Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Sử dụng powerpoint thiết kế bài giảng toán 2 (LV00402)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 86 trang )

1
`

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh
thần, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của
mỗi người dân, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Công nghệ thông
tin thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, giúp Chính phủ các nước nâng cao
năng lực quản lý điều hành, người dân dễ dàng tiếp cận với kinh tế và tri thức,
doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động. Tại Việt Nam,
công nghệ thông tin và truyền thông cũng là một công cụ quan trọng hàng đầu
và là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây
dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế
chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển công nghệ thông tin và kết quả
là ngành này đã có bước phát triển khá nhanh, duy trì được tốc độ phát triển
cao. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng
và nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân, đẩy nhanh sự hội nhập thế giới.
Một vấn đề được nhiều chương trình nghiên cứu đề cập tới một cách sâu
sắc và thiết yếu đó là việc cần thiết nhanh chóng đưa tin học vào trường phổ
thông theo hai hướng chủ yếu:
Một là, đưa tin học vào nhà trường phổ thông như một nội dung học tập.
Hai là, khai thác những thành tựu của tin học trong việc sử dụng máy vi
tính như là một công cụ trợ giúp quá trình dạy học.



2
`
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông hướng thứ nhất đang được triển
khai và đã được một số kết quả nhất định. Với khuynh hướng thứ hai do có
nhiều nguyên nhân nên việc khai thác ấy tại các trường vẫn chưa được áp
dụng một cách triệt để.
Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục
tiêu giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Luật Giáo dục 2005). Ngành
giáo dục đã xác định quan điểm lấy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
như là một yếu tố để nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy. Mục đích của
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường nói chung và trường Tiểu
học nói riêng là sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ lao động trí
tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy
cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về công
nghệ thông tin, học sinh sử dụng máy tính như là một công cụ học tập nhằm
nâng cao chất lượng học tập, góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất
cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hóa.
Một trong những ứng dụng chính của công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy là sử dụng những phần mềm chuyên dụng để thiết kế các giáo án
điện tử, các bài giảng điện tử với mục đích nhằm nâng cao khả năng tiếp thu
của học sinh thông qua các bài giảng mang tính trực quan sinh động hơn.
Hiện nay có nhiều phần mềm phục vụ cho thiết kế bài giảng trên máy vi tính
như Flash, Colidotes, Violet, Microsoft Powerpoint, ... So với các phần mềm
khác, Powerpoint là phần mềm có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, có khả năng
vẽ tạo ra hình ảnh trực quan, sử dụng hiệu ứng tạo ra hoạt động của đối
tượng... Chính vì vậy phần mềm Powerpoint đang được nhiều giáo viên lựa
chọn để thiết kế các giáo án điện tử.



3
`
Trong các môn học ở trường Tiểu học thì môn toán có một ý nghĩa và vị
trí đặc biệt quan trọng. Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một
số mặt của thế giới hiện thực nó có quy luật và phương pháp riêng. Toán học
được coi là môn thể dục của trí tuệ, giúp rèn luyện năng lực suy nghĩ và
phát triển trí tuệ cho học sinh.
Vì những lí do chính như trên chúng tôi đã chọn đề tài: Sử dụng
PowerPoint thiết kế bài giảng toán 2

để nghiên cứu trong luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học (bậc Tiểu học).
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Tăng cường
hoạt động cá thể phối hợp với học tập, giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Góp phần gây hứng thú học tập môn toán cho học sinh, nâng cao hiệu
quả việc dạy học môn toán nói chung và dạy học toán 2 ở Tiểu học.
Tìm hiểu về nội dung chương trình, phương pháp dạy học toán 2, từ đó
xây dựng được những giáo án điện tử phù hợp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng và các
sách tham khảo toán 2 theo chương trình toán Tiểu học năm 2000.
Tìm hiểu thực tiễn dạy học toán 2 trong các trường Tiểu học.
Tìm hiểu về thiết kế bài giảng điện tử và phần mềm PowerPoint.
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử toán 2 bằng phần mềm PowerPoint và

thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng, đánh giá kết quả.


4
`

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cơ sở lí luận về những đặc điểm tâm lí lứa tuổi Tiểu học, đặc điểm nhận
thức của học sinh lớp 2.
Nội dung, phương pháp dạy học toán 2 theo chương trình toán Tiểu học
năm 2000 (sách giáo khoa và sách giáo viên toán 2 năm 2007).
Giáo trình thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm PowerPoint.
Thực nghiệm sư phạm ở một trường Tiểu học của Thành phố Hưng Yên,
tỉnh Hưng Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, các sách
báo tham khảo toán 2; các tài liệu sách báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến
đề tài.
Nghiên cứu thực tế: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung
và phương pháp dạy học toán 2; tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy
học.
Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để
kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Dựa vào những đặc điểm tâm lí học lứa tuổi Tiểu học, kết hợp với ứng
dụng công nghệ thông tin, người giáo viên có thể có những bước đổi mới đáng
kể trong phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học
toán 2 theo chương trình toán Tiểu học năm 2000.



