Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn giải pháp dạy bài “thực hành quan sát hình thái nhiễm sắc thể” trong sinh học 9 nhằm nâng cao hiệu quả tiết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.2 KB, 25 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Giải pháp dạy bài: “Thực hành: quan sát hình thái
nhiễm sắc thể” trong sinh học 9 nhằm nâng cao hiệu quả tiết học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học 9
3. Tác giả: Họ và tên:

NGUYỄN XUÂN CHÍNH

Nam (nữ) : Nam

Ngày tháng/năm sinh: 20 - 11 - 1981
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên - Trường
THCS Hưng Thái - Ninh Giang - Hải Dương.
Điện thoại: 0968495807
4. Đồng tác giả: Không có.
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Xuân Chính.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu :
Trường THCS Hưng Thái - Ninh Giang - Hải Dương.
Điện thoại : 03203.769.23
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trường phải có bộ kính hiển vi quang học tối thiểu 4 chiếc, hộp lam
kính + lamen, cùng với một số hóa chất: Cồn 90 0, 700; dung dịch HCl 1N; dd
axit axetic; thuốc nhuộm axeto Cacmin.
- Hệ thống máy tính, máy chiếu đa năng hỗ trợ cho học tập
- Giáo viên phụ trách đồ dùng thiết bị chuyên.
- Thành lập nhóm học sinh yêu thích bộ môn sinh học hỗ trợ trong công
việc chuẩn bị.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2013 - 2014.
TÁC GIẢ



XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

Nguyễn Xuân Chính

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong nhiều năm dạy sinh học 9, mỗi khi dạy đến bài thực hành: Quan
sát hình thái nhiễm sắc thể tôi lại thấy thật lúng túng, không biết dạy sao cho
học sinh hiểu bài, tổ chức sao cho học sinh hứng thú. Trước tình huống tiêu
bản không có quan sát, tôi thường thay bằng những tấm hình sưu tầm NST để
các em quan sát và xác định, mô tả, nhưng thấy vẫn không khả thi cho lắm.
Cùng kiến thức đã được học, những kĩ năng làm tiêu bản đã được rèn, tôi đã
nghĩ đến giải pháp chuẩn bị tiết học bằng những tiêu bản tạm thời, rồi quan
sát đã tạo ra tiết học hứng thú hơn, đúng nghĩa hơn với một tiết thực hành
sinh học.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Để áp dụng giải pháp, trường cần phải có đầy đủ một số hóa chất cơ bản
cho làm tiêu bản như: Cồn, Axit axetic, Cacmin, HCl, nước cất,...; dụng cụ
cần thiết: dao lam, đĩa đồng hồ, đèn cồn, bình đựng hóa chất, lam kính,
lamen, kính hiển vi quang học,...Ngoài ra cần có giáo viên thiết bị chuẩn bị
cùng sự hỗ trợ của nhóm học sinh.
Giải pháp áp dụng chuẩn bị trong thời gian ngoại khóa, còn giảng dạy

trong thời gian chính khóa. Giảng dạy phần thực hành nhiễm sắc thể.
Áp dụng chính của giải pháp là với chương trình sinh học 9 có thể áp
dụng trong dạy bài thực hành: Quan sát nhiễm sắc thể, ngoài ra có thể áp
dụng với bài thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến hoặc áp dụng cho
chương trình sinh học 12 thực hành Nhiễm sắc thể.
3. Nội dung sáng kiến:
Với thực trạng cũ và một số trường hiện nay, bài thực hành không thể
thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu vì thiếu tiêu bản quan sát. Giải pháp đã
đưa ra hướng chuẩn bị tiêu bản tạm thời phục vụ cho dạy bài thực hành hiệu
quả, rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng sử dụng kính hiển vi cho học sinh. Giải
pháp chỉ rõ được cách tiến hành một tiết có sử dụng tiêu bản để quan sát,
củng cố kiến thức về nhiễm sắc thể từ đó tạo hứng thú học tập bộ môn và
2


củng cố kiến thức chương.
Giải pháp dễ dàng áp dụng với tất cả giáo viên từ tiểu học dạy chương
trình lớp 5 đến dạy chương trình sinh học 9 hay 12. Khi giảng dạy bài thực
hành cần chuẩn bị trước khoảng mười ngày vì là tiêu bản tạm thời không để
được lâu, Giáo viên có thể áp dụng với bài thực hành có sử dụng tiêu bản để
quan sát.
Với việc áp dụng giải pháp sẽ giải quyết được vấn đề mà lâu nay nhiều
giáo viên sinh học còn e ngại vì không biết dạy sao cho học sinh hứng thú,
hiểu bài. Với một số nơi có điều kiện có thể mua trực tiếp bộ tiêu bản cố định
từ công ty thiết bị giáo dục thì bỏ giải pháp chuẩn bị tiêu bản. Một bộ tiêu bản
hiện nay trên thị trường có giá khoảng 1 triệu đồng. Nếu áp dụng giải pháp tự
chuẩn bị tiêu bản ta có thể tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho mua sắm
thiết bị.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Giải pháp đưa ra đã đem lại hiệu quả cao cho kinh tế, cho hiệu quả tiết

