Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

SỰ vận CHUYỂN và PHÂN bố CHẤT ĐỒNG hóa TRONG cây( tiết 21 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.87 KB, 15 trang )

SỰ VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN BỐ CHẤT
ĐỒNG HÓA TRONG CÂY( Tiết 21 )


MỤC TIÊU
 Hiểu được sự vận chuyển và phân bố chất đồng hóa là chức năng
sinh lý đảm bảo khâu lưu thông phân phối vật chất và quyết định hình
thành năng suất
 Hiểu được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của hệ thống
vận chuyển chất đồng hóa.
 Hiểu biết một số quan niệm về cơ chế vận chuyển chất hữu cơ
trong mạch libe.
 Nắm được phương hướng phân bố chất hữu cơ và yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình này.
 Biện pháp kỹ thuật điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vận
chuyển chất đồng hóa.


1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Các dòng vận chuyển vật chất trong cây
Hệ thống mạch gỗ (mạch xylem): Đưa nước hòa tan chất khoáng từ
đất vào rễ và lên các bộ phận khác.
Hệ thống mạch libe (mạch floem): Vận chuyển chất hữu cơ từ cơ
quan sản xuất đến cơ quan tiêu thụ, cơ quan dự trữ.


1.2. Ý nghĩa của sự vận chuyển và phân bố vật chất trong cây
Đảm bảo mối liện hệ mật thiết giữa các cơ quan, đảm bảo lưu thông
phân phối vật chất trong cây.
Quyết định việc hình thành năng suất kinh tế.
Giúp cho việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật.




2. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT ĐỒNG HÓA Ở KHOẢNG
CÁCH GẦN
2.1. Sự vận chuyển trong tế bào đồng hóa
Vận chuyển chất đồng hóa ra khỏi lục lạp.
Khả năng sản xuất của chất đồng hóa.
- Số lượng: 30 – 40 lục lạp/tế bào (3,5 x 107 lục lạp/cm2 lá).
- Lượng glucoza đồng hóa: 112 mg glucoza/cm2 lá/ngày.
Sản phẩm quang hợp.
- Sản phẩm sơ cấp: Triozophosphat, hexozophosphat...
- Sản phẩm thứ cấp: Axit amin, protein...


Khả năng vận chuyển: Do tính thấm qua màng lục lạp.
Điều kiện:
- Các điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho quang hợp thì cũng thích
hợp cho quá trình vận chuyển.
- Năng lượng ATP.


Vận chuyển ngoài lục lạp: Chất hữu cơ được đi theo đường hướng
sau
Tế bào đồng hóa sử dụng.
8 – 18% được ty thể sử dụng cho hô hấp.
Peroxixom sử dụng cho quang hô hấp.
Tổng hợp protein, polysacarit...
Đi vào mạch rây.



2.2. Sự vận chuyển từ tế bào nhu mô lá đến mạch libe
Con đường vận chuyển.
-

Symplast: qua hệ thống nguyên sinh xuyên qua các sợi liên bào.

-

Apoplast: qua hệ thống mao quản trong thành vách tế bào.
Điều kiện cần cho sự vận chuyển.
Năng lượng.
Tuổi của lá: lá càng già thì tốc độ vận chuyển càng chậm.
Loại thực vật.
Nhu cầu và khả năng sử dụng của mô lân cận.


3. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT ĐỒNG HÓA Ở
KHOẢNG CÁCH XA
3.1. Cấu trúc của hệ thống libe
• Hệ thống mạch rây
+) Tế bào rây: Không NSC, nhân,không ty thể...
+) Ống rây.
- Các tế bào rây nối với nhau theo chiều dọc.
- Vách ngăn giữa có nhiều lỗ rây.
- Số lượng ống rây: Chiếm 20% mạch libe.
• Tế bào kèm: Là tế bào nhỏ tiếp xúc với tế bào rây.
- Đặc điểm: Có NSC đặc, nhân to, không bào nhỏ, nhiều bào
quan (ty thể).



- Chức năng:
+ Đảm bảo năng lượng cho tế bào rây vận chuyển.
+ Gây ảnh hưởng của nhân lên tế bào mạch rây.
+ Ngăn chặn tiêu hao chất hữu cơ trong quá trình vận chuyển.
• Tế bào nhu mô libe: Nơi chuyển tiếp chất đồng hóa trước khi đi vào
hệ thống mạch dẫn.
• Tính chất chuyên hóa của hệ thống nhu mô libe.
- Không nhân, không có ty thể.
- Có sợi protein xuyên suốt tạo ra kênh vận chuyển nhanh và hiệu quả.
- Tế bào kèm nằm cạnh tế bào rây cung cấp năng lượng cho sự vận
chuyển tích cực trong tế bào rây.
- Tế bào rây có hàm lượng K+ cao gây sự chêch lệch điện thế giữa 2
phần bản rây.


Hình 5.1. Cấu trúc của các yếu tố mạch rây


3.2. Các chất được vận chuyển qua mạch floem
Gluxit: Chiếm 90% chất vận chuyển.
Đường sacaroza chiếm 95 – 98% tổng số đường.
Glucoza, frotoza: 2 – 5%.
Các chất khác.
Axit amin: Glutamic, asparagic...
Amit: Glutamin, asparagin...
Nguyên tố khoáng: P, K, Mg, Ca, Fe, Zn, Mn, Cu...
Phytohormon: IAA, GA, ABA...
Một số protein, vitamin, enzim...



3.3. Tốc độ vận chuyển qua mạch floem
Trong mạch rây: 150 cm/giờ.
Tốc độ khác nhau tùy loài thực vật, tuổi cây và nhu cầu của chất đồng
hóa.


3.4. Cơ chế vận chuyển trong mạch libe
Sự vận chuyển bị động.
Sự khuếch tán.
Dòng áp suất: Lực vận chuyển của hệ thống này là áp lực trương
trong tế bào quang hợp.
Sự vận chuyển tích cực.
Hai phía của tế bào rây có sự phân cực.
Có sự tham gia của K+.
Tiêu hao năng lượng.


• Hai phía của bản mạch rây có sự phân cực: một phía mang
điện dương và một phía mang điện âm. Để có sự phân cực này,
một phía của bản rây có sự hấp thu ion K+ và phía kia thì tiết
K+. Quá trình trao đổi ion K+ được thực hiện thông qua tế bào
kèm. Kết quả là tạo nên một gradient điện thế và nhờ đó mà
các chất được thẩm thấu qua các lỗ rây từ tế bào rây này đến tế
bào rây khác.



×