5
`

Chương 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1.Phương tiện dạy học
1.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức
tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và
tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Trong quá trình dạy học, các phương tiện kĩ thuật giảm nhẹ công việc
của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có
được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng
tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học
sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo cho học sinh những tình cảm tốt
đẹp với khoa học nói chung và bộ môn nói riêng. Do đặc điểm của quá trình
nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo cấp độ
của tri giác: nghe- thấy- làm được ( Những gì họ nghe được không bằng
những gì họ nhìn thấy và những gì họ nhìn thấy không bằng những gì họ tự
tay làm), nên khi được những phương tiện khoa học kỹ thuật vào quá trình dạy
học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và
từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình
thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.

1.1.2.Vai trò của phương tiện dạy học
Hoạt động nhận thức của con người tuân theo qui luật từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Khi nghiên
cứu về giáo dục học chúng ta đã biết một kết luận quan trọng, đó là: "Tính
trực quan là tính chất có tính qui luật của quá trình nhận thức khoa học". Do
đó, khi dạy các môn học để tiến hành hoạt động nhận thức cho học sinh mà có

hai vấn đề cần chú ý:


6
`
+ Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này
được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong
các giờ học hay khi đi tham quan.
+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân
đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ánh
một bộ phận nào đó của đối tượng.
Trong khi tri giác những biểu tượng có sơ đồ hóa hoặc hình ảnh của đối
tượng và hiện tượng, quá trình cần nghiên cứu, học sinh có thể tìm hiểu được
bản chất của các quá trình và hiện tượng đã thực sự xảy ra.
Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to
lớn đối với quá trình dạy học.
Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng
bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản
hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng
thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức,
đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút
ra những kết luận có độ tin cậy...)
Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp
giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao.



7
`

1.1.3. Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận
thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng
thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một
cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những
không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng... Do
đó các nhà sư phạm đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng
cường độ.
Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc
Sử dụng phương tiện dạy học có ý nghĩa là đưa phương tiện vào lúc cần
thiết, lúc học sinh mong muốn nhất (mà trước đó thầy giáo đã dẫn dắt, nêu
vấn đề, gợi ý...) và được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lý thuận
lợi nhất.
Hiệu quả của phương tiện dạy học được nâng cao rất nhiều nếu nó xuất
hiện đúng vào lúc mà nội dung, phương pháp của bài giảng cần đến nó. Nếu
các phương tiện dạy học được sử dụng một cách tình cờ, chưa có sự chuẩn bị
trước cho việc tiếp thu của học sinh thì sẽ không mang lại kết quả mong
muốn, thậm chí còn làm tản mạn sự theo dõi của học sinh.
Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ
Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ tức là phải tìm vị trí để giới thiệu,
trình bày phương tiện trên lớp hợp lý nhất, giúp học sinh có thể đồng thời sử
dụng nhiều giác quan để thiếp thu bài giảng một cách đồng đều ở mọi vị trí
trên lớp.
Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng cường độ
Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy sao
cho thích hợp, vừa với trình độ và lứa tuổi của học sinh.



8
`
Mỗi loại phương tiện dạy học có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu
kéo dài việc trình diễn phương tiện dạy học hoặc dùng lặp đi lặp lại một loại
phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của nó sẽ giảm sút.

1.1.4. Những sai sót điển hình trong việc sử dụng các phương tiện
dạy học
Đánh giá chưa đúng (quá thấp hoặc quá cao) vai trò của phương tiện dạy
học. Do đánh giá chưa đúng nên nhiều giáo viên chỉ thấy được chức năng
minh họa của các phương tiện dạy học mà quên rằng mỗi phương tiện có thể
mang một lượng tin lớn đến cho học sinh.
Do đánh giá thấp các phương tiện dạy học mà một số giáo viên coi
thường các phương tiện dạy học và cho rằng không cần phải có phương tiện
dạy học thì họ vẫn có thể dạy tốt và học sinh vẫn tiếp thu tốt.
Việc đánh giá quá cao vai trò của phương tiện dạy học dẫn đến tình trạng
giáo viên luôn luôn bị động, không phát huy được tính năng động sáng tạo của
mình và của học sinh. Điều đó dẫn đến sự quá tải, làm cho học sinh không thể
thấu hiểu vấn đề.
Đánh giá quá cao vai trò của phương tiện dạy học còn dẫn đến việc vi
phạm nguyên tắc về sử dụng phương tiện dạy học đúng cường độ.
Trong tất cả mọi tình huống sư phạm, việc đánh giá quá cao khả năng
của các phương tiện dạy học chỉ mang lại hiệu quả có tính chất hình thức, bên
ngoài hơn là các hiệu quả sư phạm.
Sai sót tiếp theo của giáo viên là không bảo đảm được tính đúng lúc,
đúng chỗ của việc sử dụng phương tiện dạy học. Giáo viên thường treo hàng
loạt tranh ảnh quá lâu trong lớp học. Điều đó làm cho học sinh mất đi cảm
giác mới mẻ hàng ngày khi vào lớp. Khi giáo viên giảng bài trên các tranh ảnh

khác, học sinh sẽ bị phân tán tư tưởng.


