Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KINH DOANH BÁO CHÍ KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BAO CHÍ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.21 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG KINH DOANH BÁO TUỔI TRẺ TẠI THỪA THIÊN HUẾ
1. Khái niệm kinh doanh và kinh doanh báo chí
1.1.
Khái niệm kinh doanh
- Theo Wikipedia: Kinh doanh (Business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức
nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như:
• Quản trị
• Tiếp thị
• Tài chính
• Kế toán
• Sản xuất
- Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005: Kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Theo Từ điển tiếng Việt (2003) của Viện Ngôn ngữ học, kinh doanh là “tổ chức
việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi”.
1.2.
Khái niệm kinh doanh báo chí
Từ những khái niệm về kinh doanh, có thể hiểu kinh đưa ra định nghĩa về kinh
doanh báo chí: Kinh doanh báo chí là việc các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện các
công đoạn của quá trình thu thập tin bài, in ấn và phát hành, tiêu thụ ấn phẩm, quảng
cáo và dịch vụ trên báo chí. (Cái ni tự định nghĩa, Bông xem lại thử hi.)

2. Thực trạng kinh doanh báo Tuổi Trẻ tại Thừa Thiên Huế
2.1.
Vài nét về báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh và gồm các ấn phẩm:
• Tuổi Trẻ: (nhật báo)
• Tuổi Trẻ Cuối tuần
• Tuổi Trẻ Cười


• Tuổi Trẻ Online
• Tuoitrenews
• Áo trắng
• Tuổi Trẻ Mobile
1


• Tuổi Trẻ Media Online
Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên
phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại
55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh). Văn phòng chính
của Tuổi Trẻ nay đặt tại số 60A, đường Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin in roneo của
sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ những ngày Chiến tranh Việt
Nam.
Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ bảy) với
số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10-08-1982, Tuổi Trẻ tăng lên ba kỳ phát hành mỗi
tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày 16-01-1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000 tờ mỗi kỳ.
Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm 1990. Ngày 01-011984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số
lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ
vào cuối năm đó.
Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ tư và thứ hai
lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10 năm 2002. Báo điện tử
Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12 năm 2003 . Chưa đầy hai năm sau,
TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các
website tiếng Việt trên thế giới.
Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật báo khi
được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo Tuổi Trẻ Chủ

Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000 bản/kỳ).
Ngày 03-08-2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất những
chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát sóng với các kênh
truyền hình trong nước.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in màu toàn bộ
20 trang) phát hành lần đầu tiên . Cũng là tờ báo in màu toàn bộ đầu tiên tại Việt
Nam.
2


Ngày 18-06-2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó là Tuổi Trẻ Mobile
vào tháng 09 năm 2010.
Báo có 9 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha
Trang, Đà Lạt, Đắk Lắk và Cần Thơ.
Tuổi trẻ được in cùng lúc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá. Báo có 20 trang, in 2 màu. Riêng ngày Chủ nhật,
báo được in bốn màu. Tuổi Trẻ có trên 40 trang quảng cáo mỗi ngày, có ngày lên đến
88 trang, có tuần 312 trang.
Tuổi Trẻ đã trở thành mạng lưới bán báo có năm vị trí hạng nhất trong báo in cả
nước:
- Hệ thống đại lý ba cấp nhiều thành phần kinh tế đông đảo nhất (trên 500 tổng đại
lý). Từ khởi đầu chỉ có gần 100 đại lý tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát hành
Tuổi Trẻ đã mở rộng và kết nạp thêm các công ty bưu chính và công ty phát hành tư
nhân vào hệ thống đại lý Tuổi Trẻ trên khắp cả nước.
- Mạng lưới phát hành rộng mạnh nhất (6.234 điểm bán trên cả nước, 04.2009).
Trong đó, mạng lưới dày đặc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quận Một,
Quận Ba, Quận Năm. Có nơi cứ 100 người dân mua 40 tờ Tuổi Trẻ.
- Số lượng báo dài hạn cao nhất (102.000 tờ) do các công ty bưu chính, đại lý tư
nhân và cả phát hành Tuổi Trẻ cùng thực hiện.
- Ra báo sớm nhất trên toàn quốc. Tuổi Trẻ đã được in cùng lúc tại 7 nơi Thành

phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ và Rạch Giá. Trong
tương lai, Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục được in tại một số tỉnh lỵ lớn để đáp ứng nhu cầu đọc
báo sớm của bạn đọc và đi xa hơn vào các vùng sâu.
- Bảng hiệu Tuổi Trẻ nhiều nhất trên các sạp báo. Trong 6.234 điểm bán trên toàn
quốc, chỉ có gần phân nửa có thể làm bảng hiệu thì bảng hiệu Tuổi Trẻ đã chiếm 1.300
sạp, tiệm. Con số này đang tiếp tục được nâng cao.
2.2.
Thực trạng kinh doanh báo Tuổi Trẻ
Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm lực kinh tế
thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam.
Ở Huế, đây là một trong những tờ báo có mức tiêu thụ vào loại lớn nhất. Hoạt động
kinh doanh báo Tuổi trẻ bao gồm:
1. Bán báo in
3


Lượng phát hành mỗi ngày: khoảng 400.000 bản/toàn quốc, gần 3.000 bản tại
Thừa Thiên Huế. Có một số thời điểm có lượng phát hành tăng lên (ngày lễ, mùa thi
Đại học,..)
Báo được chuyển từ nhà in Đà Nẵng về Huế bằng phương tiện vận chuyển riêng.
Khoảng 5h – 5h30, báo có mặt tại các đại lý và quầy báo trong thành phố Huế.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng cộng gần 200 đại lý sạp, quầy bán báo
lớn nhỏ. Theo khảo sát của nhóm, tại thành phố Huế có 7 đại lý lớn, hơn 70 quầy bán
báo vừa và nhỏ có bán báo Tuổi trẻ.
Có 7 đại lý lớn đó bao gồm:
- Bưu điện số 8 Hoàng Hoa Thám
- Đại lý Hồng Loan – chung cư Đống Đa
- Đại lý Doãn Hồng – 155 Phan Đình Phùng
- Đại lý Quỳnh Giao – 19/7 Phan Đình Phùng
- Đại lý anh Hải – khu Bãi Dâu

- Đại lý anh Hưng – 21/5 Thạch Hãn
- Đại lý anh Thuộc – 76 Lê Viết Lượng
Các quầy báo khác được phân bố trên các tuyến đường trong thành phố. Trong đó,
ở khu vực Bắc sông Hương có hơn 30 quầy, Nam sông Hương có hơn 40 quầy. Khoảng
phân nữa số quầy bán từ 5-6 tờ/ngày, nữa còn lại bán 2-3 tờ/ngày.
Văn phòng có 4 nhân viên làm nhiệm vụ giao báo, có khoảng 40 người bán báo dạo
trên địa bàn tỉnh.
Các đại lý được hưởng 20% hoa hồng và bán báo với giá 4.000đ/1 tờ.
Các sạp báo nhỏ và bán báo dạo, không có hoa hồng => bán 5.000đ/1 tờ.
Khảo sát tại thị xã Hương Thủy: có tổng cộng 6 quầy bán báo Tuổi Trẻ:
- 670 Nguyễn Tất Thành: nhập 12 tờ/ngày
- Số 382 đối diện chợ Dạ Lê: nhập 10 tờ/ngày
- 908 Nguyễn Tất Thành: nhập 5 tờ/ngày
- 938 Nguyễn Tất Thành: nhập 8-10 tờ/ngày
- 1199 Nguyễn Tất Thành (hiệu sách Bút Việt): nhập 5 tờ/ngày.
- Bưu điện thị xã Hương Thủy: nhận báo đặt, khoảng 11 tờ/ngày.
=> Báo có mặt ở Hương Thủy từ 5h-5h30 sáng
Khảo sát tại thị xã Hương Trà:
- Nhà sách Hương Trà: 5 tờ/ngày
- Sạp báo đường Trần Nhân Tông: 5 tờ/ngày
- Quầy sách đường Tố Hữu: trước đây có 1 tờ/ngày. Nay không bán.
=> Báo có mặt ở Hương Trà từ 8h-8h30 sáng.

