng của tòa nhà mới và cũ cũng như của giao thông công cộng và cho
hoạt động cải tiến quy trình công nghiệp. ADEME tài trợ cho trang thiết bị, cho các
công cụ hỗ trợ ra quyết định và hỗ trợ đầu tư, hoặc các hoạt động truyền thông.
Pháp cũng triển khai một cơ chế mang tính khích lệ cao đối với các cá nhân, đó là
tín dụng thuế.
Giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng: Tại Anh, công cụ chính của chính
sách hiệu quả năng lượng là EEC (Energy Efficiency Committment). Mục tiêu là
giảm mức tiêu thụ năng lượng trong khu vực nhà ở tư nhân và xã hội. Mức độ cắt
giảm do Chính phủ áp đặt cho tất cả các nhà cung cấp khí đốt và điện. Một tác
nhân không đạt được mức giảm cần thiết có thể phải chịu một mức phạt. Tác nhân
đó có thể tìm kiếm sự trợ giúp của các đối tác trung gian và các tác nhân tiết kiệm
năng lượng vượt chỉ tiêu để có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình và như vậy sẽ
tránh phải trả tiền phạt. Quy định pháp luật cho phép đưa ra cung và cầu, và hình
thành một thị trường dựa trên hoạt động trao đổi « giấy chứng nhận màu trắng »
ghi rõ các đơn vị tính lượng năng lượng tiết kiệm được.
Nếu như loại công cụ này cần phải được áp dụng tại Tuy-ni-di trước hết cần phải
phân tích tiềm năng lớn nhất nằm ở đâu, áp đặt nghĩa vụ giảm tiêu thụ năng lượng
cho đối tượng nào thì hiệu quả nhất và sẽ liên quan đến những lĩnh vực nào: nhà
ở, nhà máy công nghiệp lớn, nhà máy công nghiệp nhỏ...
Tài trợ dự án: Hiện nay, Algérie đang triển khai một dự án xây dựng nhà máy phát
điện kết hợp năng lượng mặt trời và khí có công suất là 150 MW. Dự án được một
liên danh bao gồm các nhà đầu tư nhà nước và tư nhân chỉ đạo. Hoạt động tiết
kiệm năng lượng của dự án được thực hiện thông qua các biện pháp mang tính

khích lệ cao. Trước hết là biện pháp thưởng cho khâu sản xuất điện. Mức thưởng
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

11


có thể lớn gấp tới ba lần giá thị trường tùy theo loại năng lượng (năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, ghép lai, điện mặt trời).
Mặt khác, Bộ luật đầu tư quy định mỗi dự án thuộc lĩnh vực năng lượng sẽ có
những lợi thế đặc biệt ngoài những lợi thế chung, ví dụ như miễn thuế hải quan
và VAT cho các hàng hóa nhập khẩu và được cấp đất. Lợi thế chính là được miễn
thuế lợi tức trong vòng 10 năm. Dự án đầu tư (316 triệu euro) còn được hưởng các
điều kiện tài chính rất thuận lợi: 20 % dưới hình thức góp vốn và 80 % được tài trợ
bằng một khoản tín dụng có thời hạn là 17 năm trong đó có 39 tháng gia hạn, và
với lãi suất cố định là 3,75%.
Hợp tác tài chính và mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
FFEM (Quỹ Môi trường thế giới của Pháp) là một công cụ tài chính dành cho hoạt
động bảo vệ môi trường toàn cầu. Trong khuôn khổ này, FFEM quan tâm đến hiệu
quả năng lượng và năng lượng tái sinh. Do vậy, FFEM có thể tài trợ các hoạt động
phát triển tiết kiệm năng lượng, thu và lưu giữ các-bon, các cơ chế phát triển sạch
và soạn thảo vật truyền tài chính.(élaboration de véhicules financiers).

12

Tài chính các-bon và mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Năm 2005 được đánh dấu bằng sự kiện nghị định thư Kyoto và hệ thống trao đổi
quota của châu Âu bắt đầu có hiệu lực. Sự kết hợp của 2 công cụ trên buộc một
bộ phận các tác nhân của nền kinh tế quốc tế từ nay phải chịu một ràng buộc liên

quan đến phát thải khí các-bon. Các phát thải này sẽ có một giá tiền nào đó và có
một thị trường riêng. Trong những năm tới, ràng buộc này sẽ được mở rộng, và
làm cho giá các-bon sẽ trở thành một trong những đòn bẩy chính cho quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế hạn chế phát thải khí các-bon. Việc chuyển đổi này sẽ
dẫn đến đột biến kinh tế tạo ra những cơ hội mới và tiềm năng mới đang được thể
hiện bằng cơ chế phát triển sạch (MDP).
Về phần cung, từ năm 2005 đến nay, thị trường của MDP phát triển rất nhanh.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, trên thế giới sẽ có từ 8 đến 10 tỷ đô la được đầu tư
để giảm thiểu phát thải khí các-bon. Các vùng địa lý đầu tư mạnh nh ất là châu Á
và châu Mỹ la tinh. Động thái này cũng bắt đầu xuất hiện tại châu Phi và vùng Địa
trung hải.

