Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn giáo dục công dân 8 bài 15 phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.69 KB, 30 trang )

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014

PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH
Tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”
1. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh / thành phố: Hà Nội.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Hoàng Mai.
3. Trường : Trung học cơ sở Tân Mai.
4. Địa chỉ: Số 147, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
5. Điện thoại: 0438643990

; Email:

6. Thông tin về học sinh:
a) Họ và tên học sinh: Phan Thị Mỹ Hà.
b) Lớp: 9A.
c) Ngày sinh: 11/09/2000.
d) Điện thoại: 0436617285.
e) Email:

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-1-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống:
Tìm hiểu và tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy tại gia đình:
Hôm đó, trong giờ học ở trường, em cùng các bạn nghe thấy tiếng còi cứu
hỏa kêu vang, một đoàn xe cứu hoả hối hả chạy trên đường, lại một đám cháy
nữa xảy ra. Em chợt có suy nghĩ: “Gần đây xảy ra nhiều đám cháy lớn gây hậu
quả nghiêm trọng. Vậy thì vì sao lại xảy ra các vụ cháy đó? Chẳng may mình là
nạn nhân của một vụ cháy thì mình sẽ phải làm gì?”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức của các môn Toán học, Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục
công dân để giải quyết tình huống:
+ Toán học: Sử dụng bảng thống kê số liệu về tình hình các vụ cháy nổ
trên cả nước nhằm cho mọi người thấy rõ hậu quả nghiêm trọng của tai nạn cháy
nổ trong gia đình để tuyên truyền cho mọi người nâng cao cảnh giác trong việc
sử dụng các thiết bị có thể gây chập cháy trong gia đình.
+ Địa lý: Kiến thức về vẽ biểu đồ nhằm so sánh số liệu các vụ cháy nổ
để thấy được hậu quả nghiêm trọng của các vụ cháy nổ đã diễn ra.
+ Tin học: Bài 9, lớp 7: Tạo biểu đồ để minh hoạ số liệu và trình bày
văn bản, in tờ rơi tuyên truyền tại địa phương.
+ Hóa học: Sử dụng những công thức hóa học, tính chất hóa học để
phân tích các chất dễ gây ra cháy nổ trong gia đình nhằm cho mọi người thấy rõ
nguyên nhân của các vụ cháy, từ đó đề ra các giải pháp thiết thực để phòng
tránh, hạn chế được những vụ cháy nổ trong gia đình.
+ Vật lí: Bài học về: Lực ma sát để đưa ra kĩ năng xử lí tình huống khi
có nguy cơ xảy ra cháy nổ trong gia đình.
+ Giáo dục công dân (Bài 15, lớp 8: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại) để tuyên truyền những quy định của Nhà nước về phòng
chống tai nạn cháy nổ trong gia đình và rèn kỹ năng sống có liên quan để tuyên
truyền, giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật, từ đó đưa

ra những giải pháp, những kỹ năng phòng chống cháy nổ cần thiết mà mọi người
nên biết để phòng tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
+ Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt cho phù hợp, cách
lập luận để thuyết trình, thuyết phục bạn bè, người thân, viết bài gửi đến Đội
phát thanh măng non của nhà trường và viết tờ rơi tuyên truyền cho mọi người
hiểu rõ về vấn đề cháy nổ và cách phòng cháy chữa cháy và giúp cho mọi người
có thêm hiểu biết để tự phòng tránh tai nạn cháy nổ cho bản thân, gia đình và xã
hội.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-2-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Tham khảo những qui định của pháp luật về vấn đề phòng cháy chữa cháy
tại thư viện thành phố, những thống kê số liệu về vấn đề này trên mạng Internet;
những điều cần biết về cháy của Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy quận
Hoàng Mai, sưu tầm một số ảnh tư liệu trên Internet và một số ảnh tư liệu tự
thực hiện.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
4.1. Tìm hiểu và sưu tầm tư liệu:
- Đọc sách báo, lên mạng Internet để sưu tư liệu về tình hình cháy nổ gần
đây ở nước ta và đặc biệt là ở Hà Nội.
- Đến Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Quận Hoàng Mai để sưu tầm
một số tư liệu tham khảo và những điều cần biết về vấn đề cháy nổ, xin clip về
cách phòng chống cháy nổ để cung cấp cho bạn bè, người thân.
- Nghiên cứu tài liệu bài 15, lớp 8 môn Giáo dục công dân: “Phòng ngừa
tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại” và Luật phòng cháy, chữa cháy để

