Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BON CUOC CAI CACH THOI PHONG KIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.48 KB, 8 trang )

BỐN CUỘC CẢI CÁCH THỜI PHONG KIẾN
1. Cải cách của Khúc Hạo.
* Hoàn cảnh lịch sử.
- 905, KTD- một hào trưởng ở Hồng Châu (Hải Dương ngày nay) lấy thời cơ
chính quyền nhà Đường suy yếu đã hiệu triệu nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, tự
xưng là Tiết độ sứ, xoá bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường ở nước ta.
Như vậy, kể từ 905, tuy còn mang danh hiệu 1 chức quan của nhà Đường
nhưng thực chất KTD đã giành chính quyền từ tay bọn phong kiến Đường, dựng
nên một chính quyền tự chủ, kết thúc cơ bản ách đô hộ hơn 1000 năm của PK
phương Bắc.
Đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do nhưng những hậu quả hơn 1000
năm đô hộ của PK phương Bắc để lại thật nặng nề.
- Về kinh tế:
Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột hết sức nặng nề, dưới nhiều
hình thức khác nhau. Chế độ cống nạp là thủ đoạn bóc lột hết sức tàn bạo của
PK phương Bắc được thực hiện liên tục suốt thời Bắc thuộc. Hàng năm các
quận, huyện phải nộp nhiều lâm thổ sản quý, nhiều sản phẩm thủ công.
Ngoài chế độ cống nạp còn có thêm nhiều loại thuế khoá, mức thuế nhân dân
phải đóng rất nặng. Riêng thuế muối, hàng năm nhân dân ta phải nộp lên tới
hàng vạn quan tiền và các loại thuế tô, dung, điệu mà nhân dân ta phải nộp cho
chính quyền đô hộ. Họ bị quan lại trong chính quyền đô hộ ra sức nhũng nhiễu,
vơ vét của cải để làm giàu riêng. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, người
nông dân bị phá sản, lưu vong mà sử cũ gọi là “dân vong mệnh”.
Thực trạng trên đòi hỏi chính quyền họ Khúc phải nhanh chóng thực thi
những cải cách về hành chính, chính trị; về kinh tế, để xoá bỏ dần những ảnh
hưởng sâu sắc và hậu quả nặng nề do thời Bắc thuộc, khắc phục tính phân tán
của quyền lực thủ lĩnh địa phương, xây dựng một chính quyền độc lập từ TW
đến các làng, xã; xoá bỏ chính sách bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ
trước đó, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Sự rối ren của ngũ đại thập quốc:
907, Chu Toàn Dung cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà hậu Lương. Một cuộc


khủng hoảng trầm trọng diễn ra mà sử TQ gọi là thời kỳ “ngũ đại thập quốc” (5
đời 10 nước) kéo dài 53 năm (907-960).
Sự chia rẽ trên của kẻ thù là lợi thế, điều kiện thuận lợi để KH củng cố nền
thống trị và phát huy quyền độc lập tự chủ.
Như vậy, trước hoàn cảnh ở trong nước và sự rối ren của thập quốc đã trở
thành động lực, tiền đề quân trọng để họ Khúc tiến hành cải các. KH trị vì từ
907-917, trở thành người cải cách hành chính đầu tiên ở nước ta.
- Khúc Hạo (?-917), là con của KTD. 907, KTD mất, KH lên thay nắm
quyền Tiết độ sứ. Quê Hồng Châu thuộc vùng Bình Giang (Hải Dương). Ông đã
kế tiếp sự nghịêp của cha một cách tài tình để gây dựng sự nghiệp độc lập của
VN lúc đó từ tay TQ.
+ Về hành chính:


Bãi bỏ bộ máy hành chính cũ, lập bộ máy quản lý mới. Hệ thống hành chính
quận, huyện đựơc thay thế bằng lộ, phủ, châu.
Các Hương bên dưới được tổ chức lại và đổi thành Giáp, đạt thêm 155 Giáp
mới, cộng với số Giáp đã có trước đó là 314 Giáp.
Cho lập sổ hộ khẩu để quản lý dân số trong nước. Giáp trưởng quản lý việc
kê khai hộ khẩu đồng thời cũng là người phụ trách thu thuế. (phủ-châu-giáp-xã
thay cho phủ - châu-huyện-hương -xã).
+ Về kinh tế:
KH chủ trương sửa lại chế độ tô thuế.
Xoá bỏ sự bất công và áp bức bóc lột nặng nề bằng chính sách “bình quân
thuế ruộng và tha bỏ lực dịch”.
- Đường lối cải cách của KH thể hiện qua 4 chữ: “Khoan, giản, an, lạc”.
+ KHOAN: Có nghĩa là khoan dung, không bắt buộc, không quá khắt khe
với nhân dân, khoan sức cho dân. Chữ khoan trong cải cách của KH được thể
hiện qua 3 chính sách:
“Bình quân thuế ruộng”: nghĩa là nhà nước thừa nhận quyền sở hữu ruộng