thực hành nói riêng và bộ môn sinh học nói chung. Không những thu hút
được học sinh yêu thích môn học, hứng thu khi học tập bộ môn mà còn rèn
được cho các em lòng say mê khoa học, những kĩ năng cơ bản sinh học cần
thiết, củng cố được cho các em những kiến thức về nhiễm sắc thể. Từ đó nâng
cao chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Khi áp dụng giải pháp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên sinh học
với giáo viên thiết bị. Nhà trường cần có cơ bản các thiết bị dạy học thiết yếu.
Giải pháp có thể áp dụng với bài quan sát một số dạng đột biến, hoặc đối với
giáo viên dạy THPT chương trình sinh học 12, áp dụng với trường hợp có tiêu
bản cố định. Giải pháp có thể mở rộng việc chuẩn bị tiêu bản tạm thời thành
tiêu bản cố định để có thể dùng trong thời gian dài. Trong thời gian tới chúng
tôi sẽ phát triển sự chuẩn bị tiêu bản tạm thời thành tiêu bản cố định.
Mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để giải pháp hoàn thiện hơn!

3


PHẦN 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Yếu tố chủ quan
Là một giáo viên trực tiếp được phân công giảng dạy môn Sinh học
trong nhiều năm, tôi nhận thấy việc vận dụng lí thuyết học tập của học sinh
vào các bài thực hành và thực tiễn cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
Sinh học nói chung và Sinh học 9 nói riêng, là môn khoa học thực
nghiệm, các kiến thức Sinh học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp
quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm. Vậy mà học sinh lại gặp khó khăn trong
vấn đề này thì quả là một điều rất đáng quan tâm. Chính điều đó đã thôi thúc
tôi quan tâm và mạnh dạn nêu ra một số kinh nghiệm của mình trong việc
giảng dạy bài thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể - Sinh học 9.

1.2. Yếu tố khách quan
Trong thực tế dạy học Sinh học nói chung và dạy học các bài thực hành
Sinh học 9 nói riêng. Đối với các trường cơ sở ở vùng sâu, vùng xa còn gặp
rất nhiều khó khăn và phức tạp vì:
+ Đa số các trường chưa có phòng học bộ môn nên việc tiến hành các thí
nghiệm, thực hành gặp rất nhiều khó khăn.
+ Các thiết bị dạy học còn thiếu nhiều, chất lượng của các thiết bị hiện
có cũng chưa cao, thậm chí là chưa đạt yêu cầu…, cũng ảnh hưởng đến việc
tổ chức một tiết thực hành thí nghiệm.
+ Đối với bài thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể thì gần như
các trường THCS trong huyện đều không có tiêu bản cố định để thực hành.
+ Mỗi giáo viên phải dạy nhiều giờ, nhiều khối lớp, thậm chí là phải dạy
nhiều môn, hơn nữa trong dạy học môn Sinh học hiện nay còn phải lồng ghép
nhiều nội dung như: “Lồng ghép bảo vệ môi trường vào dạy học môn Sinh
học”, “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học”…, nên giáo viên phải
dành rất nhiều thời gian cho việc soạn giáo án. Vì vậy, việc chuẩn bị cho các
tiết thực hành thí nghiệm càng gặp nhiều khó khăn hơn.
- Để thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số
4


41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24 tháng 03 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo thì giáo viên cần:
+ Thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong chương trình và
SGK.
+ Làm thử thuần thục các thí nghiệm, thực hành trước giờ lên lớp.
+ Đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung SGK và phương pháp dạy học
mới, giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu sắc và chính xác. Kích thích sự hứng
thú học tập, lòng say mê nghiên cứu và tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
Mỗi người giáo viên cần phải có lòng đam mê, yêu nghề và phải có kĩ

năng sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học cũng như những kĩ năng thực hành
thí nghiệm nhất định. Đồng thời cũng cần có những sáng tạo trong việc tự làm
đồ dùng dạy học và thực hành thí nghiệm.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1. Vai trò của thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học.
- Biểu diễn thí nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức cho
học sinh nghiên cứu, giải thích các hiện tượng sinh học.
- Thực hành thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là
cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh.
- Thực hành thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành để đi đến
thực tiễn.
- Thực hành thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện
tượng, quá trình Sinh học.
- Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn là mẫu mực về thao tác, là cơ sở
chuẩn kiến thức để học sinh quan sát, nhận xét và bắt chước. Dần dần, khi học
sinh biết cách và tự tiến hành được thí nghiệm, đó là cơ sở đối chứng giúp học
sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo khi thực hành thí nghiệm, phát hiện kiến thức.
- Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của
học sinh với các mức độ khác nhau: Thông báo, tái hiện (bắt chước) tìm tòi
bộ phận, giải thích, chứng minh, nghiên cứu tìm kiến thức mới…
5


* Tóm lại: Thực hành thí nghiệm được sử dụng để nghiên cứu bài mới,
củng cố, hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá kiến thức. Đặc biệt thí
nghiệm có vai trò rất quan trọng đối với việc dạy học một bài thực hành. Thí
nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do học sinh tiến hành. Thí nghiệm
có thể tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn, ngoài đồng
ruộng hoặc trong nhà…
2.2. Bản chất của phương pháp thực hành thí nghiệm.