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


Các tiểu ban chuyên ngành

1. Công nghiệp
Ngành công nghiệp tiêu thụ 34% năng lượng sơ cấp ở Tuy-ni-di, và chi phí trung
bình cho một Toe (tấn dầu quy đổi) tiêu thụ trong ngành công nghiệp tăng 15%
/năm trong các năm từ 2005 đến 2007. Do vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là năng lượng tiêu thụ trong ngành hiện
chủ yếu là sản phầm dầu lửa (53%).
Dự kiến trong giai đoạn của kế hoạch lần thứ 11 (2007-2011), ngành công nghiệp
sẽ tiết kiệm 1,2 triệu Toe, chiếm 38% tổng lượng năng lượng tiết kiệm được theo
kế hoạch. Ngành công nghiệp là ngành có tỷ lệ chi phí/lãi của các hoạt động hiệu
quả năng lượng có lợi thế nhất.
Trong giai đoạn 2007-2011, tổng nhu cầu đầu tư đã được xác định lên đến 106

triệu dina Tuy-ni-di cho các hợp đồng - chương trình hiệu quả năng lượng. Trong
giai đoạn 2005-2008, với một khoản đầu tư là 65 triệu dina Tuy-ni-di, chương trình
đầu tư 3 năm xác định mục tiêu tiết kiệm được 350 nghìn Toe, chương trình này
cho phép có thể tiết kiệm được 50 triệu dina Tuy-ni-di vốn cấp ngân sách của nhà
nước dành cho ngành năng lượng hóa thạch.
Có nhiều phương thức can thiệp khác nhau để đạt mục tiêu làm cho hoạt động
đầu tư về hiệu quả năng lượng trong ngành công nghiệp thêm năng động.
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

13


Trước hết là công tác kiểm toán năng lượng bắt buộc và định kỳ, tham khảo
trước và trợ cấp. Các công cụ của nhà nước hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động
trên bao gồm FNME là đơn vị cấp vốn trợ cấp chiếm 20% tổng vốn đầu tư, và FODEC là đơn vị cấp vốn trợ cấp trung bình vào khoảng 13% mức đầu tư.
Còn có một phương tiện khác đó là hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ năng lượng thường được gọi là ESCO. Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp này
là những năng lực khác nhau của họ mang lại cho ngành công nghiệp một số giải
pháp hiệu quả để thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Để đáp ứng những nhu cầu tài trợ trên, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã triển
khai một hạn mức tín dụng nhằm thúc đẩy đầu tư công nghiệp để nâng cao hiệu
quả năng lượng của các doanh nghiệp Tuy-ni-di.
Một mối quan tâm đặc biệt được dành cho công nghệ đồng phát nhiệt-điện,
công nghệ này mang lại một lợi ích lớn cho Tuy-ni-di. Các công trình của Nhóm
lực lượng đặc biệt Cogénération đã cho thấy rằng hoạt động đầu tư cho trương
trình đồng phát nhiệt-điện mang lại một số thế mạnh: giảm gần 50% chi phí năng
lượng của một số nhà máy công nghiệp, và cho phép tiết kiệm được 4 % lượng
năng lượng tiêu thụ của ngành công nghiệp.

Cần phải ghi nhận rằng công nghệ đồng phát nhiệt-điện có thể được hưởng
Cơ chế Phát triển sạch (MDP). Do vậy, cứ xây dựng nhà máy đồng phát nhiệt-điện
công suất 100 MW thì có thể tránh phát thải vào khoảng 250 000 TECO2 /năm, và
như vậy có thể thu về được 3 triệu dina Tuy-ni-di/năm.
14

2. Giao thông vận tải
Ngành giao thông vận tải đóng góp đáng kể làm cho khí hậu nóng lên, bởi lẽ
ngành này tiêu thụ một nửa lượng dầu trên thế giới và là đối tượng phát thải 20
% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (GES). Trong khi chúng ta thấy có mối quan hệ
tương liên rất chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và tăng trưởng lượng phát thải CO2
do ngành giao thông vận tải gây ra, toàn bộ thách thức cho những năm tới đây là
xem liệu có thể phá vỡ được hay không mối quan hệ song hành giữa tăng trưởng
GDP và tăng lượng phát thải CO2.
Để tránh tình trạng tăng lượng phát thải GES hoặc tăng mức tiêu thụ năng lượng
trong ngành giao thông vận tải, thường có 2 giải pháp đồng thời được đưa ra. Giải
pháp thứ nhất là tách rời tuyệt đối, tức là giảm cường độ giao thông trong nền kinh
tế mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Giải pháp thứ 2 là tách rời tương
Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


