Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

100 HD giup con choi ma hoc giup con phat trien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.83 KB, 5 trang )

100 Hoạt Động Chơi Mà Học Giúp Con Phát
Triển
2 months ago by WebNuoiCon 0
Đây là những trò chơi giúp con phát triển đồng bộ các yếu tố thể chất và tinh thần, giúp con có những
cơ sở vững chắc cho đón nhận những tri thức hệ thống từ nhà trường. Tùy vào từng hoàn cảnh, bố
mẹ hoàn toàn có thể sáng tạo ra những phương pháp nuôi dạy con hợp lý nhất với mình.

Phương Án 0 Tuổi Và 100 Hoạt Động Học Và Chơi
Với Con
1. Rèn luyện giác quan
- Dạy con nhận biết các màu sắc cũng như sự thay đổi của màu sắc dưới những ánh sáng khác nhau
- Dạy con phân biệt hình khối
- Dạy con ngửi các loại hương vị, bố mẹ có thể chơi trò bịt mắt đoán mùi vị
- Dạy con nếm các mùi vị
- Cho con sờ vào các sự vật có trong gia đình, các vật cứng mềm nóng lạnh nhẵm mịn thô ráp và mở rộng
dần phạm vi khi có điều kiện tiếp xúc bên ngoài nơi bé sinh sống
- Dạy con phân biệt lớn – nhỏ, dài – ngắn, dày – mỏng …
- Mát xa và tập luyện 10 ngón tay, thực hiện các trò chơi xâu chuỗi đồ vật để có thể rèn khả năng điều
khiển tay

2. Giúp con phát triển kỹ năng vận động và độ dẻo dai của cơ thể
- Dạy trẻ dưới 3 tuổi những kỹ năng cơ bản: lẫy, ngồi, bò, đi, chạy, nhảy
- Các trò chơi tăng sự khéo léo cho bàn tay như bỏ vật, chọn đồ vật, cắt giấy, nặn…
- Bò lên cầu thang hoặc bước lên các bậc thềm
- Cho con chơi các trò chơi với bóng: đón bóng, vỗ bóng, đập bóng…
- Học leo trèo cùng các trò chơi thể thao khác
3. Giúp con nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh
- Dạy con các loại thực phẩm từ sống đến chín
- Hướng dẫn con nhớ các loại đồ chơi, đồ dùng gia đình, đồ dùng trong bữa ăn
- Nhận biết quần áo
- Nhận biết các phương tiện giao thông khác nhau


- Nhận biết cơ quan và bộ phận trên cơ thể con người
- Nhận biết động thực vật
- Nhận biết các hiện tượng tự nhiên và thay đổi thời tiết
- Phân biệt các cửa hàng


- Phân biệt trang phục của các ngành nghề khác nhau
- Nghe tin tức từ các phương tiện truyền thông
- Giúp con nhận biết các nước trên bản đồ thế giới

4. Giúp con nói tốt và tự tin
- Thường xuyên nói chuyện cùng con, khuyến khích con phát âm và nói
- Cho bé nghe âm thanh của các loài vật, các tiếng kêu đặc trưng của các loài động vật
- Dạy con những động tác thông thường như Chào, Tạm biệt, Gật đầu, Ôm…
- Cổ vũ con kể lại các câu chuyện một cách chậm rãi mạch lạc
- Học các bài hát thiếu nhi, các bài thơ, câu đố hay
- Giúp bé tiếp xúc với người lạ một cách thân thiết
- Thường xuyên cho con chơi cùng các bạn nhỏ khác
- Học cách đón tiếp và tiễn khách
- Trong điều kiện đảm bảo an toàn, có thể khuyến khích con tự đi đến nhà người thân họ hàng
- Dạy con cách xưng hô và hiểu về vai vế ở mức cơ bản
- Dạy con cách đối xử lễ phép
5. Cho con đời sống giải trí phong phú
- Nghe nhạc và xem các chương trình dành cho thiếu nhi
- Học hát, học nhảy
- Xem thư họa và tranh ảnh mỹ thuật
- Học vẽ tranh và xếp hình từ các miếng gỗ
- Xem phim dành cho thiếu nhi
- Sưu tầm các loại tem và các loại tranh mỹ thuật
- Học về nhiếp ảnh

