Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TIÊU CHẢY TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.36 KB, 2 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
Phòng TTGDSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Ngày ......tháng ......năm 2010

BÀI TUYÊN TRUYỀN
BỆNH TIÊU CHẢY TRẺ EM
Bà con và các bạn thân mến !
-Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em hầu như trẻ em nào củng có lúc mắc
bệnh nầy, khi bé đi tiêu phân lỏng hơn bình thường đi nhiều lần trên 3 lần mổi ngày
là bé đã bị tiêu chảy tiêu chảy có thể là một bệnh của hệ tiêu hóa củng có thể là
biến chứng đi kèm của viêm đường hô hấp hoặc do dùng thuốc.
-Bé bị tiêu chảy nếu được chăm sóc đúng tại nhà sẽ mau lành bệnh ít biến
chứng trẻ bị tiêu chảy nhiều lần mất nước dễ đưa đến biến chứng nặng nề nghiêm
trọng vì vậy phải cho trẻ uống bù nước ngay khi bé bị tiêu chảy.
Dung dịch thông dụng là : Oresol bù nước đúng sẽ giúp bé mau hồi phục và
đở sụt cân lúc tiêu chảy.
Cách dùng Oresol:
-Mổi gói Oresol pha một lít nước chín đễ nguội, không nên pha nửa gói mà
phải pha trọn 1 gói với 1 lít nước hoặc dung dịch muối đường là 1 muỗng cà phê
muối gạt ngang với 8 muỗng cà phê đường cát gạt ngang pha với 1 lít nước chín để
nguội.
Bà con lưu ý: dung dịch khi pha quá 12 giờ phải bỏ không nên dùng.Có một
số trẻ uống nhiều sẽ bị ói nên cho trẻ uống nhiều lần từng ít một bé được bù nước
sẽ đi tiểu nhiều hơn và duy trì cho uống đến khi đi cầu phân sệt và dưới 3 lần trên
ngày.
-Trẻ bị tiêu chảy thường biến ăn vậy các bà bẹ phải kiên nhẩn cho trẻ ăn
nhiều lần thức ăn mềm lỏng hơn và đủ 4 nhóm như bột, chất béo, chất đạm, rau


tiếp tục cho trẻ bú bình thường.
Một số thói quen không đúng có thể gây hậu quả trầm trọng như: không
cho trẻ uống nước vì sợ tiêu chảy nhiều hoặc uống thuốc cầm tiêu chảy trẻ sẽ bị liệt
ruột, cho trẻ uống thuốc không theo toa của bác sỹ trẻ không hết bệnh lại dẩn đến
ngộ độc thuốc.
Bà con và các bạn thân mến!


-Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm, phân có lẩn
máu màu đỏ, hồng, hoặc nâu đen lẩn nhầy như mước mủi nôn ói nhiều không thể
cho ăn uống được hãy đưa trẻ đến trạm y tế để điều trị đúng tránh nguy hiểm.
-Để trẻ ít mắc bệnh tiêu chảy phải giử gìn vệ sinh trong việc ăn uống của bé
thực phẩm phải được rửa sạch nấu chín không cho trẻ ăn thức ăn bán ngoài đường
rong sử dụng nguồn nước sạch rửa tay kỷ bằng xà bông trước khi chăm sóc và cho
trẻ ăn không dùng kháng sinh bừa bải khi chưa có chỉ định của Bác sỹ.
Thân ái kính chào bà con và các bạn
Duyệt Lãnh Đạo

Phòng TTGDSK



×