4


Ngoài việc mua báo tại các sạp, quầy, đại lý, có …. khách hàng đặt báo dài hạn
(theo quý, năm). Có 3 địa điểm tiếp nhận khách hàng đặt báo dài hạn: văn phòng Tuổi
Trẻ, các bưu điện và các đại lý lớn.
Doanh thu từ bán báo mỗi tháng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế của báo Tuổi trẻ

khoảng 300 triệu đồng.
2. Quảng cáo
Trong tất cả các báo in hiện nay, Tuổi trẻ là một trong các tờ báo có số trang
quảng cáo dày và doanh thu từ quảng cáo nhiều nhất.
Trong một tờ Nhật báo, quảng cáo chiếm … tờ, trong đó có… tờ quảng cáo miền
Trung.
Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong tiềm lực kinh tế Tuổi Trẻ. Năm 1992,
quảng cáo Tuổi Trẻ thu được 1,8 tỉ đồng. Đến năm 2009, con số này là 500 tỉ đồng,
chiếm gần 30% thị phần quảng cáo trong báo in cả nước. Ngoài trang quảng cáo toàn
quốc, Tuổi Trẻ còn có các trang quảng cáo nhanh, giá rẻ tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ.
Giá quảng cáo ở miền Trung rẻ hơn nhiều so với quảng cáo toàn quốc nên được
nhiều doanh nghiệp, công ty đăng kí quảng cáo.
Cụ thể:

5


Trong khi đó, giá quảng cáo miền Trung lại rẻ hơn rất nhiều:

3. Tổ chức sự kiện và các hoạt động xã hội
Báo Tuổi trẻ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động xã hội vừa nhằm mục đích từ thiện,
vừa để quảng cáo và nâng cao vị thế cho tờ báo.
Các hoạt động mà Tuổi trẻ đã tổ chức gồm 2 mảng:
- Hoạt động trên mặt báo: Các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi như
Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nét bút tri ân, cuộc thi sống xanh,….
- Hoạt động sau mặt báo: Trao các học bổng (tiếp sức đến trường, học bổng cho
con người bán báo, học bổng bạn tôi – người vượt khó,…), các hoạt động từ thiện, góp
đá xây Trường Sa, tư vấn tuyển sinh,…
Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt động từ thiện - xã hội của báo Tuổi Trẻ

khá mạnh.
Hàng ngày, báo nhận được khá nhiều tiền và hiện vật ủng hộ của độc giả cả nước
cho các mục tiêu từ thiện. Báo định kỳ công bố về các đóng góp này một cách công
khai. Các ủng hộ này đã làm thay đổi được số phận của nhiều cá nhân, nhiều gia đình.
Tại Huế, các hoạt động trên cũng đều diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều sự quan tâm
của bạn đọc
Tổng kết hoạt động kinh doanh báo Tuổi trẻ tại Huế:
6


Do sự phát triển của báo mạng nên sản phẩm báo in bán ra trong những năm gần
đây có ít đi. Doanh thu của báo vẫn dựa trên quảng cáo là chính (để thu lợi nhuận, trả
nhuận bút và bù lỗ khâu in ấn và phát hành báo in). Năm 2012, doanh thu của toàn
miền Trung là …tỉ đồng, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế là đồng.
2.3. So sánh tình hình bán báo in của Tuổi Trẻ trên thành phố Huế so với một
số báo khác và các địa bàn khác
Qua khảo sát, nhóm phát hiện được một số điểm giống và khác nhau về tình hình
bán báo in tại thành phố Huế và các địa phương giữa báo Tuổi Trẻ và một số báo
khác:
Thứ nhất là điểm giống nhau, đa số các báo có trụ sở văn phòng đại diện tại Huế
thì có số lượng bán ra lớn, số lượng các sạp báo, điểm bán báo và số lượng người bán
dạo nhiều.
Ví dụ: Các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ,…thường có số lượng phát hành lớn, số sạp
báo và người bán báo dạo nhiều hơn các tờ báo khác.
Những báo có thể trả lại thường được các sạp báo ưu tiên lựa chọn để bán,
những tờ báo khác dựa trên nhu cầu trung bình của người đọc mà các sạp báo đặt
trước.
Thứ hai là tình hình kinh doanh có những điểm khác nhau:
- Khác nhau giữa thành phố Huế và các huyện, thị xã: Ở thành phố Huế do tập
trung đông dân cư, trình độ dân trí cao hơn và thói quen đọc báo nên số lượng người