- Thực hành thí nghiệm là nguồn tri thức mới cho học sinh, nó là điểm
xuất phát cho quá trình tìm tòi của học sinh để đi đến việc hình thành kiến
thức mới.
- Trong bài thực hành thì thí nghiệm lại là nguồn kiến thức vừa có vai trò
xây dựng cái mới, vừa có vai trò củng cố, hoàn thiện và kiểm chứng, chứng
minh một vấn đề đã được nhắc tới.
- Bằng hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng, giáo viên đã kích thích
sự hứng thú học tập, sự tìm tòi độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Bằng tài liệu quan sát được từ thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc
bản thân học sinh tự tiến hành, giúp học sinh có thể phân tích, so sánh, thiết
lập mối quan hệ nhân quả, trả lời các câu hỏi để đi tới các kết luận khái quát,
phản ánh bản chất của vấn đề hay hiện tượng sinh học.
- Như vậy, trong phương pháp thực hành thí nghiệm, học sinh ở vị trí
của người nghiên cứu, chủ động giành tri thức nên sự lĩnh hội tri thức được
sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
* Thực hành thí nghiệm nghiên cứu gồm các bước sau:
+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu thực hành thí nghiệm
+ Tổ chức phân tích các điều kiện thí nghiệm.
+ Giới thiệu các bước, các thao tác tiến hành thí nghiệm.
+ Giới thiệu các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.
+ Thiết lập các mối quan hệ nhân quả từ kết quả thí nghiệm.
- Để học sinh nắm được mục đích, điều kiện thực hành thí nghiệm, giáo
viên nên giới thiệu trước cho học sinh, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc
6


xác định mục tiêu của tiết thực hành. Trong tiết thực hành, quan sát thí
nghiệm là hoạt động nhận thức tự lực của học sinh. Ở đây, thầy chỉ có vai trò
là người cố vấn, theo dõi, giám sát và là trọng tài ghi nhận những thành tích
phát hiện tri thức của học sinh.

- Việc rút ra kết luận, báo cáo thu hoạch là giai đoạn cuối cùng, quan
trọng nhất trong quá trình thực hành thí nghiệm, tức là sau khi học sinh thực
hành thí nghiệm giải thích các hiện tượng, quá trình Sinh học xảy ra một cách
phù hợp, lôgíc, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra ban đầu thì vấn đề đã được
giải quyết.
2.3. Cách làm tiêu bản NST
Bước 1: Chuẩn bị mẫu:
* Thực vật :

Mô phân sinh đầu rễ non ( chóp rễ)
Các rễ chính của hạt nảy mầm
Đỉnh sinh trưởng của cây
Các lá non
Các bao phấn non

* Động vật: Tế bào bạch cầu
Tế bào tuỷ xương
 Tiêu chuẩn: tế bào dễ vỡ, NST có kích thước lớn và dễ phân biệt với
nhau.
Bước 2: Cố định mẫu ( Gồm các nội dung sau )
- Đổ dung dịch cố định vào lọ rồi thả mẫu ngập trong dung dịch cố định
ngâm trong vài giờ.
- Chọn thuốc cố định phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Lượng dung dịch cố định nhiều gấp 50 -100 lượng mẫu.
- Mẫu cố định phải tơi (Cắt bỏ phần không cần thiết nếu mẫu có kích
thước lớn).
- Rửa mẫu trong cồn 70% - 80% cho đến khi hết mùi axit axetic (Có thể
giữ mẫu trong cồn 70% ).
- Rửa mẫu trong nước.
7



Bước 3: Thủy phân mẫu:
- Đun mẫu ở nhiệt độ 600C trong HCl 1N, trong thời gian 5 phút. Rửa
mẫu lại trong nước để loại trừ HCl
Bước 4: Nhuộm tiêu bản:
- Nhuộn trong thuốc nhuộm với thời gian 3 – 5 phút tuỳ loại mẫu
(nhuộm bằng cách nhỏ thuốc nhuộm lên tiêu bản hoặc nhúng lam kính có tiêu
bản vào thuốc nhuộm).
- Có thể rửa tiêu bản bằng nước để loại bỏ thuốc nhuộm thừa.
Bước 5: Hoàn thiện tiêu bản:
Cho mẫu đã nhuộm lên lam kính, nhỏ vài giọt axit axetic 45% hoặc
cloranhiđrat, gạt bỏ các mô thừa, đạy lamen rồi ấn nhẹ lamen dàn đều từ trong
ra ngoài, tiêu bản được dàn mỏng.
2.4. Sơ lược về kính hiển vi.
Kính hiển vi là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng
kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của
những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
2.4.1. Cấu tạo.
Kính hiển vi gồm có 4 hệ
thống:
Hệ thống giá đỡ
Hệ thống phóng đại
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống điều chỉnh

Hình 1. Kính hiển vi quang học
* Hệ thống giá đỡ gồm:
Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.
* Hệ thống phóng đại gồm:

- Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi
kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu
8


cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)
- Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta
muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản
chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để
quan sát ảnh thật).
* Hệ thống chiếu sáng gồm:
- Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
- Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh
sáng đi qua tụ quang.
- Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh
sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn
để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
* Hệ thống điều chỉnh:
- Ốc vĩ cấp,
- Ốc vi cấp,
- Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống,
- Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang,
- Núm điều chỉnh màn chắn,
- Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải).
2.4.2. Cách sử dụng kính hiển vi.
- Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt
dầu soi (để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100).
- Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật
kính thích hợp.
- Điều chỉnh ánh sáng.

- Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật
kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100 hạ tụ quang đến sát tiêu bản
ngập trong dầu.
- Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.
- Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).
9


- Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi
nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.
- Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.
2.4.3. Bảo quản kính hiển vi.
- Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.
- Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào
hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.
- Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu
bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.
3. Thực trạng của vấn đề.
Khi dạy bài thực hành: Quan sát hình thái Nhiễm sắc thể.
3.1. Dụng cụ thí nghiệm:
Các dụng cụ cần thiết chuẩn bị cho bài thực hành cần đảm bảo ít nhất 4
bộ: Kính hiển vi; tiêu bản nhiễm sắc thể tạm thời (hoặc cố định) cho mỗi
nhóm để quan sát.
Về kính hiển vi, đối với các trường gần như đều đảm bảo và đã được bộ
giáo dục trang bị khoảng từ những năm 2000 đến nay vẫn có thể sử dụng, nếu
trường nào bảo quản kém thì có thể khắc phục vật kính, thị kính bằng cồn
hoặc xylen lau mốc, không được thì phải thay chúng. Với trường tôi đang
công tác tuy vật kính có hơi mốc nhưng vẫn có thể dùng để quan sát được.
Với tiêu bản NST, qua quá trình công tác chín năm về trường cùng các

đợt sinh hoạt chuyên môn tại huyện, tỉnh thi tôi thấy rằng gần như không có
trường nào có tiêu bản NST cố định. Trong quá trình tìm hiểu thì hiện tại trên
thị trường có bản bộ tiêu bản NST nguyên phân; giảm phân và bộ NST của
người hiện tại với giá thị trường tại công ty thiết bị giáo dục khoảng 1 triệu
đồng trên bộ.
3.2. Giáo viên thiết bị:
Theo quy định tiêu chuẩn biên chế các trường, mỗi trường THCS có một
10


giáo viên thiết bị phụ trách đồ dùng thiết bị dạy học nhà trường, nhưng hiện
nay thực trạng còn nhiều trường chưa có vì nhiều lí do khác nhau.
Với trường tôi đã có giáo viên phụ trách chuyên đồ dùng thiết bị. Tuy
nhiên trước tình hình thực tế, không có tiêu bản cố định như bài học cần thực
hành để chuẩn bị. Giáo viên thiết bị có thể chuẩn bị bằng các tiêu bản tạm
thời để thay thế nhưng lại rất khó khăn bởi vì: Khả năng làm tiêu bản NST
cùa giáo viên thiết bị yếu, nếu có làm được thì một mình cũng không thể
chuẩn bị nhiều tiêu bản trước được để thực hành. Do vậy, tiết thực hành
không có tiêu bản để quan sát.
3.3. Quá trình dạy bài thực hành: Quan sát hình thái NST
Qua nhiều năm giảng dạy và tìm hiểu tôi nhận thấy, khi dạy bài thực
hành: Quan sát hình thái NST trong chương trình sinh học 9 gặp rất nhiều khó
khăn: không có tiêu bản quan sát, không chuẩn bị được tiêu bản tạm thời,..do
vậy khi dạy các thầy cô Sinh học đều dùng phương pháp chung là củng cổ
kiến thức NST thông qua hệ thống tranh ảnh, yêu cầu HS ghi chép lại bằng
hình vẽ. Như vậy, đã làm cho hiệu quả tiết học giảm đi rất nhiều, sự hứng thú
trong học tập giảm đi, các kỹ năng sinh học không được rèn luyện, củng cố...
Với bản thân, tôi thường dùng các đoạn video mô tả quá trình nguyên
phân, giảm phân để cho học sinh xem và yêu cầu các em mô phỏng lại sự diễn
biến của NST trong các kỳ, giai đoạn của từng quá trình.

3.4. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng sáng kiến.
(Năm học 2012-2013)
Kiểm tra 15 phút nội dung chương II. Nhiễm sắc thể
Đề bài:
1. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá
trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó. (5đ)
2. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường. (5đ)
Hướng dẫn:
1. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.
11


+ Dài: 0,5 - 50 micromet, đường kính 0,2 - 2 micromet.
+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.
+ Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. Một số NST
có eo thứ nhất và eo thứ hai.
2. Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
NST giới tính
1. Tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh
dưỡng.

NST thường
1. Tồn tại thành từng cặp trong
tế bào sinh dưỡng

2. Khi tồn tại thành cặp tương

2. Luôn tồn tại thành cặp tương


đồng ở giới cái (hoặc giới đực), khi đồng.
lại không tương đồng ở đực (hoặc
giới cái)
3. Mang gen quy định giới tính

3. Mang gen quy định tính trạng

và những gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
thường liên quan đến giới tính.
Kết quả chung
Số HS
Khối 9
53

