Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

skkn một phương pháp tốt giúp học sinh học tiếng anh hiệu quả và hứng thú hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.67 KB, 7 trang )

Chuyên đề Tiếng Anh:
TPR- Một phương pháp tốt giúp học sinh học Tiếng Anh
hiệu quả và hứng thú hơn
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời kì đổi mới đất nước, nguồn lực con người có vai trò hết sức quan
trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo những
con người phát triển về thể chất, trí tuệ, năng lực ứng dụng sáng tạo là một vấn
đề cấp bách. Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt
động của người học là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn ngành, của từng nhà
trường, của mỗi giáo viên ... Có thể nói: Đổi mới phương pháp là việc làm cụ
thể hóa chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về giáo dục.
Môn Tiếng Anh trong thời kì hội nhập và phát triển, thời kì bùng nổ của công
nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng. Tiếng Anh không đơn giản học để
biết, có nó như món hàng trang sức mà thực tế nó không thể thiếu ngay trong
cuộc sống sinh hoạt, học tập và công tác ngày thường.
Chính vì tầm quan trọng của nó mà hiện nay tiếng Anh đã được Bộ GD& ĐT
đưa vào giảng dạy từ bậc tiểu học với thời lượng từ 2 đến 4 tiết trên tuần. Một
vấn đề đặt ra với người giáo viên là làm sao để học sinh ở lứa tuổi còn nhỏ có
thể học được môn ngoại ngữ này hiệu quả? Câu trả lời đó là người thầy phải tổ
chức được những giờ học Tiếng Anh với nhiều hình thức, phương pháp phong
phú. Một trong những phương pháp để tạo hứng thú cho trẻ và giúp trẻ học
Tiếng Anh hiệu quả hơn là phương pháp:TPR (Total Physical Response). Đây
là phương pháp trong đó yêu cầu học sinh nghe và làm theo một loạt các
hành động theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng lúc mới học trẻ rất hứng thú nhưng
chỉ vài bài sau thì các em không còn mấy hứng thú nữa. Tôi đã từng lúng túng
khi thấy trẻ buồn ngủ hoặc ngồi tư lự. Vào những lúc đó một hoạt động TPR
hợp lý đã giúp tôi đánh thức hoặc lôi kéo sự chú ý của trẻ. Và trong những bài
học sau đó TPR đã luôn được học sinh của tôi đón nhận một cách hào hứng.
Những kiến thức trẻ nhận được ghi nhớ lâu hơn và bật ra nhanh hơn khi trẻ nói.
Từ những cơ sở trên, tôi muốn hệ thống lại và chia sẻ cũng như được lắng nghe


ý kiến của các bạn đồng nghiệp về đề tài này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phương pháp TPR là gì ?
TPR là dạng viết tắt của Total Physical Response (Phản ứng cơ học), một
phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới của tiến sỹ James J. Asher. Phương pháp
này được phát triển dựa trên cách thức trẻ em học tiếng mẹ đẻ.
1


Bố mẹ thường có những “cuộc trò chuyện bằng cử chỉ” với con cái. Họ hướng
dẫn và đứa trẻ làm theo. Ví dụ: bố/ mẹ nói “Look at mummy” (hãy nhìn mẹ)
hoặc “Give me the ball” (Đưa cho bố / mẹ quả bóng) và đứa trẻ làm theo. Những
cuộc “trò chuyện” đặc biệt này sẽ diễn ra trong nhiều tháng trước khi đứa trẻ bắt
đầu nói những tiếng đầu tiên. Tuy chưa biết nói nhưng trong thời gian đó, đứa
bé đã có thể ghi nhớ cách bố me sử dụng ngôn ngữ, âm thanh cũng như cấu trúc.
Cuối cùng khi chúng có thể giải mã được tất cả những tín hiệu ngôn ngữ xung
quanh, chúng sẽ tự mình nói ra những câu đó.
Phương pháp dạy tiếng Anh TPR áp dụng nguyên lí tương tự trong các lớp học
ngoại ngữ
2. Ưu và nhược điểm của phương pháp TPR.
2.1. Ưu điểm:
- TPR đáp ứng được rất nhiều đặc tính tâm lý của trẻ. Các em đang ở độ tuổi
hiếu động, học phải đi đôi với hành, phải gây ấn tượng tốt mới dễ tiếp thu, dễ
nhớ và tự tin trong thực hành.
- Trẻ được nghe nhiều hơn, hành động nhiều hơn, chính vì thế trẻ sẽ hiểu nhiều
hơn.
- Dễ hiểu vì hành động hành động và lời nói xuất hiện đồng thời.
- Đáp ứng nhu cầu thích hoạt động thể chất của trẻ.
- Trẻ thấy bị lôi cuốn và cảm thấy học Tiếng Anh là một thời gian vui vẻ từ đó
trông đợi đến giờ học tiếp theo.

