10 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN - [PHẦN 1]
Đề 1: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là
do mỗi ngày tạo nên. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy
nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Đề 2: Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về ý kiến sau : “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn
sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác nữa”.
Đề 3: "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích."
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý
kiến trên.
Đề 4: Bàn về giá trị của việc đọc sách, Gor- ki nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc
thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách ra khỏi con thú để lên tới gần con người”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) quan điểm của anh/ chị về ý
kiến trên.
Đề 5: Anh, Chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về
câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Trích: Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
Đề 6: Suy nghĩ của anh/chị về lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên hiện
nay.(Bài viết không quá 400 từ)
Đề 7: Có ý kiến có rằng:Việc học cũng như con thuyền trên dòng nước ngược,nếu
không tiền ắt phải lùi. Trình bày quan điểm của anh chị về ý kiến trên(bài viết
không quá 400 từ).
Đề 8: Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định sau: Tình thương là hạnh
phúc của con người. Bài viết không qúa 400 từ.
Đề 9: Hiện nay nhiều bạn trẻ có thói quen nghiện chụp ảnh “tự sướng” để thể hiện
bản thân, khẳng định cái tôi của mình. Bằng bài văn nghị luận khoảng 600 từ anh
(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng này của giới trẻ.
Đề 10: Trình bày quan điểm của mình trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện
nay bằng một bài văn không quá 600 từ.
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
---- BÀI LÀM --Đề 1:
Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo
nên. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến
trên.
* Gợi ý:
I. Mở bài:Thời gian là tài sản vô giá của con người.Mỗi phút giây,mỗi ngày đều đóng vai trò
quan trọng trong cuộc đời mỗi người.Vì vậy,có ý kiến cho rằng:"Một ngày so với một đời người
là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên."
II. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến
- Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một
ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc
sống của một đời người.
- Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quí giá; đừng
để lãng phí thời gian.
2. Bình luận:
-Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được
sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc
- Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho
xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng
thời gian rất ngắn.
- Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ
giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để
tạo thành những sự việc lớn.
- Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày.
III.Kết bài: Bài học nhận thức và hành động :
- Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời gian
trôi đi một cách lãng phí.
- Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc
sống.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 2:
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau :
“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quí
giá khác nữa”.
(Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90)
I.MB:Giới thiệu vai trò của niềm tin và dẫn dắt câu nói.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.
2. Bình luận:
- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức
mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công
trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều
kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc
quan...
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông
xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống.
- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản
lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo
để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản
thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. Niềm tin vào bản thân : là niềm tin cần thiết nhất trong tất cả
các niềm tin, bởi nền tảng của thành công thật sự là bền vững là chỉ có thể dựa vào chính mình
chứ không phải vào cái gì khác.Đánh mất niềm tin vào bản thân là đánh mất tất cả, trong đó có
những thứ quí giá nhất như cơ hội, hạnh phúc, tình yêu … thất vọng. Con người tin yêu vào cuộc
sống, tin vào sức mạnh của mình tất yếu sẽ biết đón nhận và vượt qua khó khăn để đến bờ thành
công và hạnh phúc.
III. Kết bài:
Con người tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh của mình tất yếu sẽ biết đón nhận và vượt
qua khó khăn để đến bờ thành công và hạnh phúc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 3:
"Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích."
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
I. MỞ BÀI
Cuộc sống không phải lúc nào cũng sống cho ta mà nhiều khi phải biết sống vì người khác.Nhận
định:"Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích" đã thể hiện rõ
vấn đề trên.
II. THÂN BÀI
- Giải thích :
+ Người nổi tiếng : là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến.
+ Người có ích : là người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cũng cần thiết và có giá trị đối với
người khác, gia đình, xã hội.
+ Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người : hãy sống với một
mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến
giá trị của cuộc sống, nhất là với mọi người.
- Bình luận: :
+ Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng :
× Tiếng tăm, danh vọng : thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống.
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
× Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội
lỗi.
× Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng
những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa.
+ Trước hết, hãy là người có ích :
× Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống.
× Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống.
× Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý
nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cả trong quan niệm của người xưa về “chí nam
nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất của hành động (Làm nên
đấng anh hùng đâu đấy tỏ).
+ Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động
nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội.
+ Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách vì điều đó mang
lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành động có thực chất:
hữu xạ tự nhiên hương.
+ Làm sao để là người có ích :
× Hãy sống có lý tưởng;
× Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm;
× Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng;
+ Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người. Giải
quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc
sống bình an, hạnh phúc, chân chính.