đối, tức là giảm cường độ năng lượng của hệ thống giao thông vận tải mà vẫn sẵn
sàng đáp ứng khi nhu cầu đi lại tăng lên để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế.
Các quyết định thuộc về giải pháp thứ nhất chủ yếu liên quan đến công tác tổ
chức (tổ chức không gian hoạt động, lồng ghép chính sách giao thông vận tải
vào các vấn đề quy hoạch lãnh thổ, giảm lưu lượng di chuyển, kết hợp đường sắt
và đường bộ...), trong khi đó các quyết định thuộc về giải pháp thứ 2 chủ yếu liên

quan đến các lựa chọn công nghệ (cải tiến công nghệ các mô-tơ và nhiên liệu hiện
đang sử dụng, nhiên liệu sinh học, xe chạy bằng điện hoặc cả điện và nhiên liệu...).
Rất nhiều đề xuất trong số đó chỉ có thể thực hiện cho mục tiêu dài hạn, bởi lẽ
trong lĩnh vực giao thông vận tải, những thay đổi thường rất chậm và khó khăn.
Do vậy, thách thức được đặt ra là làm sao phải xác định được một mục tiêu hợp
lý và chuyên biệt cho các nước đang phát triển. Nếu đem so sánh tính cơ động của
Mỹ, các nước thuộc liên minh châu Âu và các nước phát triển ở châu Á thì chúng
ta sẽ thấy có nhiều con đường có thể đi.
Trong một thành phố chật chội, việc gần nơi sống và làm việc sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển các phương tiện đi lại «mềm».
Việc kết hợp các hoạt động sẽ tạo điều kiện để di chuyển « mềm», ngược lại nếu
phân chia khu riêng rẽ giữa trung tâm thành phố và vùng ngoại vi sẽ càng khuyến
khích việc sử dụng xe hơi.
Cuối cùng, việc thiết kế và quy hoạch không gian công cộng (các tuyến đường
dành riêng cho xe bus riêng, đường dành riêng cho xe đạp... sẽ khuyến khích
người dân sử dụng các phương tiện « mềm » và các phương tiện giao thông
công cộng.
Cũng phải nói thêm rằng thành phố nhiều phương tiện đi lại, nghĩa là thành phố
cho phép cùng tồn tại các phương tiện «mềm», phương tiện giao thông thông
công cộng và phương tiện cá nhân, loại thành phố này chỉ có thể tồn tại khi có
lượng xe hơi ở mức dưới 500 xe hơi/1000 dân.
Như vậy, các nước đang phát triển có thể lựa chọn nhiều kịch bản khác nhau. Nếu
các nước này muốn khắc phục tình trạng phụ thuộc vào xe hơi thì trước hết phải tổ
chức lãnh thổ để tránh khả năng lưu thông các loại xe cá nhân có động cơ. Các nước
này cũng phải tổ chức hệ thống giao thông vận tải bằng cách phát triển hạ tầng cơ
sở dành cho các phương tiện giao thông công cộng có khả năng chạy nhanh, quy
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả


15


hoạch phố phường theo hướng tạo thuận lợi cho các phương tiện « mềm », đồng
thời đánh thuế sử dụng và/hoặc quyền sở hữu xe hơi để tài trợ cho các loại phương
thức di chuyển khác, duy trì các hình thức vận chuyển công cộng cơ giới (taxi, taxi tập
thể, ...), khuyến khích phát triển các phương thức tổ chức mới. Để đạt được các mục
tiêu đề ra, chúng còn có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích cụ thể dựa trên
nguyên tắc «gây ô nhiễm phải trả tiền » và « người thụ hưởng phải trả tiền».
Nguyên tắc « gây ô nhiễm phải trả tiền » có thể được áp dụng thông qua thuế
đánh vào nhiên liệu và cả thuế môi trường. Nguyên tắc « người thụ hưởng phải trả
tiền » được thực hiện thông qua phương thức sao cho những người được trực tiếp
hoặc gián tiếp hưởng lợi từ một phương tiện giao thông bền vững như tàu điện
ngầm chẳng hạn thì phải đóng góp để phương tiện này có thể hoạt động được.
Ví dụ, dự án tàu điện ngầm của Hà Nội dự kiến tỷ lệ hiệu quả kinh tế là 10 với lưu
lượng vận chuyển là 100 000 người/ngày vào năm 2010, 200 000 người/ngày vào
năm 2020, và 300 000 người/ngày vào năm 2030. Dự án cũng sẽ mang lại nguồn
thu tương đương với 150 đến 200 nghìn tấn CO2.

16

Nếu xét đến trường hợp đặc biệt của Tuy-ni-di, rõ ràng là các chương trình tiết
kiệm năng lượng phải nhắm trước hết đến giải pháp làm chủ được việc sử dụng
các loại xe hơi riêng và khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng, chuyển một phần hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ sang cho đường
sắt, và cuối cùng là phải nhắm đến việc sử dụng một số nguồn năng lượng khác
như khí tự nhiên hoặc nhiên liệu sinh học. Thực vậy, kết quả phân tích việc sử dụng
năng lượng của các phương tiện chở người ở khu vực đô thị cho thấy rằng xe hơi
cá nhân là loại phương tiện tiêu thụ năng lượng lớn nhất.
Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông đường

bộ do Tuy-ni-di triển khai bao gồm 4 phần chính:
- Khuyến khích phát triển giao thông công cộng tập thể đô thị trong các
thành phố lớn,
- Củng cố giao thông công cộng tập thể liên thành phố,
- Khuyến khích phát triển vận tải hàng hóa làm lợi cho xã hội,
- Khuyến khích sử dụng khí tự nhiên: Thực vậy, GNV (khí đốt dành cho ô tô)
là một loại nhiên liệu vô cùng tốt cho Tuy-ni-di nơi có lượng khí tự nhiên
tương đối dồi dào.

