Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy chế tổ chức và hoạt động của BCĐ, tổ giúp việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 4 trang )

UBND TT TRẦN VĂN THỜI
BCĐ THỰC HIỆN PTTDBVANTQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thị trấn Trần Văn Thời, ngày 23 tháng 7 năm 2015

QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo
thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ-BCĐ, ngày 21/7/2015
của BCĐ thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thị trấn)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo (viết
tắt BCĐ) và Tổ giúp việc BCĐ thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Điều 2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số
01/2001/NQLT ngày 04/12/2001 của Ban Thường trực Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” và Kế hoạch số 11-KH/TU ngày
01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cuờng sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” góp phần đảm bảo an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá xã hội trên địa
bàn.
Điều 3. BCĐ thực hiện nhiệm vụ tập trung, thống nhất; phát huy vai trò chủ
động, sáng tạo của các thành viên BCĐ; hoạt động có chương trình, kế hoạch cụ thể,
thiết thực, hiệu quả, không ngừng đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động.
Chương II


NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO, TRƯỞNG BCĐ, PHÓ TRƯỞNG BCĐ, CƠ
QUAN THƯỜNG TRỰC BCĐ, CÁC THÀNH VIÊN BCĐ VÀ TỔ GIÚP VIỆC
Điều 4. Nhiệm vụ của BCĐ
1. Tham mưu Đảng uỷ, UBND thị trấn xây dựng Chương trình, Kế hoạch và
triển khai thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
trên địa bàn thị trấn.
Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc thị trấn, các cơ, quan, ban, ngành, các
tổ chức đoàn thể có liên quan thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính
trị vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn.
2. Tham mưu UBND thị trấn chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của BCĐ thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ các cấp, các tổ chức quần
chúng làm công tác bảo vệ ANTT ở thị trấn; xây dựng, củng cố lực lượng Công an
1


trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ làm nòng cốt trong công tác
xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, đoàn thể tổ chức thực
hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT ngày 04/12/2001 của Ban Thường trực
Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an về
“Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” và Kế
hoạch số 11-KH/TU ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cuờng sự lãnh đạo
của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”.
4. Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống
tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới; xây dựng gia đình, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh
nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
5. Thường xuyên phổ biến giáo dục pháp luật về phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ và các quy định khác của pháp luật về ANTT; chỉ đạo thực hiện hiệu quả

“Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”, “Ngày quốc phòng toàn dân”, “Ngày hội đại
đoàn kết toàn dân tộc”, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư”…
6. Xây dựng các mô hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tổ chức sơ
kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân
tố mới; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Điều 5. Nhiệm vụ của Trưởng BCĐ
1. Chịu trách nhiệm trước UBND thị trấn về hoạt động của BCĐ; chỉ đạo xây
dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của BCĐ.
2. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của BCĐ; các hội nghị triển khai sơ kết,
tổng kết phong trào.
3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ; chỉ đạo công tác phối hợp
hoạt động giữa các thành viên trong BCĐ, giữa BCĐ thị trấn với BCĐ huyện.
4. Chỉ đạo xây dựng, ký các văn bản thuộc thẩm quyền của BCĐ.
Điều 6. Nhiệm vụ của các Phó Trưởng BCĐ
1. Thay mặt Trưởng BCĐ, chủ trì các cuộc họp của BCĐ, các hội nghị sơ kết,
tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ khi được Trưởng
BCĐ uỷ quyền.
2. Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của BCĐ theo sự
phân công của Trưởng BCĐ.
3. Tham gia vào sự chỉ đạo chung của BCĐ.
4. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của BCĐ; ký, ban hành các văn bản thuộc
thẩm quyền của BCĐ, khi được Trưởng BCĐ phân công, uỷ quyền.
Điều 7. Nhiệm vụ của cơ quan Thường trực BCĐ
2


1. Chuẩn bị các nội dung cuộc họp, hội nghị, xây dựng các báo cáo, kế hoạch,
chương trình hoạt động của BCĐ để đưa ra thảo luận, quyết định.

2. Thay mặt BCĐ chỉ đạo thực hiện các hoạt động đột xuất, quan trọng, cấp
bách theo sự phân công của Trưởng BCĐ.
3. Tham mưu thực hiện các hoạt động của BCĐ.
4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của BCĐ theo sự phân công của Trưởng
BCĐ. Tham mưu BCĐ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết liên
tịch số 01/2001/NQLT; Kế hoạch số 11-KH/TU ngày 01/3/2012 của Ban thường vụ
tỉnh uỷ về thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban bí thư về “Tăng
cuờng sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
trong tình hình mới”; tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.
Điều 8. Nhiệm vụ của các thành viên
1. Tham gia đầy đủ các hoạt động của BCĐ và thực hiện nhiệm vụ của BCĐ
được quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
2. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo Chương trình, kế hoạch
của BCĐ theo chức năng, nhiệm vụ ở ngành, cơ quan, đơn vị phụ trách.
3. Tham gia xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình phối hợp
liên ngành, lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành trong phong trào
toàn dân bảo vệ ANTQ.
Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ giúp việc
1. Giúp BCĐ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm; chuẩn bị
nội dung, tài liệu cho các kỳ họp BCĐ và giải quyết các công việc có liên quan theo
yêu cầu của Thường trực BCĐ.
2. Chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của Thường trực BCĐ (báo cáo, kế
hoạch, chương trình công tác, họp sơ kết, tổng kết và các hoạt động khác…) về xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
3. Giúp BCĐ theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phong trào toàn
dân bảo vệ ANTQ.
4. Giúp Thường trực BCĐ triển khai các văn bản của cấp trên có liên quan
đến công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cho BCĐ theo dõi.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Trưởng ban, Phó Trưởng ban,
Thường trực BCĐ phân công.

Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BCĐ
Điều 10. Ban chỉ đạo, Thường trực BCĐ làm việc theo chế độ tập thể, quyết
định theo đa số những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 11. BCĐ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thị trấn; thành viên BCĐ
thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng BCĐ.
Điều 12. Kinh phí hoạt động
3


Kinh phí hoạt động của BCĐ thực hiện theo các quy định của các quy định
hiện hành.
Điều 13. Chế độ hội họp
1. Ban chỉ đạo 06 tháng họp 01 lần.
2. Hội nghị Sơ kết 01 năm 01 lần.
3. Hội nghị Tổng kết: 05 năm 01 lần.
Điều 14. BCĐ xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ ANTQ ở cụ thể từng khóm trên địa bàn 01 năm 01 lần.
Điều 15. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ báo cáo số liệu báo cáo quý vào ngày cuối cùng của quý, chuẩn bị
báo cáo 6 tháng trước ngày 15 tháng 5; báo cáo năm trước ngày 30/10.
2. Thường trực BCĐ thị trấn tổng hợp số liệu báo cáo tình hình, kết quả công
tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn thị trấn quý, 6 tháng,
năm để báo cáo về trên theo quy định. Đề xuất sơ kết, tổng kết và khen thưởng
những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ.

Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Các thành viên BCĐ, Tổ giúp việc BCĐ chịu trách nhiệm thực hiện

quy chế này.
Điều 17. Các thành viên BCĐ thị trấn căn cứ nội dung Quy chế này tham mưu
cụ thể từng ngành thực hiện đạt hiệu quả nội dung Quy chế đề ra.
Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các thành viên BCĐ,
các ban, ngành, đoàn thể có liên quan phản ánh trực tiếp đến Thường trực BCĐ để
tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định
hiện hành./.
TRƯỞNG BAN

CHỦ TỊCH UBND
Tiêu Văn Tốt

4



×