đọc báo cũng cao hơn, tốc độ bán cũng nhanh hơn, ờ nhiều điểm thì chỉ trong khoảng
buổi sáng đã bán hết báo. Trung bình ở các huyện, thị xã chỉ có 4 – 6 sạp báo (thậm chí
ít hơn) thì mỗi tuyến đường ở thành phố Huế đã có đến 1-2 sạp báo (trung bình
chung).
Ví dụ: Đường Ngô Quyền có 2 sạp báo, số lượng người bán báo dạo ở tuyến đường
này cũng khá nhiều trong khi đó địa phương gần thành phố Huế nhất, cũng là thị xã
phát triển nhất của Thừa Thiên Huế là Hương Thủy chỉ có 6 sạp báo.
- Khác nhau giữa Báo Tuổi Trẻ và các báo khác.
+ Về số lượng: Báo Tuổi Trẻ có số lượng phát hành lớn, nhưng chỉ bán chạy hơn so
với một số báo khác như các báo tuần (Pháp Luật và thời đại, xa lộ pháp luật, báo phụ
nữ, …) trong địa bàn thành phố Huế còn ở các địa phương khác báo Tuổi Trẻ vẫn chưa
7


chiếm ưu thế. Trái lại Báo Bóng đá có số lượng bán ra nhiều hơn so với báo Tuổi Trẻ
kể cả thành phố lẫn các huyện thị, đặc biệt ở những quán cà phê số lượng người đọc
báo Bóng đá rất lớn.
Ví dụ: Ví dụ: ở Hiệu sách Bút Việt (Số nhà 1199, đường Nguyễn Tất Thành, thị trấn
Phú Bài) chỉ nhập 5 tờ Tuổi Trẻ mỗi ngày nhưng thường bán hết 40 tờ Bóng đá, ngày
có những trận bóng đá hay con số đó phải lên quá 50.
So với báo Thanh Niên, số lượng người đọc báo Tuổi Trẻ ở thành phố Huế ít hơn,
nhưng ở một số địa phương như thị xã Hương Thủy tờ báo này được ưu tiên lựa chọn
vì thể trả lại nếu không bán hết.
Ví dụ: Ở thị xã Hương Thủy có 6 điểm bán báo thì có đến 2 điểm chỉ bán báo Tuổi
Trẻ và Bóng Đá là Ông Lê Văn Vang (Số nhà 670, đường Nguyễn Tất Thành, Phường
Thủy Châu) và Lê Thị Thoại (Số nhà 908, đường Nguyễn Tất Thành, Thị trấn Phú Bài)
với lí do Báo Tuổi Trẻ bán không hết có thể trả lại còn Thanh Niên thì không trả được.
+ Về tốc độ bán báo: Báo Tuổi Trẻ có tốc độ bán khá chậm, đặc biệt ở ở các địa
phương xa thành phố. Lí do của điều này là những thông tin của báo Tuổi Trẻ đa số
được giới trẻ thích đọc nhưng lựa chọn của họ thường là đọc trên mạng hoặc qua điện

thoại di động. Nội dung các báo khác như Pháp Luật, Bóng đá, các ấn phẩm khác của
báo Tuổi Trẻ như Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ chủ nhật thường đến một nhóm đối tượng
nên nhóm đối tượng này thường xuyên chọn mua rất nhanh khi báo phát hành hoặc
thường đến các sạp báo dặn báo trước.
Ví dụ: Theo khảo sát báo ở những mùa giải ngoại hạng Anh, Euro, World Cup
người bán báo có thề nắm được số lượng khách sẽ mua bao nhiêu tờ Bóng đá để nhập
hàng. Hay các số báo Pháp Luật (Pháp Luật và thời đại, Đời sống pháp luật, xa lộ pháp
luật) nhiều điểm bán ở Hương Thủy dựa trên số lượng người dặn báo để gọi điện
thoại đặt số lượng với đại lí.
+ Về doanh thu: Doanh thu từ báo Tuổi Trẻ là lấy 3.700 đồng/ tờ bán ra 5.000
đồng/tờ, với các đại lý lấy số lương lớn được hưởng thêm hoa hồng nên số tiền lấy
báo chưa đến 3.000 đồng/tờ lãi 1.300 – 2.000 đồng/tờ. Với các tờ tuần báo Pháp luật
báo thường được lấy với giá 6.800 đồng/tờ bán ra 8.000 đồng/tờ thu lãi 1.200
đồng/tờ.
8