đất trong thực tế của các công xã. Trên cơ sở đó, các hộ gia đình đóng thuế sau
cho nhà nước thông qua công xã. Nếu như trước kia còn đô hộ bóc lột siêu kinh
tế, mặc sức vơ vét của dân, thu đủ các thứ thuế thì họ Khúc căn cứ vào việc
phân phối ruộng đất theo chế độ công xã, đánh thuế một cách bình quân theo số
ruộng đất mà các công xã đã được chia.
Bỏ hẳn thuế đinh: nhằm khắc phục sự phiền hà, sách nhiễu của các xã quan
cũng như nạn thu thuế nhiều tầng, nhiều loại trước đó, tránh được cả nạn thất
thu ngân sách cho nhà nước.
Lực dịch: là một hình thức khổ sai bắt dân đi mò trai lấy ngọc, săn voi lấy
ngà…Họ Khúc thực hiện tha bỏ lực dịch, đó là sự cởi trói cho dân, có tác dụng
to lớn đến việc thu phục nhân tâm, ổn định xã hội.
+ GIẢN: quản lý giản dị, gần dân, sao cho dân dễ hiểu, dễ thấm, dễ thực
hành.
Ở cấp giáp: giúp việc cho trưởng giáp có phó giáp. Trưởng giáp có trách
nhiệm kê khai hộ khẩu họ-tên, quê quán và thu thuế, với cách làm trên đã giúp
cho việc nắm chắc dân tình từ đó đề ra mức thu thuế và những chính sách phù
hợp.
Ở cấp xã: đặt ra chức Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng coi các xã, nắm
chắc tình hình dân đinh. Điều này thể hiện rõ một người cầm quyền ý thức được
tầm quan trọng của người quản lý cấp cơ sở, một mặt khắc phục tình trạng phân
tán quyền lực vào tay các tù trưởng địa phương như trước, nắm vững được tình
hình dân chúng từ đó đưa ra những chính sách mang tính chất không khắt khe
với nhân dân, thông cảm với nhân dân.
+ AN: Có nghĩa là đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân.
Bằng cải cách hành chính đã giúp cho chính quyền họ Khúc nắm sâu xuống
tận xã. Ở thời Đường đã đạt ra đơn vị xã nhưng chưa đặt ra chức quan do vậy đã
xẩy ra tình trạng cát cứ của các hào trưởng ở địa phương. Đến thời KH, Giáp


được đặt ra trên cơ sở Hương của đời Đường sẽ tăng số lượng nhiều hơn (thời

Đường có 159 Hương đến thời KH có 314 Giáp). Do vậy, sẽ dễ dàng hơn trong
việc quản lý chi tiết về nhân dân, ở các xã ra chức xã quan. Mục đích chính là
nắm chắc được đời sống của nhân dân từ cấp làng xã.
Nhờ có cải cách chính sách này họ Khúc đã nắm sát được đời sống của nhân
dân, đưa ra và thực hiện tốt được chính sách “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực
dịch” , giúp cho đời sống của nhân dân được yên bình, trật tự trị an được giữ
vững.
+ LẠC: là hệ quả cuối cùng của các biện pháp cải cách, nhờ thực hiện cải
cách mà nhân dân đều được yên vui,, bớt được hờn, giận, oán, sầu..Họ Khúc
chống được phong kiến phương Bắc, giữ được chính quyền trong nhiều năm,
tạo tiền đề thuận lợi cho những bước phát triển về sau.
- Đánh giá: Đây là cuộc cải cách đầu tiên và hệ quả của nó giúp cho chính
quyền được giữ vững nhiều năm, tạo tiền đề cho các bước phát triển đất nước.
Có thể nói, các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục…
trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lai
bị bọn xâm lược quay lại thống trị thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách
của họ Khúc đã mở đầu cho một tiến trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được
độc lập dân tộc.
2. Cải cách Quang Trung- Nguyễn Huệ.
Tình hình nước ta…..cuối tk 18…y/c xã hội lúc bấy giờ là lật đổ chính
quyền Lê Trịnh ở đàng ngoài, Nguyễn ở đàng trong, xóa bỏ danh giới chia cắt
đất nước, thiết laaph một vương triều PK mới, tiến bộ, tạo điều kiện và cơ sở
chuyển mình lên con đường tư bản, giải thể chế độ pk đã suy vong.
Giới thiệu về Ng huệ…
Nội dung cải cách
Kinh tế: QTrung ban hành chiếu khuyến nông, hạ lện cho dân phu tán trc và
sau chiến tranh trở về quê cũ để khai khẩn hóa đất hoang, những xã nào chứa
chấp kẻ chốn tránh đều bị trừng phạt. những xã trưởng phải huy động, tổ chức
nhân dân khai phá ruộng đất hoang hóa, hết thời hạn quy định thì làng xã phải
nộp thuế gấp đôi, ruộng tư bị xung công..nhờ đó 3 năm sau nông nghiệp dc

