Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

120 cau hoi bao ve do an chi tiet may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.68 KB, 8 trang )

Đây là một số nội dung cần chuẩn bị khi bảo vệ tke chi tiết máy mà mình sưu tấm
được. Anh em cơ khí tham khảo và đóng góp câu trả lời với. Cảm ơn rất nhiều!
Các nội dung cần chuẩn bị khi bảo vệ đồ án
1. Cách chọn động cơ điện: dựa vào các thông số nào để chọn động cơ điện; các thông
số cơ bản của động cơ điện. Phân biệt công suất tương đương, công suất yêu cầu và
công suất danh nghĩa của động cơ.
2. Các phương pháp phân phối tỷ số truyền cho các cấp trong HGT. Phân phối TST cho
HGT và bộ truyền ngoài như thế nào? Ảnh hưởng của việc phân phối TST lên kích
thước HGT và hệ dẫn động.
Quan hệ giữa giá trị mômen xoắn trên các trục của HGT. Mômen xoắn ảnh hưởng thế
nào lên kích thước các bộ truyền, kích thước hộp giảm tốc và các yếu tố khác?
3. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của HGT được yêu cầu thiết kế (so sánh với
các loại HGT khác). So sánh bộ truyền đai thang và đai dẹt, bộ truyền đai và bộ truyền
xích.
4. Đặc điểm tính toán các bộ truyền trong HGT được yêu cầu thiết kế (so với các HGT
khác có gì đặc biệt trong trình tự thiết kế và lựa chọn các thông số, tại sao?).Tại sao
phải có 2 bước tính toán và kiểm nghiệm.Nếu kiểm nghiệm Ko thoả mãn thì cách xử lý
như thế nào?
5. Các dạng hỏng, chỉ tiêu tính toán và thông số cơ bản của các bộ truyền (đai, xích,
bánh răng, trục vít). Vì sao độ rắn bề mặt các bánh răng trong bộ truyền được chọn
khác nhau? Chiều rộng vành răng của các bánh răng trụ trong 1 bộ truyền được lấy
khác nhau nhằm mục đích gì? Vì sao không áp dụng cho bánh răng côn? Vì sao bộ
truyền trục vít cần tính về nhiệt? Lựa chọn vật liệu vành răng bánh vít như thế nào, vì
sao? Ưu nhược điểm của răng nghiêng so với răng thẳng. Góc nghiêng trong bộ
truyền BR được chọn như thế nào? Hướng nghiên răng (hoặc ren trục vít) có vai trò gì
trong bộ truyền?
6. Chỉ tiêu và phương pháp tính trục. Các yêu cầu đối với trục. So sáh ưu nhược điểm
của trục liền bánh răng và trục thường. Các phương pháp cố định các chi tiết lên trục.
7. Phương pháp tính chọn và kiểm nghiệm ổ lăn. Các phương án khắc phục khi kiểm
nghiệm không đạt yêu cầu. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng các loại ổ lăn.
Khi nào dùng ổ tuỳ động?


8. Công dụng và cách xác định các thông số của then. Tính kiểm nghiệm then.
9. Lực từ khớp nối di động tác dụng lên trục: bản chất, cách xác định trị số, phương,
chiều. Có gì khác nhau khi xác định lực này khi tính trục và tính ổ lăn, vì sao?
10. Kết cấu, công dụng và cách xác định vị trí, số lượng và kích thước của bích nắp,
bích thân, bulông, vít, bulông vòng, vòng móc, nắp thăm, thăm dầu, nút tháo dầu, nút
thông hơi, cốc lót, nắp ổ, chốt định vị, các loại bạc chặn và các loại căn đệm.
11. Thế nào là tính thống nhất hoá trong thiết kế? Lấy ví dụ trong đồ án của mình để
minh hoạ.
12. Hãy chỉ ra một số ví dụ trên bản vẽ lắp để chứng tỏ đã có quan tâm đến yêu cầu về
công nghệ.
13. Cơ sở lựa chọn các kiểu lắp và cách ghi trên bản vẽ.
14. Các phương pháp bôi trơn bánh răng, bánh vít, trục vít và ổ lăn. Cơ sở chọn
phương pháp bôi trơn và ảnh hưởng của nó đến kết cấu HGT.
15. Phương pháp kiểm tra và điều chỉnh ăn khớp trong các bộ truyền.
16. Trình tự tháo lắp các chi tiết trong HGT.