9
`
Đối với phương tiện nghe nhìn thì sai sót điển hình là việc sử dụng quá
hạn chế. Giáo viên chỉ chú trọng đến khả năng minh họa mà quên rằng chúng
có thể là nguồn tin cơ bản trên lớp. Ngoài ra nhờ phương tiện nghe nhìn giáo
viên có thể tổ chức các bài tập về nhận thức và xây dựng các tình huống nêu
vấn đề.
Việc áp dụng phương tiện dạy học đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ càng và
phải làm quen trước với nội dung và công dụng của chúng. Kiến thức về
phương pháp của giáo viên trong lĩnh vực sử dụng phương tiện dạy học cũng
là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc áp dụng phương tiện
dạy học.

1.1.5. Một số hạn chế cần khắc phục trong hệ thống phương tiện dạy
học hiện nay
- Chỉ quan tâm truyền tải cho học sinh những kiến thức có sẵn.
- Chỉ chú trọng hình thành cho học sinh những tri thức kinh nghiệm mà
chưa sử dụng phương tiện dạy học để học sinh khám phá lí thuyết.
- Chưa giúp học sinh phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học, khả
năng tự học, tự nghiên cứu.
- Chưa giúp giáo viên sử dụng rộng rãi các phương tiện dạy học tích cực,
các hình thức dạy học hiện đại.
- Các phương tiện chưa tạo thành hệ thống trong từng môn học và trong
cả quá trình học.

1.1.6. Xu thế phát triển của phương tiện kĩ thuật dạy học
Do sự phát triển của khoc học công nghệ làm cho các phương tiện kĩ

thuật dạy học có điều kiện phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự
phát triển đó ngày càng phong phú, đa dạng, các phương tiện dạy học được


10
`
thiết kế theo hướng giảm các chỉ số có hại, đơn giản hóa quá trình vận hành,
nâng cao độ tin cậy và khai thác mọi khả năng của công nghệ thông tin.
Về lí luận dạy học, các phương tiện đó là một loại công cụ lao động sư
phạm đặc thù mà hiệu quả sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào giáo viên, tuy nhiên
việc sử dụng các phương tiện cũng phải hết sức linh hoạt.

1.2.Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 2
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người.
Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách quan
ở những mức độ khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng...). Phát
triển khả năng nhận thức là chỉ số của sự phát triển tâm lí trẻ em. Vì vậy mỗi
giai đoạn lứa tuổi có những đặc điểm phát triển riêng. Lứa tuổi Tiểu học chia
thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu của bậc Tiểu học gồm học sinh lớp 1, lớp
2, lớp 3. Giai đoạn sau của bậc Tiểu học gồm học sinh lớp 4, lớp 5. Học sinh
lớp 2 thuộc giai đoạn đầu của bậc Tiểu học với những đặc điểm phát triển
nhận thức đặc thù như sau:(xem [14]).

1.2.1 Về tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các
giác quan của ta.
Tri giác của học sinh Tiểu học vẫn mang tính không chủ định. Trong quá
trình tri giác trẻ thường tập trung vào một vài chi tiết nào đấy của đối tượng và
cho đấy là tất cả. Cho nên, khi xem bức tranh hay đọc bài khóa trẻ thường

nhảy cóc từ đối tượng nay sang đối tượng khác, phần này sang phần khác,
dòng này sang dòng khác hoặc bỏ sót các chi tiết, các từ.
Tính xúc cảm cũng là một đặc trưng trong tri giác của học sinh Tiểu học.
Trẻ nhận ra ở các đối tượng không phải là những dấu hiệu cơ bản, bản chất mà


11
`
là những gì trực tiếp gây cho trẻ xúc cảm, đó là những gì rực rỡ, chuyển động,
mới lạ,
Tri giác của học sinh Tiểu học còn mang tính chất đại thể, ít đi vào chi
tiết nên ít phân hóa. Khi tri giác trẻ thường thâu tóm đối tượng về cái toàn
thể, trong đó các bộ phận, các chi tiết hỗn hợp với nhau : tình cảm, hứng thú
của trẻ cũng hỗn hợp với ý nghĩa và tính chất khách quan của đối tượng. Quá
trình tri giác như vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết và gọi tên đối tượng chứ
không đi sâu vào từng chi tiết, bộ phận của nó. Vì thế, trẻ khó phân biệt một
cách chính xác các đối tượng giống nhau : số 6 số 9, chữ ít chữ tí,
cây mía cây sậy, hình có 5 cạnh hình có 6 cạnh..
Các lớp đầu Tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành động, với
hoạt động thực tiễn của trẻ. Đối với các em, tri giác sự vật có nghĩa là phải
làm một cái gì đó với sự vật, như cầm nắm, sờ mó

và những gì phù hợp với

nhu cầu, những gì tham gia trực tiếp vào cuộc sống và hoạt động, những gì
giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em tri giác.
Tri giác không gian và thời gian của học sinh Tiểu học còn hạn chế. Các
em rất khó khăn khi phải quan sát các vật có kích thước quá lớn hoặc quá bé.
Ngoài ra, trẻ đặc biệt khó khăn khi tri giác thời gian. Các nghiên cứu cho thấy
rằng phần lớn học sinh Tiểu học đều có xu hướng rút ngắn độ dài của phút

so với thực tế. Ngược lại, khi tri giác một khoảng thời gian dài hơn (10 phút,
15 phút) thì trẻ lại tăng độ dài thực tế của chúng. Các em khó hình dung
ngày xưa, thế kỉ, nhưng lại tri giác tốt các đơn vị thời gian, như giờ,
ngày, tuần,

1.2.2.Về tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và mối quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và
hiện tượng trong thực hiện khách quan mà trước đó ta chưa biết.