- Trẻ được “ đưa cho” một lý do được học Tiếng Anh một cách cụ thể: Nghe và
làm theo giáo viên.
TPR rất dễ sử dụng và áp dụng được với nhiều bài học. Dạy từ mới, ôn tập từ
mới, dạy mẫu câu, ôn tập mẫu câu với nhiều hình thức : mệnh lệnh, bài hát,
chơi trò chơi, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…
2.2. Nhược điểm:
- TPR cần được quản lý về thời gian chặt chẽ để không bị lấn sang thời gian cho
các kỹ năng khác.
- Giáo viên cần sáng tạo những hoạt động TPR cho phù hợp với nội dung
cũng như đặc trưng từng lớp học và phải chú ý đến sự mới lạ để không bị
nhàm chán.
- Lớp học rất dễ bị ồn ào, muốn điều khiển đòi hỏi giáo viên cần chắc taytrong
việc tổ chức hoạt động TPR.
3. Tổ chức hoạt động TPR như thế nào?
3.1. Mục tiêu:
- TPR trong bài giảng nhằm mục đích gì?
3.2. Hình thức tổ chức:
- Nhóm đôi
- Nhóm lớn
- Tập thể
2


- Cá nhân
3.3. Chuẩn bị: Một số đồ dùng tranh ảnh cho hoạt động TPR.
3.4. Nội Dung:
- Warm up: Thu hút sự chú ý của học sinh hoặc hướng học sinh vào nội
dung kiến thức sẽ sử dụng trong hoạt động.
- Presentation: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh.
- Doing TPR: Học sinh nghe và làm theo.

- Post activities: Học sinh tự thực hiện hoạt độngTPR vừa học hoặc áp
dụng vào kỹ năng nói.
3.5.Rút kinh nghiệm và bổ sung:
Sau mỗi lần thực hiện phương pháp TPR bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm
thú vị từ phản ứng của học sinh cũng như từ cách tổ chức của chính mình. Sau
mỗi lần tự rút kinh nghiệm, tôi thường ghi chép lại và tìm ra những cách giải
quyết để thay đổi, ứng dụng vào lần sau.
4. Một số hoạt động TPR mà tôi đã sử dụng:
4.1. Sử dụng TPR để ổn định và tổ chức lớp học
- Stand up
- Sit down
- Listen carefully
- Come here
- Work in pair /in group
- Who can answer ? Raise your hands
-Open the book,please
-Close the book
-Listen three time.
-Listen and repeat.
-Listen and answer.
VD: dạy mệnh lệnh “open the book”
Giáo viên giới thiệu tình huống khi phải sử dụng sách rồi hỏi học sinh: Khi
muốn học bài trong sách thì các em phải làm thế nào? Học sinh sẽ đoán được:
“Phải mở sách’. Giáo viên đọc cụm từ đó lên đồng thời làm hành động mở sách.
Học sinh nhìn và nghe. Giáo viên hỏi lại học sinh để học sinh làm theo. Giáo
viên đọc từ, học sinh làm hành động và ngược lại.
4.2. TPR với từ vựng
* Với từ chỉ màu sắc:
- Teacher : Can you find something Red to touch ?
Good .If you are wearing something in Blue - claps your hands