Giỏi
SL
TL
4
7,6

Xếp loại bài kiểm tra
Khá
Tb
SL
TL
SL
TL
15 28,3 32 60,3

Yếu

SL
TL
2
3,8

Ghi chú

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
4.1. Thành lập nhóm yêu thích sinh học.
Ngay từ đầu cấp học khi các em bước vào trường THCS tiếp xúc với bộ
môn Sinh học, cho các em đăng ký và lập danh sách những học sinh yêu thích
bộ môn sinh học.
Điều kiện tham gia thành viên nhóm: Cùng khối; có lòng yêu thích sinh
học; có lực học môn sinh từ khá trở lên.
Nhiệm vụ của nhóm: Có trách nhiệm giúp đỡ lớp cùng tiến bộ về bộ
môn sinh học; Hỗ trợ giáo viên thu thập mẫu vật và cải tiến, khắc phục các đồ
dùng cần thiết phục vụ bài học.
4.2. Chuẩn bị tiêu bản: (NST trong nguyên phân ở tế bào rễ hành).
12


4.2.1. Hoá chất: Nước cất, cồn 100%, HCl 1N, dung dịch (3 cồn 100% :
1 axit axetic), thuốc nhuộm Carmin.
4.2.2. Dụng cụ: Kính hiển vi quang học có độ phóng đại từ 100 đến 400
lần. Cốc thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh nhỏ, đĩa đồng hồ, giấy thấm, ống nghiệm, đèn
cồn, kéo nhỏ, dao lam, lam kính, lamen, bể đun ổn nhiệt, nhiệt kế.
* Giáo viên thiết bị chuẩn bị các hóa chất và các dụng cụ cần thiết. Hóa
chất pha đúng tỉ lệ yêu cầu, lưu ý các hóa chất còn sử dụng được, đảm bảo
chất lượng; các dụng cụ đầy đủ đảm bảo chất lượng. Chuẩn bị dụng cụ cho 4
nhóm cùng tiến hành.

4.2.3. Chuẩn bị mẫu:
+ Chọn đối tượng: hành ta, hành tây.
+ Trồng hành trên khay cát ẩm. (khoảng 10 ngày trước khi làm tiêu bản)
4.2.4. Cố định mẫu: Củ hành tây, hành ta, ngâm trong cát ẩm cho hành
ra rễ. Khi rễ dài 0,5-1,5cm cắt rễ đem đi cố định. (trong 2 – 4 h)

Cắt rễ
rửa bằng nước
Củ hành với rễ dài
khoảng 0,5-1,0cm

Rửa bằng
cồn 800

Ngâm rễ trong Carnoy
(khoảng 2 - 4h)

Giữ rễ trong cồn
700 và trữ ở 40C

Hình 2. Phương pháp cố định mẫu ở rễ hành

4.2.5. Thủy phân mẫu: Gắp mẫu vật để lên mặt kính đồng hồ, rửa mẫu
vật bằng nước, sau đó cho vào bình đun rễ ở nhiệt độ 60 0C trong HCl 1N,
trong thời gian 5 phút.
4.2.6. Làm tiêu bản ép quan sát NST.
- Rửa nươc kỹ, chuyển sang bình đựng Cacmin 2% nhuộm 30 phút.
- Gắp mẫu lên lam kính, rửa nước và cắt lấy đầu rễ 1-2mm
- Nhỏ 1 giọt axit Axetic 45%, đậy lamen (chú ý đặt nghiêng góc khoảng
450 rồi hạ từ từ để tránh bọt khí)

- Dùng đuôi que diêm gõ nhẹ lên mẫu để tán mỏng mẫu.
13


- Dùng giấy thấm lau khô và dán mép bằng paraphin

Rễ hành Thuỷ phân trong HCl
trong cồn 700 1N ở 600 10-30 phút

Đậy lamen

Rửa mẫu bằng
nước cất

Nhỏ 1 giọt
Axetic 45%

Nhuộm Carmin 2%
trong 30 phút
trong 10 phút

Cắt đầu rễ
(1-2mm)

Hình 3. Quy trình làm tiêu bản tạm thời ở rễ hành

* Từ bước chuẩn bị mẫu đến khi làm các tiêu bản ép: Giáo viên thiết bị
và nhóm học sinh yêu thích sinh học cùng chuẩn bị dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn
của giáo viên sinh học. Sau đó chọn ra những tiêu bản đạt tiêu chuẩn để
dùng cho tiết thực hành.

Quá trình chuẩn bị được bố trí vào thời gian ngoại khóa. Sau khi cố
định xong mẫu vật, bố trí một buổi trước khi dạy tiết thực hành, tiến hành
làm các tiêu bản ép tạm thời quan sát NST.
4.3. Tiến hành quan sát:
Sau khi chuẩn bị xong bộ tiêu bản tạm thời quan sát NST trong quá trình
nguyên phân, sẽ được sử dụng trên lớp vào bài thực hành: Quan sát hình thái
NST.
Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu mục tiêu, yêu cầu tiết thực hành:
+ Nhận dạng được NST ở các kì của nguyên phân
+ Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
-> Yêu cầu HS quan sát và vẽ lại được NST ở các kì của nguyên phân
theo mẫu tiêu bản
* Lớp được phân thành 4 nhóm: mỗi nhóm 1 kính hiển vi; 3 tiêu bản tạm
14


thời đã chuẩn bị.
* Hướng dẫn lại các bước sử dụng kính hiển vi cho các nhóm:
- Bước 1: Lấy ánh sáng.
Đặt kính hiển vi tại một chỗ thuận lợi cho việc lấy ánh sáng, xoay vật
kính có bội giác x10 vào khớp, ghé mắt trái quan sát thị kính, tay xoay gương
phản chiếu đến khi vi trường quan sát sáng rõ, viền sáng xanh là được (dùng
màn chắn điều chỉnh lượng sáng sao cho phù hợp).
Chú ý: sau khi lấy được ánh sáng xong không được di chuyển kính.
- Bước 2: Quan sát tiêu bản vật kính có bội giác nhỏ
+ Đặt tiêu bản lên bàn kính,
+ Vặn vật kính sát xuống tiêu bản, mắt nhìn ngang vật kính,
+ Ghé mắt trái vào thị kính quan sát, tay vặn ốc điều chỉnh sơ cấp lên
đến khi nhìn thấy vi trường thì dừng, điều chỉnh bằng ốc vi cấp cho rõ,

