Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.96 KB, 8 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
TRẠM Y TẾ THẠNH LỢI
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/KH-TYT

Thạnh Lợii, ngày 03 tháng4 năm 2016

KẾ HOẠCH
Thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật 2016

Căn cứ kế hoạch số: 49/KH-TTYT của Trung tâm Y tế Tháp Mười ngày
03/3/2016 về việc thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật năm 2016.
Nay Trạm y tế Thạnh lợi xây dựng kế hoạch thực hiện đề án trợ giúp
người khuyết tật như sau:
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Tháp Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, hệ thống kinh
rạch chằng chịt, trong năm thường có sáu tháng mùa khô, sáu tháng mùa nước
nổi, dân cư trên 80% sống bằng nghề nông nghiệp, đời sống dân cư còn ở mức
thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, đa số các hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung ở
vùng sâu, vùng bị chiến tranh tàn phá, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo thường
có người khuyết tật.
Toàn huyện có 13 xã, thị trấn, có 63 khóm, ấp. tổng dân số 145.793
người, với diện tích 527,86 km2
1. Khái quát thực trạng về người khuyết tật:
Theo số liệu báo cáo người khuyết tật năm 2015 toàn huyện có trên
1.526 đối tượng khuyết tật, trong đó: Trẻ em dưới 6 tuổi có trên 109 trẻ
Tình trạng người khuyết tật vẫn còn là vấn đề bức xúc của toàn xã


hội. Đời sống người khuyết tật tại cộng đồng còn rất nhiều khó khăn, phần
lớn người khuyết tật sống chủ yếu dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã
hội hàng tháng, rất ít người khuyết tật còn khả năng lao động được nhận vào làm
việc trong các cơ quan, doanh nghiệp mà chủ yếu tự lao động nông nghiệp, phụ
giúp gia đình, thu nhập không đảm bảo đời sống. Phần lớn các gia đình có người
khuyết tật đều có mức thu nhập thấp, thuộc diện hộ nghèo.
Trên địa bàn của huyện còn có một số người khuyết tật thuộc đối tượng
chính sách, người có công, đặc biệt là thương bệnh binh, người bị phơi nhiễm
chất độc hóa học không dễ hòa nhập với đời sống bình thường. Nhiều người bị
liệt nửa người, liệt toàn thân, tàn phế hệ vận động, thần kinh, bị vết thương
hành hạ. Mặt khác, áp lực đời sống do kinh tế - xã hội phát triển, nhiều vấn đề
xã hội nảy sinh do thất nghiệp, mất việc làm, bệnh tật, tuổi già…. nhiều đối
tượng cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, người tâm thần
…luôn luôn là vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.
1


Mặt khác, người khuyết tật gặp nhiều trở ngại trong việc đi lại, giao
tiếp xã hội, phát triển kinh tế gia đình. Đa số người khuyết tật chưa qua đào
tạo nghề, không có việc làm chính thức, điều này ảnh hưởng đến đời sống
của người khuyết tật.
2. Hiện trạng về mạng lưới phục hồi chức năng:
-Tại Trung tâm Y tế có 01 Lãnh đạo Trung tâm Y tế kiêm nhiệm công
tác phục hồi chức năng và 02 cán bộ quản lý Đề án trợ giúp người khuyết tật tại
Khoa YTCC.
-Tuyến xã: 13 Trạm y tế xã, thị trấn đã và đang thực hiện Bộ tiêu chí
quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 (trong đó có tiêu chí quản lý người
khuyết tật và hướng dẫn PHCN tại cộng đồng), mỗi Trạm y tế đều có phân công
01 cán bộ y tế phụ trách quản lý Đề án trợ giúp người khuyết tật.
-Hệ thống cộng tác viên: Thực hiện công tác lồng ghép với các chương