III. KẾT BÀI:
Đây là một ý kiến có giá trị đúng đắn. Đồng thời nó cũng là một lời khuyên rất có tính thời sự,
nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay đang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng
mọi giá.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 4:
Bàn về giá trị của việc đọc sách, Gor- ki nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi
bước lên tôi tách ra khỏi con thú để lên tới gần con người”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên.
*Gợi ý:
Mở bài:
- Đọc sách mang lại những giá trị tốt đẹp
- Dẫn câu nói của Gor-ki
Thân bài:
1. Giải thích ý kiến
- Nội dung trực tiếp: sách giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống xứng đáng với danh hiệu
con người.
- Thực chất: khẳng định giá trị của sách và việc đọc sách
2. Bàn luận về giá trị của sách và việc đọc sách:
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
+ Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại
+ Sách là kết quả của lao động trí tuệ
+ Sách có sức mạnh vượt không gian và thời gian
- Tác dụng của sách và việc đọc sách:
+ Sách đưa người đọc đến những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh về vũ trụ bao la,
những đất nước và những dân tộc xã xôi.
+ Sách giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai và phải làm gì để sống cho
đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng, giúp
con người vươn lên sống xứng đáng với danh hiệu Con người – biết yêu cái Đẹp và lẽ phải.
+ Những vĩ nhân của nhân loại đều vươn lên ánh sang văn hoá bằng con đường đọc sách – tự học
qua sách
+ Đọc sách là một cách giải trí lành mạnh và bổ ích
- Phê phán hiện tượng lười đọc sách và thiếu lựa chọn
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách để đọc, biết học hỏi và làm theo những điều
tốt đẹp trong sách.
- Sách rất quan trọng nhưng chỉ học trong sách vở thì chưa đủ mà phải biết học cả trong thực tế
cuộc sống
Kết bài:
- Mỗi người cần rèn luyện cho mình niềm đam mê đọc sách
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 5:
Anh, Chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Trích: Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
*Gợi ý:
Mở bài:
- Cuộc sống không phải là một con đường bằng phẳng mà nó luôn tồn tại những khó khăn, thử
thách .Điều quan trọng là thái độ của chúng ta đối với những khó khăn đó.
- Trích dẫn câu nói của Đặng Thùy Trâm.
Thân bài:
1. Giải thích:
- Giông tố xét về nghĩa gốc là những hiện tượng tự nhiên dữ dội,ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
của con người và sản xuất..
- Nghĩa chuyển là những gian nan, thử thách trong cuộc sống nhưng con người không được cúi
đầu, khuất phục.
3. Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề:
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Gian nan thử thách chính là môi trường tôi
luyện con người
- Sống có nghị lực và bản lĩnh, con người sẽ dễ dàng vượt qua gian nan thử thách.
- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật
đẹp và hào hùng.
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
- Suy nghĩ về bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống, bản thân phải luôn có ý thức vượt khó,
vươn lên. Cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay
vấp ngã càng phải dũng cảm đứng dậy, không được chán nản hay bi quan, buông xuôi.
- Cuộc sống chiến đấu lao động của con người Việt Nam.
- Những tấm gương vượt qua nghịch cảnh trong đời thường.
Kết bài:
- Nhận định về ý kiến của Đặng Thuỳ Trâm
- Cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay vấp ngã
càng phải dũng cảm đứng dậy, không được chán nản hay bi quan, buông xuôi.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 6:
Suy nghĩ của anh/chị về lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên hiện nay.(Bài viết không
quá 400 từ)
Gợi ý:
MB
-Thanh niên ở thời đại nào cũng là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.Tuy
nhiên,trong cuộc sống hiện đại ngày nay,không ít thanh niên đang có lối sống buông thả,hưởng
thụ,không cần biết đến ngày mai như thế nào.
TB
- Đã qua rồi thời của những thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường ra trận, để rồi sự hi sinh
của họ được đền đáp bằng nền độc lập tự do của đất nước.Ngày nay,cs đang ngày một hiện
đại,chất lượng sống ngày một nâng cao, đất nước đạt nhiều thành tựu nhưng cũng đang phải đối
mặt với không ít thử thách. Đa số thanh niên đều ý thức được vai trò của mình,ra sức học tập vì
ngày mai lập nghiệp.
- Thế nhưng, không ít thanh niên đang rơi vào lối sống sai lầm:thích hưởng thụ,sống lêu
lổng,buông thả để rồi dẫn tới con đường tội phạm.Không khó để tìm thấy một em học sinh còn
nhỏ tuổi đã hút thuốc,uống cà phê,xài điện thoại hoặc nghiện internet.Lớn hơn một chút thì nhậu
nhẹt,suốt ngày chăm lo sắc đẹp hay nhảy nhót quay cuồng ở vũ trường.Một bộ phận thanh niên
sống không mục đích,không lí tưởng,sống hưởng thụ và không nghĩ tới người khác...
