Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận cao học môn lịch sử lý luận báo chí NHỮNG rào cản đối với sự PHÁT TRIỂN của báo CHÍ CHÂU PHI (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.53 KB, 28 trang )

BÀI TẬP LỚN
Môn: LỊCH SỬ BÁO CHÍ THẾ GIỚI
Đề tài: NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

BÁO CHÍ CHÂU PHI


Lêi nãi ®Çu
Châu Phi như một con số bí ẩn mà loài người vẫn chưa giải đáp
được hết, một miền đất hứa khơi dậy trí tò mò, sự ưa trải nghiệm,
muốn khám phá. Báo chí châu Phi là phần của cơ thể sống ấy, cũng
không hề giản đơn, cũng chuyển mình theo những biến hóa của con
số kia. Nằm trong sự vận động của lịch sử báo chí thế giới, lịch sử
báo chi châu Phi có rất nhiều điểm đáng lưu tâm. Đề tài này mong
rằng sẽ khám phá được một bộ phận của ẩn số châu Phi, bằng những
nhận định khách quan, cứ liệu xác thực, những phân tích, so sánh
logic.


A.

Mở đầu
I-

Lí do chọn đề tài
Lịch sử báo chí thế giới đã phát triển qua một chặng đường dài lâu

của lịch sử loài người nói chung. Được manh nha từ những hình thức
truyền khẩu – hình thức thông tin cổ xưa và bản năng nhất của loài người,
tiến bộ trong những bản chạm khắc đơn sơ đánh dấu sự phát triển trong tư
duy nhận thức của con người, đến những tờ giấy, những giọt mực in đầu


tiên trên thế giới tạo nên những tờ truyền đơn viết tay, cho tới khi tờ báo
đầu tiên “Relation” (Anh) ra đời, ấy cũng là chặng đường gian lao của
nhân loại để có thể định hình được loại hình phương tiện truyền thông đại
chúng thiết yếu cả con người – BÁO CHÍ.
Cho đến nay, lịch sử báo chí thế giới đã trải qua nhiều thời kì khác
nhau, gắn liền với những giai đoạn, những biến động của lịch sử. Ở mỗi
chặng đường nó đã đi qua, báo chí phác họa nên bức tranh tổng thể các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Chứng kiến sự thay đổi xã hội, con
người, báo chí lưu giữ lại trong tấm gương hiện thực của mình – những gì
nó đã phản ánh.
Báo chí thế giới chẳng những đặc thù cho mỗi thời kì lịch sử mà
còn riêng biệt cho mỗi vùng miền, quốc gia. Bởi báo chí tuy tồn tại độc
lập tương đối và phản ánh khách quan nhưng không bao giờ tách rời môi
trường nó phản ánh, ngược lại còn có bị tác động sâu sắc bởi các yếu tố
tự nhiên và xã hội của môi trường ấy và tác động trở lại làm thay đổi cấu
trúc hiện thực ấy. Qua sự phát triển của báo chí, ta thấy được trình độ
kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục của mỗi đất nước trong tổng quan xu
hướng phát triển của khu vực và thế giới. Ví dụ khi nghiên cứu đặc điểm
báo chí châu Á và châu Mỹ, nhất là sự thực hiện tự do báo chí, ta dễ dàng
so sánh được đặc điểm chính trị của hai khu vực này: châu Á chính trị tập
trung, chi phối toàn bộ các lĩnh vực, nhất là khi ở khu vực này có các
nước chỉ một đảng cầm quyền, còn châu Mỹ sự chi phối của chính trị có
khuynh hướng đảng phái, phục vụ cho chế độ đảng.


Khi nghiên cứu lịch sử báo chí các khu vực, báo chí Châu Phi đã để
lại cho tôi nhiều suy nghĩ – một nền báo chí nền báo chí mang những đặc
điểm riêng rõ nét về một nền báo chí kém phát triển gồm nhiều thành
phần, đa sắc tộc và gắn liền với những diễn biến phức tạp của chính trị.
Đứng bên cạnh các khu vực khác, báo chí châu Phi nhỏ bé, đến mức mọi

so sánh đều là khập khiễng. Tuy nhiên chính vì điều này mà tôi quyết tâm
nghiên cứu đề tài “NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA BÁO CHÍ CHÂU PHI”. Hi vọng rằng với những tìm tòi của mình
phần nào có thể lí giải được những đặc điểm và xu thế của nền báo chí
khu vực này.
IIĐối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về báo chí châu Phi mà tập trung vào “những rào
cản” đối với báo chí khu vực này.

B.

III1.
2.