biết thêm các quy định của Nhà nước về vấn đề cháy, nổ.
4.2. Trang bị và rèn luyện kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy:
- Tham gia các buổi tập huấn về kỹ năng phòng cháy chữa cháy và những
buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về các quy định của pháp luật trong việc
phòng cháy chữa cháy do nhà trường và địa phương tổ chức.
- Tham gia khóa học rèn kỹ năng phòng vệ khi xảy ra cháy nổ của Đại học
Phòng cháy chữa cháy...
- Học cách sử dụng điện, bếp gas, an toàn, có hiệu quả tại gia đình.
- Học cách sử dụng bình cứu hỏa, thiết bị báo cháy, báo rò rỉ gas.
- Rèn kỹ năng xử lí tình huống khi có hỏa hoạn.
4.3 Tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy:
- Tuyên truyền miệng.
- Phối hợp với Ban chỉ huy Liên đội, chi đội chiếu clip sưu tầm được để
tuyên truyền trong các giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp.
- Viết bài gửi đến Đội tuyên truyền măng non của nhà trường để phát
thanh trên loa nhằm tuyên truyền trong nhà trường.
- Phát tờ rơi tại khu dân cư nơi mình sinh sống.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5.1. Tìm hiểu và sưu tầm tư liệu:
5.1.1 Đọc sách báo, lên mạng Internet để sưu tư liệu về tình hình cháy
nổ gần đây ở nước ta và đặc biệt là ở Hà Nội.
a/ Thống kê số liệu về tình hình cháy nổ gần đây:
(Tham khảo số liệu tại trang web: / />
Ngày nay, trong cuộc sống hòa bình, con người không còn phải đối mặt
với những thảm họa do bom đạn chiến tranh gây ra nhưng chúng ta lại phải chịu
những tổn thất to lớn về người và tài sản do hậu quả của những vụ cháy nổ
thương tâm trong chính gia đình của mỗi người.
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-3-



Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Các vụ cháy nổ trên cả nước đang gia tăng nhiều hơn với hậu quả để lại
ngày một nghiêm trọng, nặng nề hơn.
Bảng so sánh số vụ cháy nổ diễn ra trên cả nước
trong tám tháng đầu năm 2013 và năm 2014

2

146
211
169

Số người
bị thiệt mạng
(đơn vị: người)
06
19
04

Số người
bị thương
(đơn vị: người)
10
23
19

Thiệt hại

về tài sản
(đơn vị: tỉ đồng)
31.04
119.77
15.1

3

328
157

11
15

49
13

23.4
33.8

4

229
206

07
08

10
13


54.56
226.32

232
201
191
232
238
189
157
158
161

07
06
15
09
09
03
05
06
04

03
10
14
47
11
19

10
07
03

77.62
167.2
20.78
199
21.72
13.6
66.57
16.1
128.75

Năm

Tháng

2013
2014
2013

1

2014
2013
2014
2013
2014
2013

2014
2013
2014
2013
2014
2013
2014

5
6
7
8

Số vụ
cháy nổ

Biểu đồ so sánh số vụ cháy nổ trong 8 tháng đầu năm 2013 và năm 2014
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-4-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Biểu đồ so sánh số người chết và bị thương do cháy nổ
trong 8 tháng đầu năm 2013 và 2014

Biểu đồ so sánh thiệt hại về tài sản (tỉ đồng)
do cháy nổ trong 8 tháng đầu năm 2013 và 2014
Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh cho thấy, so với những tháng đầu của

năm 2013 thì tình hình cháy nổ trong tám tháng đầu của năm 2014 đã tăng lên
đáng kể cả về số vụ lẫn thiệt hại.
b/ Một số vụ cháy nổ tại các gia đình trên địa bàn Hà Nội những năm
gần đây: (nguồn tin )
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-5-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

b.1/ Nổ khí gas tại nhà riêng: Rạng sáng ngày 3/11/2011, tại gia đình anh
Trần Nhật Minh (sinh năm1968) và chị Nguyễn Thu Ngân (sinh năm 1974) sống
tại căn nhà số 25 trong ngõ 22 phố Tạ Quang Bửu, thành phố Hà Nội đã nổ ra vụ
nổ khí gas thương tâm. Do không hiểu biết về cơ chế cháy của gas nên vào khi
vừa bước chân xuống cầu thang, chị Ngân phát hiện mùi gas và đã bật thử bếp
gas khi chồng chị vừa mới kịp mở một cánh cửa của căn nhà. Gas đã phát nổ
ngay sau lúc chị bật bếp lên. Việc làm này đã khiến bệnh nhân Ngân bị bỏng khá
nặng, với mức độ thương tích 40%; còn anh Minh nhẹ hơn, mức độ thương tích
là 20% và hai đứa con của anh chị là Trần Ngọc Tâm (sinh năm 1997) và Trần
Duy Anh (sinh năm 2005) đã ra đi mãi mãi.

