Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH SỞI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.92 KB, 2 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
PHÒNG TTGDSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tháp Mười, Ngày tháng 05 năm
2014

BÀI TUYÊN TRUYỀN
BỆNH SỞI (BAN ĐỎ)
Bà con và các bạn thân mến !
Trong thời gian qua những tháng đầu của năm 2014 bệnh sởi (ban đỏ) đã tái
bùng phát rãi rác ở một số tỉnh thành chủ yếu ở miền Bắc và Thành phố Hồ Chí
Minh
Thống kê của ngành y tế, nhiều trường hợp dương tính với sởi như tại Hà
Nội có 30 trường hợp, TPHCM 138, tỉnh Yên Bái 253 (1 bệnh nhân tử vong), tỉnh
Lào Cai 120 và Sơn La 80.
Kính thưa bà con !
- Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, rất dễ lây,
thường gặp ở trẻ em. Bệnh biểu hiện bằng tình trạng viêm long ở kết mạc mắt,
niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá và phát ban đặc hiệu ngoài da (bà con thường gọi
là ban đỏ).
- Bệnh sởi lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi (ban đỏ) sẽ
bị lây bệnh.
- Bệnh có thể gặp ở mọi nơi và quanh năm nhưng mùa mưa nhiều hơn mùa
nắng và dễ trở thành dịch chu kỳ là 2 - 4 năm 1 lần.
- Ở thể thường thời gian ủ bệnh từ 10- 12 ngày, có khi ngắn hơn (7 ngày) có
khi dài hơn (20 ngày). Lúc đầu thường không có biểu hiện gì trẻ chỉ sốt nhẹ, ăn
uống kém, ho khan.
- Qua ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 các triệu chứng nặng lên, trẻ sốt cao mê


sảng có khi co giật sau đó thì mọc sởi khắp người theo thứ tự từ đầu mặt cổ đến tay
chân kéo dài trong 1 tuần mới hết.
- Sau đó trẻ trở lại bình thường. Cần chú ý biến chứng của sởi đôi khi gặp sởi
ác tính có thể dẫn tới tử vong, hoặc biến chứng do bội nhiểm vi khuẩn gây viêm tai
giữa, viêm phế quản phổi, viêm thanh quản, viêm não, sơ nhiễm lao, viêm cơ tim,
viêm miệng hoại tử, khô loét giác mạc do thiếu vitaminA. Sau sởi trẻ dể bị suy dinh
dưỡng nặng.
* Về điều trị:


Hiện nay bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu
chứng, chăm sóc hàng ngày cho trẻ và giử gìn vệ sinh như: vệ sinh da, răng miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da, rửa mặt lau mắt, lau người bằng nước
ấm, thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm. Nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng
sinh.
- Cho ăn nhẹ, đủ chất, cho uống nhìêu nước, tiếp tục cho bú mẹ, khẩu phần
ăn đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protit và caroten.
- Cho uống thuốc giảm ho. Trẻ sốt cao lau ấm, cho uống thuốc hạ nhiệt.
* Về phòng bệnh:
Tiêm phòng vắxin sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất
Các bà mẹ cần tiêm phòng vắcxin sởi cho trẻ theo lịch sau:
+ Mũi 1: Khi trẻ tròn 9 tháng tuổi.
+ Mũi 2: Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi trong chiến dịch tiêm
chủng mở rộng tại địa phương.
Hiên nay trên địa bàn huyện Tháp Mười những tháng đầu năm 2014 đã có trẻ
em mắc bệnh sởi nhập viện và tình hình dịch sởi còn đang diễn biến phúc tạp có
biểu hiện tăng.
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, phòng tránh bệnh sởi Trung tâm Y tế huyện
Tháp Mười khuyến cáo bà con và các bạn nên thực hiện tốt các biện pháp đã nêu
trên.
Thân ái kính chào bà con và các bạn

Duyệt Lãnh Đạo

Phòng TTGDSK



×