Mục đích nghiên cứu
Hiểu rõ thêm về đặc điêm của báo chí châu Phi.
Hiểu và chỉ ra được những nguyên nhân của những đặc điểm

3.
IV1.
2.
3.
4.

đó(thiên về khó khăn)
Đề xuất hướng đi cơ bản để phát triển báo chí châu Phi.
Phương pháp nghiên cứu
Thảo luận (trên lớp, nhóm)
Khảo sát ý kiến (bạn bè, các thành phần xã hội khác)
Tài liệu (sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng)

Phân tích, so sánh

Nội dung
I-

Diện mạo chung của khu vực châu Phi
Châu Phi có diện tích khoảng 30.244.050 km2, dân số 800.000.000

người. Châu Phi được chia thành hai phần: Bắc Phi (phía Bắc sa mạc
Sahara) là nơi sinh sống của người Ả-rập, Nam Phi (phía Nam sa mạc


Sahara) nơi sinh sống của lực lượng
dân cư khác chi phối, được gọi là
người Phi hạ Sahara.
Châu Phi có khoảng 800 triệu
người chiếm 1/7 dân số thế giới, sinh
sống tại 54 quốc gia với nhiều màu
da, ngôn ngữ, nền văn hóa pha tạp lẫn
nhau. Ngoài ra châu Phi là một quốc
gia đa tôn giáo: khoảng 40% dân số
châu Phi theo đạo Kitô, khoảng 40% theo đạo Hồi, khoảng 20% theo các
tôn giáo châu Phi bản địa, một số nhỏ theo tín ngưỡng của Do Thái Giáo.
Châu Phi là “cái nôi” đầu tiên của loài người, tuy nhiên châu Phi lại
là châu lục bị thực dân phương Tây xâm chiếm lâu nhất. Hầu hết các
nước châu Phi đều trở thành thuộc địa (trừ Liberia và Ethiopia). Đến
những năm 60 của thế kỉ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập
tuy nhiên xung đột sắc tộc vẫn diễn ra và ngày càng gay gắt hơn.
Kinh tế châu Phi thuộc hàng kém phát triển nhất thế giới, tốc độ
tăng trưởng kinh tế chậm, thường xuyên xảy ra nạn đói, dịch bệnh. Tuy

một số nước trong khu vực có nguồn thu từ nguồn tài nguyên giàu có
(dầu mỏ, vàng, đá quý....) nhưng hầu hết vẫn chịu sự kìm kẹp của các
nước tư bản lớn và thiếu công nghệ nên dù kinh tế có lực thì cũng khó có
cơ hội phát triển nhảy vọt. Thêm vào đó thiên tai hoành hành, nội chiến
và xung đột sắc tộc làm cho tình hình châu Phi càng bất ổn hơn.
Từ những cứ liệu cơ bản trên đây có thể nhận định chung rằng
châu Phi là một châu lục chồng chất khó khăn, những bất lợi này sinh
ra, ràng buộc những bất lợi khác tạo thành vòng luẩn quẩn trong mọi lĩnh
vực, tạo nên tình trạng kém phát triển và bất ổn chung cho màu sắc châu


Phi. Những điều kiện như vậy ảnh hưởng rất lớn đến nền báo chí của lục
địa này.
II-

Đặc điểm của nền báo chí châu Phi
Báo chí châu Phi có xu hướng phát triển riêng ở mỗi nước nhưng

mang những đặc điểm chung cơ bản như sau:
1.

Lịch sử phát triển của báo chí gắn liền với lịch sử phát triển phức
tạp của chính trị
Như đã nêu ở trên, lịch sử châu Phi là quãng thời gian triền miên

bị xâm lược, thuộc địa bởi thực dân phương Tây như Anh, Pháp, Bồ Đào
Nha. . . Ngay khi “đánh hơi” được châu lục này, các nước thực dân đã
ráo riết xây dựng những cơ sở kinh tế đầu tiên. Năm 1482, người Bồ Đào
Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên (trong số nhiều trạm như thế)
dọc theo bờ biển Guinée ở Elmina...Mới đầu chỉ là mục đích về kinh tế

khai thác nguồn tài nguyên giàu có tiến tới áp đặt và nô dịch về kinh tế
đối này với châu lục về sau thực hiện cai trị hệ thống chính trị nơi đây.
Thực dân phương Tây sớm sử dụng báo chí như một công cụ để bành
trướng xâm lược thuộc địa ở đây.
Các ông chủ thực dân chủ yếu là các ấn phẩm truyền đạo như Ine
Irohi, Nigieria (1860-1867).
Họ cho thành lập những tập đoàn báo chí độc quyền như Africa
Standart (1902) nhằm chi phối thông tin, “phục vụ cho lợi ích” của nhân
dân, thể hiện sự “quan tâm” của nhà nước thực dân.
Về sau khi các đảng chống thực dân được thành lập, nhận thức
được vai trò của báo của trong sự nghiệp đấu tranh, họ đã cho ra đời
những ấn phẩm phục vụ cách mạng. Tại Dagomee, Đảng Liên minh tiến
bộ đã cho xuất bản 8 ấn phẩm thường kì, Liên minh Dân chủ Châu Phi có


2 ấn phẩm, các đảng khác là 5 và công đoàn cho ra 9 ấn phẩm. Báo chí đã
bắt đầu len lỏi và đóng góp tích cực vào đời sống và cuộc đấu tranh năm
1960 và hàng loạt những thắng lợi tiếp theo.
Có thể nói nền báo chí châu Phi chỉ thực sự bắt đầu từ đây mới thật
sự bắt đầu dù gặp vô vàn khó khăn – nền báo chí non trẻ, thiếu kinh
nghiệm, thiếu phương tiện kĩ thuật lại chịu tư tưởng thống trị lâu dài của
thực dân. Để khắc phục những khó khăn này, các nước châu Phi đã nỗ lực
xây dựng các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc, các hãng thông tấn quốc gia và
các tổ chức báo chí xuyên quốc gia: Liên đoàn các nhà báo châu Phi, Liên
đoàn các hãng thông tấn Ả-rập để chống lại sự áp đặt thông tin của các
quốc gia phương Tây.
Trong thập niên 70 của thế kỉ XX, đài phát thanh là phương tiện
truyền thông được ưa chuộng nhất châu Phi. Bên cạnh đó là sự hoạt động
của các loại hình khác. Đặc biệt là sự ra đời của hệ thống truyền thông
PANA – Phi (PANAAFTEL), Liên hiệp các công ty phát thanh và truyền