Vụ nổ khí gas tại nhà số 25 ngõ 22 phố Tạ Quang Bửu (Hà Nội)
b.2/ Cháy nhà tại khu tập thể: Vụ cháy xảy ra tại Nhà D11 khu tập thể
Nam Đồng (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) vào khoảng 9h30 sáng
11/12/2013 đã thiêu rụi 8 căn hộ của người dân. May thay, vụ cháy này không
gây thiệt hại về con người. Tuy nhiên, những người chứng kiến gặp phen “thót
tim” vì xe cứu hỏa đang chữa cháy thì hết nước. Hai chiếc xe đã phải “tăng bo”
đi tìm kiếm nước để tiếp tục dập lửa. Hiện trường vụ cháy ngay cạnh hồ Nam
Đồng – khu hồ khá lớn và có lượng nước dự trữ nhiều. Tuy nhiên, lực lượng

chữa cháy không “tiếp nước” được từ hồ nước này. Họ đã phải đưa xe đến Tòa
nhà C’Land (số 156, Xã Đàn 2) để tiếp nước. Sau chừng 30 phút, hai chiếc xe
mới tiếp tục tham gia chữa cháy.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-6-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Vụ cháy xảy ra tại Nhà D11 khu tập thể Nam Đồng (Hà Nội)
b.3/ Cháy chung cư cao tầng: 18h tối 10/3/2010, những cột khói bốc cao
tại tầng 16 chung cư JSC 34 (Lê Văn Lương, Hà Nội). Nhiều cư dân bị mắc kẹt
lao ra ban công vẫy khăn cầu cứu. Trong tuyệt vọng, có gia đình đã bện quần áo
thành dây, buộc con mình thả xuống tầng dưới. Tuy nhiên, không phải cư dân
nào cũng có được may mắn. Chị Vương Lan Phương, 34 tuổi và con trai Lưu
Gia Minh 10 tuổi, sống tại tầng 18 đã tử vong tại bệnh viện do bị ngạt khói. 3
người khác bị thương đang được cấp cứu.

Những cột khói bốc cao tại tầng 16 chung cư JSC 34
(Lê Văn Lương, Hà Nội)
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-7-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

5.1.2 Đến Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Quận Hoàng Mai để

sưu tầm một số tư liệu tham khảo và những điều cần biết về vấn đề cháy nổ,
xin clip về cách phòng chống cháy nổ để cung cấp cho bạn bè, người thân.
a/ Dấu hiệu đặc trưng của sự cháy, nổ:
a.1/ Trước hết chúng ta cần phải hiểu được cháy là gì. Cháy là phản ứng
hóa học có tính tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Như vậy, cháy có 3 dấu hiệu đăc
trưng là:
- Có phản ứng hóa học giữa chất cháy với ôxi.
- Có tỏa nhiệt.
- Có phát sáng.
 Nếu thiếu một trong 3 dấu hiệu trên thì đó không phải là sự cháy, ví dụ
như:
- Bóng đèn điện sáng là hiện tượng lý học, từ điện năng sinh ra quang
năng và nhiệt năng nhưng không có dấu hiệu phản ứng hóa học.
- Vôi sống gặp nước có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt nhưng không phát
sáng.
a.2/ Theo Luật Phòng cháy chữa cháy thì đám cháy được hiểu là trường
hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và
ảnh hưởng tới môi trường.
a.3/ Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính
Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó
không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng,
nổ nồi hơi các thiết bị áp ực khác…)
Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí
xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
b/ Sản phẩm chủ yếu sau khi cháy:
- Khí cacbonnic (CO2).
- Hơi nước.
c/ Những yếu tố cần thiết cho sự cháy:
* Chất cháy:
- Chất cháy ở thể rắn: Gỗ, cao su, bông, vải, lúa, gạo, giấy, nhựa v.v….

- Chất cháy ở thể lỏng: Xăng, dầu, benzene, axêtôn….
- Chất cháy ở thể khí: axêtylen (C 2H2), oxitcacbon (CO), mê tan (CH4),
gas….
* Nguồn nhiệt:
- Ngọn lửa trần: Ngọn lửa của lò đốt, lò phản ứng nhiệt; bếp đun nấu,
thắp hương, hút thuốc; ngọn lửa của các công việc sửa chữa cơ khí (hàn cắt kim
loại); sản phẩm cháy, tia lửa của buồng đốt động cơ đốt trong.
- Nguồn nhiệt do va đập, ma sát giữa các vật rắn.
- Nguồn nhiệt hình thành do sự gia tăng nhiệt độ của khí khi bị nén.
- Nguồn nhiệt hình thành do phản ứng hóa học sinh nhiệt.
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

-8-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

- Nguồn nhiệt hình thành do năng lượng điện: Chập mạch, quá tải, điện
trở tiếp xúc, sự truyền nhiệt của các thiết bị đốt nóng hay các thiết bị tiêu thụ
điện khác.
* Nguồn ôxi:
- Ôxi trong không khí.
- Ôxi do phản ứng hóa học tạo ra.
- Ôxi có sẵn trong chất cháy.
 Khi chất cháy, ôxi, nguồn nhiệt tiếp xúc với nhau trong một không
gian và thời gian nhất định thì gây cháy.
d/ Nguyên nhân gây cháy tại gia đình:
d.1/ Do sơ suất bất cẩn:
* Khái niệm: Là sự vô ý của con người đã tạo ra các yếu tố và điều kiện
gây cháy.