Ok.Now if you have something in green - give it to me
And if you love yellow - stand up.
3


* Với từ chỉ con vật:
Teacher: acts the actions of the animals then ask the students: what animal?
Students: say the name of that animal
4.3.TPR với vần thơ chỉ đồ vật:
Point to the ceiling
Point to the floor
Point to the window
Point to the door
Clap your hands together
One, two, three
Now sit down and look at me
(Giáo viên nên học thuộc lòng bài thơ và có thể sáng tạo thêm những câu thơ
khác.)
5. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian sử dụng TPR vào các giờ học và thấy rằng đây là một phương
pháp thực sự có hiệu quả. Học sinh rất hào hứng chào đón các hoạt động TPR
trong bài học. Trẻ hứng thú học hơn và nhớ bài tốt hơn, đặc biệt trẻ tự tin hơn
trong giao tiếp. Nhiều em đạt điểm giỏi, khá hơn. Cảm giác nặng nề với một tiết
học ngoại ngữ không còn.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy để có một giờ học Tiêng Anh
đạt kết quả tốt , người GV phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để
nghiên cứu, thiết kế giáo án trong đó sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học. Để làm được điều đó đòi hỏi người thầy phải có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, có lòng yêu nghề, yêu trẻ và đăc biệt là lòng đam mê sáng

tạo trong nghề nghiệp.Và TPR là một lựa chọn hay mà tôi nghĩ các quý thầy cô
có thể nghĩ tới khi muốn xây dựng một giờ học ngoại ngữ hiệu quả, sôi nổi cho
HS.
Đây là lần đầu tiên tôi viết chuyên đề nên dù đã rất cố gắng nhưng chắc hẳn còn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô! Xin chân
thành cảm ơn!
**********************
BÀI SOẠN CÓ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TPR
Thursday March 21st , 2013.

UNIT18 : COLOURS
Lesson 1 – period 1 ( p.54)
I.Objectives: Students will be able to identify colous
II.Language focus:
4


• Vocabulary: colour, red, orange, yellow, green, blue, pink.
• Structures: What colour is it? _ It’s ………
III.Resouces: Students’ book, flashcards, CD player.
IV.Procedure:
1.Oragnisation: - Greeting
- Checking Ss’attendance:
2. New lesson:
Teacher’s and students’ activities

Contents

1. Warm up.
Activities: stand up, sit down, ride a

- T mimes some activities and has bike, cook, read,..
sts guess
- T introduces new lesson.
* Look, listen and repeat. (p. 54)
2. Presentation.
2.1. Part 1 (p.54)
- Have Ss open their books, look
at the pictures and then identify
the characters and what they are
doing.
- T plays the recording for Ss to
listen and repeat a few times.
- Ss work in pairs to practice the
dialogue.
- T asks some questions for
checking Ss’ understanding about
the dialogue.
2.2. Presenting new words
- T gives out new words by using
flash cards
- Ss take notes then practice
reading new words in chorus then
individually.
* Checking vocabulary: “ slap the
board”
2.3. Presenting structures:
- T presents new structures

1. New words:
Colour (n)

Red(a)
Orange(a)
Yellow(a)
Green(a)
Blue(a)
Pink(a)
2.Grammar:
What colour is it?
- It’s …………
5


3.Practice
* Part 2( p.54)
- Have Ss identify the colours in
the pictures on page 54.
- Point to picture a then ask :
“What colour is it?” then have Ss
answer. Ask Ss to repeat the question
and answer a few times.
- Ss work in pairs to ask and
answer about the colours using the
structures that they have just learnt.
- Call on some pairs to display
their task.

4. Production
- T lets Ss play the game: Lucky
numbers
- T has sts listen the song and do

some tpr activities

*Look and say. (P. 54).

Game: Lucky numbers

5. Consolidation and home link:
- T consolidates the lesson
- Have Ss draw some pictures then
colour them.

Yên Lạc, ngày

tháng 3 năm 2016
Người viết chuyên đề
Nguyễn Thị Sáu
BGH đã duyệt

6


7



×