12
`
Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh Tiểu học là sự chuyển từ tính
trực quan, cụ thể sang tính trừu tượng, khái quát. Tư duy của học sinh ở các
lớp đầu Tiểu học là tư duy cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan của đối
tượng.
Các nghiên cứu cho thấy rằng thao tác phân tích và tổng hợp của học
sinh các lớp đầu Tiểu học còn sơ đẳng. Các em tiến hành hoạt động này chủ
yếu bằng hành động thực tiễn khi tri giác trực tiếp đối tượng. ở đây, trẻ thường
chỉ tách ra một cách riêng lẻ từng bộ phận, từng thuộc tính của đối tượng khi
phân tích, hoặc chỉ cộng lại một cách đơn giản các thuộc tính, các bộ phận để
làm nên cái toàn thể khi tổng hợp. Cho nên, trẻ thường phải dùng que tính,
ngón tay, lời nói để giải toán; phải dựa vào từ để tìm ra các chữ; dựa vào câu
để tìm ra các từ và thường lĩnh hội tài liệu học tập cục bộ, một chiều. Học sinh
Tiểu học đã biết tiến hành so sánh, nhưng thao tác này vẫn chưa được hình
thành một cách đầy đủ. ở các lớp đầu Tiểu học, trẻ thường nhầm lẫn so sánh
với kể lại một cách đơn giản các đối tượng cần so sánh.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa là những thao tác khó đối với học sinh
Tiểu học. Bởi kỹ năng phân biệt các dấu hiệu và lấy ra các thuộc tính bản chất

chưa có sẵn ở học sinh Tiểu học mà sẽ được hình thành dần. ở các lớp đầu
Tiểu học, trẻ vẫn còn tiếp nhận các dấu hiệu bên ngoài đượm màu sắc xúc
cảm như là những dấu hiệu bản chất để hợp nhất các đối tượng không dựa vào
dấu hiệu chung, bản chất của chúng mà dựa vào những dấu hiệu chung giống
nhau ngẫu nhiên hay chức năng. Đó cũng chính là nguyên nhân của những sai
lầm thường xảy ra ở trong quá trình lĩnh hội khái niệm.
Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học còn thể hiện rõ trong phán đoán
và suy luận của các em. Trẻ các lớp đầu Tiểu học thường chỉ phán đoán một
chiều, dựa theo một dấu hiệu duy nhất nên phán đoán của các em mang tính
khẳng định. Khi suy luận các em chỉ dựa trên những tài liệu trực quan cụ thể
nên rất khó khăn khi phải chấp nhận giả thuyết nếu cũng như xác định và


13
`
hiểu mối quan hệ nhân quả. Các nghiên cứu cho thấy rằng các em thường lẫn
lộn nguyên nhân và kết quả, hiểu mối quan hệ này chưa sâu sắc.
Trong lĩnh hội khái niệm, đặc điểm tư duy của các em cũng được thể
hiện khá rõ. Học sinh các lớp đầu Tiểu học thường lấy các đối tượng cụ thể
thay cho định nghĩa về nó (cây là cây chuối, cây bưởi; láng giềng là bác
Thảo, bác Thơm..) hoặc liệt kê tất cả những gì thấy được ở đối tượng làm
thành định nghĩa về nó (cây có lá, có cành, có hoa, có quả ). Học sinh các
lớp cuối Tiểu học mới có thể hiểu khái niệm dựa vào dấu hiệu bản chất của
chúng (cây có lá, có thân, có cành, có hoa, có quả, đứng im và ăn chất vô cơ).

1.2.3.Về tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có.
Đặc điểm tưởng tượng của học sinh Tiểu học : cũng như tư duy, tưởng

tượng là quá trình nhận thức có vai trò quan trọng đối với cuộc sống nói chung
và hoạt động nói riêng của học sinh Tiểu học. Trong các giờ học, trẻ không
chỉ phải nhớ và suy nghĩ những gì giáo viên hướng dẫn, kể, giảng giải mà còn
phải tự hình dung cho mình những sự việc, con người, sự vật, hiện tượng mà
trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ Khuynh hướng chủ yếu trong sự phát triển của
tưởng tượng ở học sinh Tiểu học là tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn
và đầy đủ hiện thực khách quan trên cơ sở những tri thức tương ứng.
Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng, tưởng tượng tái tạo ở học sinh
Tiểu học được hoàn thiện gắn liền với những hình tượng đã được tri giác trước
hoặc tạo ra những hình tượng phù hợp với điều mô tả, sơ đồ, hình vẽ .Các
hình ảnh của hình tượng dần dần trở nên hiện thực hơn, phản ánh đúng đắn
hơn nội dung của các môn học, nội dung của các câu chuyện các em đã học
được, không còn bị đứt đoạn, tản mạn mà hợp nhất lại thành một hệ thống.