- Điều đáng buồn là bộ phận thanh niên này đang ngày một gia tăng.Phần lớn những người
nghiện hút,vi phạm luật giao thông,vi phạm pháp luật đều là thanh niên học sinh.Lẽ ra,họ phải
ngồi trên ghế nhà trường để học tập hoặc lao động trong các nhà máy thì họ lại tụ tập quán xá,vũ
trường,thậm chí ngồi tù.Khi họ thức tỉnh thì mọi cái đã muộn.Nỗi đau không chỉ riêng họ mà cả
gia đình và xã hội.
-Lối sống đó cần phải lên án.Những thanh niên như thế cần sớm thức tỉnh trước khi quá muộn.
-Chúng ta là những học sinh, điều quan trọng nhất là học tập và rèn luyện để có tương lai tốt đẹp
và cống hiến cho xã hội.Bên cạnh đó,chúng ta cũng cần “nối vòng tay lớn” để giúp những thanh
niên lầm đường lạc lối sớm trở về với cuộc sống đời thường.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 7:
Có ý kiến có rằng:Việc học cũng như con thuyền trên dòng nước ngược,nếu không tiền ắt phải
lùi. Trình bày quan điểm của anh chị về ý kiến trên(bài viết không quá 400 từ).
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
MB: Học thức là kho báu lớn nhất của con người.Nhưng việc học tập để có được kho báu ấy thì
hoàn toàn không đơn giản.Vì vậy,có ý khiến cho rắng:" Việc học cũng như con thuyền trên dòng
nước ngược,nếu không tiền ắt phải lùi."
TB:
1.Giai thích ý kiến:
-Đây là hình ảnh so sánh.
+Về nghĩa đen:dòng nước ngược là dòng nước chảy ngược lại với chiều tiến của con thuyền,vì
vậy đó là trở ngại đối với người chèo thuyền,đòi hỏi phải vận dụng công sức và sự khôn khéo để
vượt qua.Nếu không sẽ trôi theo dòng nước.
+Nghĩa bóng:Đối với việc học,đó là những vất vả,chông gai,thách thức trên con đường chiếm
lĩnh tri thức.Phải luôn vượt qua khó khăn để có những kết quả tốt.
2.Bình luận:
-Việc học có muôn vàn khó khăn thử thách.Tri thức thì vô biên mà sự hiểu biết của con người lại
có hạn.
-Trên con đường đó,để có thể có được tri thức chỉ có một con đường:cố gắng phấn đấu bước qua
những khó khăn trở ngại,không được dừng bước,không được dừng lại nghỉ ngơi hưởng thụ chút
ít rồi đi tiếp,cũng không được lùi bước.Nếu dừng lại thì sẽ bị dòng kiến thức bỏ lại phía sau,cũng
như con thuyền nhất định phải tiến nếu không dòng nước ngược sẽ cuốn trôi.
-Việc học khó khăn nhưng khi vượt qua được nó sẽ là những tháng ngày êm đẹp,ngọt ngào.Đó là
khi con thuyền vượt qua dòng nước chảy ngược để tới dòng nước phẳng lặng,êm trôi.
-Điều đáng buồn là nhiều người vẫn không hiểu qui luật đó,nhất là nhiều bạn trẻ hiện nay.
3.Chứng minh:hs lấy ví dụ chứng minh,một người miệt mài đèn sách,không quản khó khăn,nỗ
lực hết mình để vượt qua những chông gai thử thách,cuối cùng có kết quả tốt,Ngược lại,người
khác chùn bước trước khó khăn,vừa học vừa chơi...kết quả là không thể chiếm lĩnh được tri
thức,càng ngày càng bị lùi bước và sẽ không có thành công.
KB:
-Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.
-Rút ra bài học kinh nghiệm:cần phải nỗ lực trước mọi khó khăn của con đường học vấn để ngày
sau có những kết quả tốt.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 8:
Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định sau: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Bài viết không qúa 400 từ.
1. Mở bài:
Dân tộc có truyền thống tương thân tương ái.Vì vậy.tình người trở thành vẻ đẹp của con người
dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.Tình thương trở thành phẩm chất cũng như lẽ sống của mỗi
người.Có ý kiến cho rằng:" Tình thương là hạnh phúc của con người".
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.
-Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với
vật (Từ điển tiếng Việt)
-Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
Việt)
b.Bình luận:
-Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?
+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.
+ Như vậy tình thương mang lại cảm giác sung sướng,thoải mái,thỏa mãn mọi ý nguyện,làm
cuộc sống trở nên ấm cúng,đẹp đẽ.