3. Nhà ở
Tại phần lớn các nước đang phát triển đặc biệt là các nước mới nổi, tòa nhà
Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


(nhà ở và dịch vụ) là một khu vực tiêu thụ năng lượng lớn. Do mức sống tại các
nước trên đang ngày được cải thiện cho nên lượng năng lượng tiêu thụ trong
khu vực này ngày càng cao.
Tại Tuy-ni-di, khu vực nhà ở chiếm khoảng 26% lượng năng lượng cuối cùng tiêu
thụ của cả nước, và do đó đứng thứ 3 sau khu vực công nghiệp và giao thông vận
tải. Đến năm 2020, khu vực nhà ở sẽ chiếm vị trí thứ 2 và rất có thể đến năm 2030
sẽ là vị trí thứ nhất.
Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong khu vực nhà ở bao
gồm 2 loại hoạt động bổ sung cho nhau: loại hoạt động thứ nhất thuộc phần tòa
nhà liên quan đến phần xây dựng; loại hoạt động thứ 2 thuộc phần trang thiết bị
trong nhà liên quan đến các hộ gia đình. Có hai nguồn có thể khai thác: từ các tòa
nhà hiện có, hoặc từ các tòa nhà mới. Phương thức xử lý đối với các loại tòa nhà này
tuy khác nhau nhưng đều cần thiết như nhau.
Cụ thể là, có thể áp dụng nhiều biện pháp ví dụ như:

- Cải thiện phần thiết kế kiến trúc của tòa nhà,
- Cách nhiệt (tường, mái, cửa sổ....) và lựa chọn nguyên vật liệu,
- Sử dụng hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời,
- Sử dụng đồ gia dụng có hiệu quả cao (tủ lạnh, điều hòa, hệ thống chiếu
sáng hiệu quả...)
- Quản lý năng lượng, điều tiết các hệ thống, thay đổi cách ứng xử...
Thách thức thực sự là việc thay đổi quy mô, để chuyển qua những chương trình
rộng hơn và bền vững hơn.
Có thể làm thay đổi hàng loạt các vấn đề nêu trên bằng cách kết hợp nhiều hình
thức can thiệp khác nhau như:
- Thông tin, tuyên truyền cho các tác nhân,
- Ban hành các quy định pháp luật chuyên biệt liên quan đến phần nhiệt của
các tòa nhà và cấp chứng nhận cho các máy gia dụng hoặc nghĩa vụ phải sử
dụng năng lượng mặt trời cho nước nóng vệ sinh ...
- Triển khai các cơ chế MDE (sử dụng tiết kiệm và hiệu quả) được phối hợp thiết
kế với các cơ quan phân phối điện,
- Triển khai các cơ chế tài chính chuyên biệt (cơ chế cấp tín dụng, hạn mức tín
dụng, trợ cấp đầu tư...
Về phần quy định pháp luật, cần phải kể đến 2 ví dụ sau: trường hợp của Tuy-nidi và trường hợp của Liban.
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

17


Trong trường hợp thứ nhất, quy định pháp luật về nhiệt của các tòa nhà mới xây
dựng được ban hành thông qua đạo luật số 2004-72 ngày 2 tháng 8 năm 2004 về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nội dung kỹ thuật của quy định này chủ
yếu là quy định tiêu chuẩn tối thiểu về hiệu quả năng lượng và một hệ thống nhãn

hiệu hiệu quả năng lượng cao (HPE). Nội dung này được triển khai trong khuôn
khổ dự án « Xác nhận thử nghiệm các mức hiệu quả nhiệt và năng lượng tại các
tòa nhà và xóa bỏ các rào cản trong việc áp dụng các mức hiệu quả đó cho các tòa
nhà mới xây ». Dự án này do Cơ quan Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả triển khai, và do Quỹ Môi trường Thế giới (FEM) và Quỹ Môi trường Thế
giới của Pháp (FFEM) đồng tài trợ.
Tại Liban, Quỹ Môi trường Thế giới của Pháp đã tài trợ một dự án trình diễn với quy
mô thật mang tên « Hiệu quả năng lượng trong xây dựng » (PEEC). Các biện pháp bao
gồm cải thiện phần xây dựng và đưa vào sử dụng các trang thiết bị hiệu quả. Ngoài
ra, công cụ kiểm tra và đo từ xa mức tiêu thụ năng lượng và các thông số môi trường
xung quanh được triển khai đã cho phép xác nhận thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật
được đưa ra để nâng cao hiệu quả của các tòa nhà. Giai đoạn sau sẽ triển khai các quy
định về nhiệt của các tòa nhà trong khuôn khổ một dự án mới do Quỹ Môi trường
Thế giới của Pháp tài trợ.
Tuy nhiên, nếu chỉ có các biện pháp về pháp lý không thì sẽ không thể làm thay
đổi thực sự ở quy mô lớn. Các biện pháp đó sẽ làm tăng chi phí đầu tư và sẽ là rào
cản đối với một lượng lớn các hộ gia đình. Hơn nữa, các giải pháp đó chỉ áp dụng
cho các tòa nhà mới, trong khi đó thì phần lớn tiềm năng tiết kiệm năng lượng lại
nằm ở những tòa nhà hiện có.
18

