Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

nhiệm vụ quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường nguyễn dức thuận tỷ lệ 1/5000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.45 KB, 12 trang )

Y BAN NHN DN THNH PH H NI

VIN QUY HOCH XY DNG H NI
HANOI URBAN PLANNING INSTITUTE - HUPI

Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết
hai bên tuyến đờng NGUYễN Đức thuận, Tỷ lệ 1/500

A IM: TH TRN TRU QU,
X C BI, NG X, PH TH, DNG X - HUYN GIA LM - H NI.

Hà NộI, THáNG 3 NĂM 2014


UNBD THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:............../VQH – TT2

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHI TIẾT
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN ĐỨC THUẬN, TỶ LỆ 1/500


Địa điểm: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Cổ Bi, Đặng Xá, Phú Thị, Dương Xá
huyện Gia Lâm - Hà Nội.

1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
1.1 Lý do:
Thực hiện chủ trương của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
về việc phát triển đô thị gắn kết với hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành
phố Hà Nội và Quyết định số 7499/QĐ - UBND ngày 19/12/2013 của Uỷ ban
Nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán thu chi
ngân sách của Thành phố năm 2013, nhằm giải quyết kịp thời các nhu cầu phát
triển đô thị trong khu vực mang tính bền vững, ổn định, lâu dài; hoàn chỉnh hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực và khai thác hiệu quả quỹ đất
hiện có, kiểm soát cảnh quan - không gian kiến trúc đô thị, phục vụ yêu cầu quản
lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng hai bên tuyến đường.
Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường Nguyễn Đức Thuận là đường chính đô
thị, gắn với tuyến đường sắt đô thị số 1 (trên nền tuyến đường sắt Quốc gia Hà Nội
- Hải Phòng) sâu chuỗi các Phân khu đô thị phía Bắc sông Hồng, ngoài ra đường
Nguyễn Đức Thuận là một trong các tuyến giao thông hướng tâm, trục kinh tế
Đông - Tây (nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm giữa Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh). Tuy nhiên, hiện nay tuyến đường chưa được mở rộng theo quy
hoạch, hai bên tuyến đường chưa lập quy hoạch chi tiết để quản lý đầu tư, xây
dựng, do vậy bộ mặt kiến trúc hai bên tuyến đường chưa tương xứng với tính chất,
chức năng và yêu cầu quản lý, vì vậy việc nghiên cứu Quy hoạch chi tiết hai bên
tuyến đường Nguyễn Đức Thuận nhằm hình thành tuyến đường chính đô thị đồng
bộ, hiện đại là cần thiết.

1



1.2. Mục tiêu và yêu cầu phát triển đô thị đối với khu vực quy hoạch:
1.2.1. Mục tiêu:
- Cụ thể hoá quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu đô thị N11, tỷ lệ 1/5000 đã được
UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số
689/QĐ-UBND ngày 30/01/2011.
- Khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng trên cơ sở giải pháp tổ chức các loại
hình giao thông trên tuyến (ưu tiên hệ thống giao thông cộng cộng).
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường, xung quanh
các nút giao thông, tạo bộ mặt kiến trúc văn minh, hiện đại, kết hợp với cải tạo
chỉnh trang khu vực dân cư hiện có.
- Xác định chức năng sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc, hạ tầng
kỹ thuật và các yêu cầu về thiết kế đô thị cụ thể cho từng lô đất, phù hợp Tiêu
chuẩn thiết kế, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Khớp nối đồng bộ giữa các khu vực xây mới, hiện có, khu vực ngoại vi và
các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực để đảm bảo đồng bộ về tổ chức không
gian và hạ tầng kỹ thuật.
- Xây dựng Quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc làm cơ sở pháp lý để các
cơ quan chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch.
1.2.2. Yêu cầu:
- Cải tạo và xây dựng mới các khu chức năng đô thị hai bên trục đường đồng
bộ về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc cảnh quan hiện đại, hài
hòa, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị theo đúng Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn
xây dựng Việt Nam, các quy định hiện hành và phù hợp theo định hướng Quy
hoạch phân khu đô thị N11 đang trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Việc nghiên cứu quy hoạch phải đảm bảo hợp lý, đồng bộ, phù hợp với
điều kiện kinh tế, xã hội và đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng trong giai đoạn trước
mắt cũng như lâu dài.
2. Các căn cứ lập quy hoạch:
2.1. Các văn bản pháp lý:

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;
- Luật Thủ đô số 25/2012/QH13;

2


- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý
không gian xây dựng ngầm đô thị;
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quản lý cây
xanh đô thị;
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý
đầu tư phát triển đô thị;
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg
ngày 26/7/2011;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2008 của Bộ Xây dựng Quy định
hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về Hướng
dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng về Hướng
dẫn về nội dung Thiết kế đô thị; Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của
Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD
ngày 13/5/2013;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD, ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc
Ban hành hệ thống ký hiệu dùng trong các đồ án quy hoạch;
- Quyết định số 7499/QĐ-UBND ngày 09/12/2013 của UBND thành phố Hà

Nội về việc Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách của UBND
thành phố năm 2013;
- Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND Thành phố về việc
phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị N11, tỷ lệ 1/5000;
- Quyết định số 2042/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của UBND Thành phố về việc
phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nguyễn Văn
Linh, tỷ lệ 1/500;

3


- Quyết định số 3783/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND Thành phố về việc
phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường 179 đoạn từ
Quốc lộ 5 đến thôn Chu Xá, xã Kiêu Kỵ, tỷ lệ 1/500;
- Quyết định số 3784/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND Thành phố về việc
phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Dốc Hội - Đại
học Nông nghiệp, tỷ lệ 1/500;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các văn bản pháp luật hiện hành.
2.2. Các nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
- Hồ sơ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐTTg ngày 26/7/2011;
- Hồ sơ Quy hoạch phân khu đô thị N11, tỷ lệ 1/5000;
- Hồ sơ Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, tỷ
lệ 1/500 (đang trình các cấp thẩm quyền phê duyệt);
- Bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, tỷ lệ 1/500;
- Các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai trong khu vực.
3. Nội dung nghiên cứu quy hoạch:
3.1. Vị trí, phạm vi ranh giới và quy mô nghiên cứu:
3.1.1. Vị trí:
Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính thị trấn Trâu Quỳ, xã Cổ Bi,

Đặng Xá, Phú Thị, Dương Xá - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội (có sơ đồ ranh giới
kèm theo).
3.1.2. Phạm vi ranh giới:
- Điểm đầu trùng với tuyến đường Cổ Bi.
- Điểm cuối trùng với ranh giới hành chính thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu hai bên tuyến được xác định theo nguyên tắc:
+ Từ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Nguyễn Đức Thuận lấy rộng ra hai bên
với khoảng cách tối thiểu 50m, theo điều kiện cụ thể để xác định.
+ Trùng đường quy hoạch hoặc đường hiện trạng.
+ Trùng ranh giới các chức năng sử dụng đất.

4


+ Với khu vực công viên, mặt nước và dân cư hiện có, có thể áp dụng linh hoạt
theo điều kiện thực tế.
3.1.3. Quy mô nghiên cứu quy hoạch:
a. Quy mô:
- Chiều dài tuyến: khoảng 4,5km.
- Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch: khoảng 308,07ha, trong đó thuộc
địa giới hành chính:
+ Thị trấn Trâu Quỳ:

104,43 ha.

+ Xã Cổ Bi:

13,57 ha.

+ Xã Đặng Xá:


15,25 ha.

+ Xã Phú Thị:

12,72 ha.

+ Xã Dương Xá:

162,10 ha.