phục hồi và bước đầu phát triển
CTN; Qtrung khuyến khích phát triển sản xuất TCN, mở rộng ngoại thương
trên cơ sở phục hồi và phát triển nông nghiệp thể hiện ở sắc lệnh khoan thư sức
dân, năm 1789 bãi bỏ thuế điệu cho ndan từ s.Gianh trở ra Bắc. QTrung còn
cho đúc tiền mới, Qtrung thông bảo, Qtrung đại bảo, ngoài ra qtrung còn mở
rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài.
Chính trị, quân sự: trong công cuộc xây dựng chính quyền mới Qtrung rất
chú trọng cầu hiền tài, đối với những nho sĩ, trí thức, kể cả quan lại cũ có tài
năng, nhiệt tình qtrung đều cgang thuyết phục họ vào bộ máy nhà nước, đặt họ
những chức vụ cao, tương xứng với tài năng của họ. ngoài ra qtrung còn ban
chính sách khyến học, mở rộng các chế độ học tập thi cử, trường học được mở


rộng đến các làng xã, cho phép các địa phương sử dụng một số chùa không cần
thiết làm trường học.
Nội dung bỏ lối học khuân sáo, cải tiến dần theo hướng thiết thực. Bắt các
nho đồ, sinh đồ thời kì trước phải thi lại, còn hạng sinh đồ bỏ tiền ra mua trước
đó bị đuổi về quê, chụi lao dịch như dân chúng.
Trên cơ sở tăng cường xây dựng bộ máy nhà nước TW tập quyền, thì Qtrung
cũng tập hợp các lực lượng tích cực trong toàn đất nước, đẩy lùi xâm lược
ngoại bang, ổn định ctri, xh.
Qtrung chủ trương xây dựng một đội quân hùng mạnh, củng cố quốc phòng,
quân đội chia làm 5 doanh, nhà nước quy định cứ 3 xuất đinh thì tuyển 1 lính,
năm 1790 làm sổ hộ tịch để căn cứ vào đó để tuyển lính.
Quân đội có nhiều binh chủng, vũ khí có nhiều loại, có loại được cải tiến như
hỏa hổ, có súng trường, đạin bác, chiến thuyền cũng nhiều loại lớn chở được cả
voi…
Với lực lượng mạnh qtrung đã chấn áp được các thế lực pk phản động, baor
vệ được chính quyền mới.
Văn hóa- giáo dục: Qtrung lập sung chính viện chuyên dịch sách ra chữ hán