+ Về hoat động lấy hàng: Người bán báo Tuổi Trẻ thường đến bưu điện Tỉnh để lấy
hoặc có xe lưu động đến bỏ báo. Với các Tuần báo đa phần phải tự liên hệ đặt báo và
lấy tại Quầy báo Bưu điện Tỉnh.
Ví dụ: Các sạp báo bán báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên ở Hương Thủy thường được xe
báo từ Đà Nẵng chở ra bỏ báo từ 5-5giờ 30 phút mỗi sáng. Các tuần báo thì chủ sạp
báo tự đặt hàng ở quầy Bưu điện tỉnh và đến lấy mỗi tuần 2 lần
3. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
1.1.
Ưu điểm
- Phạm vi phát hành rộng (cả tỉnh có khoảng 200 sạp và quầy bán báo lớn nhỏ),
qua nhiều cấp đại lý.
Thông số:
Nguồn cung ứngSố lượng

Tổng tiêu thụ
Địa lý độc quyền/lớn 6 sơ sở
-bao nhiêu tờCơ sở bán lẻ
-Qua điều traNgười bán lẻ
-Qua điều tra- Đội ngũ bán báo từ các cấp được quan tâm (các đại lý được hưởng hoa hồng
20%, các học bổng để tri ân người bán báo,…)
Tuổi trẻ tháng 8 vừa qua đã trao 11 suất học bổng trị giá 22,5 triệu, trong đó 10
suất (2 triệu đồng/suất) dành cho học sinh tiểu học và một suất (2,5 triệu đồng/suất)
dành cho học sinh THCS cùng quà tặng của báoTuổi Trẻ được trao tận tay cho các em
là con của những người bán báo dạo tại Tỉnh TT-Huế. Con số này ở Miền Trung là 35
suất trị giá 74 triệu đồng được trao cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là con
người bán báo dạo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đạt thành tích tốt trong học tập,
biết vươn lên trong cuộc sống.
- Báo bán không hết có thể trả lại (trường hợp Tuổi trẻ kí gửi).
Theo ghi nhận, Tuổi trẻ ưu tiên tối đa cho những đại lý, cơ sở cung ứng thường
xuyên với số lượng báo bất kỳ được hoàn lại số tiền đặt báo. Những địa điểm báo báo
Tuổi trẻ trên địa bàn thành phố Huế đã biết tới thông tin này, tuy còn một số vẫn chưa
nhận biết, đang được lưu ý cấp tốc báo cáo số lượng. Đây là một động thái tạo uy tín
giữa người bán và người mua rất đáng khen.
- Tuổi trẻ làm các bano, áp phích để quảng cáo (Tuổi trẻ - thong tin của bạn) =>
điểm nhấn.

9


Được đưa về các đại lý, bưu điện có tiêu thụ báo Tuổi trẻ, cả những cơ sở nhỏ của
tư nhân.
- Tổ chức nhiều chương trình, sự kiện để giữ vững và nâng cao uy tín tờ báo (Góp
đá xây Trường Sa, các hoạt động công tác xã hội, trao học bổng, tư vấn tuyển sinh,..)
Bạn đọc quan tâm đến chủ quyền đất nước về hai quần đảo Hoàng Sa – Trường sa