trình Y tế Quốc gia trong đó có phụ trách hướng dẫn phục hồi chức năng cho
người khuyết tật tại cộng đồng.
3. Kết quả thực hiện công tác trợ giúp về y tế và phục hồi chức năng
người khuyết tật năm 2015:
3.1- Công tác tổ chức:
-Căn cứ Kế hoạch số 57/KH-SYT ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Sở Y
tế tỉnh Đồng Tháp về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai
đoạn 2013-2020.
-Căn cứ Kế hoạch số 29.1/KH-TTYT ngày 27 tháng 3 năm 2014 của
Trung tâm Y tế Tháp Mười về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết
tật trên địa bàn huyện Tháp Mười giai đoạn 2013-2020.
- Triển Kế hoạch số 56/KH-TTYT ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Trung
tâm Y tế Tháp Mười về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn
huyện Tháp Mười năm 2015.
-Quyết định thành lập Ban quản lý và cán bộ phụ trách công tác phục
hồi chức năng từ Trung tâm Y tế đến các Trạm Y tế xã, thị trấn.
-Tổ chức khám sàng lọc tại 13 Trạm Y tế xã, thị trấn có danh sách quản
lý tại cơ sở, báo cáo kết quả về Trung tâm Y tế và tuyến trên. Tổng số trẻ em
được khám sàng lọc: 151 trẻ.
-Công tác phát thanh và tuyên truyền: Tuyến huyện 12 lần, tuyến xã là
130 lần, bài phát thanh tuyên truyền nội dung được lãnh đạo Trung tâm Y tế phê
duyệt.
-Công tác tập huấn:
+Lớp 1 tập huấn cho Cộng tác viên được 50 người tham dự.
+Lớp 2 tập huấn cho thân nhân người khuyết tật được 50 người tham
dự.
+Lớp 3 tập huấn, hướng dẫn VLTL,PHCN cho người khuyết tật được 50
người tham dự. Bệnh viện ĐD và PHCN tỉnh Đồng Tháp thực hiện.
2



3.2- Công tác giám sát:
-Cán bộ phụ trách lập danh sách gửi các xã, thị trấn có trẻ khuyết tật để
phân công cán bộ phụ trách và cộng tác viên thực hiện hướng dẫn người nhà
chăm sóc trẻ và ghi sổ theo dõi tiến triển của trẻ hàng tháng.
-Hàng tháng, quí thực hiện lồng ghép các chương trình Trung tâm Y tế
có giám sát việc thực hiện công tác ghi chép sổ sách theo dõi và hướng dẫn phục
hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại các Trạm Y tế có quản lý trẻ khuyết tật.
-Phối hợp với BVĐD-PHCN tỉnh Đồng Tháp mời cán bộ phụ trách,
cộng tác viên, người nhà và trẻ khuyết tật về Trung tâm Y tế để hướng dẫn phục
hồi chức năng và cấp tiền hỗ trợ.
-Tổ chức giám sát xã được 26 lần. ( 2 lần/ xã x 13 xã).
3.3-Các hoạt động khác:
-Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn theo thư mời và phổ biến
lại cho tuyến xã để thực hiện.
-Kinh phí chi theo Đề án hỗ trợ người khuyết tật.
-Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện thực hiện
khám sàng lọc cung cấp số liệu để khám bệnh cấp thuốc miễn phí và đưa trẻ đi
phẫu thuật tuyến trên, các nhà hảo tâm hỗ trợ đời sống …
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2016:
1. Mục tiêu chung:
Cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết
tật; hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản
thân, tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động
kinh tế -xã hội, vươn lên và hội nhập cộng đồng xã hội thông qua các hoạt động
phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ
giúp cho người khuyết tật và hỗ trợ phục hồi chức năng cho người khuyết tật
dựa vào cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Củng cố, hoàn thiện mạng lưới phục hồi chức năng từ tuyến huyện đến

13 xã, thị trấn.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi
chức năng cho người khuyết tật.
- Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng
cụ trợ giúp cho người khuyết tật;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai Chương trình chăm sóc phục hồi chức
năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện các
chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
3


3. Chỉ tiêu cụ thể trong năm 2016:
3.1 Củng cố, hoàn thiện mạng lưới phục hồi chức năng huyện Tháp
Mười:
-Trung tâm y tế có 01 Lãnh đạo phụ trách Đề án trợ giúp người khuyết
tật, 02 cán bộ Phụ trách Đề án trợ giúp người khuyết tật, chỉ đạo tuyến về công
tác phục hồi chức năng.
-Trạm Y tế có 01 cán bộ y tế phụ trách công tác quản lý và hướng dẫn
phục hồi chức năng.
-Củng cố mạng lưới Y tế ấp và công tác viên để thực hiện công tác
hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
3.2 Nâng cao năng lực quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe và phục
hồi chức năng cho người khuyết tật.
- Phòng khám đa khoa, Trạm Y tế ưu tiên khám chữa bệnh cho người
khuyết tật theo Luật khám chữa bệnh, đặc biệt đối tượng có thẻ BHYT.
- 90% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình
thức khác nhau.
- 90% cán bộ hướng dẫn phục hồi chức năng được đào tạo và tập huấn
kỹ năng chuyên môn.