* Một số trường hợp gây cháy cụ thể: Người gây cháy không hiểu biết về
cơ chế của quá trình cháy, nổ; về tính chất nguy hiểm cháy của các chất cháy;
không biết được khả năng bắt cháy của chất cháy khi có nguồn nhiệt; do nhầm
lẫn trong sử dụng chất cháy, trong sắp xếp, bảo quản hàng hóa, trong thao tác kỹ
thuật, trong sử dụng các thiết bị có chứa hoặc tạo ra nguồn nhiệt.
d.2/ Do vi phạm các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy:
* Khái niệm: Là hành vi cố ý làm trái các quy định an toàn phòng cháy và
chữa cháy dẫn tới việc tạo ra các yếu tố, điều kiện phát sinh đám cháy.
* Một số trường hợp gây cháy cụ thể: Hành vi không chấp hành, chấp
hành không đầy đủ các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thẩm
duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy; thi công xây dựng và nghiệm thu công
trình; sử dụng công trình; vận hành thao tác kỹ thuật thiết bị máy móc; vận
chuyển, bảo quản, sử dụng chất cháy, chất nổ và sử dụng các loại nguồn nhiệt.
d.3/ Do đốt:
* Khái niệm: Là hành vi cố ý tạo ra các điều kiện để cho đám cháy phát
sinh, phát triển nhằm thiêu hủy tài sản, chứng cứ, tính mạng, sức khỏe của con
người, xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
* Một số trường hợp gây cháy cụ thể: Đốt với động cơ phản cách mạng;
đốt để che dấu sự phạm tội; đốt do mâu thuẫn, bất mãn; đốt vì mục đích trục lợi,
đốt vàng mã...
d.4/ Tự cháy:
* Tự cháy của sản phẩm nông nghiệp: Các sản phẩm nông nghiệp như: Lá
thuốc lá, thuốc lào; rơm rạ, cám, cỏ… nếu không được phơi khô và bảo quản tốt
thì có khả năng tự tích nhiệt rồi dẫn đến tự cháy. Quá trình tự cháy này diễn ra
trong 3 giai đoạn: Tự nóng dần lên, tự nung nóng ở mức độ cao và tự cháy thật
sự. Hai giai đoạn đầu xảy ra là do các quá trình vi sinh vật (vi khuẩn ưa ẩm và vi
khuẩn ưa nhiệt) trong điều kiện có độ ẩm cao và nhiệt không thoát ra ngoài
được. Vi khuẩn ưa nhiệt hoạt động mạnh dẫn đến tích tụ nhiệt độ có thể đạt tới
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội


-9-


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

200⁰C đến 250⁰C. Ở nhiệt độ này sẽ bắt đầu của giai đoạn thứ ba là giai đoạn tự
cháy.
* Tự cháy của than: Nguyên nhân tự cháy của than (đặc biệt là than nâu
và than bùn) là khả năng ôxi hoá tương đối dễ bởi năng suất hấp thụ bề mặt của
than. Tốc độ tự đốt nóng của than phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ ban đầu của
than, sự cung cấp ôxi và mức độ mịn nhỏ của than. Than càng nhỏ thì tổng số
diện tích tiếp xúc với bề mặt của chúng với không khí càng lớn. Khả năng ôxi
hóa và lượng nhiệt tỏa ra tăng theo độ lớn của bề mặt tiếp xúc.
* Tự cháy của sản phẩm dính dầu thảo mộc: Một số vật liệu như: Cuộn
dẻ, phoi bào, mùn cưa, bụi trấu… nếu được tẩm dầu thảo mộc như dầu lanh, dầu
bông, dầu đậu nành… dễ bị ôxi hóa và tỏa nhiệt, nếu khả năng truyền nhiệt kém,
sẽ tích tụ nhiệt, làm cho nhiệt của vật mang dầu dần tăng lên đến nhiệt độ tự
cháy của dầu hoặc của vật liệu đó.
* Tự cháy của sơn: Sự tự cháy của sơn, đặc biệt là sự nguy hiểm tự cháy
tăng lên khi pha lẫn sơn dầu với sơn Nitrô . Vì trong sơn dầu có thành phần các
loại dầu thảo mộc như: Dầu ôliu, dầu lanh, dầu thông… cùng với nhựa Alkđ,
Polyestet, Epoxyđ và Dielepin.
* Tự cháy do phản ứng hóa học của các hóa chất:
- Các chất tự cháy khi tiếp xúc với không khí: Nhóm này bao gồm Phốt
pho trắng, Diphosphin, Sunfit sắt và những hợp chất cơ kim. Sự ôxi hóa diễn ra
mãnh liệt khi tác dụng với ôxi không khí. Nhiệt giải phóng ra của phản ứng ôxy
hóa này tự đốt nóng chất cháy đến nhiệt độ tự cháy của nó.
- Các chất tự cháy khi tiếp xúc với nước: Nhóm này có các chất thuộc
kim loại kiềm như Natri, Kali, Rubiri, chúng phản ứng mãnh liệt với nước và
giải phóng Hiđrô, Hiđrô bắt cháy rất nhanh do nhiệt của phản ứng sinh ra và