hình quốc gia, Liên minh quốc tế các nhà báo châu Phi (MSAJ) để tập
trung nguồn lực quốc gia và các khu vực trên lĩnh vực truyền thông. Tuy
vậy những khó khăn như tình trạng thiếu nhân lực có trình độ chuyên
môn, tỉ lệ dân mù chữ cao, thiếu thốn các phương tiện kĩ thuật hiện đại,
giá thiết bị tăng .... làm cho nhiều tờ báo phải xuất bản bản tin thay cho
báo hằng ngày thậm chí phải đóng cửa vì không trụ được. Tình trạng này
vẫn tiếp diễn ở thập niên 80. Châu Phi chỉ nổi lên một vài nền báo chí lớn
như Algieria , Ai Cập, Tuynidi, Ma-rốc...
Từ khi chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bị lật đổ ở Cộng hòa
Nam Phi , đồng thời Hội đồng tối cao về báo chí , chịu trách nhiệm theo
dõi “sự trong sạch” của báo chí cũng bị giải, nhà báo không còn bị đe dọa
vào tù vì từ chối tiết lộ thông tin, bạn đọc có quyền phản hồi thông tin,


nghĩa là đã có bước tiến mới trong “tự do báo chí” – tiêu chuẩn của nền
báo chí hiện đại.
Như vậy, từ việc bị chính trị hóa báo chí, bị thực dân áp đặt báo
chí, các nước châu Phi đã cố gắng và dần thoát ra khỏi sự áp đặt ấy, biết
dùng báo chí để làm chính trị. Tuy nhiên sự biến động phức tạp của chính
chính trị chủ yếu vẫn gây những khó khăn cho báo chí châu Phi.
2.

Báo chí châu Phi không đồng đều và nhìn chung là kém phát triển
Sự phát triển chênh lệch biểu hiện ở chỗ trong số 54 nước trong

khu vực thì chỉ có một vài nước có nền báo chí “đáng được nhắc đến”, đó
là : báo chí Angieria, Ai Cập, Ma-rốc, Tuynidi...


Báo chí Agieria

Là một nước giành độc lập khá sớm, cùng với tiềm năng dầu mỏ

và khí thiên nhiên nên Algieria có nền kinh tế khá phát triển. Nhờ đó sự
đầu tư cho báo chí khá đáng kể.
Hệ thống truyền thông bao gồm 25 đài phát thanh AM, 1 đài phát
thanh FM, 8 đài phát sóng ngắn (1998), 46 đài truyền hình và 216 trạm
phát lại (1995).
Algeria có hơn 45 nhật báo xuất bản bằng tiếng Pháp và tiếng Ả
rập. Tổng số phát hành hơn 1,5 triệu bản. Tờ báo lớn nhất bằng tiếng Ả
rập là El Masaa.Tờ lớn nhất bằng tiếng Pháp là El Moudjahid. Không có
tờ báo nào xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Anh mặc dù mỗi tờ báo tiếng
Pháp đều có một trang bằng tiếng Anh.
Truyền hình vệ tinh khá phổ biến. Các kênh truyền hình của
Pháp và châu Âu luôn được đón nghe rộng rãi.


Luật pháp đổi mới những điều khoản về tự do báo chí nhưng
nhìn chung vẫn đặt báo chí dưới sự kiểm soát gắt gao của chính phủ.


Báo chí Ai Cập

Với sự phát triển hàng đầu khu vực châu Phi về mọi phương diện,
châu Phi có điều kiện để phát triển nền truyền thông đại chúng
Số lượng báo in ở Ai Cập đã vượt quá 500 đầu báo, phần lớn hoạt
động độc lập.
Truyền hình phát triển mạnh ở Ai Cập. Chính phủ nước này sở
hữu và bảo hộ 2 kênh truyền hình quốc gia là ERTU1 và ERTU2 của
hãng truyền thông ERTU, 6 kênh truyền hình địa phương. Nước này
cũng sở hữu các kênh truyền hình vệ tinh rất được yêu thích .

Phát thanh cũng là loại hình truyền được ưa chuộng. Ngoài các
kênh phát thanh thông tin và giải trí: Arab Republic of Egypt General
Service, Voice of the Arabs, Holy Koran Service và Greater Cairo
Radio, Ai Cập còn có 2 kênh phát thanh tư nhân được phép hoạt động
trên đài băng tần FM là Nijoom FM- phát các bài hát tiếng Ả rập và Nile
FM – phát các bài hát tiếng anh.


