Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BAI THU HOACH LOP CHINH TRI - 8_2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.68 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPVL
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH
Kết quả học tập, quán triệt Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
- Họ và tên: BÙI THIỆN CHIẾN

Năm sinh: 1988

- Chức vụ (Đảng): Đảng viên, Chi Bộ trường Lê Lợi
- Chức vụ (Chính quyền): Không
Thực hiện theo kế hoạch liên tịch số 10-KHL/TG-GDĐT ngày 24 tháng 6 năm 2016 của
Ban Tuyên giáo Thành ủy và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vĩnh Long về việc tổ chức
triển khai bồi dưỡng chính trị hè năm 2016 cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục
và đào tạo thành phố Vĩnh Long.
Bản thân tôi đã học tập và quán triệt được một số nội dung cơ bản sau:
1. Kết quả học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: nhận thức của cá nhân
về những nội dung cơ bản được thể hiện qua 03 chuyên đề được học như:
a. Nhận thức về các điểm mới của Nghị quyết được thể hiện trong báo cáo chính trị
Văn kiện Đại hội XII có những phát triển mới như: định hướng và giải pháp đổi mới
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, xác định đặc trưng cơ bản của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện đại và hội nhập quốc tế dưới sự quản lý của
Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu thực hiện là “ Tăng cường
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền
vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực
và trên thế giới.”
Văn kiện Đại hội XII nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm như: (1) Tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu
hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là


đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (2) Xây
dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy
mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. (3) Tập trung thực hiện các giải
pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ),
cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh
nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công. (4)
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm
an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối
ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều
kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. (5) Thu hút, phát
huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo
đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và
giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết

toàn dân tộc. (6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung
xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng
môi trường văn hoá lành mạnh.
b. Những định hướng trong phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2016-2020)
Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội
(1) Tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế xã hội.Vấn đề
này được thể hiện ở những luận điểm sau: Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, vận hành đầy
đủ, đồng bộ hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng.
(2) Đảm bảo phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không
ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Nó được thể hiện ở các yếu
tố: phát triển hài hòa gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, môi trường và đảm bảo
quốc phòng an ninh, giữ vững hòa bình, ổn định xây dựng đất nước.


(3) Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng cách nâng cao hiệu quả
quản lý, tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường, phát huy mạnh mẽ
quyền dân chủ, quyền con người, xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động và trách
nhiệm.
Nhiệm vụ và giải pháp
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu
quả và sức cạnh tranh.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ.
Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quả lý tài
nguyên và môi trường.
Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quảng lý nhà nước và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của
người dân trong phát triển kinh tế xã hội, đi đôi với tuân thủ pháp luật.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ vững chắc chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi
trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
c. Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI)
Trong 5 năm tới cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sau: (1)
Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên; (2) Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; (3) Tiếp tục đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng, kiên định về mục tiêu, lý tưởng cách mạng; (5) Thực hiện kiểm điểm
tự phê bình và phê bình và phê bình hàng năm trong cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV; (5) Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương IV.


2. Vận dụng các nội dung của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào công việc chuyên
môn của bản thân vào hàng năm để thực hiện như sau:
Về tư tưởng chính trị: Luôn chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; vận động gia đình, đồng nghiệp và học sinh các lớp mình đang giảng
dạy chấp hành tốt quy định của địa phương.
Về phẩm chất đạo đức lối sống: Luôn cố gắng giữ gìn sự đoàn kết, sống lành mạnh,
giản dị, trung thực và lắng nghe tiếp thu nguyện vọng của học sinh, ý kiến của phụ huynh.
Về mặt chuyên môn: Bản thân tôi là một giáo viên, tôi rất quan tâm đến nhiệm vụ thứ 6
của Nghị quyết Đại hội XII: “ Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm
việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh”.
3. Giải pháp, biện pháp thực hiện:

Giải pháp thực hiện: Thực hiện nghiên cứu và vận dụng tư tưởng của triết học duy vật
biện chứng, tâm lý học, giáo dục học, các lý thuyết dạy học nhằm xây dựng mục tiêu năng lực
cần đạt; lựa chọn nội dung dạy học và phương pháp dạy học; thực hiện dạy phương pháp học,
thực hiện tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận, phát triển năng lực người học; phát triển
chương trình môn học và đánh giá chuẩn đầu ra.
Biện pháp thực hiện: Thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới, cụ
thể về mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị. Trong đó, về mục tiêu kiến thức cần xác
định rõ nội dung học là gì? Mô hình thực tế nó là gì? Trình bày được cách thể hiện nội dung để
chính bản thân hiểu và người khác hiểu; về mục tiêu kỹ năng người học biết vận dụng nội dung
được học vào thực tế, biết xác định mối quan hệ giữa nội dung học với các đối tượng liên
quan; về thái độ là có ý thức sử dụng kiến thức đã học vận đụng vào thực tiễn cuộc sống; về
giá trị thấy được vai trò của nội dung được học trong thực tiễn và biết sử dụng đúng lúc, đúng
thời điểm. Một việc làm không dễ thực hiện, là người dạy phải xây dựng được các tiêu chí đo
về kiến thức, kỹ năng, thái độ và bộ công cụ đánh giá khả năng vận dụng chúng trong học tập,
trong đời sống thực tiễn.
4. Đề xuất, kiến nghị
Được trang bị các sách chuyên khảo về tâm lý học, giáo dục học, tạp chí khoa học.
Phường 3, ngày 20 tháng 08 năm 2016
NGƯỜI VIẾT
(ký và ghi rõ họ tên)



×