không thể bỏ qua chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi trẻ vẫn còn sức
nóng. Hằng năm, các em học sinh 12 chuẩn bị thi đại học lại được báo Tuổi trẻ quan
tâm tổ chức Tiếp sức mùa thi, đây là cơ hội tiếp súc thực tế giữa thí sinh vào các
trường ĐH uy tín trước khi chọn ngành nghề trong tương lai, cùng đều do báo Tuổi
trẻ sắp xếp, tạo điều kiệ. Những hoạt động đều hết sức thiết thực, mang tính cộng đồng
đã tọa một sự tin cậy với công chúng, những ai quan tâm đều luôn theo dõi tờ báo, đây
cũng góp phần vào kinh doanh bản báo của báo Tuổi trẻ.
- Báo được in từ Đà Nẵng => vận chuyển đến Huế sớm => nhanh chóng đến tay
bạn đọc.
Huế gần điểm in ấn thứ ba của tờ báo, từ Đà Nẵng, Huế là địa phương phía bắc
được đón tay tờ báo sớm nhất (dự kiến từ 5 giờ đến 5 giờ 30 sáng đã có báo, không kể
bạn đọc tại hai trung tâm in ấn Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh).
- Nhiều sạp báo vỉa hè, người bán dạo => tiện dụng, tăng khả năng tiếp thị
- Có văn phòng đại diện tại Huế => dễ dàng trong việc phát hành, công tác quảng
cáo, tiếp đón bạn đọc,..
Văn phòng đại diện mang lại cho Huế nhiều ưu tiên: có đội ngũ phóng viên làm báo
thường trực, đảm bảo thông tin không bị gián đoạn, bỏ sót; bạn đọc có thể dễ dàng
tham gia như một phóng viên của tờ báo, cung cấp thông tin và được phản hồi nhanh
chóng khi có ý kiến, góp ý, bình luận hay trao đổi… như vậy, thông tin của tờ báo
không chỉ gần gũi với địa phương có cơ quan địa diện mà còn thân thiết hơn vì công
chúng được tham gia công tác làm báo.
Tại địa phương có cơ quan đại diện, như báo Tuổi trẻ, công tác phát hành diễn ra
cũng thông suốt hơn, chặt chẽ hơn, từ trên xuống: qua đại lý - .. - … - … (từng bước như
nào). Điều này đóng vai trò then chốt giữ cho dòng chảy của tờ báo đến bạn đọc được
liên tục, dễ kiểm soát.
- Giá quảng cáo khu vực miền Trung rẻ hơn các khu vực khác.
(C ko hiểu ý ni nơi)
10



- Có nhiều hoạt động để tri ân khách hàng…
(ko phải nói ở trên rồi à)
- Có nhiều ấn phẩm, tạo thương hiệu lớn: nhật báo, Tuổi trẻ cuối tuần, Tuổi trẻ
cười, tuần san Áo trắng,…
Thương hiệu của báo Tuổi trẻ được củng cố và nhân rộng nhờ các ấn phẩm, phụ
trương vốn hoạt động trong lĩnh vực và đối tượng của mình cũng đã rất thành công.
Vào các thời điểm ấn hành khác nhau (nhật báo hàng ngày, Tuổi trẻ cười 2 số/tháng,
Tuổi trẻ cuối tuần, số Xuân…), Tuổi trẻ lại mang đến sắc màu sự kiện đa dạng, cô đọng
hơn, sâu sắc, hấp dẫn hơn: bạn đọc giải trí bằng góc nhìn châm biếm từ Tuổi trẻ cười;
nhật báo sắc gọn, kịp thời; Tuổi trẻ cuối tuần tổng hợp sâu,.. công chúng không bao
giờ bị bỏ qua cơ hội được thông tin đa dạng, phong phú – đây là điểm mấu chốt giữ
cho lượng độc giả không ngừng ổn định và tăng trên toàn ấn phẩm và báo Tuổi trẻ.
- Hình thức đẹp, khổ báo vừa phải, quảng cáo rời => dễ tiếp nhận.
??? ý ni hiển nhiên quá, Thanh Niên cũng làm được.
2.3.
Hạn chế và nguyên nhân
- Có một thực tế rằng, nhiều người bán báo ở các sạp hiện nay chưa thực sự
nhiệt tình trong việc bán hết báo TTmà họ đã đặt. Nguyên nhân là do có thể trả lại báo
cũ cho đại lý. Tuy đây cũng là một nét hay của báo TT nhưng cũng gây hạn chế về việc
kích thích tiêu thụ hết báo. Tâm lí của người bán hàng thường đề cao mục đích có lợi
cho bản thân hơn, do vậy nếu bán không hết báo mà có thể trả lại thì họ lại không quá
bận tâm đến việc phải cố gắng tiêu thụ hết báo. Điều đó vô tình cũng làm cho kinh
doanh báo TT một phần hạn chế số lượng bán ra.
- Báo TT có trang báo online, tuy đây là xu hướng tích cực của báo chí toàn cầu,
nhưng cũng do việc này mà việc bán báo in bị giảm sút so với thời gian trước. Hầu hết
các sạp báo khi hỏi về lí do báo bán ít hơn trước đều cho đây là lí do chính. Đối tượng
người mua có điều kiện sẽ không thể giữ chân họ mua báo in được vì họ có thể xem
báo mạng tại nhà hoặc cơ quan. Do đó, một lượng khách mua báo xưa nay giảm sút rõ
rệt. Rõ ràng việc ra đời nhiều loại hình báo chí của cùng một cơ quan báo như TT cũng
có hạn chế là buộc phải chia sẻ công chúng ra, một lượng người đọc sẽ chuyển sang