14
`
Hình ảnh tưởng tượng của trẻ lúc đầu còn phải dựa trên những đối tượng
cụ thể (truyện, tranh ), về sau, nó lại được phát triển trên cơ sở của ngôn từ.
Điều đó cho phép trẻ xây dựng những hình ảnh mới một cách sáng tạo, bằng
cách cải tạo, chế biến những ấn tượng cũ và kết hợp chúng lại thành những tổ
hợp mới mẻ. Nhờ đó hình ảnh tưởng tượng ngày càng trở lên khái quát hơn.
Các chi tiết trong hình ảnh tưởng tượng của trẻ, lúc đầu còn nghèo nàn và
tản mạn, về sau hình ảnh trở nên trọn vẹn hơn bởi số lượng chi tiết nhiều hơn
và sự sắp xếp chúng cũng chặt chẽ hơn, có lí hơn.

2.1.4.Về trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá
nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất hiện
lại những điều mà con người đã trải qua.

Đặc điểm trí nhớ của học sinh Tiểu học : do hoạt động của hệ thống tín
hiệu thứ nhất chiếm ưu thế, nên ở học sinh Tiểu học trí nhớ trực quan hình
tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Các em ghi nhớ, giữ gìn và
nhớ lại các tài liệu trực quan tốt hơn tài liệu ghi nhớ bằng lời. Khi ghi nhớ tài
liệu bằng lời thì việc nhớ và tái hiện các từ gắn với các sự vật cụ thể tốt hơn
các từ có nội dung trừu tượng. Các em dễ ghi nhớ và nhớ lại tốt những gì được
trực tiếp tác động lên đó lớn hơn là những gì chỉ được giảng giải. Hay nói một
cách khác, trí nhớ vẫn mang tính chất hình ảnh, cụ thể, trực tiếp.
ở học sinh Tiểu học, tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế cả trong ghi
nhớ lẫn tái hiện, nhất là ở các lớp đầu Tiểu học. Nên khi ghi nhớ, trẻ dễ nhớ
các bài hát, bài thơ, truyện cổ tích hơn là các tài liệu học tập. Còn khi tái hiện,
trẻ thường không thích nhớ lại những gì đã quên những lại rất thích nói lại
những gì vừa mới khắc vào trí nhớ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh tiểu học có khă năng ghi nhớ tốt,
đặc biệt là ghi nhớ máy móc. Các em ghi nhớ chủ yếu dựa vào việc học thuộc
lòng từng câu, từng chữ tài liệu cần nhớ mà không cần có sự sắp xếp lại, sửa


15
`
đổi lại, diễn đạt lại thậm chí nhiều khi không cần hiểu ý nghĩa nội dung của
tài liệu. Cho nên các em dễ học thuộc lòng một bài thơ, đoạn văn, bảng cộng
trừ nhân chia.
Ngoài ra, tình cảm có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự
ghi nhớ. Trẻ dễ nhớ và nhớ lâu những gì làm cho các em xúc cảm mạnh (ngạc
nhiên, thích thú, sợ hãi ). Hơn nữa, phần lớn trẻ Tiểu học chưa biết sử dụng
các biện pháp ghi nhớ, như đọc và tái hiện , tìm điểm tựa, so sánh, dùng sơ đồ,
lập dàn ý .

2.1.5.Về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói để giao
tiếp, để truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử hoặc kế hoạch hóa
hoạt động của mình.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh Tiểu học : ngôn ngữ của học
sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Vốn từ của
các em tăng lên một cách đáng kể do được học nhiều môn và phạm vi tiếp xúc
được mở rộng. Khả năng hiểu nghĩa của từ cũng phát triển: từ chỗ hiểu một
cách cụ thể,cảm tính đến hiểu khái quát và trừu tượng nghĩa của từ. Tuy nhiên,
trẻ thường hiểu nghĩa của từ gắn với nội dung cụ thể của bài khóa. Việc hiểu
nghĩa bóng của từ còn khó khăn đôí với trẻ
Hình thức mới của ngôn ngữ - ngôn ngữ viết được hình thành và phát
triển mạnh. Tuy vậy, theo kết quả nghiên cứu thì ngôn ngữ viết của trẻ nghèo
hơn nhiều so với ngôn ngữ nói. Bởi vì trẻ rất khó chuyển ngôn ngữ bên trong
vào hình thức viết. Hơn nữa, do hiểu từ ngữ chưa chính xác, nắm ngữ pháp
chưa chắc, nên khi viết các em dùng từ còn sai, viết câu chưa đúng, không biết
chấm câu .
Trên cơ sở của sự phát triển những mặt trên, kĩ năng đọc của trẻ được
hoàn thiện. Trong suốt quá trình học ở Tiểu học, kĩ năng đọc của trẻ chuyển từ
đọc đánh vần sang đọc diễn cảm, đọc to tới đọc cho mình