- Diện tích đo đạc: khoảng 335ha (khoảng cách phủ trùm so với ranh giới
nghiên cứu quy hoạch 10-20m).
- Diện tích mô hình: 6,28m2.
b. Quy mô dân số:
- Số dân dự kiến: khoảng 11.300 – 12.000 người.
(Ranh giới, diện tích, dân số sẽ được xác định cụ thể trong quá trình nghiên
cứu lập quy hoạch chi tiết, phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011, Quy hoạch phân khu đô thị N11 tỷ lệ 1/5000 đã được phê duyệt Nhiệm vụ
quy hoạch tại Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 30/01/2011).
3.2. Tính chất và chức năng chính của khu vực nghiên cứu:
3.2.1. Khái quát tình hình hiện trạng:
- Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm. Đây là khu
vực có tốc độ đô thị hóa tương đối mạnh, dân cư tập trung đông đúc và là khu vực
sầm uất nhất của huyện Gia Lâm.
- Đường Nguyễn Đức Thuận hiện có chưa mở rộng theo quy hoạch, bao
gồm hai làn xe mỗi làn rộng 10,5m, dải phân cách trung tâm rộng 0,5m.
- Tuyến đường sắt Quốc gia Hà Nội - Hải Phòng khổ đơn rộng 1m.


5


- Các công trình công cộng, hành chính, công nghiệp: UBND huyện Gia
Lâm; Nhà thi đấu huyện Gia Lâm; Nhà văn hóa huyện Gia Lâm; Khu công nghiệp
Phú Thị; Khu công nghiệp Dương Xá A.
- Đất dân cư làng xóm hiện có bao gồm: Các khu làng xóm dân cư thuộc Thị
trấn Trâu Quỳ, các xã Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá. Hình thức kiến trúc công trình
ở mức trung bình, một số ít được xây dựng trong thời gian gần đây, chiều cao trung
bình 3-4 tầng. Đối với các công trình bám sát hai bên tuyến đường chủ yếu là kinh
doanh dịch vụ.
3.2.2. Tính chất và chức năng:
a. Tính chất:
- Là khu vực phát triển đô thị (khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng) theo định
hướng Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Là khu vực cải tạo chỉnh trang và xây dựng mới tạo cảnh quan đô thị hai bên
tuyến đường.
- Là tuyến đường hướng tâm, kết nối các Phân khu đô thị phía Bắc sông Hồng
và là trục kinh tế Đông - Tây của khu vực phía Đông Thủ đô Hà Nội (nằm trong vùng
tam giác kinh tế trọng điểm giữa Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
b. Chức năng:
- Là tuyến đường giao thông cấp đô thị.
- Các khu chức năng quy hoạch: Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực nghiên cứu bao gồm các
chức năng: Đất công trình công cộng, thương mại, tài chính dịch vụ đô thị; Đất công
viên đô thị; Đất trường tiểu học, trung học cơ sở; Đất nhà trẻ, mẫu giáo; Đất công
trình công cộng, hành chính đơn vị ở; Đất ở dân cư hiện có (cải tạo chỉnh trang); Đất
ở mới; Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo; Đất quốc phòng an ninh; Đất
di tích; Đất công nghiệp; Đất bãi đỗ xe tập trung; Đất nông nghiệp; Đất giao thông.
3.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:

Chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng xã hội được cân đối trong phạm vi cơ cấu quy
hoạch phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị N11, Quy chuẩn Xây dựng, bao gồm:
- Đất công cộng đô thị

: > 7 m2/người.

- Đất cây xanh TDTT đô thị

: >5 m2/người.

- Đường, quảng trường, nhà ga và bến bãi đỗ xe

: >13%.

- Đất đơn vị ở

: ≤ 50m2/người.
6


* Chỉ tiêu về quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đối với từng chức năng
công trình hai bên tuyến đường trong phạm vi nghiên cứu: Tuân thủ Quy chuẩn xây
dựng Việt Nam.
* Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật:
Cấp nước sinh hoạt:

≥200l/người-ngày, đêm.

Cấp điện sinh hoạt:


≥0,8KV/người.