- Xem các tiết mục xiếc, biểu diễn văn nghệ

6. Các trò chơi phát triển khả năng điều khiển tay
- Xếp các miếng gỗ có chủ đích
- Nghịch cát đắp bùn, điêu khắc và tạo hình nổi
- Cắt giấy làm các đồ chơi khác nhau
- Nuôi dưỡng một số động vật nhỏ
- Trồng hoa trồng cây
- Làm cùn bé các loại đồ chơi thủ công như diều, đèn lồn
- Chơi các đồ chơi khoa học: kính hiển vi, kính lúp, nam châm, nhiệt kế, la bàn
- Học các sử dụng máy ghi âm, đài, tivi, dàn âm thanh
7. Giúp con nhận biết mặt chữ sớm và phát triển khả năng đọc hiểu
- Chơi các trò chơi nhận mặt chữ, chỉ chữ để lấy
- Đọc các cuốn truyện dành cho trẻ nhỏ
- Bố mẹ làm một chiếc bảng , coi đó là thế giới chữ viết của con, cho con viết, xếp các chữ cont thích
- Cùng con đến cửa hàng sách
- Học cách xem bản đồ, quả địa cầu, nhận mặt chữ
- Học cách đọc thư
8. Các trò chơi giúp con hòa mình vào thiên nhiên, nhận thức thế giới xung quanh
- Tìm hiểu rễ thân lá quả của các loài cây, hoa cỏ và tên của chúng
- Quan sát quá trình biến đổi của ếch, đàn bướm bay lượn, đàn ong làm mật, đàn kiến chuyển nhà, tiếng
hot của các loài chim
- Sưu tập các loại đá, so sánh đá cuội với loại đá thông thường
- Leo núi, chèo thuyền, ngắm biển, ngắm mặt trời, ngắm mặt trăng
- Cho bé tham quan các danh lam thắng cảnh
9. Tìm hiểu về toán học và phép tính
- Học đếm các đồ vật
- Lý giải các vấn đề cơ bản cho con: hai số có thể tạo thành một số khác và ngược lại
- Nhận biết con số và làm phép tính



- Hiểu trình tự của các con số, có thể tìm được biển số nhà hoặc số ghế trong rạp chiếu phim
- Nhận biết được tiền và biết mua đồ, tìm tiền
- Nhận biết kích thước và có thể đo đạc
10. Cho con tham gia vào các hoạt động tại nhà trẻ, tập thể
- Trước khi cho con đi nhà trẻ, bố mẹ hãy cho con tới trường mầm non làm quen
- Cổ vũ con tham gia chơi cùng các bạn
- Cổ vũ con dơ tay phát biểu ý kiến, biểu diễn các tiết mục và thể hiện mình
- Khuyến khích con đặt các câu hỏi vì sao cho cô giáo
- Khuyến khích con kể về các câu chuyện hôm nay trên lớp
- Cho bé đọc sách cùng các bạn khác
- Cho con đi thăm các bạn khác khi bạn bị ốm, hoặc cô giáo
11. Các trò chơi giúp con học về lao động
- Tự chăm sóc bản thân các việc có thể: mặc quần áo, đi dày, ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh, rửa tay chân
- Cho bé làm các việc nhẹ nhàng như tắt đèn, lau bàn, chuyển bàn ghế, sắp xếp lại giá sách, rửa bát, mua
đồ ăn…
- Khuyến khích con làm những công việc chăm sóc giúp đỡ người khác như rót nước, đưa thuốc, đấm
lưng, đưa đồ vật…
- Làm các hoạt động cộng đồng vừa với độ tuổi: quét sân, bảo vệ cây và hoa
Dạy con làm việc nhà để con hiểu về sức lao động
12. Cho con tham gia các trò chơi trí tuệ
- Thổi bong bóng xà phòng cho nó bay lên
- Làm thí nghiệm khoa học đơn giản ở nhà: sự tồn tại của không khí, phân biệt 3 trạng thái của nước, về
sự chìm nổi,
- Bồi dưỡng thói quyen thường xuyên đặt câu hỏi và thảo luận về các vấn đề con hứng thú
Nguyên tắc 1: nếu có thể dùng đồ thật thì không nên chơi đồ giả, thay vì mua đồ chơi câu cá, hãy cho con
đi câu, thay vì cưỡi ngựa gỗ, hãy cho cưỡi ngựa thật, thay vì chơi trò đồ hàng, hãy cho con vào bếp nấu
ăn cùng…
Nguyên tắc 2: Nội dung các trò chơi phải mang tính điển hình và có sự xắp xếp ở mức độ cao thấp. Đã
đọc các bài thơ thì chọn các bài hay, ý nghĩa, đã đọc truyện thì chọn những truyện kinh điển, nổi bật…

13. Các trò chơi khác
- Học về các vì sao
- Các triều đại trong lịch sử
- Học chơi một loại nhạc cụ
- Tham gia các kỳ thi cho bé
- Tham gia các hoạt động văn hóa thiếu nhi
Bố mẹ cần nhớ rằng, nguyên tắc để giúp con đón nhận mọi kiến thức đó là sự hứng thú, sự đam
mê. Không có nó, tất cả các quá trình dạy học trong vô thức sẽ không còn ý nghĩa. Cùng tham khảo
bài viết Cách để con học và chơi say mê vui vẻ.

