Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN Phòng chống viêm não virut viêm não Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.9 KB, 3 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
Phòng TTGDSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tháp Mười, ngày

tháng

năm 2014

BÀI TUYÊN TRUYỀN
Phòng chống viêm não virut, viêm não Nhật Bản
Các bạn thân mến !
Viêm não vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên trong đó vi
rút viêm não Nhật Bản là một trong những tác nhân gây bệnh này. Biểu hiện chính
của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần
kinh trung ương. Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh
xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng mùa hè và cao điểm nhất là
tháng 6, 7 và tháng 8.
Hiện nay đang là mùa cao điểm của bệnh viêm não vi rút, trong đó có viêm
não Nhật Bản. Theo thông tin thống kê từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế từ đầu năm
2014 đến nay cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não vi rút tại 31 tỉnh,
thành phố, có 05 trường hợp tử vong, tỉnh Gia Lai (02), Điện biên (01), Bặc Liêu
(01) và Hà Nội (01).
Về triện chứng của bệnh:
Triệu chứng của bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do
nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và
tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng
liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm như: nhức đầu dữ dội,
buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật,


rói loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẩn, hôn mê…Người già và trẻ em là
những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
Tại Việt Nam, các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút Arbo (trong
đó có vi rút viêm não Nhật Bản), bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những
nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não vi rút ở nước ta.
Về đường lây truyền:
Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh
được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm vi rút
thường là như: lợn (heo) rồi từ đó lại đốt sang người và truyền bệnh cho người. Ăn
uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây
bệnh.


Về đối tượng và lứa tuổi mắc bệnh:
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não
Nhật Bản đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở
trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm
chủng trước đây.
Về phòng bệnh:
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn
nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ chức
lăng quăng.
- Khi ngủ cần phải ngủ mùng, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt
muỗi, không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
-Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rử tay bằng xà phòng, đảm bảo
an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người
bệnh.
Riêng đối với vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản, để phòng bệnh hiệu quả
người dân cần tiêm vác xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp

phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản.
Mũi 1: lúc trẻ được 12 tháng tuổi;
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
Mũi 3: cách mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần
cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Hiện nay Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười đang thực hiện thường xuyên
tiêm phòng viêm não Nhật Bản và một số bệnh khác như: viên gan siêu vi B, Sởi,
Quai bị- Rubella, ngừa bệnh Cúm và Ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Các bạn đến
sẽ được phục vụ tận tình, tư vấn, cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Thân ái kính chào
Duyệt lãnh đạo

Phòng TTGDSK

Ngô Hồng Tín




×