Nước thải sinh hoạt:

Bằng chỉ tiêu cấp nước.

Chất thải rắn sinh hoạt:

1,3kg/người-ngày.

(Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản sẽ được xác định cụ thể trong đồ án Quy
hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nguyễn Đức Thuận, tỷ lệ 1/500).
3.4. Các nội dung cụ thể:
3.4.1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân
cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch
chung, Quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực quy hoạch.
3.4.2. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch. Xác định khả năng sử dụng quỹ đất hiện
có, đề xuất giải pháp quy hoạch hợp lý, phù hợp với cơ cấu sử dụng đất chung của
khu vực đồng thời xác định các yếu tố khống chế trong khu vực.
3.4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định tính chất, chức năng
sử dụng đất theo quy hoạch và các chỉ tiêu cho từng lô đất về diện tích, mật độ xây
dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình.
- Xác định các vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng đối với các công trình di
tích, hạ tầng kỹ thuật.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan dọc hai bên tuyến đường và tại các
nút giao thông, tạo bộ mặt kiến trúc hiện đại cho toàn tuyến và đảm bảo được yếu tố
thẩm mỹ, hiện đại, hòa hợp với khu vực xung quanh, phù hợp với các quy định và
Quy chuẩn xây dựng hiện hành.
3.4.4. Thiết kế đô thị:

- Xác định và cụ thể hóa các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch
theo các hướng, tầm nhìn. Tổ chức không gian, chiều cao cho toàn khu vực nghiên
cứu và cụ thể đối với từng lô đất.
- Xác định cao độ mặt đường, vỉa hè, chiều cao và cao độ các tầng của các
công trình trên cơ sở tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với các
chỉ tiêu quy hoạch và cảnh quan đô thị. Xác định cụ thể khoảng lùi đối với công
7


trình kiến trúc trên từng đường phố, nút giao thông; đề xuất các giải pháp khả thi để
sửa chữa những khiếm khuyết trong đô thị hiện hữu. Xác định hình khối, màu sắc,
hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc (hình thức mái, cửa, ban
công, lô gia).
- Thiết kế tổ chức hệ thống cây xanh (cây xanh bóng mát và cây xanh cảnh
quan), mặt nước, quảng trường và các vật thể kiến trúc đô thị (biển báo, tượng đài,
đài nước, thùng rác công cộng, trạm dừng các phương tiện công cộng, ghế ngồi, hệ
thống đèn chiếu sáng.v.v.) Đề xuất các quy định bắt buộc về kích cỡ, hình thức các
biển quảng cáo gắn với công trình.
3.4.5. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị:
- Xác định vị trí, quy mô và phạm vi sử dụng đất của công trình ngầm (nếu có):
công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, công trình hạ tầng kỹ thuật
đầu mối ngầm, phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất.v.v...
- Nghiên cứu chi tiết đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian các công trình ngầm.
- Xác định các quy định cần tuân thủ.
3.4.6. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí trên mạng lưới đường nội bộ, bao
gồm các nội dung sau:
a. Giao thông:
Xác định mạng lưới đường giao thông (đến đường đi bộ), mặt cắt ngang, chỉ
giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định cụ thể hóa Quy hoạch chung, Quy

hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe, ga đường sắt đô thị, các điểm trung
chuyển HKCC, các điểm dừng đỗ xe buýt v..v...(trên cao, trên mặt đất và ngầm, cầu
bộ hành)...;
b. Chuẩn bị kỹ thuật:
- Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất, cao độ đường giao thông;
- Xác định hệ thống đường ống, kênh, mương, hồ điều hòa và trạm bơm, cống
(đập) điều tiết thoát nước mặt.
c. Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước: Vị trí, quy mô công trình nhà máy,
trạm bơm; mạng lưới cấp nước đến mạng ống cấp III (ống dịch vụ);
d. Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện: vị trí, quy mô các trạm
biến áp; mạng lưới đường dây điện cao thế, trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị;
e. Xác định nhu cầu và mạng lưới thông tin liên lạc đến tủ cáp thuê bao;