Dạy Con Thông Minh Bằng Cách Chơi Say Mê
Học Vui Vẻ
Chơi say mê, học vui vẻ là bí quyết nuôi dạy con thông minh của các bố mẹ hiện đại ngày nay. Thay vì
ôm ấp bao bọc con trong môi trường an toàn, sạch sẽ, họ cho con biết cảm nhận thực sự qua 5 giác
quan, qua đó kích thích sự phát triển của dây thần kinh cảm giác.
Dạy con tính độc lập cho con bằng cách cho con lao động theo đúng độ tuổi
1) Làm gương cho con: muốn con yêu âm nhạc, bản thân người dạy con phải yêu thích âm nhạc, muốn
con sạch sẽ bản thân bố mẹ phải xắp xếp nhà cửa gọn gàng, muốn con độc lập bản thân bố mẹ cần độc
lập… muốn con làm gì thì bố mẹ phải làm trước và làm với đầy sự hứng thú. Dần dần niềm say mê sẽ
được truyền sang cho con.
2) Bầu không khí: không khí trong gia đình luôn phải nhẹ nhàng, vui vẻ, chuyên tâm và chăm chỉ. Xem
tivi một cách có chọn lọc. Mỗi ngày cần khoảng thời gian hoạt động có cả gia đình. Ví dụ như cùng con


chơi các trò chơi vào buổi chiều, có một buổi cả nhà cùng tắt tivi, ai làm việc của người nấy, hoặc cùng
nói chuyện với nhau…
3)Thói quyen sinh hoạt: nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp hài hòa giữa tĩnh và động. Cần định ra thời gian, địa
điểm và vị trí thực hiện các hoạt động. Các hoạt động kết hợp vừa học vừa chơi, tới hoạt động nửa độc
lập, rồi độc lập hoàn toàn.
4) Sự thú vị: các hoạt động học và chơi cần mang tính trực quan đối đáp, tò mò, tính thi đấu, tính biểu

diễn, sinh động và hấp dẫn. Nên kết thúc các hoạt động khi trẻ hào hứng và nói với con sẽ tiếp tục vào lần
sau, như vậy sẽ kéo dài hứng thú của trẻ.
5) Cổ vũ con: kịp thời cổ vũ, biểu dương các hoạt động của bé. Thường xuyên khen con trước mặt người
khác (không khen trước mặt bé khác, chủ ý để người được khen nghe thấy). Tặng con bằng hệ thống
điểm, hoa, cờ cụ thể khi con làm việc tốt và trừ bớt những vật thưởng này khi con mắc lỗi. Trong bất kể
tình huống nào cũng không kể về lỗi của bé trước mắt người khác, càng không được trách con ngốc
nghếch ngay trước mặt chúng.
6) Môi trường: nên dành một góc nhỏ hay một phòng để con vui chơi. Khi yêu cầu bé thực hiện một hoạt
động tĩnh như ngồi đọc sách hay đọc truyện, cần cho con vào một vị trí nhất định và chú tâm làm việc
nhằm hình thành các phản xạ có điều kiện về khả năng tập trung.
7) Thảo luận: thường xuyên đưa ra câu hỏi thảo luận, suy nghĩ và kích thích tranh luận để thỏa mãn tối
đa trí tò mà và tăng niềm hưng phấn. Cho con cảm giác giành phần thắng đê tăng lòng tự tin và hiếu
thắng.
Không nên quát mắng con, vì như vậy tạo ra tính lỳ lợm cho trẻ.
8) Khống chế: do tâm trạng của bé chưa thể ổn định, bé không thể tập trung vào một việc mà thường bị
xao nhãng bởi rất nhiều sự hứng thú khác, khả năng kiềm chế kém nên bố mẹ cần biết cách khống chế
tâm trạng của con. Khi có dấu hiệu buồn chán, mẹ hãy giúp con vui tươi trở lại, khi con chăm chỉ học tập,
người lớn cần bình tĩnh ôn hòa, khi con đạt được thành tích, bố mẹ cần tỏ ra thân thiết và vui mừng, khi
con nông nổi, bố mẹ cần nghiêm túc và cẩn trọng… Tôn trọng con, tuyệt đối không nhục mạ, quát mắng
con.
9) Hướng dẫn con: bất kỳ một hoạt động nào bố mẹ cần kiên nhẫn giảng giải, hướng dẫn, khi con chưa
làm được tiếp tục cổ vũ và hướng dẫn con. Không ra lệnh cho con thực hiện các hoạt động mà con chưa
có sự chuẩn bị đầy đủ. Bạn có thể nói các câu như: “hôm nay chúng ta chơi trò …. được không?”; “Con
học một chút nhé”; “lần này con hãy cố gắng làm tốt hơn lần trước”…
10) Ám thị: sử dụng những từ ngữ ám thị tích cực : “thật là hay”, “thật là thú vị”, “a nhớ ra rồi”, “tiến
bộ thật nhanh” … tuyệt đối không sử dụng các ám thị tiêu cực: “lại không nhớ rồi phải không”, “mệt
quá đi mất”, “chẳng tập trung chút nào”, “chậm ơi là chậm”…
11) Luôn thay đổi: trẻ con thường hay nhanh nhàm chán với các trò chơi lặp đi lặp lại. Bố mẹ hãy đa
dạng trong các trò chơi, cùng một mục đích học chữ, nhưng có lúc bố mẹ là người bạn thi với con, có lúc
bố mẹ lại là học sinh cho con làm thầy giáo, có lúc lại là đối thủ trong một trò chơi… Bên cạnh đó, bố mẹ