và chữ Nôm làm tài liệu học tập và giúp vua về mặt văn hóa. Mục đích của
qtrung là nhằm đưa chữ nôm lên thành chữ quốc ngữ. chữ nôm được đưa vào
khoa cử trong các kì thi, quan trường phải ra đề thi bằng chữ nôm, đến kì thi
tam trường người thi phải làm thơ , phú bằng văn nôm.
Những cải cách của Qtrung thể hiện nhiều một tư tưởng tiến bộ nhằm đưa
đất nước nhanh chóng vượt ra khỏi khủng hoảng sau chiến tranh kéo dài, vươn
lên sánh vai cùng với các quốc gia phát triển đương thời, những chính sách đó
đã và sẽ tạo khả năng mở đường cho sự giàu mạnh, phát triển của đất nước, dân
tộc.
3. Cải cách của Lê Thánh Tông.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuộc cải cách của HQL nhằm thay thế thiết chế chính trị quân chủ quý tộc
bằng một thiết chế mới- quân chủ quan liêu TW tập quyền là đúng đắn, cần thiết
nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan đã thất bại nhanh chóng.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên
ngôi Hoàng đế, bắt tay xây dựng chính quyền mới theo thiết chế cũ của nhà
Trần. Tuy nhiên, lúc này cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hành chính
mang tính phân tán, quyền lực của nhà nước quân chủ quan liêu TW tập quyền
bị hạn chế.
Thiết chế chính trị như trên rõ ràng chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang
tính phân tán, hạn chế quyền lực của nhà nước. Nhược điểm này đã bộc lộ ngay
từ nửa sau thế kỷ XIV và từ đó đặt ra yêu cầu cải cách.
- Chính quyền TW chưa mạnh, nội bộ vương triều mâu thuẫn, tranh giành
địa vị, quyền lực. Tình trạng quan lại lộng hành, tham nhũng, ăn chơi xa hoa,
bộc lộ khá phổ biến, thực trạng đó càng làm cho Nhà nước tập quyền suy yếu.


Để xây dựng một nhà nước quân chủ TW tập quyền mạnh, đòi hỏi phải chấn
chỉnh lại kỷ cương phép nước, phải cải cách cả về thể chế chính trị, cả về cơ chế
vận hành của bộ máy hành chính từ TW đến địa phương.

- Mặc dù nhà nước nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất nhưng các làng xã
vẫn mang nặng tính tự trị và trực tiếp nắm quyền phân chia ruộng đất.
* Nhân vật Lê Thánh Tông (1442-1497), tên thật là Lê Tư Thành, ra đời ở
chùa Huy Vân (Hà Nội).
1460, Nguyễn Xí cầm đầu các quan lại, tướng sĩ trung thành với nhà Lê lật
đổ Nghi Vân, đưa Tư Thành lên ngai vàng, lúc bấy giờ Tư Thành 18 tuổi.
Trong 38 năm trị vì của mình (1460-1497), LTT đã đề ra và thực hiện nhiều
chính sách, biện pháp mang ý nghĩa cải cách, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
mọi mặt của đất nước.
* Nội dung cải cách:
1. Cải cách hành chính và bộ máy chính quyền.
+ Ở TW:
Bãi bỏ các quan chức và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành,
đó là Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mật viện cùng các
viên quan cao cấp như Tể tướng, Đại hành khiển…Vua trực tiếp nắm toàn
quyền kể cả tổng chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi công việc trọng yếu.
Cơ quan quản lí nhà nước tập trung trong 6 bộ (Lại, Lễ, Hình, Binh, Công,
Hộ). Đứng đầu các bộ là chức Thượng thư chịu trách nhiệm trực tiếp trước vua
về hoạt động của bộ mình phụ trách.
+ Ở địa phương: 1466, LTT bãi bỏ các đơn vị trung gian lớn là 5 đạo, thống
nhất chia cả nước làm 12 đạo thừa tuyên và phủ trung đô. Đến 1471, đạt thêm
đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện,
xã. Bỏ đơn vị trấn và lộ.
+ Hệ thống cơ quan hành chính và bộ máy quan lại: được sắp đặt gọn gàng,
có phân công trách nhiệm rõ ràng.
Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có 3 ty ngang quyền nhau, cùng quản lý công việc
chung. Đô ty phụ trách quân sự. Thừa ty phụ trách dân sự. Hiến ty phụ trách
thanh tra, giám sát đời sống nhân dân.
Đứng đầu phủ có chi phủ, đứng đầu huyện là chi huyện, xã quan đổi thành
xã trưởng.

Hệ thống tổ chức thanh tra, giám sát quan lại được tổ chức khá chặt chẽ từ
triều đình đến các địa phương. Ngự sử đài là cơ quan giám sát chung.
Trong cuộc cải cách hệ thống quan lại, LTT đặc biệt chú ý đến vấn đề tuyển
dụng, bổ nhiệm, phân định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và tiêu chí đánh
giá quan lại. Bãi bỏ chế độ bổ dụng các vương hầu, quý tộc vào các chức quan
của triều đình. Tiêu chuẩn tuyển bổ quan lại là có trình độ học thức, đã qua thi
cử và có thực tiễn làm việc.
Như vậy, với cải cách hành chính của LTT thiết chế chính trị quân chủ quan
liêu đã đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XV. Cải cách này phù hợp và đáp ứng nhu cầu
của LSVN lúc bấy giờ.