+ Quan sát tiêu bản xác định vị trí có tế bào đang nguyên phân các kì và
đưa vào trung tâm vi trường.
- Bước 3: Quan sát tiêu bản với vật kính có bội giác lớn.
+ Xoay vật kính có bội giác lớn (x40, x60),
+ Điều chỉnh ốc vi cấp cho rõ và tiếp tục quan sát kĩ hình thái NST ở các
giai đoạn phân bào, phân biệt từng giai đoạn. Đếm tất cả các tế bào trong vi
trường, ghi nhận số tế bào của từng giai đoạn.
* Khi nhận dạng được hình thái rõ nhất của NST, các bạn trong nhóm
trao đổi và lần lượt quan sát với sự xác nhận của giáo viên.
* Các nhóm vừa quan sát và vừa vẽ lại tế bào và hình thái NST qua các
kì quan sát được.
4.4. Thu hoạch:
Học sinh vẽ lại các hình quan sát được vào vở thực hành:
Yêu cầu:
- Hình vẽ đủ các tế bào đang diễn ra ở các kì của nguyên phân,
- Hình vẽ to, rõ ràng, tỉ lệ giữa các phần chính xác,
- Nét vẽ gọn, sắc, đơn giản, dùng bút chì đen,
15


- Chú thích chung dưới hình vẽ, chú thích riêng bằng các đường kẻ song
song.
- Chú ý: xác định hình thái, số lượng NST trong mỗi tế bào đang diễn ra
ở các kì nguyên phân, xác định đúng các kì.
5. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng được hơn một năm tại trường, tôi nhận thấy sáng kiến
có hiệu quả khá cao cho quá trình giảng dạy thực hành lớp 9 nói riêng và bộ
môn sinh học nói chung.
5.1. Định tính.
Trong quá trình áp dụng sáng kiến: “Giải pháp dạy bài thực hành: quan

sát hình thái nhiễm sắc thể - trong sinh học 9 nhằm nâng cao hiệu quả tiết
học” thì tôi nhận thấy:
Với cách làm như trên kết quả bộ môn sinh học của học sinh đã tăng lên
đáng kể, đặc biệt là những kiến thức của chương II - Nhiễm sắc thể. Thời
gian đầu khi chưa áp dụng giải pháp, học sinh không tích cực trong học tập,
số học sinh yêu thích môn học không nhiều và kiến thức về nhiễm sắc thể của
các em không chắc. Nhưng chỉ sau một thời gian áp dụng giải pháp các em đã
tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh, nhất là khả năng thực
hành, thí nghiệm. Số học sinh yêu thích bộ môn tăng lên đáng kể. Các em rất
thích được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của môn học.
Các giờ dạy ở lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học và
tiếp thu bài nhanh hơn, các em tích cực tham gia giờ học.
Khi kiểm tra bài cũ các em nhớ và hiểu bài có hệ thống hơn, có kỹ năng
thực hành, đặc biệt làm việc với kính hiển vi. Qua các bài học đó đã tạo lên
động lực học tập cho các em, nên hầu hết các em đã làm bài tập ở nhà và còn
chuẩn bị cho bài học mới.
5.2. Định lượng.
Tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút kiến thức chương II, khối 9 sau khi áp
dụng sáng kiến vào giảng dạy tại trường (với yêu cầu đề bài giống đối chứng
16


3.4) thu được kết quả dưới đây:
Năm học 2012-2013 - khi chưa áp dụng giải pháp
Số HS
Khối 9
53

