Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG (sinh học 8) ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới gây ảnh hưởng tới con người và thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.34 KB, 7 trang )

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tiến dành cho học sinh trung học

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Đống Đa
- Trường: THCS Đống Đa
- Địa chỉ: 38-D2 khu đô thị Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
- Điện thoại: 0912707112
- Emai:
- Tên tình huống: Ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới
gây ảnh hưởng tới con người và thiên nhiên
- Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống:
Sinh học
- Các môn học tính hợp: Công nghệ, Sinh học, Địa lý, Toán học,
Vật lý, Văn học.
- Thông tin về học sinh:
+ Họ và tên: Nguyễn Anh Hân
+ Ngày sinh: 15/05/2001
+ Lớp: 8A0


1, Tên tình huống
Ứng phó với sự biến đổi khí hậu trên thế giới gây ảnh hưởng tới
con người và thiên nhiên
2, Mục tiêu giải quyết tình huống
- Khí hậu biến đổi gây ra sóng thần, động đất, lũ, sạt lở đất,...
làm tổn hại tới đời sống của nhiều người nên ta phải ứng phó,
giải quyết và khắc phục tình trạng
- Có những biện pháp triệt để cho vấn đề này bằng cách sử
dụng các kiến thức liên môn
3, Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình


huống
* Để đạt hiệu quả cao thì ta phải áp dụng kiến thức của nhiều
môn học:
- Môn Sinh học:
+ Chăm sóc những người bị thương do ảnh hưởng của môi
trường
+ Giúp những người bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trang bị
kiến thức tốt nhất trong việc sơ cứu những người gặp nạn
- Môn Sinh học và Công nghệ:
+ Cách nhận biết và trồng những giống cây phù hợp nhất với
điều kiện
+ Cách trồng cây đúng và mang lại nhiều hiệu quả nhất
+ Chăm sóc cây để cây có thể lớn nhanh và cung cấp ôxi, tạo
cho con người một bầu không khí trong sạch và ngăn sự biến đổi
khí hậu


+ Phục hồi hệ thực vật đã bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của khí
hậu
- Môn Địa lý:
+ Nhận biết nơi dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường
để dễ dàng giải quyết hơn
+ Dự đoán được nơi sẽ bị ảnh hưởng và khắc phục được vấn
đề trước khi xảy ra hậu quả lớn
- Môn Toán học, Vật lý và Công nghệ:
+ Xây nhà, đường xá tốt để tránh hỏng hóc nặng khi có bão
+ Xây vườn để giúp cho cây xanh dễ phát triển
+ Làm ra hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng
lâu dài
- Môn Văn học:

+ Tuyên truyền và thuyết phục mọi người

4, Giải pháp giải quyết tình huống
- Trồng thật nhiều cây xanh để tránh ngập úng, tránh xói mòn
đất, tránh lũ lụt
- Phục hồi và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển, đầm lầy,
rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển và xây kè, cân nhắc biến đổi khí
hậu trong quy hoạch cơ ở hạ tầng
- Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
- Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không
carbon (mặt trời, thủy điện, năng lượng gió…)
- Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon
(cây xanh, rừng)


- Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí
đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus).
- Tránh phát triển mới trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng như
mực nước biển dâng, lũ lụt, lũ quét, lở đất, xói mòn bờ biển, bờ
sông
- Điều chỉnh chuẩn thiết kế và xây dựng tính đến sức gió do bão
mạnh hơn
- Bảo đảm các công trình xây dựng mới không làm cho thực
trạng trở nên xấu hơn khi bị ảnh hưởng
- Xây dựng nhà cửa, đường xá, công trình công cộng một cách
chắc chắn và vững trãi để đảm bảo an toàn cho người dân
- Thực hiện huy động kinh phí của xã hội và các tổ chức quốc tế
hỗ trợ cho các khu dân cư xây dựng các biện pháp phòng ngừa
và khắc phục hậu quả.
- Tiến hành các giải pháp giảm thiểu tác động của xói lởi như

điều tra hiện trạng, xây dựng giải pháp kĩ thuật phòng chống xói
lở, đầu tư kiên cố hoá một số đoạn đê xung yếu, quy hoạch các
điểm dân cư, các dự án kinh tế - xã hội vùng có nguy cơ xói lở,
tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác
bảo vệ, duy tu đê điều hàng năm; đối với khu vực không có đê,
cần tổ chức di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở trong mùa
mưa bão.
- Xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ và xâm
nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, kiên cố hoá và nâng
cao đê biển, đê chắn lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
Trung Bộ.


- Thúc đẩy ngư nghiệp thông qua ươm, nuôi, đa dạng hoá các
mô hình thực tiễn nuôi các loài thủy sản có khả năng chịu mặn ở
các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông
Hồng và các vùng khác.

5, Thuyết trình tiến trình giải quyết tình huống
- Giúp đỡ những người ở những nơi bị ảnh hưởng về cả mặt
tinh thần và vật chất
- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ
huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại
chỗ).
- Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá
ngành khí tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).
- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện
thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để đến
được các vùng sâu, vùng xa, ngư trường, hải đảo…
- Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão,

lũ, đặc biệt là vùng núi, ven biển, hải đảo và các ngư trường
biển.
- Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống đê biển,
đê sông, trồng cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ngoài đê để
hạn chế tác động của bão, lũ và nước dâng.


- Tuyên truyền, giáo dục vận đồng người dân nâng cao nhận
thức và áp dụng các kĩ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình
huống.
- Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông
có sự tham gia của cộng đồng địa
phương.
- Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước
sạch cho các cộng đồng vùng ven biển với các phương án công
nghệ: khai thác nước ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven
biển; xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở vùng cao liền kề; lọc
nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược.
- Giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng thông qua chính
sách quản lý và bảo vệ lưu vực sông.
Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý
lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng.
- Đối với các sông miền Bắc và miền Trung cần xây dựng quy
trình vận hành điều phối các hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện đầu
nguồn.
- Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống,
chịu mặn, ngập úng nhằm chuẩn bị để thích ứng với những biến
đổi trong tương lai. Đồng thời, tìm kiếm, phổ biến kiến thức, kinh
nghiệm (đặc biệt là các kiến thức bản địa) về thích ứng với khả
năng biến đổi khí hậu và thích nghi với nhiễm mặn, nhiễm

phèn…


- Đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình học tập ở cấp
trung học trở lên, phổ biến thông tin về biến đổi khí hậu và các
giải pháp thích ứng, ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức
về các thảm hoạ liên quan đến thiên tai, khí hậu.
6, Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Chúng ta phải áp dụng nhiều kiến thức của các môn học để
phòng ngừa sự biến đổi khí hậu.



×