Nếu hỗ trợ các biện pháp về pháp lý trên đây bằng cơ chế tài chính mang tính
khuyến khích sẽ cho phép thay đổi thực sự ở quy mô lớn về đầu tư trong lĩnh vực
này. Để đảm bảo tính bền vững, các cơ chế tài chính nêu trên phải được thiết kế
theo một phương pháp tiếp cận tất cả đều có lợi để đảm bảo sự tham gia và quyền
lợi của tất cả các tác nhân: công dân, nhà nước và khu vực tư nhân bao gồm các tác
nhân hoạt động trên thị trường và các ngân hàng hoạt động tại địa bàn.
Các cơ chế đó phải dựa trên sự kết hợp của 3 yếu tố cấu thành cơ bản:
- Trợ cấp của nhà nước để đảm bảo các bên đều có lợi nhằm rút ngắn thời gian
thu hồi vốn để người tiêu thụ được hưởng lợi;

- Tín dụng ưu đãi để triệt tiêu rào cản đầu tư ban đầu;
- Cơ chế cấp tín dụng đơn giản, được hỗ trợ bằng một hạn mức tín dụng dành
cho lĩnh vực này.

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


Cơ chế này đã cho phép thay đổi thực sự trên quy mô lớn trong lĩnh vực phổ
biến hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở Tuy-ni-di. Trên thực tế,
thị trường này đã tăng từ 6000m2/năm vào năm 2004 lên hơn 6000 m2/tháng
hiện nay.

4. Khu vực dịch vụ
Tại Tuy-ni-di, khu vực dịch vụ tiêu thụ khoảng 9% năng lượng cuối cùng. Cũng
giống như lĩnh vực nhà ở, mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
khu vực dịch vụ có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp và thể thức can
thiệp khác nhau. Tuy nhiên các biện pháp đều vấp phải một khó khăn lớn do khu
vực này có rất nhiều lĩnh vực đa dạng với những đặc thù riêng: bệnh viện, khu vực
hành chính, thương mại, khách sạn, chiếu sáng công cộng, cơ sở giáo dục, ký túc
xá sinh viên, ...
Trong quá trình thảo luận của nhóm, hai lĩnh vực của ngành đã được đề cập đến
đó là khách sạn và chiếu sáng công cộng.
• Lĩnh vực khách sạn: phát triển hệ thống nước nóng bằng năng lượng mặt trời
Tại Tuy-ni-di, sự phát triển của thị trường năng lượng nhiệt mặt trời trong lĩnh vực
khách sạn chủ yếu phải chịu ràng buộc về hiệu quả của các trang thiết bị trong
bối cảnh được đánh dấu bằng chế độ trợ cấp năng lượng truyền thông (khí, LPG,
điện).
Thị trường đã phát triển rất mạnh nhờ triển khai chương trình GEF vào cuối năm

1990. Chương trình này dành một khoảng trợ cấp 35% cho đầu tư. Sau khi dừng
chương trình này, thị trường bị suy giảm đột ngột.
Hiện nay, những cơ hội phát triển mới của thị trường này nảy sinh nhờ xuất
hiện một loạt hệ thống khách sạn lựa chọn bước đi phát triển bền vững bởi nhiều
nguyên nhân: hình ảnh, nhắm đến đối tượng khách hàng nhạy cảm với vấn đề môi
trường, yêu cầu của một số tầng lớp cổ đông,...
Đối với những khách sạn độc lập vốn chiếm hầu như toàn bộ ngành khách sạn
của Tuy-ni-di, tiêu chí quyết định đầu tư cho năng lượng mặt trời là hiệu quả tài
chính. Bộ phận thị trường này chỉ phát triển nếu như có triển khai các cơ chế tài
chính cho phép đạt được mức hiệu quả thỏa đáng cho chủ khách sạn.
Để thị trường này cất cánh, với sự giúp đỡ của PNUE, Cơ quan Quốc gia về Tiết
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

