Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.31 KB, 2 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
_ _ _o0o_ _ _
Tháp Mười, ngày

tháng

năm 2009

CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ THUỐC BVTV
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU
*Khái niệm chung:
-Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học, những chế phẩm sinh học,
những chất có nguồn gốc thực vật được dùng để bảo vệ cây trồng và nông
sản, chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại, những chất đó có tác dụng
điều hoà sinh trường thực vật.
Hiện nay, các nhóm thuốc bảo vệ thực vật thông dụng như thuốc trừ
sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, trừ tuyến trùng, trừ chuột...
-Hầu hết các loại thuốc BVTV đều độc với người và thực vật máu
nóng. Tuy nhiên mức độ gây độc hại của mỗi loại thuốc có tác dụng khác
nhau. Thuốc BVTV có thể gây ra ngộ độc mãn tính và cấp tính.
+Ngộ độc cấp tính: Thuốc xâm nhập cơ thể gây ngộ độc tức thời biểu
hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
+Ngộ độc mãn tính: Khi thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể với liều
lượng nhỏ, nhiều lần trong một thời gian dài, thuốc sẽ tích luỹ trong cơ thể
sẽ bị suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của
thuốc.
-Để sử dụng thuốc cho an toàn và hiệu quả, hạn chế của thuốc đối với
con người, môi trường cần sử dụng thuốc kết hợp với nhiều biện pháp phòng
trừ khác và phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật.


1.Dùng thuốc đúng loại
2.Đúng lúc, đúng thời điểm
3.Đúng liều lượng nồng độ pha chế
4.Đúng cách


Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc phải biết rõ thời gian cách ly để
đảm bào an toàn cho người tiêu dùng sau khi thu hoạch nông sản.
-Do tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV cần phải trang bị bảo hộ lao
động nhưng quần áo dài tay, nón, khẩu trang, kính bảo hộ và bao tay.
-Thuốc BVTV xâm nhập qua 3 đường chính: qua da, qua miệng, qua
mũi.
-Những triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV và những biện pháp cứu:
+Toàn thân mệt mõi, da viêm, đổ mồ hôi
+Đau bụng khó thở, miệng và họng nóng ra nhiều nước dãi.
+Đau nhức cơ bắp và dãn đồng tử, chảy nước mắt.
*Các biện pháp sơ cấp cứu:
-Cố gắn làm cho bệnh nhân hô hấp đều và liên tục
-Đưa nạn nhân ra xa vùng bị nhiễm
-Thay quần áo, giày dép, đã dính thuốc ra khỏi nạn nhân
-Dùng thuốc rửa sạch những nơi dính thuốc vào nạn nhân
Giám Đốc

Khoa Y tế Công cộng

Phan Thanh Tâm




×