Báo chí Ma-rốc

Ma-rốc sở hữu 430 tờ báo tiếng Ả-rập, 199 tờ báo tiếng Pháp, 8
báo tiếng Berber, 6 báo tiếng Anh và 1 báo tiếng Tây Ban Nha. Nổi
tiếng nhất là tờ Le Matin (tiếng Pháp) và L’economiste (báo 32 trang
xuất bản 5 ngày/tuần, mỗi ngày 32000 bản bằng tiếng Pháp).
Số lượng nhà báo tăng (từ 400 lên 1200 giai đoạn 1987-1997).
Khả năng và nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân rất cao, cứ
3 người có 1 đài phát thanh và 6 người có 1 tivi.


Hai kênh truyền hình lớn của Ma-rốc là RTM và 2M Television.
Ma-rốc được đánh giá là quốc gia có nền báo chí khá tự do, năng
động, trang bị kĩ thuật khá hiện đại, có nhiều cố gắng trong việc xây
dựng một xã hội thông tin.
Báo chí Tuynidi
Tuynidi có 245 tờ báo và tạp chí, trong đó có 8 nhật báo, 15 tuần



báo in bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Có 973 nhà báo chuyên nghiệp hoạt động ở nước này.

Có khoảng 865 cơ quan báo chí và các loại báo chí nước ngoài
hoạt động trên lãnh thổ.
Khoảng 1 triệu người dùng Internet. Hầu hết các báo và tạp chí
đều có bản phát hành trên mạng.
Hãng phát thanh và truyền hình Tuynidi (ERTT) có hệ thống kênh
đa dạng, rất được ưa thích.
Báo chí Tuynidi được cho là năng động và có xu hướng phát triển
hiện đại.

Tuy vậy, dù là những nền báo chí phát triển nhất khu vực châu Phi
nhưng mức độ tập trung và quy mô vẫn không thể nào đứng ngang với
báo chí các châu lục khác.
Còn lại các nước khác trong khu vực báo chí đều manh mún và
không được chú trọng, nhất là các nước cộng đồng Trung Phi, Mônitani,
Kênia...
Ở châu lục này đã có các liên minh báo chí để củng cố sức mạnh
như Liên hiệp các công ty phát thanh và truyền hình quốc gia, Liên min
quốc tế các nhà báo châu Phi ...nhưng trên thực tế hoạt động còn rời rạc,
không mấy hiệu quả và ý nghĩa.


Sự không đồng đều còn thể hiện ở bản thân cấu trúc truyền
thông.
Ở châu Phi phát thanh là loại hình báo chí phát triển nhất bởi ít
cần kĩ thuật, giá rẻ và phù hợp với truyền thống truyền khẩu của người
dân nơi đây. Algieria là nước phát triển rất mạnh nhất khu vực châu Phi
lĩnh vực truyền thông này. Tuy nhiên phải nhận thấy rằng đây là loại hình
truyền thông ít có tính cạnh tranh, kém năng động.
Trong khi đó, truyền hình vẫn chỉ là một loại phương tiện thông
tin dành cho giới thượng lưu tại nhiều nước châu Phi xích đạo bởi chi phí

xây dựng một studio truyền hình rất lớn, giá thành máy móc cao, không
phù hợp với kinh tế của phần đông dân châu Phi.
Báo in cần quá trình sản xuất phức tạp, chi phí cao nên cũng công
đáp ứng được yêu cầu này. Báo in cũng là một loại hình xa xỉ.
Báo mạng thật sự xa tầm với của người dân châu Phi. ở Tuynidi,
nơi mà 60% dân số có cuộc sống ổn định và hài lòng với chất lượng cuộc
sống hay Ma-rốc nước có trình độ khoa học kĩ thuật tương đối phát triển
thì mạng điện tử mới được sử dụng phổ biến hơn, mỗi tờ báo in đều có
trang web riêng.
III-

Rào cản đối với sự phát triển của báo chí châu Phi
Với những đặc điểm như trên, có thể thấy báo chí châu Phi còn gặp

rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc phát triển. Những hạn chế của nền
báo chí châu Phi gặp do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà
đặc điểm kinh tế, xã hội quy định không chỉ là những cái đã được biểu
hiện mà còn tồn tại trong sự tự vận động tất yếu của xã hội, từ quá khứ
đến tương lai. tuy đã có cố gắng khắc phục thoát ra nhưng báo chí châu


Phi vẫn phải đối mặt với những rào cản ảnh hưởng lớn tới khả năng phát
triển. Những rào cản đó cụ thể ở một số điểm sau đây:
1.

Kinh tế kém phát triển làm cho sự đầu tư vào báo chí bị hạn chế
a. Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thời kì nô lệ kéo dài,
phụ thuộc vào nước ngoài
Từ khi bắt đầu xâm lược châu Phi, các nước thực dân châu Phi
đã thống trị nền kinh tế. Kinh tế châu Phi chịu sự khai thác nặng nề,