19


kiệm năng lượng triển khai một cơ chế mới giống như chương trình PROSOL để
phổ biến hệ thống đun nước nóng cá nhân bằng năng lượng mặt trời.
• Chiếu sáng công cộng: phổ biến bóng điện có hiệu quả năng lượng cao và biến đổi
cường độ
Tại Tuy-ni-di, với 50 000 điểm chiếu sáng, hàng năm hoạt động chiếu sáng công
cộng tiêu thụ khoảng 277 GWh (chiếm 12 % lượng điện tiêu thụ trong lĩnh vực
dịch vụ) và phải cần một công suất là 71 MW. Về mặt tài chính, hoạt động chiếu
sáng công cộng chiếm một phần đáng kể ngân sách của chính quyền các thành
phố (hơn 20 %).
Để phát triển trên quy mô lớn hoạt động hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực
này, các quy định pháp luật đã được ban hành vào năm 2006 bắt buộc phải sử
dụng bóng điện sodium cao áp (hoặc tương đương) và thiết bị điều chỉnh điện áp

đối với các hệ thống chiếu sáng công cộng mới xây dựng.
Mặc dù có các quy định trên, việc thay đổi trên quy mô lớn trong lĩnh vực này
gặp phải một số trở ngại:
- Các hệ thống cũ không nằm trong qui định dùng triển khai,
- Các thiết bị tiết kiệm năng lượng (bóng đèn tiết kiệm điện và thiết bị điều
chỉnh điện áp) không được FNME trợ cấp,
- Một số lượng rất lớn các xã có khó khăn về tài chính.

20

Để vượt qua những khó khăn trên, một hạn mức tín dụng của Tây Ban Nha FAD
đã được triển khai để trang bị toàn bộ các hệ thống chiếu sáng công cộng hiện có
với các thiết bị điều chỉnh điện áp. Hoạt động tài trợ cho việc tu chỉnh lại hệ thống
và mua sắm các bóng đèn tiết kiệm điện vẫn gặp khó khăn.

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


Khai mạc hội nghị

1

Ông Benaïssa AYADI
Tổng giám đốc ANME
Tôi xin cảm ơn Ngài Thứ trưởng Abdel Aziz RASSAA đã tham dự lễ khai mạc
hội nghị này, một hội nghị được tổ chức với sự hợp tác chặt chẽ của AFD, và tôi
xin chúc mừng tất cả các vị khách mời quý mến của chúng ta: sự hiện diện của
các Quý vị thể hiện mối quan tâm đặc biệt mà các Quý vị dành cho công tác sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cho cơ chế tài trợ của hoạt động này
và cho các hoạt động của ANME.
Hội nghị ngày nằm trong khuôn khổ Tháng sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả. Hội nghị là cơ hội để chứng ta trao đổi kinh nghiệm và suy nghĩ về các
dự án cụ thể đã được triển khai ở nhiều nước khác nhau.
Hôm nay, các tác nhân họp mặt tại đây với sự hiện diện của các chuyên gia quốc
tế và đại diện một số định chế tài chính quốc tế, sẽ thảo luận về các công cụ có thể
huy động để tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các
nước mới nổi và cả ở các nước thuộc vùng Địa trung hải.
Hội nghị này mang ý nghĩa thực tiễn: mục đích của hội nghị là xác định lời giải
cụ thể trong 3 lĩnh vực hoạt động chính để thực hiện mục tiêu sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả: điều tiết cầu, khuyến khích phát triển năng lượng tái
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

21


sinh và thay thế. Do nguy cơ không thể tránh khỏi tình trạng tăng giá dầu, do tình
trạng phụ thuộc về năng lượng trong đó có đất nước của chúng ta, và cả vấn đề
thay đổi khí hậu, chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải được
tăng cường đáng kể. Đứng trước thách thức này và nhờ có sự thành công của kế
hoạch 3 năm được phát động vào năm 2005 cũng như nhờ vào kinh nghiệm thu
được trong 20 năm, trong khuôn khổ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 11,
Tuy-ni-di đã triển khai một chương trình hành động nhằm thay đổi trên diện rộng
trong việc cố gắng thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Kế hoạch này diễn ra trong thời kỳ từ 2007 đến 2011. Kế hoạch phải cho phép
tiết kiệm được 3,2 triệu Toe và giảm 11% nhu cầu năng lượng ở chân trời năm 2011.
Điều này sẽ làm tăng cường độ năng lượng lên 2% mỗi năm. Để thực hiện được

những mục tiêu này, chúng ta phải tìm được các giải pháp để khắc phục những
khó khăn về ngân sách và từ đó phát triển mối quan hệ đối tác với các thành phần
tài chính công và tư nhân. Sự viện trợ dưới hình thức các khoản cho vay ưu đãi hay
lập các quỹ bảo lãnh tiền vay ngân hàng đáng lẽ cho phép chúng ta thực hiện các
chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bằng cách thoả mãn các nhu
cầu khác nhau của các nhà đầu tư, từ cá nhân đến chuyên gia.
Hy vọng rằng, các công trình nghiên cứu của chúng tôi sẽ giải quyết được
những đề nghị cụ thể, cũng như đóng góp cho sự phát triển của cơ chế hỗ trợ
việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm ở Tuy-ni-di, tôi xin cám ơn những
đơn vị tổ chức buổi hội thảo này vì tất cả những cố gắng để buổi hội thảo thành
công tốt đẹp.
22

Ông Alain HENRY
Vụ trưởng Vụ Hạ tầng cơ sở và Phát triển đô thị, AFD
Cũng như Ông Tổng giám đốc ANME, tôi xin cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn của
mình tới chính phủ Tuy-ni-di và ANME đã tổ chức hội thảo này, một cuộc hội thảo
mang tính chiến lược đối với AFD.