17. Trên bản vẽ lắp HGT cần ghi những kích thước nào? Vì sao? Trên bản vẽ chế tạo
chi tiết những yếu tố nào được ghi, vì sao?
18. Ý nghĩa và cách chọn độ nhám bề mặt, dung sai hình dáng và dung sai vị trí. Ảnh
hưởng của các yếu tố này đến tính chất làm việc của chi tiết và bộ phận máy.
DAAN1129
07-03-2009, 09:16 PM
Nói như trên thì nghe phức tạp và dễ sợ quá. Nhưng đó đúng là sườn chung để các
thầy hỏi. Cụ thể thì em đã được hỏi:
1. Em làm đồ án về cái gì? (Hic! Thầy hỏi nhẹ nhàng thế thiu à?)
2. Tại sao dùng răng nghiêng? (túm lại là so sánh răng nghiêng và răng thẳng đối với
hầu hết các loại hộp giảm tốc, có khi là cùng nghiêng hay cùng thẳng nhưng so với
những bộ truyền tương tự).
3. Tại sao ko bôi trơn bằng dầu hết mà lại chỗ bằng dầu (cho các bánh răng) chỗ bằng

mỡ (cho các vòng bi)?
4. Một câu nữa là gì thì em quên rồi nhưng là liên quan đến sự tăng giảm độ nhớt của
dầu khi nhiệt độ tăng. Chắc là liên quan đến các nguyên nhân gây hỏng. ^^
5. Cái này là cái gì? (thầy chỉ vào cái thăm dầu). Sao chỗ này lại gạch gạch thế này?
(phần nhám). Nó như thế nào? (nhám giống cái dũa) ^^ . Tức là bất kỳ chi tiết nào trên
HGT đều có nhiệm vụ của nó. Không có nhiệm vụ là chi tiết thừa. :P
6. Cái này lắp vào thế nào? (cái bánh đai của bộ truyền đai)
..... Cũng không nhớ chính xác được hết các câu hỏi thầy hỏi mình và càng không nhớ
được những câu mà thầy hỏi những thằng vào trước (phải tranh thủ tham khảo chứ ^^).
Nhưng nói chung là nếu anh em thực sự làm thì ko phải lo gì hết. Vì ai làm hay không
các thầy hỏi là biết liền. Nhưng làm thì phải làm cho hẳn hoi, các thầy lấy thước ra đo,
sai lệch nửa li (đối với những phần đối xứng và những đoạn, phần bằng nhau ) thì cũng
xin mời vác đồ án về.
Chúc ae đạt kết quả tốt!
MT
07-03-2009, 10:35 PM
bài của mình thì thầy hỏi thế này : HGT của mình là hộp giảm tốc bánh răng trục vít
- HGT này tên là gì?Nêu ưu nhược điểm so với các HGT khác?
- Tại sao lại chọn vật liệu bánh vít như thế?
- Tại sao lại chọn phương án bôi trơn bằng cách vung dầu?
- ổ bi dc bôi trơn bằng j
- tại sao lại lắp ổ bi chữ O = ở trục vít mà ko lắp kiểu khác?Tại sao ko lắp luôn kiểu chữ
O ở trục bánh vit luôn
- lắp thông hơi để làm j
- thầy hỏi thêm mấy cái chi tiết linh tinh nữa như phớt,nắp thông hơi
còn vài cái nữa nhưng mình chỉ nhớ dc thế
thanhhaickoto47
07-03-2009, 10:56 PM
em cũng vào hộp giảm tốc bánh răng trục vít đấy. Sắp tới mới bảo vệ. Khi làm gặp bn là
khúc mắc. tới lần thứ 7 mới xong bộ truyền trong. Bây giờ đang tính trục. Nhiều câu hỏi

tự đặt ra nhưng trả lời còn nhiều vấn đề chưa thoả đáng. e rất mong nhận được thật
nhiều lời góp ý của anh em cơ khí. cảm ơn ae rất nhiều
wjt