16
`

2.1.6.Về chú ý
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện
tượng, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết
cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
Đặc điểm chú ý của học sinh Tiểu học: Chú ý không chủ định được phát
triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh Tiểu học. Tất cả những gì mới mẻ, bất

ngờ, rực rỡ khác thường đều dễ dàng cuốn hút dự chú ý của trẻ mà không cần
bất kì một sự nỗ lực nào của ý chí. Sự chú ý không chủ định của trẻ càng trở
nên đặc biệt tập trung và bền vững khi tài liệu học tập có tính trực quan, sinh
động hoặc khơi gợi ở trẻ những rung cảm tích cực. Ngược lại, trẻ Tiểu học
không thể tập trung chú ý vào những gì không rõ ràng, không hiểu hoặc quá
quen thuộc, buồn chán. Vì vậy, để tổ chức sự chú ý của trẻ, việc sử dụng đồ
dùng, phương tiện dạy học một cách hợp lý, khoa học nhằm tạo hứng thú là
điều kiện quan trọng.
Chú ý của học sinh Tiểu học chưa bền vững, nhất là của học sinh các lớp
đầu Tiểu học (lớp 1, lớp 2). Điều này do quá trình ức chế của não bộ ở trẻ còn
yếu. Vì thế, các em thường bỏ sót chữ cái trong từ, bỏ sót từ trong câu, quên
lời giáo viên dặn dò cuối buổi học, . Các nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh
Tiểu học thường chỉ tập trung và duy trì sự chú ý trong khoảng 30 - 35 phút.
Khối lượng chú ý của học sinh Tiểu học hẹp. Vì thế, trẻ không thể một
lúc nhìn thấy mọi dấu hiệu của đối tượng. Sự phân phối chú ý của trẻ diễn ra
một cách khó khăn nên trẻ chỉ có thể hoặc nghe giáo viên, hoặc viết chứ chưa
thể vừa nghe giáo viên giảng vừa viết bài.

1.3.Tổng quan về dạy học toán ở lớp 2
Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình môn toán tiểu
học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1. Chương trình này kế thừa và
phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 2 ở nước ta ; thực hiện những
đổi mới về cấu trúc nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức


17
`
mới ; quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học
sinh hoạt động học tập tích cực, linh họat, sáng tạo theo năng lực của từng học
sinh.


1.3.1.Mục tiêu dạy học toán ở lớp 2
Dạy học toán 2 nhằm giúp học sinh :
Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về :
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 ;
- Phép nhân, phép chia và bảng nhân 2, 3, 4, 5, bảng chia 2, 3, 4, 5
- Tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng phép tính
- Về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân, .
- Các số đếm 1000, phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số (không
nhớ)
- Các thành phần bằng nhau của đơn vị dạng

1 1 1 1
, , ,
2 3 4 5

- Các đơn vị độ dài đề xi mét (dm), mét(m) ; giờ và phút, ngày và tháng ;
kilogam (kg), lít (l)
- Nhận biết một số hình hình học (hình chữ nhật, hình tứ giác ; đường
thẳng, đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc, )
- Các dạng bài toán có lời văn chủ yếu giải bằng một phép tính cộng, trừ,
nhân hoặc chia.
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành về :
- Cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Nhân và chia trong phạm vi các bảng tính
- Giải các phương trình đơn giản dưới dạng bài Tìm x
- Tính giá trị biểu thức số (dạng đơn giản)
- Đo và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích
- Nhận biết hình và bước đầu tập vẽ hình tứ giác, hình chữ nhật, hình
vuông, đường thẳng, đường gấp khúc



18
`
- Tính độ dài đường gấp khúc
- Giải các bài toán cộng, trừ, nhân, chia
- Bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung cơ bản
của bài học và bài thực hành
- Tập dượt so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái
quát hóa, phát triển trí tưởng tượng trong quá trình áp dụng các kiến thức và kĩ
năng toán 2 trong học tập và trong đời sống.
Tập phát hiện, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp
2, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.

1.3.2.Nội dung dạy học của môn toán ở lớp 2
Số học
Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng),
phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ một lần trong phạm vi
100. Tính nhẩm và tính viết.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Giải bài tập dạng : tìm x, biết : a + x = b, x - a = b, a - b = x (với a ,b là
các số có đến hai chữ số), bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết
quả của phép tính.
Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
- Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng
chục, hàng trăm.
- Phép cộng và các số có đến ba chữ số, tổng không quá 1000, không

nhớ. Tính nhẩm và tính viết.
- Phép trừ các số có đến ba chữ số, không nhớ.