Giỏi
SL TL

4
7,6

Xếp loại bài kiểm tra
Khá
Tb
SL
TL SL TL
15 28,3 32 60,3

Yếu
SL TL
2
3,8

Ghi chú
Đối
chứng

Năm học 2013 – 2014:
TS HS
khối 9
49

Giỏi
SL TL
12 24,5

Xếp loại bài kiểm tra
Khá

Tb
SL
TL SL TL
27 55,1 10 20,4

Yếu
SL TL
0
0

Ghi chú
Thực
nghiệm
năm 1

Năm học 2014 – 2015:
TS HS
khối 9
57

Giỏi
SL TL
14 24,6

Xếp loại bài kiểm tra
Khá
Tb
SL
TL SL TL
31 54,3 12 21,1


Yếu
SL TL
0
0

Ghi chú
Thực
nghiệm

năm 2
Qua quá trình tiến hành thực nghiệm áp dụng sáng kiến vào giảng dạy

thu được kết quả trên tôi nhận thấy. Tỷ lệ học sinh có bài khá, giỏi tăng từ
35,9% lên 79,6% (năm học 2013-2014), tăng lên 78,9% (năm học 20142015). Như vậy số bài khá, giỏi đã tăng thêm 43% - 43,7%.
Tỷ lệ học sinh trung bình giảm từ 60,3% xuống còn 20,4% (năm 20132014), xuống 21,1% (năm 2014-2015). Như vậy tỷ lệ học sinh có bài trung
bình giảm 39,2% - 39,9%.
Đặc biệt không còn đối tượng học sinh có bài yếu, kém.
Bên cạnh đó chất lượng cuối kì, cuối năm của môn học cũng không
ngừng tăng lên trong những năm gần đây khi áp dụng giải pháp.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Cần được tiếp tục áp dụng giải pháp với các trường chưa có kinh phí
mua bộ tiêu bản cố định. Để phổ biến cho tất cả giáo viên cần tổ chức thành
buổi sinh hoạt trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy.
Đưa giải pháp lên các trang Web giành cho giáo viên như:
17


truonghocao.edu.vn để chia sẻ cùng đồng nghiệp và hoàn thiện hơn sáng kiến.
Cần có sự phối hợp tốt với giáo viên phụ trách thiết bị trong trường,

cùng với nhóm học sinh yêu thích sinh học, để giải pháp đạt hiệu quả cao.
Giải pháp còn dùng tiêu bản cho bài thực hành: nhận biết một vài dạng
đột biến. Giải pháp có thể áp dụng với đối tượng học sinh lớp 12.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục sẽ tiếp tục nghiên cứu về giải
pháp làm tiêu bản NST cố định để có thể sử dụng cho nhiều năm và nghiên
cứu chuẩn bị tiêu bản trên các đối tượng khác, quá trình giảm phân.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Tôi đã tiến hành soạn giáo án và dạy bài thực hành: Quan sát hình thái
nhiễm sắc thể kết quả cho thấy các lớp tôi dạy theo hướng này học sinh đều
tích cực, hào hứng tham gia vào giờ học. Các em hiểu bài ngay tại lớp, biết
18


vận dụng những kiến thức đã có để thực hành quan sát nhiễm sắc thể, biết vận
dụng những kiến thức của mình trong vui chơi, lao động và cuộc sống hàng
ngày. Qua đó không ngừng nâng cao chất lượng môn học, nâng cao hiệu quả
giáo dục.
Hiện nay, với tiết thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể - không
còn là vấn đề khó khăn khi dạy và học sinh học 9, không cần dùng những bức
hình để thay thế cho việc quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi như trước đây,
ngoài việc củng cố được cho các em kiến thức nhiễm sắc thể, còn rèn được
cho các em những kĩ năng sinh học cần thiết. Trong việc hỗ trợ chuẩn bị tiêu
bản, còn khơi dậy tình yêu khoa học, hăng say nghiên cứu với bộ môn sinh
học ở các em học sinh.
Khi giảng dạy bài thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể, trước đó
khoảng mười ngày, giáo viên bộ môn sinh học, giáo viên phụ trách đồ dùng
cùng sự hỗ trợ của nhóm học sinh yêu thích sinh học chuẩn bị tiêu bản cho
tiết thực hành. Khi đến tiết thực hành, dùng tiêu bản đã chuẩn bị để quan sát

và xác định các tế bào đang trong các kỳ của quá trình nguyên phân, giảm
phân. Sau khi quan sát và xác định được các tế bào học sinh mô phỏng lại
bằng hình vẽ minh họa.
Mặc dù còn hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu, số liệu thực nghiệm
còn mỏng, nhưng những kết quả sơ bộ của đợt thực nghiệm tại trường THCS
đã chứng minh phương pháp mà sáng kiến đề xuất là một phương pháp tốt
góp phần giải quyết những tồn tại thực trạng và nâng cao chất lượng dạy học
cho bộ môn sinh học 9 trong trường trung học cơ sở. Sáng kiến giảng dạy trên
đây đã bước đầu góp phần vào việc thay đổi dần cách dạy và học ở các trường
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt còn khó khăn.
2. Khuyến nghị.
2.1. Đối với Ban giám hiệu trường THCS
Tăng cường xây dựng kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc
đổi mới phương pháp dạy học.
Hàng năm tiếp tục tổ chức hội giảng cấp trường từ 1 đến hai đợt theo
19


hướng tiệm cận cách thức tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp.
Kịp thời động viên khuyến khích giáo viên thực hiện những phương
pháp dạy học tích cực. Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên viết sáng kiến giảng dạy.
Mua sắm thêm các đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết.
2.2. Đối với giáo viên phụ trách đồ dùng thiết bị và học sinh.
Cần phối hợp tích cực với giáo viên giảng dạy sinh học để chuẩn bị các
đồ dùng, phương tiện, mẫu vật và tiêu bản đầy đủ cho các tiết thực hành.
Sáng tạo trong quá trình chuẩn bị thiết bị, mẫu vật, có thể thay thế tương
đương mà dễ sưu tầm, chuẩn bị.
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT
Hỗ trợ kinh phí, đặt mua các tài liệu tham khảo, nhất là tài liệu về đổi
mới phương pháp dạy học, trang bị cho các đơn vị trường học trực thuộc.

