Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔ MẮT THIẾU VITAMINA Ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.56 KB, 2 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
PHÒNG TT-GDSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tháp Mười, ngày

tháng

năm 2014

BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔ MẮT, THIẾU VITAMINA Ở TRẺ EM
Xưa nay, đôi mắt vẫn là đề tài phong phú trong thơ ca và cả trong cuộc sống hàng
ngày. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Vì vậy, người ta vẫn ca ngợi là “nói bằng mắt”, “cười bằng
mắt” và “tình yêu bắt đầu từ đôi mắt…Việc bổ sung vitamin A sẽ đáp ứng nhu cầu của cơ
thể để phục vụ cho các chức năng nhìn; phát triển, bảo vệ toàn vẹn biểu mô và sự phân bào,
miễn dịch của trẻ nhỏ.
Vitamin A, hay còn gọi là retinol tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng. Thứ nhất là
retinol - dạng hoạt động của vitamin A, được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể. Dạng thứ hai là
tiền vitamin A, được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Tiền chất này được chuyển hoá
bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng.
Trong Y học, không ít bệnh về mắt, từ trẻ nhỏ đến cả người lớn. Ở trẻ em bệnh khô
mắt chỉ xuất hiện khu trú ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là bệnh do suy dinh dưỡng, thiếu vitamin
A. Bệnh do nguyên nhân toàn thân, nên đó là mối đe dọa lớn cho con em chúng ta.
1. Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Trẻ gầy ốm, xanh xao do thiếu tháng, không được bú sữa mẹ, chế độ ăn kiêng khem
không đủ chất hoặc do những đứa trẻ mắc các bệnh mãn tính ( tai mũi họng, lao sơ nhiễm,
rối loạn tiêu hóa.....)
2. Vai trò của Vitamin A


Trẻ thiếu vitamin A, chậm phát triển về thể chất nhiều hơn so với những trẻ bình
thường cùng lứa tuổi do thiếu viatmin A, các tế bào biểu mô sẽ bị sừng hóa, những nhung
mao của ruột bị thưa và mất đi, khiến trẻ kém hấp thu dưỡng chất trong ruột; ngoài ra, trẻ
cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu
hóa.
Vitamin A còn có vai trò miễn dịch, có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, thiếu
vitamin A nhẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, làm giảm phát triển cơ thể và làm
tăng tỷ lệ chết ở trẻ em. Bổ sung vitamin A sẽ làm giảm khoảng 23% tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Thiếu viatamin A nặng gây các biểu hiện lâm sàng, quan trọng nhất là gây tổn thương ở mắt:
khô mắt, có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn cho đứa trẻ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Đối với phụ nữ mang thai cần đảm bảo đủ viatamin A trong suốt thời gian mang thai. Sau
khi sinh, người mẹ cần đủ viatamin A để cung cấp vitamin A cho sữa nuôi con.
Những thức ăn có nguồn viatamin A là: Sữa, trứng, các loại rau, củ quả có màu vàng,
đỏ như: cà rốt, đủ đủ, xoài, bí đỏ.....
3. Các biểu hiện khi mắc bệnh
- Thường xảy ra trên cả hai mắt.


- Dấu hiệu trước tiên là xuất hiện chứng quáng gà (đó là hiện tượng kém thích nghi
bóng tối, không nhìn thấy rõ trong điều kiện ánh sáng yếu, nên chiều tối, cháu bé đi lại khó
khăn), thậm chí gây tổn thương giác mạc mắt, gây mù lòa vĩnh viễn.
- Đến giai đoạn ảnh hưởng đến các tế bào biểu bì, kết mạc và giác mạc, đó là hiện
tượng khô mắt: Các cháu cảm thấy khô khó chịu nên hay chớp, hay dụi, mắt không còn long
lanh như các cháu bình thường.
- Xuất hiện những nếp nhăn trên kết mạc và giác mạc dọc theo khe mi như hình ảnh
vẩy nến ở trên da, nhỏ thuốc vào thấy trôi tuột, như nước tuột lá môn.
- Trên giác mạc xuất hiện những chấm màu vàng, xám hay màu trắng xám
- Có phản ứng giác mạc, các tế bào biểu bì của kết mạc, giác mạc bị khô cảm thấy
khó chịu hay thường nhắm mắt lại.
- Từ 3 đến 5 ngày, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng, hoại tử giác mạc,

phòi móng mắt, vỡ mắt và dẫn đến mù lòa.
4. Bổ sung Vitamin A an toàn, hợp lý và cách phòng chống bệnh khô mắt
Nếu phát hiện sớm, thì việc chữa trị rất đơn giản, chỉ cần nhỏ thuốc chống nhiễm
trùng ở mắt và đặc biệt là tăng cường lượng vitamin A liều cao vào cơ thể trẻ ( theo hướng
dẫn của thầy thuốc). Điều cần quan tâm nữa là phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào
chế độ ăn hàng ngày cùa trẻ.
Tuy bệnh khô mắt diễn biến rất nhanh chóng, gây nguy hiểm trầm trọng, nếu hiểu
biết và chú ý đề phòng, chúng ta có thể hoàn toàn phòng tránh được.
4. Một số biện pháp phòng tránh bệnh khô mắt do thiếu viatamin A như sau:
1. Khám sức khỏe định kỳ cho tất cả các cháu từ 01-05 tuổi ở nhà trẻ, Mẫu giáo và
cộng đồng.
2. Bổ sung Vitamin A cho trẻ trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi, được uống theo chiến
dịch bổ sung vitamin A toàn quốc mỗi năm 2 lần tại đị phương.
3. Vitamin A cũng được sử dụng điều trị cho trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh như
sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp cấp tính, suy dinh dưỡng nặng... Ngoài ra, bà mẹ sau khi
sinh con trong vòng một tháng có thể sử dụng vitamin A để tăng cường lượng vitamin A
trong sữa mẹ.
4. Ăn uống đủ chất: Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý
thức ăn giàu vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Khi trẻ ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất
dinh dưỡng và chú ý tới các thực phẩm giàu vitamin A.
5. Bổ sung vitamin A dự phòng. theo chỉ định của bác sĩ.
6. Bửa ăn hàng ngày không thể thiếu rau xanh, quả chín vì đó chính là nguồn cung
cấp viatamin và các chất khoáng cho mẹ và con.

Duyệt lãnh đạo

Phòng TT-GDSK




×