19
`
- Tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ, không
có dấu ngoặc.
Phép nhân và phép chia
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân : lập phép nhân từ tổng các
số hạng bằng nhau. Giới thiệu thừa số và tích.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia : lập phép chia từ phép nhân
có một thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia. Giới thiệu số bị chia, số
chia, thương.
- Lập bảng nhân 2, 3, 4, 5 có tích không quá 50.
- Lập bảng chia 2, 3, 4, 5 có số bị chia không quá 50.
- Nhân với 1 và chia cho 1.
- Nhân với 0. Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.
- Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính. Nhân số có đến hai chữ
số với số có một chữ số không nhớ (chỉ với số tròn chục). Chia số có đến hai
chữ số cho số có một chữ số, các bước chia trong phạm vi các bảng tính.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu có phép tính cộng, trừ hoặc
nhân, chia.
- Giải bài tập dạng : Tìm x, biết : a x x = b ; x : a = b (với a là số có một
chữ số, khác 0 ; áp dụng phép nhân, chia trong bảng và sử dụng mối quan hệ
giữa thành phần và kết quả của phép tính)
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng

1
, với n là các số tự

n

nhiên khác 0 và không vượt quá 5).
Đại lượng và đo đại lượng
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-xi-mét, mét và ki-lô-mét, mi-li-mét. Đọc,
viết các số đo độ dài theo đơn vị đo mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ
dài :
1m = 10dm, 1dm = 10cm, 1m = 100cm, 1km = 1000m, 1m = 1000mm


20
`
Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, thực hiện phép tính với số đo độ dài
(các trường hợp đơn giản). Tập đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu về lít. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị lít. Tập
đong, đo, ước lượng theo lít.
- Giới thiệu đơn vị đo khối lượng Ki-lô-gam. Đọc, viết, làm tính với các
số đo theo đơn vị ki-lô-gam. Tập cân và ước lượng theo ki-lô-gam.
- Giới thiệu đợn vị đo thời gian : giờ, tháng. Thực hành đọc lịch (loại lịch
hàng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12) và đọc
giờ khi kim phút chỉ vào số 3, 6. Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị
giờ, tháng.
- Giới thiệu tiền Việt Nam (trong phạm vi các số đang học). Tập đổi tiền
trong trường hợp đơn giản. Đọc, viết, làm tính với số đo theo đơn vị đồng.
Yếu tố hình học
- Giới thiệu về đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng.
- Giới thiệu đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.
- Giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác. Vẽ hình trên giấy ô vuông.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của một hình đơn giản. Tính chu
vi hình tam giác, hình tứ giác.

Giải bài toán
Giải các bài toán đơn giản về phép cộng và phép trừ (trong đó có các bài
toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị, về phép nhân và phép chia).

1.3.3.Phương pháp dạy học toán ở lớp 2
Dạy học dựa trên cơ sở tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Thông
qua các hoạt động học tập, thực hành để giúp học sinh tự phát hiện vấn đề, tự
chiếm lĩnh tri thức. Mô hình phương pháp của lối dạy này là:
Trải nghiệm ---> phát hiện ---> phân tích ---> khái quát
Lối dạy này chống lại lối dạy áp đặt theo khuôn mẫu, mang nặng tính
hình thức : Thông báo Tái hiện Giải thích Ghi nhớ Kết luận.


21
`
Các hình thức hoạt động của học sinh khá phong phú, đa dạng. Có thể
bắt đầu từ các thao tác trên vật thật, từ việc xem một bức tranh, một tình
huống có vấn đề (với câu hỏi mở) hoặc bắt đầu bằng việc học sinh thực hành
(đo, đếm) quan sát, so sánh rồi phân tích, trao đổi, thảo luận và rút ra nhận
xét. Trò chơi học toán cũng là một hình thức dạy học giúp học sinh củng cố,
vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng đã học, tạo khả năng phát triển trí tưởng
tượng, độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành tính kỉ luật, trung thực cho học
sinh.
Phương pháp dạy học trong các dạng bài cụ thể của sách giáo khoa toán
2 thể hiện như sau:
Phương pháp dạy học tiết học bài mới
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học
sinh:
- Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học.
- Tự chiếm lĩnh kiến thức mới.

- Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
Cấu trúc nội dung của toán 2 đã góp phần giúp học sinh thường xuyên
phải huy động kiến thức đã cũ để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới đồng
thời đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học. Phương pháp
dạy học bài mới như trên còn góp phần rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng
lời, bằng kí hiệu, phát triển các năng lực tư duy của học sinh theo những điều
kiện dạy học toán ở lớp 2.

Phương pháp dạy học trong tiết luyện tập, thực hành
- Giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập
theo khả năng của mình.
- Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
- Khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập.


22
`
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và
phong phú của các bài thực hành, luyện tập.
- Tập cho học sinh thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với
các cách giải đã có sẵn.

1.4.Giới thiệu về Powerpoint
1.4.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Năm 1984, Bob Gaskin, một nghiên cứu sinh về khoa học máy tính tại
đại học Berkeley (tiểu bang Califonia), và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra
phần mềm PowerPoint. Tên ban đầu của phần mềm này là Presenter. Khi đăng
kí thương hiệu, sản phẩm được đổi tên là PowerPoint như hiện nay.
Phiên bản đầu tiên bán ra trên thị trường là PowerPoint 1.0 vào tháng 4
năm 1987, dùng cho các máy MAC. Tất nhiên vào thời điểm đó, PowerPoint

khác phiên bản hiện nay rất xa. Nó chỉ cho phép tạo các trang văn bản và đồ
hoạ để in ra trên giấy phim (transparent film) và trình chiếu bằng các máy
chiếu Overhead.
Phiên bản PowerPoint đầu tiên cho Windows xuất hiện năm 1990. Để
sở hữu PowerPoint, hãng Microsoft đã phải trả cho công ty Forethought của
Bob Gaskin 14 triệu đô la. Theo ước tính của Microsoft, trung bình mỗi ngày
trên thế giới có ít nhất 30 triệu phiên trình chiếu bằng PowerPoint, tức là mỗi
giây có khoảng 347 phiên trình chiếu (xem [15],[20],[22]).