đọc báo mạng, tất nhiên việc bán báo in sẽ hạn chế lại phần nào cũng vì thế.
11


-

Trong cùng một sạp báo, bên cạnh báo TT là hàng loạt các tờ báo khác, đặc biệt

là các báo có tính chất gần giống TT như Thanh niên, Tiền phong, do vậy, một khi có
nhiều lựa chọn cùng chủng loại với nhau thì lượng người mua cũng sẽ bị phân chia ra
cho các báo. Báo TT phải chịu sự cạnh tranh mạnh với các báo đó.
- Thực tế khảo sát cho thấy, các sạp báo bán chạy nhất là các tờ Bóng đá, Pháp
luật, Hoa học trò… Đó là các báo có sự khu biệt đề tài và đối tượng tiếp nhận rõ ràng,
tạo nên thương hiệu, họ thu hút mạnh mẽ đối tượng quan tâm đến tiếng nói riêng của
báo họ. Trong khi đó, báo TT mang tính khuynh hướng cao, nhiều chuyên mục, nhiều
chủ đề, đối tượng hướng đến rộng,.. đây tuy là tính chất của báo thời sự nhưng các
thông tin thời sự không phải chỉ mình TT đưa tin, và chưa kể các trang báo mạng,
phát thanh, truyền hình cũng thi nhau đưa tin, do đó công chúng đã có lượng thông tin
đủ khi không phải đọc TT. Cái họ quan tâm sau thời sự sẽ là các chủ đề họ yêu thích,
nói về chính họ, do đó báo TT sẽ không thu hút người mua bằng các báo khu biệt trên.
Đứng trước một sạp báo với vô vàn thông tin, thì công chúng sẽ lựa chọn những tờ
báo chuyên biệt trước, sau đó đến các nhật báo tin tức như TT. Thậm chí để lựa chọn
một tờ báo để “rút hầu bao” ra mua thì họ thường có xu hướng không chọn báo tin tức
như TT vì các thông tin trên đó có thể xem ở những phương tiên khác.
- Vận chuyển qua nhiều khâu trung gian: để đến được với người mua, tờ báo TT
tại Huế phải đi qua một quá trình vận chuyển khá nhiều khâu trung gian: từ Đà Nẵng
– Huế - các đại lí – các sạp báo lẻ - các người bán báo vùng xa. Do đó, ở những vùng xa
trung tâm thành phố, tờ báo mất một thời gian khá dài mới đến được với công chúng.
Điều này vô tình làm giảm đi mạnh mẽ tính chất thời sự nóng hổi của TT, lúc đó, một
lượng công chúng đã không được tiếp cận với TT sớm và trước, và do đó báo bán

chậm hẳn đi. Trang bị vật chất kĩ thuật cho phóng viên ở Huế còn chưa thật sự hiện
đại và đồng bộ….
- Mức độ phủ sóng poster, banner còn ít