hầu như bị cướp trắng. Người nô lệ châu Phi không có một phương
sản xuất riêng, hoàn toàn làm những công việc cấp thấp, những công
việc khó khăn, nguy hiểm và thủ công nhất, trong những môi trường
độc hại nhất như khai thác vàng, bô-xit, uranium..., thậm chí bị đưa
sang các chiến trường làm bia đỡ đạn trong các cuộc nội chiến, trong
các cuộc thế chiến. họ hoàn toàn không được làm chủ nên sản xuất,
chỉ “làm theo”, thụ động, bị kìm hãm sự ham muốn đối với kinh tế.
Quá trình kiểm soát về kinh tế về thực dân đã để lại một nền kinh tế
kiệt quệ, phụ thuộc, không có phương hướng phát triển.
Khác với các châu lục khác trên thế giới, ở châu Phi, xu hướng
phát triển đất nước không phải do sự vận động của các phương thức
sản xuất trong xã hội quyết định, mà chủ yếu do hệ tư tưởng của giới
cầm quyền ở từng nước chi phối. Vì vậy, suốt trong nhiều thập kỷ sau
khi dành độc lập, đa số chính quyền các nước châu Phi dựa vào viện
trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì chế độ thống trị độc tài, trấn áp
các lực lượng đối lập, phục vụ lợi ích của giới cầm quyền.
Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nền kinh tế của các nước
châu Phi mất cân đối nghiêm trọng, chủ yếu dựa vào khai thác, xuất
khẩu nguyên nhiên liệu với giá rẻ, trong khi phải nhập khẩu các sản
phẩm công nghiệp, nông nghiệp và thiết bị với giá cao, tốc độ tăng
trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài ngày một tăng (đến nay lên tới
400 tỷ USD).


 Lối sản xuất kinh tế còn nhiều màu sắc thủ công của nền kinh tế
thiếu phương thức sản xuất độc lập làm cho quá trình sản xuất báo chí
cũng mang tính thủ công, thiếu chuyên nghiệp. Báo chí ở châu Phi là
nền báo chí du nhập, chưa có khuynh hướng phát triển riêng. Trước
kia báo chí châu Phi không xuất phát từ nhu cầu của chính các nước
châu Phi, không phục vụ cho người dân châu phi mà chỉ như công cụ

của của thực dân. Ngày nay, khi xác định hướng phát triển riêng thì
sự vận hành của báo chí vẫn phải phụ thuộc vào nguồn vốn, sự hỗ trợ
công nghệ từ bên ngoài nên không có gì để đảm bảo sự ổn định.
b.

Tốc độ tăng trưởng chậm
Châu Phi có tốc độ tăng trưởng trung bình là 5%, lạm phát ở

mức độ vừa phải, đặc biệt khu vực Nam Xa-ha- ra có thể đạt mức
tăng trưởng bình quân 4% trong 10 năm tới. Tình hình phát triển kinh
tế có sự khác nhau giữa các vùng, tỷ lệ tăng trưởng của các nước
Cộng đồng Trung Phi chỉ đạt 1,1%, các nước khối Ma-grép gồm Angiê-ri, Ma-rốc, Li-bi, Mô-ri-ta-ni và Tuy-ni-di đạt 1,7%; khu vực tiểu
lục địa Xa-ha-ra đạt 3,3%, các nước Tây Phi đạt 3,5%; trong khi các
nước ở miền Đông và Nam châu Phi duy trì được tốc độ tăng truởng
bình quân khoảng 5% năm.
Các nước châu Phi đa số thuộc nhóm nước kém phát triển, thuộc
nhóm các nước Thế giới thứ ba (32 nước trong khu vực thuộc nhóm
các nước nghèo nhất thế giới).


Vì vậy dù ý thức được tầm quan trọng của báo chí đối với mọi

mặt của đất nước, nhất là góp phần vào sự thu hút đầu tư, phát triển
kinh tế và ngoại giao, nhưng các nước vẫn phải chú trọng chăm lo
hông cho kinh tế để trước hết làm tăng tốc độ kinh tế, do vậy, sự đầu
tư cho báo chí phải dè chừng. Điều này trái ngược với Mỹ. Các ông
trùm truyền thông và cả chính phủ mạnh tay đầu tư cho ngành truyền
thông và coi đây là quyền lực thứ 4. Đặc biệt các tập đoàn truyền



thông lớn kết hợp các lĩnh vực giải trí cũng chính là một nguồn kinh
2.

tế lớn. Còn đối với các nước nghèo, đây là một “gánh nặng” thật sự.
Xã hội bất ổn
a. Nạn đói triền miên
Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình chủ yếu là sa
mạc, xa-van, đồng cỏ khô, khí hậu khô hạn nên rất khó khăn cho việc
phát triển nông nghiệp. Tình trạng thiếu lương thực phổ biến ở châu
Phi như là tuyết vào mùa đông ở các các nước xứ lạnh vậy, ở châu Phi
không đói mới là điều bất thường. Thêm vào đó là thiên tại và dịch
bệnh hoành hành. Chính phủ lại không có điều kiện kinh tế để nhập
khẩu đảm bảo lương thực cho người dân.
2/3 dân số châu phi không đủ ăn ,1/4 dân số đói kinh niên
(150 triệu người )

Mới đây nhất là nạn đói ở Đông Phi năm 2011, được cho là
tồi tệ nhất kể từ nạn đói ở Ethiopia năm 1984, đã làm cho 12 triệu
người đói nhiều triệu người chết, trong đó chỉ riêng Somali đã có gần
260.000 người chết vì đói. Mọi sự viện trợ tuy quý báu nhưng đều là
quá bé nhỏ so với hậu quả mà người dân châu Phi phải gánh chịu.
Khi mà người dân còn không đảm bảo được tính mạng của
mình, luôn bị đe dọa bởi đói, nghèo, bệnh dịch thì báo chí với họ là
“thức quà” quá đỗi xa xỉ. Họ có đọc báo và nghe đài ít chú ý đến tinhd
thông tin mà chủ yếu là “giải khuây”, cho qua những ngày tháng vật


vờ. Nói như vậy hẳn có phần phiến diện. Nhưng thực tế ở châu Phi
báo chí chỉ đóng vai trò như mội phương tiện giải trí.
b.