8


f. Xác định khối lượng nước thải, CTR; mạng lưới thoát nước thải; vị trí, quy
mô các công trình xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn, nhà tang lễ.
3.4.7. Đánh giá môi trường chiến lược:
a. Đánh giá hiện trạng môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội).
b. Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường khi
quy hoạch được thực hiện.
c. Đề ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường
đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch.
3.4.8. Đề xuất quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
4. Hồ sơ sản phẩm và dự toán kinh phí:
4.1. Hồ sơ sản phẩm:
Thành phần và nội dung hồ sơ bản vẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ, Thông tư số 10/2010/TTBXD ngày 11/8/2010; Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013; Thông tư số

16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013; Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD, ngày
22/7/2005 của Bộ Xây dựng.
Thành phần và nội dung hồ sơ bản vẽ:
TT

Tên sản phẩm

A
1
2
3
4

Phần bản vẽ
Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất
Bản đồ hiện trạng kiến trúc, cảnh quan và đánh giá đất XD
Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
- Bản đồ quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị.
Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Thiết kế đô thị
Bản đồ quy hoạch giao thông; Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây
dựng và hành lang bảo vệ các công trình HTKT:
- Bản đồ quy hoạch giao thông
- Bản đồ chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng
Các bản đồ quy hoạch hệ thống HTKT và môi trường:
- Bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

5

6
7

8

9

Ký hiệu
bản vẽ

Tỷ lệ
bản vẽ

QH - 01
QH - 02
QH - 03

1/5.000
1/500
1/500

QH - 04

1/500

QH - 05A
QH - 05B

1/500
1/500


QH - 06A
QH - 06B

1/500
1/500

QH - 07A

1/500


9
10
B
11
12
C
13

- Bản đồ quy hoạch cấp nước
QH - 07B
- Bản đồ quy hoạch Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
QH - 07C
- Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị
QH - 07D
- Bản đồ quy hoạch thông tin liên lạc
QH - 07E
Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật
QH - 08

Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược
QH - 09
Phần văn bản
Thuyết minh tổng hợp (kèm theo các bản vẽ thu nhỏ), thuyết minh tóm tắt.
Dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.
Phần mô hình
Mô hình tổng thể

1/500
1/500
1/500
1/500
1/500
1/500

1/1000

4.2. Dự toán kinh phí:
Kinh phí lập quy hoạch được thực hiện theo Thông tư số 01/2013/TT-BXD
ngày 08/02/2013 về việc Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí Quy hoạch xây dựng
và Quy hoạch đô thị.
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Tiến độ thực hiện:
- Thực hiện từ khi có đầy đủ cơ sở pháp lý theo đúng quy định, các văn bản
giấy tờ có liên quan và Nhiệm vụ quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Thời gian hoàn thành: 06 tháng (không kể thời gian xin ý kiến các cơ quan, tổ
chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan và thời gian trình duyệt).
5.2. Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị tổ chức, tư vấn và lập quy hoạch: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
- Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội.

- Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
CHỦ ĐẦU TƯ
BỘ PHẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN VỐN
NGÂN SÁCH VIỆN QHXD HÀ NỘI
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
PHÓ VIỆN TRƯỞNG

ĐƠN VỊ LẬP NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Bùi Xuân Tùng

Lưu Quang Huy
10


CƠ QUAN THẨM ĐỊNH, TRÌNH DUYỆT
SỞ QUY HOẠCH-KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Xác nhận nội dung Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết
Hai bên tuyến đường Nguyễn Đức Thuận, Tỷ lệ 1/500
Địa điểm: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Cổ Bi, Đặng Xá, Phú Thị, Dương Xá
huyện Gia Lâm - Hà Nội.

Kèm theo Tờ trình số ......./TTr - QHKT, ngày..../..../2014
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

11




×