Mời giảng viên các trường đại học, cao đẳng về huyện tập huấn đổi mới
phương pháp dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn huyện.
Mở các lớp tập huấn thêm về kĩ năng thực hành sinh học và công nghệ
thông tin cho cán bộ giáo viên.
Tổ chức cho cán bộ quản lý các đơn vị trường học đi học tập, trao đổi
kinh nghiệm với các huyện bạn.

Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp giảng dạy sinh học ở trường THPT - NXB giáo dục
2. Bồi dưỡng thường xuyên (2004 – 2007) quyển 1, quyển 2 - NXB giáo
dục
3. SKKN - Sở Giáo dục & Đào tạo - Hải Dương.
20


4. KN: Mộ số kinh nghiệm khi dạy các nội dung thực hành thí nghiệm
sinh học 9 - Nguyễn Mạnh Hùng – Trường THCS Việt Thắng – Phú Tân – Cà
Mau.
5. Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 9 - Nhà xuất bản giáo dục

MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
PHẦN 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
21

Trang
1

1
2
4
4


2. Cơ sở lí luận
2.1. Vai trò thực hành thí nghiệm trong dạy học sinh học
2.2. Bản chất của phương pháp thực hành thí nghiệm
2.3. Cách làm tiêu bản NST
2.4. Sơ lược về kính hiển vi
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Dụng cụ thí nghiệm
3.2. Giáo viên thiết bị
3.3. Quá trình dạy bài thực hành: Quan sát hình thái NST
3.4. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Thành lập nhóm yêu thích sinh học
4.2. Chuẩn bị tiêu bản
4.3. Tiến hành quan sát
4.4. Thu hoạch
5. Kết quả đạt được.
5.1. Định tính.
5.2. Định lượng.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC

1. Bảng chữ viết tắt:
Chữ viết tắt
Trung học cơ sở

Cách viết tắt
THCS

Trung học phổ thông

THPT

Nhiễm sắc thể

NST

Sách giáo khoa

SGK

2. Giáo án minh họa:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 15

Bài 14. Thực hành:
QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ

I. MỤC TIÊU:
22


5
5
6
7
8
10
10
10
11
11
12
12
13
14
15
16
16
17
18
19
19
20
21


1. Kiến thức: Học sinh nhận biết dạng NST ở các kì.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc trong thực hành

4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo,
- Năng lực quan sát kính hiển vi, năng lực vẽ hình dạng NST
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: - Kính hiển vi đủ cho các nhóm.
- Bộ tiêu bản NST .
2. HS: SGK, vở bài tập, thước, bút
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thực hành
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Tổ chức ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
3. Bài mới:
Thực hành: (35')
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. GV nêu yêu cầu của buổi thực hành.
2. GV hướng dẫn HS cách sử dụng kính hiển
vi:

- HS ghi nhớ cách sử dụng

+ Lấy ánh sáng: mở tụ quan, quay vật kính kính hiển vi.
nhỏ vào vị trí làm việc, mắt trái nhìn vào thị
kính, dùng 2 tay quay gương hướng ánh sáng
khi nào có vòng sáng đều, viền xanh là được.
+ Đặt mẫu trên kính, đầu nghiêng nhìn vào
vật kính, vặn ốc sơ cấp cho kính xuống dần

23


tiêu bản khoảng 0,5 cm. Nhìn vào thị kính
vặn ốc sơ cấp cho vật kính từ từ lên đến khi
ảnh xuất hiện. Vặn ốc vi cấp cho ảnh rõ nét.
Khi cần quan sát ở vật kính lớn hơn chỉ cần
quay trực tiếp đĩa mang vật kính ấy vào vị trí
làm việc.
+ Trong tiêu bản có các tế bào đang ở thời kì - Các nhóm nhận dụng cụ.
khác nhau. Cần nhận dạng NST ở các kì trên - HS tiến hành thao tác kính
tiêu bản.

hiển vi và quan sát tiêu bản

3. Yêu cầu HS vẽ lại hình khi quan sát được, theo từng nhóm.
giữ ý thức kỉ luật (không nói to).

- Vẽ các hình quan sát được

4. GV chia nhóm, phát dụng cụ thực hành: vào vở thực hành.
mỗi nhóm 1 kính hiển vi và một hộp tiêu
bản.
5. Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng nhận
và bàn giao dụng cụ.
Lưu ý HS:
- GV theo dõi, trợ giúp, đánh giá kĩ năng sử
dụng kính hiển vi tránh vặn điều chỉnh kính
không cẩn thận dễ làm vỡ tiêu bản.
- Có thể chọn ra mẫu tiêu bản quan sát rõ

nhất của các nhóm HS tìm được để cả lớp
đều quan sát.
- Nếu nhà trường chưa có hộp tiêu bản thì
GV dùng tranh câm các kì của nguyên phân
để nhận dạng hình thái NST ở các kì.
4. Củng cố: (2')
- Các nhóm tự nhận xét về thao tác sử dụng kính, kết quả quan sát của mình.
- GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của lớp.
- Đánh giá kết quả của nhóm qua bản thu hoạch.
24


5. Hướng dẫn học sinh tự học: (2')
- Tường trình lại bài thực hành: Vẽ lại các hình ảnh các tế bào với bộ NST ở
các kì đang nguyên phân đã quan sát được.
- Ôn lại các kiến thức NST .
- Tìm hiểu cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN.

25


×