Châu Phi là điểm nóng về xung đột chính trị, dân tộc, sắc tộc,
tôn giáo
Châu Phi là một “hỗn hợp” “tạp nham” các loại dân cư. Ngoài

dân cư bản địa được gọi chung là “người da đen” gồm người Tutsi,
người Pygmy, người Bantu, khoảng 10% người da trắng còn lại sau
quá trình nhập cư rồi hoàn cư, người da màu khác...về cơ bản các tộc
người chung sống hòa bình nhưng khi có tranh chấp thì thường xảy ra
bạo lực do tư tưởng còn chịu ảnh hưởng của lối sống các bộ lạc và cả
do tôn giáo. Mỗi lần tranh chấp như vậy thường rất gay gắt, thường sử
dụng cả quân đội gây tổn thất và bất ổn nặng nề.
Châu Phi cũng là một quốc gia đa tôn giáo. Chủ yếu người
dân châu Phi theo đạo Kito (40% dân số) và đạo Hồi (40% dân số), còn
lại là các đạo khác (20%). Cuộc chiến tôn giáo do sự đối xử không
công bằng, không có sự quản lí thống nhất của nhà nước (chế độ đa
đảng), tuy nhiên phàn lớn là do bản chất hung hăng liều mạng vốn có
của người đạo Hồi do niềm tin thái quá (tử vì đạo). Xung đột kèm hơi
cay, đánh bom liều chết gây thiệt hại cả do dân thường.


Vấn đề sắc tộc, tôn giáo đã có từ lâu ở châu Phi mà nguyên
nhân sâu xa là tâm lý kỳ thị chủng tộc, sự bất bình đẳng về kinh tế,
chính trị, văn hoá giữa các bộ tộc, và do hậu quả của chính sách "chia
để trị", sự áp đặt phân chia biên giới lãnh thổ của đế quốc, thực dân.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã xẩy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo,
như việc Bi-a-fra đòi li khai khỏi Ni-giê-ri-a năm 1967, xung đột miền
Nam Xu-đăng, Ang-gô-la, Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a v.v...mâu thuẫn sắc
tộc, tôn giáo vốn tồn tại âm ỉ nay bùng lên ở nhiều nơi như Ru-an-đa,
Bu-run-đi, Da-i-a, An-giê-ri, Ai-cập. Riêng ở Ru-an-đa đã có gần 1

triệu người bị giết hại do tàn sát giữa hai bộ tộc, Hu-tu và Tútsi trong
những năm 1994-1996.
Đáng kể nhất về xung đột chính trị là “Mùa xuân Ả-rập” (năm
2011) - làn sóng những cuộc nổi dậy biểu tình vì những rối loạn chính
trị tham nhũng, bất công. Bắt đầu từ Ai Cập, phong trào lan rộng ra
khắp các nước Bắc Phi và Trung Đông như Syria, Libya, Tuynidi,
Yemen…huy động quân đội, sử dụng vũ khí hạng nặng, truy lùng, làm
chết hàng ngàn người cả binh lính và dân thường, gây ra tình trạng bất


ổn kéo dài, chính phủ bị lật đổ nhưng nội chiến vẫn dai dẳng. Ngoài ra
ở châu Phi còn tiếp diễn nhiều vụ xung đột như: khủng hoảng ở Bờ
Biển Ngà làm khoảng 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, xung đột ở

Congo…
 Điều này ảnh hưởng đến nội dung của báo chí châu Phi. Đứng giữa
các xu hướng chính trị khác nhau, báo chí bị kìm kẹp và bị chính trị
hóa. Với một xã hội bất ổn như vậy báo chí lấy gì để phản ánh? Chỉ có
thể là chính trị, xã hội ấy, làm cho nội dung đề tài của báo chí bị thu
hẹp. Theo thống kê từ năm 1987 đến 1997 châu Phi có 14 cuộc xung
đột và nội chiến. Trên các trang báo hàng đầu của châu Phi 60-70% là
tin chính trị, trong đó ngoài những tin tức về các cuộc thăm viếng thì
còn lại là tin tức về xung đột liên miên, nhất là báo địa phương. Như
vậy nền chính và xã hội bất ổn góp phần vào nền báo chí “nghèo nàn”
và đơn điệu thông tin, tin tức phong phú là do nguồn từ các hãng thông
tấn nước ngoài.
Châu Phi là một xã hội “đe dọa” nền báo chí và những người
hoạt động báo chí. Chẳng những báo chí thiếu ổn định mà những
phóng viên cũng đối mặt với gấp bội những nguy hiểm mà nghề báo đã
vốn tiềm tàng.

3.