- Trong phạm vi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con
cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời
mình.
+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là
nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là
tình thương và hạnh phúc.
+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của
hạnh phúc gia đình.
- Trong phạm vi xã hội:
+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.
+ Tình thương là truyền thống đạo lí: "Thương người như thể thương thân"; tạo nên sự gắn bó
chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.
-Cuộc sống không có tình thương là một cuộc sống bất hạnh và đáng ghê sợ.
-Được người thương yêu là hạnh phúc nhưng cũng phải biết thương người để hài hòa giữa cái
chung và cái riêng,giữa ca nhân và tập thể,giữa nhận và cho.
-Phê phán lối sống vô cảm,không có tình thương,ích kỉ,chỉ lo cho bản thân mình...
c/Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:
+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một
bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô
lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của
Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh
phúc cao nhất của cuộc đời mình.
d. Liên hệ bản thân:
Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành
động vì tình thương.
3. Kết bài:
- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa
các dân tộc trên thế giới.
- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống
đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình
thịnh vượng…
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
Đề 9:
Hiện nay nhiều bạn trẻ có thói quen nghiện chụp ảnh “tự sướng” để thể hiện bản thân, khẳng
định cái tôi của mình.
Bằng bài văn nghị luận khoảng 600 từ anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng
này của giới trẻ.
Hướng dẫn cách làm:
Mở bài : giới thiệu hiện tượng
Thân bài
Nêu vấn đề và giải thích
Chụp ảnh tự sướng (tiếng Anh gọi là selfie) dùng để chỉ thói quen tự chụp ảnh và cập nhật trạng
thái đăng tải lên các trang mạng xã hội nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Nghiện chụp ảnh
“tự sướng” trở thành căn bệnh dù đi đâu, ở đâu, làm gì, trong trang phục như thế nào cũng có thể
chụp ảnh “tự sướng”, nếu không chụp sẽ thấy khó chịu.
Bàn luận (2.0đ)
Thực trạng
Hiện nay chúng ta bắt gặp hiện tượng các bạn trẻ giơ điện thoại lên chụp ảnh “tự sướng” bất cứ ở
đâu, thậm chí cả nhà tắm, khi đi chùa, trong các cuộc họp hội nghị sang trọng, trong đám tang….
bất cứ thời gian nào, họ sẵn sàng “take and share” (chụp và chia sẻ). Sau khi chụp xong chỉnh
sửa và nhiều người đăng tải, chia sẻ hình ảnh thông tin trên các trang mạng xã hội như Fecebook,
Twitter, Intasgram… nơi bạn bè có thể “like” (ưa thích) và đưa ra những commet (lời nhận xét)
về bức ảnh thông tin đó. Khi đăng tải những thông tin này bản thân người chụp hy vọng sẽ nhận
được những lời tán dương, ngợi khen.
Nhiều người nghiện chụp ảnh “tự sướng” thường bỏ ra nhiều thời gian để chụp được những bức
ảnh sao cho hoàn hảo nhất không có bất cứ sai sót nào.
Hậu quả: Nhiêu người tin tưởng vào lời tán dương của cư dân mạng từ đó ảo tưởng về giá trị bản
thân. Khi nhận được những lời nhận xét ác ý có thể gây ra những tổn thương về tinh thần.
Việc ham mê chụp ảnh tự sướng mất nhiều thời gian ảnh hưởng tới công việc, học tập, bỏ lỡ
những cơ hội tốt cho tương lai.
Nhiều trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng lắp ghép, chỉnh sửa, tống tiền gây ra những tổn hại về vật
chất và tinh thần.
(Học sinh đưa dẫn chứng minh hoạ)
Nguyên nhân: muốn khẳng định bản thân thực ,muốn khoe khoang mình.
Giải pháp:
Mỗi chúng ta cần ý thức được việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại thế nào cho phù hợp và
có ý thức văn hóa.
Phê phán những người có thói quen nghiện chụp ảnh “tự sướng”.
Dành thời gian chụp ảnh tự sướng cho những công việc khác thiết thực hơn, tuyên truyền mọi
người hiểu: được những giá trị chân thực của cuộc sống.
Bài học, liên hệ bản thân: (0.5đ)
Hạn chế chụp ảnh “tự sướng” và khoe ảnh trên các trang mạng xã hội
Nên dành nhiều thời gian cho những việc có ích hơn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
Đề 10:
NLXH VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 có thể sẽ có những câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh phải có kiến
thức xã hội và hiểu biết thực tiễn trước những vấn đề “nóng” đã và đang diễn ra.