3. Giải pháp.
Báo Tuổi trẻ là tờ báo có lượng độc giả lớn và tương đối ổn định, nhưng quy
luật cạnh tranh đòi hỏi phải đổi mới và sàng lọc. Và thực tế báo in đang dần hình
12


thành những xu hướng mới để thích nghi và cạnh tranh với các loại hình cạnh tranh
khác.
- Lồng ghép, tương hỗ lẫn nhau giữa báo điện tử và báo giấy: trang điện tử Tuổi
trẻ được đánh giá là 1 trong 7 website báo chí đông đảo lượng truy cập nhất cả nước,
muốn độc giả bỏ thói quen chuộng báo điện tử là không thể, nhưng dẫn dắt độc giả
đến với báo in qua trang điện tử là có thể. Bằng cách tận dụng lợi thế đưa thông tin
nhanh nhạy, chạy hàng tít và đầu đề của vấn đề, dừng lại ở đó đồng thời lưu ý độc giả
ở số báo sau. Việc này vừa có lợi cho tòa soạn, có nhiều thời gian đầu tư cho trang viết
(thường thông tin quan trọng), vừa gây được sự tò mò đón đọc của công chúng, lợi về
tiêu thụ.
- Xu hướng thông tin nhiều cửa: độc giả báo in không có sẵn các tủ thông tin đồ
sộ trên như báo điện tử vì thiếu đi sự hỗ trợ của kết nối Internet ngay trong trang báo
của mình. Cách này tờ báo in trình bày thông tin hấp dẫn từ trong nội dung: kết hợp
text, ảnh, bảng, biểu đồ, hộp thông tin… Tuổi trẻ là tờ báo năng động trong khía cạnh
này, dễ bắt kịp xu thế hiện đại. Tâm lý tiếp nhận chung của độc giả dù báo in hay báo
điện tử đều không khác nhau, độc giả muốn nhiều nguồn thông tin bổ trợ, có ích cho
họ, nhưng báo in khó khăn vì khổ báo, kích thước tin bài không cho phép vượt quá quy
định của toàn tờ báo, Tuổi trẻ muốn cạnh tranh với báo điện tử và những tờ báo in
khác cần chú trọng đến thông tin nhiều cửa. Đáp ứng nhu cầu bắt mắt và có ích này
cho độc giả thì sẽ giữ chân được công chúng của mình.

- Tăng đội ngũ phát hành báo chuyên nghiệp.
- Tăng quảng cáo, áp phích báo Tuổi Trẻ cho các địa điểm tiêu thụ báo.
- Báo TT nên chú ý hơn về khâu quảng cáo thương hiệu của mình bằng việc tìm
cách đập vào tầm nhìn công chúng tên gọi của mình nhiều hơn. Ví dụ, họ có thể quảng
cáo báo TT trên các ba nô quảng cáo nơi công cộng. tuy viêc này có thể tốn kém chi phí
quảng cáo nhưng mặt khác, họ có thể dễ dàng xuất hiện rõ và nhiều hơn trong lòng
công chúng, thể hiện được qui mô của tờ báo, thể hiện được đẳng cấp và mức độ ảnh
hưởng của mình.
- Thu hút và mở rộng đối tượng đọc báo TT. Ví dụ, đối tượng sinh viên trên địa
bàn thành phố Huế tương đối lớn, họ nên tìm cách tiếp cận và thuyết phục đối tượng
13


này bằng các cách như: giảm giá cho sinh viên đặt báo dài hạn, cấp thẻ Bạn đọc thân
thiết cho sinh viên được mua báo với giá rẻ hơn.
- Tăng cường in ấn các hình ảnh về báo tuổi trẻ và cho treo tại các sạp báo
- Thực hiện chính sách tặng báo miễn phí trong 1 khoảng thời gian ngắn.
- Thay vì qua nhiều khâu trung gian nên có phương thức vận chuyển nhanh và
đồng bộ hơn…
Liên hệ văn phòng Tuổi trẻ và hỏi bổ sung các thông tin: (Thông tin ở Huế)
-

Số lượng đặt báo cụ thể ở các đại lý là bao nhiêu? (cụ thể ở bưu điện và 6 đại lý

còn lại).
- Số lượng báo tồn sau 1 ngày là bao nhiêu?
- Doanh thu từ việc bán báo chiếm bao nhiêu %, quảng cáo chiếm bao nhiêu %
- Có khoảng bao nhiêu cơ quan tổ chức đặt báo và giá như thế nào (bao nhiêu 1
tờ)


-

Hỏi số liệu số báo phát hành ở Quảng Bình, Quảng Trị và Đà Nẵng…
Đội ngũ bán báo dạo bán nhiêu tờ/ngày
Hỏi lại số liệu doanh thu (hỏi kĩ doanh thu gì, thời gian)

14



×