cháy với ngọn lửa có màu rất đặc trưng (Natri cho màu vàng, kali cho màu tím).
- Các chất tự cháy khi chúng tiếp xúc với nhau: Nhóm này gồm các
chất ôxi hóa ở 3 dạng: Rắn, lỏng, khí như ôxi nén, Fluor, Cloaxitnitoric, Kali,
các chất hữu cơ. Khi chúng tiếp xúc hoặc hỗn hợp với nhau dễ tự bốc cháy, ví dụ
như Glyca rin tiếp xúc với Kalypermangan tinh thể.
 Hầu hết các vụ cháy nổ đều xảy ra trong các hộ gia đình mà nguyên nhân
chủ yếu là do sự sơ ý của người dân. Vậy nên chúng ta cần trang bị cho bản thân
mình những vốn kiến thức cần thiết để không xảy ra những vụ cháy nổ gây hậu
quả đáng tiếc.
5.1.3 Nghiên cứu tài liệu bài 15, lớp 8 môn Giáo dục công dân: “Phòng
ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại” và Luật phòng cháy, chữa
cháy để biết thêm các quy định của Nhà nước về vấn đề cháy, nổ cũng như
cách phòng ngừa tai nạn do cháy nổ.
Một số điều trong Luật phòng cháy và chữa cháy:
Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 10 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy
và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích
cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và
thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện
khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và

giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân
phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm
việc khi có yêu cầu.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm
tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong
phạm vi trách nhiệm của mình.
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Điều 6. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa
cháy
1. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi
đến toàn dân.
2. Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo
dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho mọi người
trong phạm vi quản lý của mình.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 11 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

5.2. Trang bị và rèn luyện kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy:

Hiện nay, Nhà nước ta đã ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng cháy chữa
cháy nhưng do cơ sở hạ tầng của ta còn yếu kém nên dù đã cố gắng hết sức xong
vẫn có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do sự thiếu hiểu biết về kĩ năng phòng
cháy, cứu cháy hay do thiếu phương tiện cứu cháy như thiếu nước hay xe thang
cứu cháy chỉ có thể lên đến độ cao là tầng 10 của 1 toà nhà…. Chính vì lí do đó,
thay vì trông chờ lực lượng cứu hộ thì chúng ta phải tự cứu mình. Để làm được
điều đó thì bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta phải tự trang bị những kĩ năng
cần thiết.
5.2.1 Tham gia tiết học về Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại; tham gia các buổi tập huấn về kĩ năng phòng cháy chữa cháy và
những buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về các quy định của pháp luật
trong việc phòng cháy chữa cháy do nhà trường và địa phương tổ chức.

Tiết Sinh hoạt dưới cờ chủ đề “Tết an toàn” và kí cam kết không tàng trữ,
sử dụng pháo nổ trong dịp tết nguyên đán của lớp 6H, trường THCS Tân
Mai, năm học 2012 - 2013

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 12 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Tập huấn và diễn tập tại khu chung cư Hoàng Văn Thái
(Thanh Xuân – Hà Nội)
5.2.2 Tham gia khóa học rèn kĩ năng phòng vệ thông minh để rèn kỹ
năng thoát khỏi hoả hoạn của Đại học Phòng cháy chữa cháy:
Qua Khoá học, em đã được học các kĩ năng:
- Thoát xuống đất từ cửa sổ của một căn hộ 8 tầng bằng thang dây.

- Thoát khỏi ngôi nhà đã bị phủ đầy khói và lửa.
- Ra ngoài trời và xuống đất từ những độ cao với xe thang cứu hoả chuyên dụng.
- Xử lý đám cháy bằng bình cứu hoả.
- Biết cách tránh khói độc và thoát ra khỏi khói an toàn.
- Biết cách dập lửa do điện, gas và xăng gây ra.
- Biết cách đối phó với rò rỉ khí gas.
5.2.3 Cách sử dụng điện, bếp gas an toàn, có hiệu quả tại gia đình.
a/ Cách sử dụng điện an toàn, có hiệu quả:
- Lắp đặt và sử dụng thiết bị điện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đối với các thiết bị có tỏa nhiệt như tủ lạnh, máy lạnh, bếp điện, lò
nướng... luôn giữ khoảng cách thông thoáng tối thiểu theo yêu cầu của nhà sản
xuất.
- Sử dụng đế lót bàn ủi cách điện cách nhiệt giúp chống cháy khi ủi quần
áo.
- Đối với quạt điện cần phải kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, tránh trường
hợp cánh quạt bị kẹt không quay được làm cho cuộn dây bên trong động cơ
nóng lên làm chạm chập điện và có thể gây cháy.
- Cần phải kiểm tra dây dẫn điện thường xuyên, xem có khả năng chịu tải
được hay không. Có thể sử dụng bút thử điện để kiểm tra các thiết bị điện xem
có bị rò rỉ điện, nếu cần đem thiết bị điện đến thợ điện tử kiểm tra bằng đồng hồ
đo điện để khắc phục.
- Tuyệt đối không nên sử dụng nếu thiết bị có biểu hiện bị rò rỉ điện.
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 13 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

- Khi nấu, nướng xong nên ngắt nguồn điện.