3.3 Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp
dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật;
-90% trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết
tật bẩm sinh, rối loạn trí tuệ và chậm phát triển được can thiệp sớm các dạng
khuyết tật;
-Phối hợp với Phòng lao động -Thương binh & xã hội đưa trẻ khuyết tật
sớm được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ
giúp phù hợp.
3.4Hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai Chương trình chăm sóc phục hồi
chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng.
-80% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng
cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật;
-50% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương
pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật;
3.5Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện
các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
-Xây dựng hệ thống thông tin quản lý;
-Giám sát, báo cáo sơ kết 6 tháng 1 lần;

4


-Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm và rút kinh
nghiệm, đề ra giải pháp thực hiện cho những năm tiếp theo.
4.Các nội dung hoạt động cụ thể:
4.1. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới phục hồi chức năng tại huyện
Tháp Mười:
-Quyết định thành lập Ban quản lý Đề án và cán bộ phụ trách công tác
phục hồi chức năng từ Trung tâm Y tế đến các Trạm Y tế xã, thị trấn.
-Trung tâm Y tế có 1 cán bộ Lãnh đạo theo dõi, chỉ đạo tuyến về công

tác phục hồi chức năng và 02 cán bộ phụ trách Đề án trợ giúp người khuyết tật.
-Trạm y tế phân công 01 cán bộ y tế phụ trách công tác phục hồi chức
năng, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng.
-Củng cố mạng lưới Y tế ấp và công tác viên để thực hiện công tác
hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
4.2. Nâng cao năng lực quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe và phục
hồi chức năng cho người khuyết tật.
-Khảo sát tình hình nhân lực, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và
trang thiết bị về phục hồi chức năng trong toàn huyện để có phương án củng cố.
-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ y tế
thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng người khuyết tật,
theo đề án 1816 gồm:
+Tập huấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh (giao cho Khoa chăm sóc
sức khỏe sinh sản triển khai thực hiện).
+Tập huấn nâng cao các kỹ năng phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết
tật cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp người khuyết tật, gồm: Tập
huấn khám sàng lọc, phân loại trẻ khuyết tật; tập huấn các kỹ thuật phục hồi
chức năng để hướng dẫn cho người khuyết tật; hướng dẫn làm các dụng cụ trợ
giúp theo từng nhóm khuyết tật
4.3. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp
dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật:
-Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan
trọng của phát hiện sớm, can thiệp sớm, sàng lọc khuyết tật trước sinh và phòng
ngừa khuyết tật;
-Triển khai thực hiện các dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm
phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; tuyên
truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản (giao cho
Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản triển khai thực hiện).
-Tập huấn triển khai thực hiện các quy định về xác định dạng tật, mức
độ khuyết tật theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, Ngành liên

quan; hướng dẫn việc tổ chức, đánh giá xác định mức độ khuyết tật theo hướng
dẫn của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở cho việc
5


thực hiện các chính sách cho người khuyết tật (Phối hợp với Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội);
-Điều tra thống kê người khuyết tật (Phối hợp với Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội):
-Thống kê số lượng, dạng tật, mức độ khuyết tật, nhu cầu của người
khuyết tật trên địa bàn huyện. (Phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa
phương)
-Triển khai điều tra trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật hàng năm (theo mẫu của
Bộ Y tế);
-Triển khai khám sàng lọc trẻ khuyết tật năm 2016, phân loại và lập hồ
sơ quản lý, đặc biệt là ở Trạm Y tế các xã, thị trấn; tạo điều kiện để trẻ sơ sinh
đến 6 tuổi được tiếp cận và hưởng các dịch vụ can thiệp sớm dựa vào cộng đồng
và triển khai thực hiện chương trình can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và
cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật.
4.4. Hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai Chương trình chăm sóc phục hồi
chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng:
-Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người khuyết tật, gia đình và
cộng đồng về khuyết tật: giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc
sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;
-Tập huấn cho người khuyết tật và thân nhân người khuyết tật (hoặc
cộng tác viên) về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và các kỹ thuật phục hồi chức
năng theo từng nhóm khuyết tật.
-Hướng dẫn tập luyện VLTL-PHCN cho trẻ khuyết tật (sau khi phẫu
thuật) theo từng nhóm khuyết tật (vận động, ngôn ngữ, dị tật khác).
4.5. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện

các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật:
-Thiết lập hệ thống thông tin, xây dựng các biểu mẫu giám sát, báo cáo,
đánh giá.
-Giám sát: Trung tâm Y tế tổ chức giám sát trạm Y tế định kỳ 6 tháng 1
lần (kết hợp với công tác kiểm tra TYT).
-Báo cáo, đánh giá 6 tháng và cả năm.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Phối hợp với Bệnh viện ĐD và PHCN tỉnh Đồng Tháp triển khai
thực hiện đề án trợ giúp người khuyết tật năm 2016.
2. Kế hoạch kinh phí:
Kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 2020 của Ngành Y tế thực hiện theo Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 08/7/2013
6


của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp “Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2020, cụ thể:
-Năm 2016: Thực hiện theo phụ lục.
-Kinh phí sử dụng được quyết toán theo thực chi
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
-Phối hợp với BVĐD-PHCN tỉnh Đồng Tháp thực hiện công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ y tế thực hiện chức
năng chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng người khuyết tật.
-Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Triển khai
thực hiện các quy định về xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và tổ chức, đánh
giá xác định mức độ khuyết tật; điều tra thống kê người khuyết tật và tổ chức
khám sàng lọc trẻ khuyết tật; triển khai thực hiện chương trình can thiệp sớm,
phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật.
-Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Bảo trợ
người tàn tật, trẻ mồ côi và các tổ chức từ thiện để trợ giúp cho NKT.
-Phối hợp với Phòng giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn cho NKT lứa

tuổi tiền học đường.
-Chỉ đạo các Trạm Y tế củng cố và hoàn thiện mạng lưới phục hồi chức
năng.
-Chỉ đạo triển khai chương trình phục hồi chức năng cho người khuyết
tật dựa vào cộng đồng.
-Chỉ đạo Phòng khám và 13 Trạm Y tế ưu tiên khám chữa bệnh cho
người khuyết tật, đặc biệt là đối tượng có thẻ BHYT, thực hiện tốt chính sách
miễn giảm viện phí trợ giúp người khuyết tật khám chữa bệnh.
-Theo dõi, chỉ đạo và củng cố mạng lưới phục hồi chức năng tuyến xã.
-Tổ chức điều tra, khám sàng lọc trẻ khuyết tật trên địa bàn của huyện
-Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đề án
trợ giúp người khuyết tật.
-Định kỳ tổng hợp báo cáo về kết quả thực hiện Kế hoạch về phòng
nghiệp vụ Y Sở Y tế.
-Thực hiện cấp phát và thanh quyết toán kinh phí đúng qui định.
-Phối hợp với Đài truyền thanh huyện tăng cường công tác truyền thông,
giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức của người khuyết tật, gia đình và
cộng đồng về khuyết tật.
-Xây dụng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ
thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bằng nhiều hình
thức;
-Cung cấp bài viết, tài liệu truyền thông cho Trạm Y tế và hệ thống
truyền thanh tuyến huyện, xã.
7


-Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật.
-Điều tra, khám sàng lọc trẻ khuyết tật năm 2016.
-Thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nhằm
chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực

đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ
hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.
-Tham gia Hội đồng xác định khuyết tật cấp xã.
* Chế độ thống kê báo cáo:
-Định kỳ 6 tháng và cả năm, các Trạm Y tế báo cáo hoạt động phục hồi
chức năng về Trung tâm Y tế để tổng hợp báo cáo về Sở Y tế theo qui định.
*Thời gián báo cáo:
+Trạm Y tế báo cáo về Trung tâm Y tế: Từ ngày 05 đến ngày 10 của
tháng 7 năm 2016 và tháng 01 năm 2017.
+Trung tâm Y tế báo cáo về Sở Y tế: Từ ngày 10 đến ngày 15 của tháng
7 năm 2016 và tháng 01 năm 2017.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật năm
2016 của Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười. Khi triển khai thực hiện tiếp tục bổ
sung thêm một số giải pháp, chỉ tiêu cho phù hợp.
Nơi nhận:

KT.GIÁM ĐỐC

-Sở Y tế Đồng Tháp;
(báo cáo)
-UBND Huyện;
-Ban lãnh đạo TTYT
-Trạm Y tế các xã, thị trấn;(thực hiện)
- Các khoa, phòng có liên quan ( thực hiện)

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Phong Thương

8




×