08-03-2009, 09:42 AM
Câu hỏi gợi ý hỏi đồ án Chi tiết máy
(có một số câu trùng với các câu của thanhhaickoto47 đã post)
1. Nêu cách chọn hợp lý công suất và vòng quay của động cơ.
2. Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ? Trường hợp nào không phải
kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao?
3. Phân biệt các chế độ làm việc của động cơ. Động cơ trong hệ thống dẫn động được
chọn theo chế độ làm việc nào? Tại sao?
4. Nêu vai trò và vị trí của hộp giảm tốc trong hệ thống dẫn động.
5. Trình bày cách phân bố tỷ số truyền cho các bộ phận truyền dẫn động.
6. Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ? Có thể kiểm tra mở máy cho động cơ
trên một trục bất kỳ được không? Tại sao?
7. Nêu nguyên tắc chọn vật liệu chế tạo bánh răng? Tại sao nên lấy vật liệu bánh nhỏ
tốt hơn vật liệu bánh lớn, cấp chậm tốt hơn cấp nhanh.
8. Trình bày cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng? Giá trị ứng
suất cho phép trong bước tính sơ bộ và kiểm nghiệm có khác nhau không? Tại sao?
9. Các bộ truyền trong hệ dẫn động ( Bánh răng TV-BV, đai, xích trục) đã được tính
toán thiết kế theo chỉ tiêu nào? Tại sao?
10. Nêu cơ sở xác định hệ số chiều rộng bánh răng khi thiết kế bộ truyền bánh răng.
11. Nêu biện pháp xử lý khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của bánh răng không thoả mãn?
12. Nêu cơ sở chọn góc nghiêng của bộ truyền bánh răng nghiêng?
13. Tại sao bánh răng trụ thường lấy bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng
lớn? Còn bánh răng côn lấy bề rộng hai bánh như nhau?
14. Các chi tiết trong hộp giảm tốc (bánh răng, trục ...) có được kiểm tra quá tải không?
Hệ số quá tải bằng bao nhiêu?

15. Nêu cơ sở chọn kết cấu bánh răng? Các bánh răng đã thiết kế được chọn kết cấu
như thế nào?
16. Trình bày cách chọn vật liệu của bộ truyền trục vít bánh vít? ứng suất cho phép của
bộ truyền trục vít bánh vít liên quan thế nào đến việc chọn vật liệu.
17. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm nhiệt, trình bày cách tính
cho truyền động trục vít bánh vít.
18. Nêu cơ sở xác định số mối ren của trục vít.
19. Trình bày cách kiểm tra bôi trơn, chạm trục cho hộ giảm tốc bánh răng hai cấp? Các
biện pháp xử lý khi các điều kiện trên không thoả mãn.
20. Vị trí bố trí bộ truyền đai, bộ truyền xích trong hệ dẫn động được bố trí thế nào? Tại
sao?
21. Trường hợp nào phải chọn xích nhiều dãy? Số dãy xích tối đa là bao nhiêu? Giải
thích? Tại sao thường chọn số mắt xích chẵn?
22. Tại sao phải hạn chế dây đai thang? Tại sao phải kiểm nghiệm góc ôm trên bánh
đai nhỏ? Nêu các biện pháp xử lý nếu điều kiện đó không thoả mãn.
Nêu ưu nhược điểm của loại đai đã chọn?
24. Trình bày: trình tự, ý nghĩa, và nội dung của các bước tính thiết kế trục theo sức
bền mỏi.
25. Cơ sở để xác định kết cấu trục hợp lý? Vận dụng vào việc xác định các kết cấu trục
trong đồ án thiết kế.
26. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sức bền mỏi của trục? Từ đó nêu ra các biện pháp


nâng cao sức bền mỏi.
27. Tại sao các rãnh then trên cùng một trục lại bố trí trên cùng một đường sinh? Nếu
phải dùng hai đến ba then trên một tiết diện trục thì then đó được bố trí như thế nào?
28. Tại sao phải kiểm nghiệm độ cứng của trục? Trình bày cách kiểm nghiệm và các
biện pháp khắc phục khi trục không đủ độ cứng.
29. Trong quá trình thiết kế đồ án chi tiết máy nào thoả mãn nhiều nhất các chỉ tiêu
đánh giá khả năng làm việc? Tại sao?