Sự can thiệp của các nước lớn đối với châu Phi làm báo chí khó cơ
hội “tự do”


Sự can thiệp này không chỉ tồn tại trong thời kì bị đô hộ mà hiện
hữu ngay cả khi các nước châu Phi đã thoát khỏi ách thông trị rất lâu rồi,
chỉ là sự “chiếm đóng” của các nước lớn ngày càng tinh vi hơn. Từ sau
khi trật tự thế giới 2 cực sụp đổ Mỹ càng tích cực áp đặt sức ảnh hưởng
của mình lên các nước, trong đó các nước châu Phi là một “con mồi” dễ
săn. Mỹ đã từng bước thâm nhập về chính trị, kinh tế thông qua việc giải
quyết khủng hoảng ở An-giê-ri, Ru-an-đa, Ê-ti-ô-pi-a, Công-gô, Da-i-a,
Li-băng v.v... Mỹ cố gắng duy trì sự ổn định tương đối, dùng chiêu bài
"bảo vệ nhân quyền", "dân chủ", quyền can thiệp nhân đạo, "chống khủng
bố" để thâm nhập, can thiệp nhằm duy trì lợi ích chính trị, kinh tế, tăng
cường ảnh hưởng của Mỹ, cạnh tranh và lấn át Tây Âu, Nga, Nhật Bản.
Từ năm 1991 đến nay, 3 Hội nghị cấp cao Mỹ- châu Phi đã được tổ

chức nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Mỹ và các nước châu Phi trên
các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, nông nghiệp, y tế. Mỹ đứng ra dàn xếp một
số điểm nóng ở khu vực (Ang-gô-la, Nam Phi, Na-mi-bi-a, Vùng Hồ lớn).
Đặc biệt Mỹ ủng hộ chính quyền mới tại Cộng hoà Dân chủ Công- Gô
(Da-i-a cũ); tránh can thiệp quân sự, thông qua cơ chế Liên Hợp Quốc,


dùng biện pháp "tìm sự nhất trí chung" để lôi kéo lực lượng đồng minh
cùng giải quyết các xung đột. Mặc khác, Mỹ ra sức cổ vũ cải cách dân
chủ, chế độ đa đảng, thúc ép cải cách kinh tế theo mô hình thị trường, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập, đầu tư của Mỹ, từng bước gạt ảnh

hưởng của Pháp và Tây Âu, lôi kéo các nước châu Phi theo quỹ đạo của
Mỹ.
 Sự can thiệp sâu của Mỹ nói riêng và nhiều nước tư bản kìm hãm
chính trị độc lập của châu Phi. Báo chí được lái theo con đường của các
nước có quyền chi phối lớn trên danh nghĩa là tự do nhưng thực chất chỉ
phục vụ khuynh hướng đa đảng mà các nước ấy áp đặt lên châu lục còn
nhiều bất ổn này mà thôi.
4. Ngôn ngữ - rào cản lớn đối với báo chí châu Phi
Châu Phi là một châu lục đa ngôn ngữ. Ở đây tồn tại 4 hệ ngôn
ngữ có gốc bản địa châu Phi: Phi-Á, Nil-Sahara, Niger-Congo, Khoisan.
Mỗi hệ ngôn ngữ này lại được phân chia thành hàng chục, hàng trăm thứ
ngôn ngữ khác làm cho ngôn ngữ châu lục này đa dạng lên đến cả ngàn
loại. Ngoài ra còn có nhiều lại ngôn ngữ du nhập từ quá trình xâm lược
của thực dân: tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha…
Việc tồn tại nhiều ngôn ngữ như vậy đặt ra yêu cầu cho báo chí
phải in ấn bằng nhiều thứ tiếng, tức là phải xây dựng nhiều cơ quan báo
chí địa phương và khu vực. Với điều kiện kinh tế có hạn, đây là một thách
thức lớn đối với các nước châu Phi. Việc ngôn ngữ tồn tại nhỏ lẻ, riêng rẽ
ở từng địa phương, không có một liên kết chung nào gây khó khăn trong
việc tìm một ngôn ngữ chung cho toàn lục địa.
Nếu sử dụng ngôn ngữ nước ngoài làm ngôn ngữ chung thì tỉ lệ
lớn người dân không thể tiếp nhận vì đa số họ mù chữ.
Một số nước châu Phi chọn cách xây dựng các cơ quan báo chí
địa phương thì cũng gặp rất nhiều khó khăn khi ngôn ngữ địa phương quá
lạc hậu, không thể tìm thấy những thuật ngữ kinh tế chính trị cơ bản
trong ngôn ngữ địa phương, vì thế khi chuyển tải nội dung đến người dân
thường bị sai lệch, bóp méo thông tin.


 Rào cản ngôn ngữ càng tăng thêm khoảng cách giữa báo chí với nhân

dân, đồng thời ngăn người dân châu Phi tiếp cận với thông tin, đẩy họ
chìm sâu vào sự lạc hậu.
5.

Văn hóa và giáo dục hạn chế ảnh hưởng đến việc tiếp nhận báo
chí
a.

Văn hóa châu Phi còn mang những nét hoang sơ giữa cuộc
sống hiện đại
Đến nay ở châu Phi vẫn còn tồn tại những bộ lạc cổ xưa sống

giữa thiên nhiên hoang dã với tục săn bắn, hái lượm, văn hóa tộc
người.