- Khi ra ngoài nên tắt hết tất cả các thiết bị điện để tránh rủi ro.
- Một số biện pháp phòng ngừa khác là các bảng điện cần phải có cầu chì,
công tắc tự động ngắt điện để đề phòng trườc hợp chạm điện, sử dụng ổ, phích
cắm 3 chấu được nối đất đúng kỹ thuật.
- Lắp đặt cầu dao chống rò rỉ điện, bộ phận chống giật. Loại cầu dao này
không giống như những loại câu dao thông thường, nó có chức năng phát hiện
và tự động ngắt ngay khi có hiện tượng rò điện. Đặc điểm để nhận biết loại cầu
dao này là ngoài công tắc On/Off nó còn có một nút Test cho phép kiểm tra thử
chức năng ngắt điện.
(Đường link: />
b/ Cách sử dụng gas an toàn, có hiệu quả:
- Khi ngừng việc đun nấu nhớ đóng điều áp sau đó tắt công tắc bếp và
cuối cùng là khoá van bình (nếu là bình loại 12 kg).
- Khi bật bếp thì thao tác ngược lại, mở van bình (nếu là bình loại 12 kg),
mở điều áp sau đó mới bật bếp.
- Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi
nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt
thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt
lửa do nước tràn hoặc gió lùa. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu
vực bếp.
- Thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, nếu phát hiện thấy có hiện tượng
rạn nứt phải thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay dây.
- Khi phát hiện có mùi gas (mùi trứng thối) phải lập tức tắt các nguồn lửa,
khoá van bình, đóng điều áp. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện,
quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.
- Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công để
quạt đẩy khí gas ra ngoài.
- Quét nước xà phòng để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò
tìm.
- Có thể dùng xà phòng bánh để bịt chỗ rò rồi dùng băng keo hoặc dây cao

su để hạn chế rò rỉ đến mức thấp nhất, trường hợp bình gas rò rỉ không khắc
phục được, cần đưa đến nơi thoáng gió, xa cống rãnh, xa nguồn lửa và báo ngay
cho cửa hàng đại lý cung cấp gas.
(Đường link: />
5.2.4 Học cách sử dụng bình cứu hỏa, thiết bị báo cháy, báo rò rỉ gas
tại gia đình.
a/ Cách sử dụng các loại bình cứu hỏa.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 14 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

a.1/ Bình bột:

* Công dụng:
+ Dập đám cháy thiết bị điện có điện lưu tới 380V.
+ Không nên bố trí dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị có độ
chính xác cao.
+ Bình phù hợp trong các trường hợp đám cháy dầu mỏ và các chế phẩm
sản phẩm dầu mỏ.
* Bảo quản, kiểm tra:
+ Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
+ Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ
nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50⁰C.
+ Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
+ Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao,
thiết bị rung động.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 15 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

+ Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít
nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại.
+ Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi
nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
+ Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ
từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng "xì xì",
phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.
+ Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được
kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối
thiểu là 30 MPa.
+ Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng
ban đầu.
+ Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
+ Kiểm tra vòi, loa phun.
* Sử dụng
- Đối với loại xách tay:
+ Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
+ Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
+ Giật chốt hãm kẹp chì.
+ Chọn đầu hướng gió hớng loa phun vào gốc lửa.
+ Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5 m tuỳ loại bình.
+ Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
+ Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn

đám cháy.
- Đối với bình xe đẩy:
+ Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun
bột vào gốc lửa.
+ Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc
với mặt đất.
+ Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ phun ra.
 Chú ý:
+ Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí
dập các đám cháy cho phù hợp.
+ Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào
(cháy trong).
+ Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
+ Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy,
tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng khiến chún bắn ra ngoài, cháy to hơn.
+ Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong
bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
+ Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 16 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

+ Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
a.2/ Bình khí:

* Công dụng:
+ Bình chữa cháy CO2 là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2 -790c