30. ổ lăn trong hộp giảm tốc đã được tính chọn theo chỉ tiêu nào? Tại sao? Nêu các
biện pháp xử lý khi kiểm nghiệm ổ mà không đủ khả năng tải động(Cđ >Cb).
31. Nêu cơ sở chọn sơ đồ bố trí ổ? Phân tích ưu, nhược điểm của sơ đồ bố trí ổ đã
chọn.
32. Trình bày cách kiểm tra và điều chỉnh vị trí ăn khớp của cặp bánh răng côn và bộ
truyền trục vít bánh vít?
33. Trình bày cách điều chỉnh khe hở của ổ khi mòn.
34. Trình bày trình tự tháo lắp các chi tiết của hộp giảm tốc?
35. Nêu công dụng và kết cấu của các chi tiết máy: Chốt định vị, vòng định vị, vít tách,
que thăm dầu, vòng chắn dầu, căn điều chỉnh ổ , cửa thăm.
36. Nêu cơ sở chọn chế độ lắp cho các chi tiết máy như bánh răng, ổ, bạc chắn dầu,
nắp ổ, cốc lót...trong hộp giảm tốc? Vẽ biểu diễn định tính vị trí các trường dung sai của
mối lắp đó.
37. Nêu các ghi các yêu cầu kĩ thuật trên bản vẽ chế tạo? 38. Nêu cách xác định chiều
quay của các chi tiết trong hệ thống dẫn động? Nếu cho các chi tiết làm việc theo chiều
quay ngược lại có được không? Tại sao?
39. Trình bày đặc tính thay đổi ứng suất trong các chi tiết máy như: bánh răng, trục, ổ?
Vẽ đồ thị biểu diễn đặc tính thay đổi các ứng suất đó?
40. Tiết diện nguy hiểm của trục trong bước tính gần đúng và chính xác có trùng nhau
không? Nêu các biện pháp xử lý khi kiểm tra hệ số an toàn không thoả mãn?

Bảo vệ đồ án chi tiết máy
Các câu hỏi thường gặp trong khi bảo vệ đồ án CHI TIẾT MÁY
1.Hãy cho biết khi phân phối TST cho HGT cần đảm bảo điều
kiện gì? Tại sao?
2.Tại sao phải bôi trơn HGT? Các phương pháp bôi trơn?
3.Các loại dầu bôi trơn?Trình bày cách kiểm tra điều kiện bôi
trơn ngâm dầu của HGT?
4.Trường hợp nào cần chọn công suất động cơ theo công suất
đẳng trị, tại sao?

5.Ưu nhược điểm của HGT đang thiết kế?
6.Bộ truyền đai nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của
HGT, tại sao?
7. Bộ truyền xích nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của


HGT, tại sao?
8.Trong hệ thống truyền động cơ khí có hai cách sắp xếp các
bộ truyền là:
Động cơ-Bộ truyền đai-Hộp giảm tốc-Máy công tác
Động cơ-Hộp giảm tốc-Bộ truyền xích-Máy công tác
Nếu người ta sắp xếp bộ truyền đai phía sau HGT hoặc bộ
truyền xích phía trước HGT có được không?Tại sao?
9.Các dạng hỏng, khả năng làm việc và chỉ tiêu tính của bộ
truyền đai?
10.Trình tự thiết kế bộ truyền đai thang?
11.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền xích?
12.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền bánh răng?
13.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền trục vít bánh
vít?
14.Trình tự tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng?
15.Chọn vật liệu bánh vít dựa trên thông số nào, tại sao?
16.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của trục truyền?
17.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của ổ lăn?
18.Trình tự lựa chọn ổ lăn?
19.Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu ổ lăn dùng trong HGT?
20.Trình bày qui tắc phân tích lực ăn khớp trong bộ truyền
bánh răng?
21.Trình bày qui tắc phân tích lực ăn khớp trong bộ truyền trục
vít - bánh vít?

22.Thông số hình học của bộ truyền xích?
23.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn nút thông hơi?
24.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn nút tháo dầu?
25.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn que thăm dầu?
26. Công dụng, cách lựa chọn nắp cửa thăm?
27.Công dụng và cách bố trí các vít vòng trên HGT?
28.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn chốt định vị?
29.Công dụng của vít tách?
30.Công dụng của vòng phớt?
31.Công dụng của vòng chắn dầu?
32.Công dụng của vòng vung dầu?
33.Trình bày cách điều chỉnh ăn khớp của bộ truyền bánh răng
nón?
34.Trình bày cách điều chỉnh ăn khớp của bộ truyền trục vít –
bánh vít?


35.Trình bày cách kiểm tra vết tiếp xúc của bộ truyền bánh
răng?
36.Trình bày cách kiểm tra vết tiếp xúc của bộ truyền trục vít –
bánh vít?
37.Vì sao phải bôi sơn hoặc thủy tinh lỏng lên bề mặt ghép nắp
và thân hộp?
38.Trình bày cách điều chỉnh ổ lăn?
39.Công dụng và cách tạo ra khe hở bù trừ nhiệt ở cạnh ổ?
40.Tại sao phải chọn bề rộng răng bánh răng nhỏ lớn hơn bề
rộng bánh răng lớn?
41.Tại sao phải tách đôi bánh răng trong HGT tách đôi?
42.Tại sao phải chọn ổ đũa trụ ngắn đỡ tự lựa theo chiều trục
trong HGT tách đôi?