cần đan xen các hoạt động liên tục ngoài học chữ, hãy cùng con chơi xếp gỗ, đọc chữ, xem bản đồ, học
múa hát… sự thay đổi liên tục như vậy khiến những cảm nhận tinh thần của con luôn đổi mới, như vậy sẽ
tập trung sự chú ý, thực hiện động tác mau lẹ, tình cảm dạt dào, nhờ đó hiệu suất học tập nâng cao.
12) Tính thống nhất: sự kết hợp trong các thành viên gia đình cần thống nhất, trẻ cần nhận được thông
điệp thống nhất từ 1 thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc dạy bé hằng ngày, những thành viên
còn lại trong gia đình cũng phải ủng hộ. Không thể rèn luyện tính độc lập khi mẹ cho con tự đi vệ sinh
trong khi bà nội lại giúp bé hoàn toàn… Tuyệt đối không để sự bất đồng quan điểm diễn ra trước mặt
bé…
13) Biết chờ đợi: quá trình bồi dưỡng nên thói quen tốt và tính cách tốt là rất lâu, không có loại thuốc
nào có tác dụng nhanh được, bố mẹ không nên nản trí khi con chưa đạt đến như mong muốn của mình.
Bố mẹ nên nhớ rằng nếu một nghìn hành vi làm nên một thói quen xấu thì cần một trăm nghìn hành vi tốt
để thay đổi nó.

Ba cách dạy bé học Toán
1. Dạy bé học đếm ngay từ khi còn nhỏ.
Đếm chính là nền tảng của toán học, và học đếm chính là kĩ năng đầu tiên giành cho tất cả các bé. Bạn có


thể dạy con mình học đếm ngay từ lúc bé 2 tuổi thông qua các trò chơi, hình khối hoặc bất cứ đối tượng
nào. Hãy đếm chậm rãi, tập trung vào sự lặp đi lặp lại để gây sự chú ý. Những bài hát về con số có giai
điệu lặp đi lặp lại cũng là một gợi ý hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc thường xuyên với
sách báo trẻ em, các đĩa DVD, chương trình truyền hình về toán học để bé làm quen với những con số.
2. Sử dụng Toán học để giải quyết các vấn đề.
Bảng cửu chương và các khái niệm toán cơ bản vẫn được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện
nay, toán học được giảng dạy chủ yếu tập trung vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, sử dụng để
giải quyết vấn đề. Bằng cách này, trẻ em sẽ linh động hơn, nhận thức sát hơn những vấn đề cụ thể. Ví dụ,
bạn có thể hỏi bé “Nếu mẹ có 5 cái bánh, chia cho 3 bạn, mỗi bạn 1 cái thì mẹ còn lại được bao nhiêu cái
bánh?” Đưa ra những tình huống và đặt câu hỏi phù hợp với mỗi lứa tuổi, bạn sẽ đánh giá được mức độ
hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của con em mình.
3. Sử dụng tiền bạc .

Hầu hết các bé đều thích thú với tiền bạc, bởi thế tiền bạc là công cụ giảng dạy tốt khi dạy bé các kĩ năng
toán học. Dùng tiền để dạy bé những điều cơ bản về phép cộng trừ. Chơi trò chơi đồ hàng ờ nhà với bé,
sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng. Ví dụ bạn có thể hỏi bé “Đồ vật này 5$,
đồ này 3$, tôi muốn mua cả hai, tôi phải trả bạn bao nhiêu tiền?” Sau đó, áp dụng những việc này vào
thực tế khi bạn dẫn bé đi siêu thị hay mua sắm. Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng
với nhau. Bỏ ra một vài thứ để bé học phép trừ. Tích cực khen ngợi khi bé trả lời đúng, còn nếu bé không
trả lời đúng thì bạn đừng vội chê bai hay trả lời ngay cho bé biết, hãy phân tích, gợi ý để giúp bé tìm ra
câu trả lời.



×