1.4.2. Vài nét đặc trưng về PowerPoint
PowerPoint, tên đầy đủ là Microsoft PowerPoint, một phần mềm thuộc
nhóm Microsoft Office, có chức năng hỗ trợ cho việc thiết kế, soạn thảo và
định dạng nội dung tài liệu, rất thuận tiện trong việc trình bày, giảng dạy,
thuyết trình.


23
`
PowerPoint có các đặc trưng của nhóm Microsoft Office, cũng như Word
và Excel:
- Kết quả hiển thị theo cấu trúc màn hình trình chiếu.
- Giao diện và công cụ rất thân thiện.
- Các công cụ cơ bản về PowerPoint (như Text, Drawing, Picture, Chart,
định dạng đối tượng,

) hoàn toàn như trong Word và Excel.

- Các tài nguyên của nhóm Microsoft Office có thể dùng chung.
- Việc chuyển đổi văn bản từ Word sang PowerPoint rất dễ dàng. Do vậy
việc nắm vững Word sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tiếp cận và soạn thảo trên

PowerPoint.
- Hệ thống hiệu ứng phong phú, có thể được khai thác tạo nên khá nhiều
cấu trúc, thậm chí còn có thể lập trình để tạo ra các đối tượng. Chẳng hạn như
đồng hồ đếm giờ, sơ đồ máy phát điện,
- Khả năng nhúng ứng dụng và liên kết khá mạnh nên dễ dàng tạo được
các file đa dạng, linh hoạt,
- Thủ tục lưu cất thông minh, hỗ trợ chuyển đổi đuôi file, và đóng gói
sản phẩm lên thư mục hoặc trên đĩa CD.

1.4.3.ứng dụng của Powerpoint trong việc thiết kế bài giảng
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương
pháp dạy học trong nhà trường chúng ta hiện nay. Hiện nay, việc dùng phần
mềm PowerPoint là khá phổ biến ở các cuộc hội họp, các cuộc Hội thảo
chuyên môn. Điều này cho thấy tính ưu việt gần như tuyệt đối hiện nay của
máy tính với phần mềm Powerpoint về mọi phương diện cho một bài báo cáo
hoặc bài giảng. Tuy nhiên, tính ưu việt đó còn phụ thuộc rất nhiều vào người
báo cáo và đặc biệt là vào sự chuẩn bị các trang trình chiếu. Đối với nghề dạy


24
`
học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết trình, những bản
báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng Hội nghị,
Hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng bằng Powerpoint cần đảm bảo
không những tính nội dung (khoa học) mà còn phải đặt mạnh tiêu chí về tính
sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học
sinh, tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên
tắc dạy học và các phương pháp dạy học.Vì vậy, người giáo viên muốn sử
dụng Powerpoint để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức
tối thiểu về phần mềm này (không phải chỉ đơn thuần là viết chữ lên các

trang trình chiếu) mà còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy
học và về các phương pháp dạy học tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và
sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý
nghĩa.
Các bước cơ bản để thiết kế bài giảng trên Powerpoint:
Lập dàn ý trình bày
Đây là giai đoạn quan trọng nhất. ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ
yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp. Thứ nhất là
phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Hai là
các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là
hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu

sẽ sử dụng để minh họa

kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập
Trong lúc hình thành dàn ý bài dạy dưới dạng các slide điều quan trọng
là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu
không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn
là một bài soạn.


25
`

Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công cụ
biên soạn
Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: trong sách báo, tạp
chí trong các băng CD, VCD, DVD, trên Internet; trong thực tế bằng cách
quay phim hay chụp ảnh kỹ thuật số rồi đưa vào máy tính. Ngoài ra, một số
phần mềm chuyên dụng cho mỗi môn học cũng phải được tính đến ví dụ như

MathType (soạn thảo văn bản Toán học), hay phần mềm về cách biên soạn
trắc nghiệm '2005 Summer Professional', Violet ...
Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất
là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà
chúng ta định đưa vào các slide. Nghĩa là giáo viên cần hình dung ra những
biện pháp - hoạt động giúp học sinh khai thác nội dung các tư liệu ấy thao
cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành
kĩ năng học tập.
Viết giáo án điện tử
Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt
là phần mềm Power Point.
Đây là bước giáo viên trình bày tất cả cấu trúc bài dạy lên các slide. Giáo
viên tiến hành soạn một slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place
holder, Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu
nền, màu
Để thực hiện hiệu quả việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đòi hỏi các
giáo viên phải có kiến thức sâu hơn về tin học, ứng dụng tốt hơn các phần
mềm hỗ trợ.
Trình chiếu bài giảng
Sau khi đã chuẩn bị sẵn nội dung bài giảng bằng phần mềm PowerPoint, giáo
viên có thể sử dụng máy vi tính và máy chiếu như một công cụ để hướng dẫn


×