43.Trình bày cách chọn dung sai vòng trong và vòng ngoài của
ổ lăn?
44.Giải thích ý nghĩa các kí hiệu dung sai của mối lắp bánh
răng và trục?
45.Các kích thước nào cần ghi dung sai trên bản vẽ chi tiết, tại
sao?
46.Giải thích ý nghĩa các ký hiệu sai lệch hình dáng trên bản
vẽ chi tiết?
47.Giải thích ý nghĩa các ký hiệu độ nhám bề mặt trong bản vễ
chi tiết?
48.Tại sao phải làm gân tăng cứng ở cạnh chỗ lắp ổ lăn?
49.Tại sao lắp 2 ổ đũa côn cạnh nhau trên trục của trục vít?
50.Công dụng của các tấm đệm ở chỗ lắp nắp ổ lăn?
51.Tại sao kích thước khoảng cách trục phải ghi kèm dung sai?
52.Trên bản vẽ lắp chỉ nên ghi các kích thước nào?
53.Tại sao phải chọn giá trị môđun bánh răng theo tiêu chuẩn?
54.Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo
tiêu chuẩn?
55.Trình bày cách chọn và tính các kích thước của then bằng?
56.Thế nào là lắp theo hệ thống lỗ, lắp theo hệ thống trục. Hệ
thống nào là ưu tiên?
57.Giải thích câu:“Các kích thước không ghi dung sai thì chọn
theo dung sai tự do” trong yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết?
58.Dạng hỏng, chỉ tiêu tính của then bằng?
59.Tại sao trên bề mặt ghép của vách và thân bánh vít, người ta
khoan lỗ và làm ren để lắp vít có đường tâm lệch chứ không


trùng với bề mặt ghép?
60.Khoảng cách nhỏ nhất từ đỉnh răng của BR đến đáy HGT

lựa chọn như thế nào, tại sao?
61.Chiều dày nhỏ nhất của vách HGT chọn như thế nào, tại
sao?
62.Tại sao phải sơn bên trong HGT màu đỏ?
63.Tại sao sau khi lắp HGT xong phải chạy rà?
64.Tại sao phải ghi kích thước các lỗ lắp bulông nền của HGT
trên bản vẽ lắp?
65.Tại sao phải ghi kích thước dài, rộng, cao nhất của HGT
trên bản vẽ lắp?
66.Tại sao người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh)
thường có vật liệu tốt hơn bánh răng bị động (quay chậm)?
67.Các thông số cơ bản để tính toán, thiết kế bộ truyền bánh
răng (răng trụ thẳng, nghiêng, chữ V, nón)
68.Tại sao phải sử dụng bộ truyền bánh răng nón?
69.Tại sao người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh)
thường có vật liệu tốt hơn bánh răng bị động (quay chậm)?
70.Ưu, nhược điểm của từng loại HGT?
71.Chiều sâu vít bắt vào bề mặt? Tính hay chọn? Tính như thế
nào? Chọn như thế nào?
72.Trên cùng 1 trục nên chọn cùng loại ổ, rành then giống
nhau, tại sao?
73.Tại sao chọn ổ bi đỡ chặn? Ổ tùy động?
74.Mối lắp giữa then với trục là gì?
75.Mục đích của yêu cầu kĩ thuật kiểm tra vết tiếp xúc trên bề
mặt răng theo chiều cao không thể bé hơn X% và theo chiều
rộng không thể bé hơn Y% là để làm gì?
76.Trình bày cách điều chỉnh sự ăn khớp của bộ truyền bánh
răng nón?
77.Trình bày cách điều chỉnh sự ăn khớp của bộ truyền trục vít
– bánh vít?

78.Khi thiết kế cặp bánh răng cấp nhanh của HGT phân đôi
cấp nhanh cần chú ý điều gì?
79.Giải thích vì sao phải chọn ổ đũa đỡ trụ ngắn tự lựa theo
chiều dọc trục khi chọn ổ cho trục trung gian của HGT phân
đôi cấp nhanh?
80.Giải thích vì sao bố trí hai ổ côn ở 1 bên của trục vít và bên


kia bố trí ổ bi đỡ trong HGT trục vít?
ANH EM LẠI THAM KHẢO XEM THẾ NÀO NHÉ :-)



×