Nơi đây tồn tại những tục lệ cổ xưa có phần đã cổ hủ, lỗi thời. Ở
Môritani, con gái phải ăn thật nhiều trước lễ cưới, lễ cưới tổ chức 7
ngày, tiêu chuẩn về người phụ nữ truyền thống đến mức quá áp đặt,
người phụ nữ không béo được xem là không lấy được chồng. Ở Tualaji
(Libi), người đàn ông phải che mạng trong lễ cưới, quan niệm ảnh
hưởng sâu sắc bởi chế độ mẫu hệ. Ngay cả Ai Cập, nơi được coi là văn
minh nhất châu Phi, thậm chí là một trong những nơi văn minh nhất
của nhân loại, nhưng con gái cũng phải kết hôn từ rất sớm 12-15 tuổi.
 Đây được xem là những đặc trưng văn hóa tạo ra nét riêng cho khu
vực này, thế nhưng nó thực sự quá xa lạ đối với một xã hội hiện đại,
văn minh. Những bộ phận chưa thể tiếp cận với xã hội văn minh như
vậy làm thu hẹp phạm vi đối tượng của báo chí – một sản phẩm hiện
đại.



b.

Dân trí nhìn chung ở mức độ thấp
Do kinh tế còn nhiều khó khăn nên châu Phi cũng chưa thể đầu

tư xứng đáng cho giáo dục. Châu lục này có tỉ lệ người mù chữ cao
nhất thế giới (Ghi-lê:70%, Xan-na-gan :68%).
Đặc biệt người dân châu Phi không có truyền thống đọc sách
báo. Đa số người dân bản xứ châu Phi có nền văn hóa truyền khẩu, họ
không coi trọng báo chí nhất là khi báo chí “có quá nhiều chữ”. Số
đông người dân không có khả năng tiếp cận thông tin, không có khả
năng kinh tế để phá vỡ truyền thống. Ngay cả những người biết chữ, có
khả năng kinh tế thì họ cũng không bỏ tiền ra mua báo bởi đọc báo
được xem là công việc bàn giấy, chỉ của trí thức. Nhất là báo chí xuất
bản bằng tiếng nước ngoài thì lại càng khó được tiếp thước đo đánh
giá sự hiểu biết của con người, có tới 90% người dân đọc báo.
 Thực tế này gây trở ngại cho các cơ quan báo chí trong việc tìm
kiếm độc giả. Nhiều tờ báo không có tiềm lực kinh tế đã phải đóng cửa
vì lượng người mua quá ít trong khi chi phí sản xuất báo chí lại rất lớn.
Các cơ quan báo chí cũng không thể giảm giá thành để thu hút độc giả.
Thị trường không thể thu hút quảng cáo vào lĩnh vực báo chí.
6.

Khoa học kĩ thuật – phương tiện của báo chí hiện đại – lại chưa
thật sự tiên tiến ở châu Phi
Kĩ thuật in ấn ở các nước châu Phi lạc hậu. Không có khả năng xây

dựng nhưng studio lớn cho truyền hình. Khả năng sử dụng kĩ thuật mạng
của cả các cơ quan báo và người dân đều ít chuyên nghiệp làm cho quá
trình truyền – nhận thông tin rất hạn chế, nhất là trong thế giới đa phương

tiện.
Hơn thế hầu như các máy móc, công nghệ không thể tự sản xuất
mà đều phải nhập khẩu là một rào cản mà nếu không khắc phục được thì
không bao giờ có được một nền báo chí hiện đại đúng nghĩa.


 Báo chí châu Phi ngày càng dấn sâu vào tình trạng kém phát triển với
trình độ khoa học công nghệ như hiện nay.

Kết luận

Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể nhận thấy rằng báo chí
châu Phi phát triển trong những điều kiện hết sức khó khăn, đầy chông gai
không chỉ bởi những yếu tố nội tại của khu vực mà còn do những tác động
bên ngoài, không chỉ có khách quan mà còn cả yếu tố chủ quan. Bởi vậy,
khắc phục những khó khăn , đẩy lùi những rào cản này không phải là sự
giải quyết cục bộ, một mặt, một vấn đề mà phải thực sự toàn diện và chủ
động. Báo chí là con ngươi của xã hội nhưng đó phải là con ngươi thực sự
trong sáng, khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt với mọi “bụi bẩn” của cuộc
sống. Muốn vậy, báo chí phải được đầu tư một cách đúng mức. Nhất là với
báo chí châu Phi thì sự đầu tư phải từ gốc rễ, phải đi từ cải thiện kinh tế, xã
hội. Cởi được “nút thắt” đó báo chí châu Phi mới có điều kiện để phát
triển. Đó không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều bởi lịch
sử châu Phi bao năm qua cũng nỗ lực vì điều đó mà chưa thành công. Với
sự giúp sức của các tổ chức, nhất là Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi....,
cùng các nước trên thế giới mà tình hình châu Phi cũng đã có nhiều biến
đổi dù vẫn gặp phải những thách thức không nhỏ. Từ đó những điều kiện


thuận lợi hơn đã được xác lập và hứa hẹn sự thay đổi của châu Phi nói

chung và báo chí châu Phi nói riêng.

C.

D.

Tài liệu tham khảo
1.

Giáo trình “Lịch sử báo chí thế giới” (Phạm Thị Thanh Tịnh, NXB

2.
3.

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).
“Báo chí thế giới & xu hướng phát triển” (Đỗ Thị Thu Hằng).
Các trang mạng




×