Bên cạnh những sự kiện mang tính thời sự, có thể đề thi năm nay sẽ yêu cầu thí sinh phải phân
tích, bày tỏ quan điểm về những vấn nạn nhức nhối trong cộng đồng và xã hội. “Tôi chọn cá”,
thực phẩm bẩn, bạo lực học đường, bắt cóc trẻ em, bệnh vô cảm… sẽ là những “từ khóa” thí sinh
không thể bỏ qua khi ôn thi trong giai đoạn nước rút này.
___
Đề bài: Trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng”, VTV1,
12/2/2016, nhà báo Lê Bình đã nhắc đến vấn nạn thực phẩm bẩn với một sự trăn trở:
“Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền
nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ
đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư – một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ
người Việt mới thôi độc ác với nhau? Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn
giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ
cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào
huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình.”
Anh (chị) suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình? Trình bày quan điểm của mình trước
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bằng một bài văn không quá 600 từ.
1. Mở bài
Thịt heo có chất tạo nạc salbutamol, thịt bò được chế biến từ thịt heo tẩm hóa chất, thịt gà chết
được nhuộm thành thịt gà vàng rụm,…Chưa khi nào người Việt băn khoăn hơn thế về việc lựa
chọn loại thực phẩm nào cho bữa cơm gia đình.
Thực phẩm thiếu vệ sinh, an toàn lại một lần nữa được nhắc đến bởi nhà báo Lê Bình trong
chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng”, buộc con người ta
phải suy nghĩ về “quốc nạn thực phẩm bẩn “đang đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn xã
hội.
2. Thân bài
Giải thích nhận định
Nhận định của nhà báo Lê Bình đã làm nổi bật thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
(người nông dân tưới thuốc độc lên rau củ quả), hậu quả mà nó gây ra (hai giờ đồng hồ có 30
người chết vì ung thư) cũng như nguyên nhân của vấn nạn này (người Việt kiếm tiền bằng mọi
giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền).
Những chia sẻ đầy trăn trở ấy đã thôi thúc con người đào sâu vào vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm đáng báo động trong bối cảnh hiện tại.
Thực trạng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn
đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như
rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.
Dẫn chứng: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng
tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.
Theo ông Vũ Đình Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: “Thực phẩm bẩn đang tuồn vào các
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---
siêu thị uy tín”. Như vậy, vấn nạn thực phẩm bẩn đang “hoành hành” từ các khu chợ thuận tiện
cho việc mua bán thường nhật đến những siêu thị lớn gửi gắm niềm tin của người tiêu dùng.
Nguyên nhân
Doanh nghiệp, nhà sản xuất:
– Tâm lí muốn thu về lợi nhuận nhanh chóng bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn trong sản
xuất, đối với người nông dân đôi khi còn là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Sự thiếu hiểu biết về ảnh
hưởng nghiêm trọng của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng.
– Sản xuất, canh tác, gieo trồng trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng từ đất đai, nguồn nước
đến không khí.
Người tiêu dùng:
– Thiếu hiểu biết dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc.
– Tâm lí ham của rẻ vô tình tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém chất lượng.
Cơ quan có thẩm quyền
– Chưa có biện pháp xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản xuất không bảo đảm vệ sinh,
buôn bán thực phẩm bẩn khiến vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn tiếp tục tái diễn.
– Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với tổ chức khoa học để đẩy nhanh quá
trình phát hiện thực phẩm bẩn, ngăn chặn hoạt động sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Hậu quả của việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bẩn
Sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa khi sử dụng thực phẩm bẩn hàng ngày. Đại biểu Lê
Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã phát biểu trong phiên thảo luận về tình
hình kinh tế xã hội:“Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng
nan”, không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết
lúc ấy”.
Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương
giữa con người với con người.
Giải pháp ngăn chặn vấn đề thực phẩm bẩn
Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc
sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Bộ Luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7 đã đưa
ra quy định cụ thể việc bỏ tù người sản xuất, kinh doanh “thực phẩm bẩn”.
Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe.
3. Kết bài
Nhận định của nhà báo Lê Bình một lần nữa đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng thực
phẩm bẩn tràn lan trong thị trường, ẩn chứa những hậu quả nghiêm trọng thời gian vừa qua.
Giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn không phải là công việc có thể thực hiện một sớm, một chiều,
bởi một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ. Đây là một nhiệm vụ dài hạn đòi hỏi sự chung sức của cả
cộng đồng để người ta thôi nghĩ về thực phẩm bẩn như một “quốc nạn”.
---- SIÊU KỸ NĂNG NGỮ VĂN ---