Ba thách thức lớn
Đối với một nhà tài trợ như AFD, hoạt động vì mục tiêu sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả là để đương đầu với 3 thách thức lớn hiện nay. Thách thức thứ
nhất là giá dầu tăng: trong lịch sử nhân loại, đúng là cuộc chiến năng lượng chưa
bao giờ chấm dứt, nhưng hiện nay cuộc chiến này đang ở mức khốc liệt mới.

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008



Thách thức thứ hai liên quan đến khí hậu: hành tinh đang nóng dần lên và chúng
ta chưa đưa ra kịp thời các giải pháp cần thiết. Đã đến lúc chúng ta phải hành động
khẩn trương và để làm điều đó, chúng ta phải tăng đầu tư cho lĩnh vực này.
Thách thức thứ 3 là an ninh năng lượng, chỉ có an ninh năng lượng mới có
thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế của các nước nghèo, cũng như đảm bảo cho
mọi người có thể tiếp cận với năng lượng. Một phần ba dân số trên thế giới vẫn
chưa có năng lượng hiện đại, đây là nguồn gốc của tình trạng bất bình đẳng
và đói nghèo.
Trong bối cảnh rất đáng lo ngại như hiện nay, chúng ta phải hành động để phát
triển việc sử dụng năng lượng hợp lý và bền vững. Để làm được điều này, đòi hỏi
phải thay đổi cả tỷ cử chỉ hàng ngày, phải hình thành một số cơ quan mới, phải có
các biện pháp điều chỉnh khác nhau, phải áp dụng các biện pháp khuyến khích tới
toàn bộ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan hành chính.
Đặc thù của vấn đề năng lượng là có nhiều loại hình khác nhau và do vậy
rất khó nắm vững đầy đủ: vấn đề năng lượng nằm ở hình dáng các vỏ tàu và
chân vịt, trong các loại nhiên liệu, trong cấu trúc của các thành phố, trong
phương thức giao thông và tổ chức, trong nhà ở, trong các loại máy gia dụng,
trong cách ứng xử cá nhân. Chúng ta phải cung cấp cho các bộ phận dân cư
vẫn những dịch vụ ấy nhưng với những công cụ năng lượng được cải tiến một
cách rõ nét, vừa hiệu quả trong công nghệ và tiêu thụ năng lượng đa dạng và
tái sinh.
Tất cả các thực thể, quốc gia, thành phố, cơ quan hành chính, nhà tài trợ, doanh nghiệp, phải xác định chiến lược của mình dựa trên các yếu tố ràng buộc
mới. Về phần mình, AFD đang lập một khung khổ chiến lược hoạt động trong
lĩnh vực năng lượng, nhằm xác định một cách minh bạch và rõ ràng cho tất
cả các bên mục tiêu của mình, các phương tiện và công cụ. Đồng thời chiến
lược này đương nhiên phải dựa trên cơ sở những mong muốn của đối tác. Cần
phải hiểu các mong muốn của đối tác hơn đó là một trong những mục tiêu
của hội thảo này.

Một vấn đề chưa được xử lý một cách thoả đáng: tài trợ

Phạm vi hoạt động có thể vô cùng rộng, và từ nhiều thập niên nay, rất nhiều
nghiên cứu đã được tiến hành về những biện pháp điều chỉnh mới có thể áp dụng
cũng như về những loại hình năng lượng mới. Trái lại, dường như chúng ta còn làm
việc quá ít về vấn đề tài trợ. Trong khi đó, vấn đề tài trợ lại là vấn đề sống còn vừa là
© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

23


để thay đổi trên phạm vi nhân rộng vừa là để phổ biến sự thay đổi này cho đến tận
những tác nhân nhỏ nhất và đến từng mạng lưới tham gia tiêu thụ năng lượng.
Các nhà tài trợ có một loại công cụ tài chính rất phong phú và có khả năng
thích ứng cao: các khoản tài trợ có bảo lãnh và không có của chính phủ, có thể
chuyển nhượng hay không; các khoản viện trợ không hoàn lại cho các hoạt
động khuyến khích và nghiên cứu; bảo lãnh; hỗ trợ kỹ thuật, … Vấn đề chủ
yếu đối với chúng ta là phải xác định các công cụ và loại hình hỗ trợ phù hợp
nhất với các vấn đề gặp phải và với bối cảnh văn hoá, chính trị, thể chế và kinh
tế liên quan.