được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin cậy cao,sử dụng,
thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
+ Bình CO2 đạt hiệu rất cao khi chữa các đám cháy ở những nơi kín gió,
trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị. điện… sau khi dập tắt đám cháy
không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.
* Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:
Khi xảy ra cháy, xách bình CO 2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun
hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò (Tùy
theo từng loại bình). Khí CO2 ở nhiệt độ –790⁰C dưới dạng tuyết lạnh khi qua
loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương
pháp làm lạnh ) sau đó khí CO 2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm
giảm nồng độ của ôxi khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxi nhỏ hơn
140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).
* Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2.
+ Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay
cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác sẽ gây bỏng
lạnh)
+ Bình chữa cháy CO2 phải được đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận
tiện khi sử dụng
+ Ba tháng kiểm tra lượng khí trong bình 1 lần bằngphương pháp cân.
b/ Cách sử dụng thiết bị báo cháy, báo rò gỉ khí gas:
b.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy:
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi
có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất
hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn)
nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung
tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 17 -



Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

các zone hay địa chỉ) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị
phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để
mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
b.2/ Phân loại hệ thống báo cháy:
* Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau: 12V và 24V.
Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng
như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V
không mang tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ
thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình.
Trong khi hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả
năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.
Tuy nhiên, trung tâm xử lý hệ báo cháy 12V ( ví dụ như trung tâm Networx) có
giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V (Ví dụ như trung tâm
Mircom,…)
c/ Cách sử dụng thiết bị báo rò rỉ khí gas và các khí dễ cháy:
c.1 Hoạt động:
- Khi cắm điện, cần 03 phút để thiết bị khởi động và đi vào trạng thái hoạt
động ổn định. Khi thiết bị đã hoạt động ổn định: Nếu đèn đỏ sáng, đồng thời
chuông báo động kêu liên tục có nghĩa là báo hiệu gas bị rò rỉ.
- Thiết bị sẽ tắt đèn đỏ, ngừng chuông báo động và trở lại trạng thái làm
việc ban đầu khi gas rò rỉ đã được xử lý và giảm xuống thấp hơn ngưỡng báo
động.
c.2. Lưu ý khi sử dụng thiết bị:
- Thiết bị cần lắp đặt và cắm điện một cách chắc chắn. Thiết bị sẽ không
vận hành tốt nếu nguồn điện chập chờn.
- Làm vệ sinh thiết bị, đặc biệt là những lỗ đối lưu khí 03 tháng một lần

như sau: ngắt nguồn điện, dùng chổi nhỏ mềm lau bụi, cắm lại nguồn điện và
thử thiết bị.
- Không để rơi hoặc tự ý tháo rời thiết bị. Không để thiết bị trong môi
trường có khí ăn mòn.
- Không sơn phủ lên thiết bị hoặc dùng vật cứng, chất lỏng để lau thiết bị.
- Trong các tình huống sau thiết bị có thể phát tín hiệu:
+ Nồng độ rượu, cồn, xăng dầu trong phòng cao.
+ Sử dụng nước hoa, mùi sơn tường, tinh dầu của một số quả như bưởi,
quýt, … để lâu trong phòng và có nồng độ cao
5.2.5 Rèn kỹ năng xử lí tình huống khi có hỏa hoạn:
Quy trình xử lý khi xảy ra cháy, nổ:
1. Báo động: hô cháy, nhấn chuông báo cháy, đánh kẻng, sử dụng loa
truyền thông…
2. Ngắt điện: dập cầu dao, át-tô-mát nơi xảy ra cháy, nổ.
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 18 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

3. Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ: bình cứu hoả, cát, chăn,
nước…
4. Gọi 114: báo vị trí xảy ra cháy
5. Cử người đón và hướng dẫn xe cứu cháy lấy nước.
6. Bình tĩnh sơ tán mọi người khỏi khu vực cháy, tập trung và điểm danh.
7. Di chuyển đồ đạc quan trọng, giá trị và chất dễ cháy ra khỏi khu vực
cháy.

a/ Hỏa hoạn trong khu chung cư:

- Khi bắt đầu sinh sống và làm việc tại một tòa nhà thì chúng ta nên dành
thời gian để tìm hiểu thật kĩ về tòa nhà đó và ghi nhớ nơi để bình chữa cháy
cũng như lối thoát hiểm gần nhất để đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.

- Nếu bạn là người đầu tiên phát hiện ra đám cháy thì hãy ấn chuông báo
động cháy.
- Đối với những đám cháy nhỏ thì có thể dùng bình chữa cháy để dập lửa.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 19 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

- Mọi người đều cần phải bình tĩnh khi hỏa hoạn xảy ra.
- Cố gắng báo cho người khác biết về vụ cháy bằng cách gõ cửa phòng
hoặc hét lớn để thông báo, tuyệt đối không được ấn chuông cửa bởi việc làm này
có thể gây ra sự chập điện và khiến đám cháy bùng lên lớn hơn.

- Tuyệt đối không được sử dụng cầu thang máy để thoát hiểm vì khi có vụ
cháy xảy ra thì hệ thống phòng cháy chữa cháy của khu chung cư sẽ tự động
toàn bộ ngắt điện và chúng ta có thể bị kẹt lại trong thang máy dẫn tới hiện
tượng bị chết ngạt trong thang máy.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 20 -



Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

- Khi sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm thì mọi người phải xếp thành
hàng, không được chen lấn xô đẩy, tránh gây ra việc bị tử vong do đám đông
dẫm đạp.

- Mọi người nên chia thành từng nhóm nhỏ để cùng nhau chạy thoát trong
đám cháy, mọi người phải tuân thủ các hướng dẫn của người đứng đầu nhóm để
có thể thoát ra khỏi đám cháy một cách an toàn; sau khi thoát ra được khỏi đám
cháy, mọi người nên tập trung lại rồi điểm danh các thành viên trong nhóm.

- Cố gắng giúp người khác thoát hiểm nhưng chỉ giúp họ khi mình có đủ
khả năng.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 21 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

- Người cuối cùng ra khỏi phòng nên đóng cửa để giới hạn ngọn lửa và
ngăn chặn nguồn dẫn khí.
- Một trong những nhận định thương tâm nhất về vấn đề cháy nổ là: Chêt
cháy là cái chết đau lòng nhất vì người chết phải chết đến 2 lần. Họ bị chết do
sặc khói độc trước khi chết vì bị lửa tấn công. Trong các vụ cháy, nguy hiểm
nhất là khói, việc bị sặc khói và nghẹt thở còn khiến chúng ta dễ tử vong hơn là
việc bị bỏng. Chính vì vậy khi gặp khói, chúng ta cần phải thực hiện một số biện
pháp sau để dảm bảo an toàn tính mạng:
+ Khói thường bay lên cao nên khi gặp khói, chúng ta hãy cố gắng cúi

thật thấp, lấy khăn mặt ướt hoặc khăn mùi soa để che miệng và mũ, nếu không
có, các bạn cũng có thể dung áo của chính mình.

+ Nếu ngoài trời không có gió thì hãy cố gắng mở cửa sổ để khói bay ra
ngoài.
- Khi bị kẹt lại trong đám cháy thì phải thực hiện một số việc sau;
+ Luôn giữ tinh thần bình tĩnh.
+ Đóng chặt các cửa để cô lập bạn với khói và lửa.

+ Khi lửa lan đến gần thì hãy thử dập tắt lửa bằng bình cứu hỏa.
+ Cố gắng để nhân viên cứu hỏa nhìn thấy bạn bằng cách vẫy tay qua
cửa sổ.
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 22 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

+ Thử xem cửa có đóng hay không rồi sau đó đặt mu bàn tay lên cửa,
nếu thấy nóng hay ấm thì tuyệt đối không được mở cửa.

+ Chặn khói từ ngoài vào qua khe dưới ở cửa bằng cách lấy giẻ, khăn
hoặc chính áo của mình để chặn khói lại.

+ Nằm xuống sàn.
+ Nếu cảm thấy nhiệt độ trên cánh cửa bình thường thì đừng mở cửa
ngay mà thay vào đó hãy mở cửa từ từ và đè người vào cánh cửa để khi thấy lửa
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội


- 23 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

hoặc khói thì có thể đóng cửa lại ngay và thực hiện phương pháp chặn cửa như ở
trên.

+ Nếu may mắn ở ngoài hành lang không có lửa và khói thì hãy nhanh
chóng thoát ra khỏi phòng, đóng cửa nhưng không khóa.
+ Trên đường thoát hiểm hãy cố gắng giúp đỡ người khác khi bạn thấy
mình có đủ điều kiện.
- Nếu không may bạn bị lửa bén vào người thì hãy bình tĩnh; dù thế nào
cũng nhất định không được chạy bởi việc này có thể làm ngọn lửa cháy lớn hơn.
Hãy nằm lại và lăn người; lăn đi lăn lại đến khi ngọn lửa tắt hẳn. Tuyệt đối
không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa, thùng nước… vì ngọn lửa trên người bạn
có thể làm sôi cả lượng nước đó.

- Nếu thấy người khác bị cháy thì hãy giúp đỡ họ dập cháy bằng cách
choàng chăn, áo hay bất cứ thứ gì tương tự lên người đó để dập lửa.
Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 24 -


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

b/ Hỏa hoạn tại nhà riêng:
- Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà thì tuyệt đối không được bật điện hay
dùng lửa để thắp sáng bởi điều này có thể gây ra sự chập điện, gây ra những vụ

nổ, hỏa hoạn. Nếu gia đình nào dùng cửa xếp thì khi ngửi thấy mùi gas bị rò rỉ
nhất định không được kéo cửa xếp bởi việc làm này có thể tạo ra tia lửa điện,
gây cháy, nổ.

- Đối với những nhà trong ngõ nhỏ hay những hộ gia đình kinh doanh thì
nên trang bị cho gia đình mình bình cứu hỏa để phòng trường hợp xảy ra hỏa
hoạn nếu như xe cứu hỏa không thể vào chữa cháy kịp thời thì bản thân gia đình
có thể khống chế ngọn lửa bằng bình cứu hỏa.

Trường THCS Tân Mai - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

- 25 -


×