Sự đóng góp của AFD
Đối với AFD cũng như đối với rất nhiều nhà đầu tư, các hoạt động tài trợ có quy
mô đáng kể trong lĩnh vực năng lượng mới chỉ bắt đầu trong thời gian gần đây.
Đóng góp của chúng tôi trong lĩnh vực này tăng từ 200 triệu euro vào năm 2004
lên 600 triệu euro vào năm 2006, tức là 1/3 tổng tài trợ mà AFD cam kết. Chúng tôi
mong muốn rằng trong tương lai gần, phần đóng góp của AFD sẽ chiếm ½ các
khoản tài trợ nhằm tạo ra một đòn bẩy thực sự cho hiệu quả và hợp lý năng lượng
tại các nước mà chúng tôi có hoạt động tài trợ.


24

Các nước thuộc vùng Địa trung hải và Trung Đông hưởng 1/3 các khoản tài trợ
trên trong các lĩnh vực rất đa dạng: năng lượng tái sinh và đa dạng hoá các loại hình
sản xuất năng lượng dù là bằng khí tự nhiên, trạm thủy điện nhỏ, sản xuất điện bằng
sức gió, nhà máy điện bằng bã mía, nhệt điện, hoặc đồng phát điện ba thành phẩm;
tiếp cận nguồn điện của các trung tâm ở vùng hẻo lánh; nhà ở có chất lượng năng
lượng cao và triển khai hệ thống nước nóng bằng năng lượng mặt trời; thay đổi năng
lượng trong ngành công nghiệp; hình thành và hiện đại hoá giao thông công cộng;
năng lượng sinh học và củi đun. Chúng tôi đã hình thành các hạn mức cấp tín dụng
cho chương trình Prosol, để hài hoà các quy trình công nghiệp hoặc để hiện đại hoá
tàu điện của Tunis, nhưng mới chỉ là ban đầu và hiện nay chúng tôi phải đẩy mạnh
thay đổi.
Trong lĩnh vực năng lượng, các quyết định mà chúng tôi đưa ra hôm nay sẽ được
cụ thể hoá bằng các tài sản cho 30, 50 thậm chí 100 năm. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là
phải đưa ra quyết định đúng. Chính vì thế mà chúng tôi kêu gọi tất cả các đại biểu
tham gia hội thảo này có những đề suất rất cụ thể: Công cụ tài chính nào cần triển
khai để thực hiện các hoạt động có ảnh hưởng lớn và hiệu quả tạo điều kiện thuận
lợi để thay đổi năng lượng nhanh hơn?

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

© AFD 2008


Bà Rossana DUDZIAK
Phó đại diện PNUD
Năng lượng giữ một vai trò cơ bản trong phát triển, và đặc biệt là để đạt được
các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đã được cộng đồng quốc tế cam kết vào
năm 2000. Trong bối cảnh giá cả và khó khăn ngày càng tăng của việc tiếp cận với

nguồn năng lượng truyền thống có hạn, và với sự đe doạ của những thay đổi khí
hậu, vấn đề cơ bản là phải tiêu thụ một cách hợp lý và khuyến khích phát triển các
nguồn tái sinh trong toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế.
Tôi xin chúc mừng Chính phủ Tuy-ni-di đã sớm đặt mục tiêu sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả ở mức ưu tiên cao nhất, quyết tâm đó được thể hiện qua việc
triển khai một khung thể chế và pháp lý cho vấn đề này cũng như một chương
trình quốc gia, chú trọng đến việc tăng cường thăm dò dầu và khí, đồng thời cũng
trú trọng đến mục tiêu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Rất nhiều sáng
kiến đã được đưa ra trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và năng lượng tái sinh với
sự hỗ trợ của hoạt động hợp tác quốc tế. PNUD cũng đã tham gia vào quá trình
này, chủ yếu là trong hoạt động triển khai khung pháp lý và thể chế và soạn thảo
chiến lược.
Tuy nhiên, vấn đề tài trợ vẫn là một trở ngại chính, nhất là tài trợ để tạo ra thay
đổi trên diện rộng.
Hiện nay, PNUD hỗ trợ Tuy-ni-di trong việc tài trợ cho dự án pháp chế về nhiệt và
năng lượng của các toà nhà mới xây, dư án này được Quỹ Môi trường Thế giới tài
trợ cùng với AFD và Quỹ Môi trường Thế giới Pháp.
Khiêm tốn hơn, văn phòng PNUD ở Tuy-ni-di đã hỗ trợ ANME (cơ quan quốc
gia về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả) một số vốn thích hợp
cho việc chuẩn bị kế hoạch tài trợ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả. Dự án này không chỉ dựa trên luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, ban hành ngày 4 tháng 8 năm 2004 và những nghị định liên quan đến
ngành năng lượng mà còn dựa trên những gợi ý đưa ra trong khuôn khổ hai
công trình nghiên cứu chiến lược được cơ quan này thực hiện, một về phát
triển những nguồn năng lượng tái sinh, một về triển khai việc sử dụng năng
lượng một cách hợp lý. Dự án này nhằm tăng cường năng lực quốc gia trong
lĩnh vực tài trợ cho sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả., cũng như tài
trợ các công cụ hoạch định và hỗ trợ ra quyết định, từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện các ưu tiên quốc gia về năng lượng.


© AFD 2008

Tuy-ni-di: Tài trợ cho mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

25


×