2. Cải cách kinh tế.
- Chính sách lộc điền: là chính sách ban cấp ruộng lộc cho quý tộc, quan lại,
gồm 2 loại lộc điền (cấp vĩnh viễn cho vương hầu, công chúa; cấp 1 đời cho
quan lại từ tứ phẩm trở lên). Ruộng đất để ban cấp chủ yếu là ruộng đất công
làng xã.
Cùng với chính sách quân điền chính sách lộc điền đã tiến công mạnh mẽ
vào chế độ chiếm hữư ruộng đất công của làng xã, khẳng định tính chất phong
kiến của nhà nước về sở hữu ruộng đất.
- Chính sách quân điền: tất cả quan từ tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều
được chia ruộng công. Cứ 6 năm chia lại ruộng công 1 lần. Những gia đình có
ruộng đất riêng đầy đủ không được cấp. Chính sách quân điền góp phần quan
trọng vào sự xác lập và thống trị của những quan hệ sản xuất phong kiến: quan
hệ sản xuất địa chủ tá điền trong xã hội ở thế kỷ XV.
Chính sách này mặc dù còn chứa đựng những tiêu cực và hạn chế nhưng đã
có tác dụng giải quyết vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp, tạo điều kiện củng
cố nền kinh tế tiểu nông, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế nông nghịêp trong
cả nước.
- Chính sách khẩn hoang và đồn điền:

Ngay từ rất sớm, nhà nước Lê sơ đã có những chính sách khuyến khích nông
dân các làng xã khai hoang lập làng. Điều 349, bộ luật Hồng Đức quy định việc
khai hoang hết diện tích cày cấy thành pháp lệnh của nhà nước.
Song song với chính sách khai hoang lập làng, LTT còn đẩy mạnh việc khai
hoang lập đồn điền. Chỉ dụ 1481 nêu rõ mục đích lập đồn điền là để khai thác
hết sức nông nghiệp. Chính sách đồn điền của LTT có tác dụng tích cực, thiết
thực trong việc mở rộng diện tích sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp.
3. Cải cách luật pháp: thể hiện rõ trong bộ luật Hồng Đức.
- Bộ luật này tập hợp những điều lệ mà các vua Lê trước đã ban hành, có
tham khảo thêm các triều Lý- Trần. Đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của
đất nước.
- Mục đích của bộ luật: có nhiều mục đích khác nhau nhưng quan trọng là
khẳng định và củng cố sự thắng lợi của giai cấp địa chủ, trấn áp mọi hành động
chống đối, xâm phạm lợi ích của nhà nước PK.
- Nội dung của bộ luật:
Bảo vệ nền thống trị của nhà nước PK. Bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp quan
lại và của địa chủ PK. Củng cố trật tự của chế độ PK, bảo vệ chế độ gia tộc phụ
quyền và các chuẩn mực đạo đức theo tinh thần Nho giáo. Khẳng định quý tộc
là đẳng cấp cao nhất, có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong xã hội, tầng lớp nô tỳ bị
coi là thấp kém nhất. Tuy nhiên, trong nhiều điều luật, người phụ nữ được bảo
vệ về quyền lợi kinh tế.
Như vậy, cải cách của LTT tuy chỉ mang tính bộ phận nhưng lại có tác động
sâu sắc tới toàn bộ nền KT, CT, XH của đất nước. Đã xây dựng được chế độ
quân chủ quan liêu hoàn chỉnh, chính sách quân điền xoa dịu được nhiều mâu


thuẫn trong xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất. Đây là cuộc
cải cách sâu sắc và thành công nhất trong lịch sử trung đại VN.
4. Cải cách của Minh Mạng.
- MM (1791-1841), tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, là con thứ của vua Gia

Long. Ông là người vừa có đức vừa có tài, là ông vua cai trị giỏi nhất triều
Nguyễn.
Trong 20 năm trị vì (1820-1840), ông đã thi hành nhiều chính sách và biện
pháp trên nhiều lĩnh vực; KT, CT, VH, XH nhưng biện pháp, cải cách chủ yếu
là cải cách hành chính.
- Nguyên nhân cải cách:
+ Những hạn chế, bất cập của tổ chức bộ máy quản lí nhà nước thời Gia
Long. Bộ máy chính quyền TW đứng đầu là Hoàng đế, tiếp đến là 6 bộ; Binh,
Hình, Lại, Lễ, Bộ, Công do Thượng thư đứng đầu. Giúp việc cho các bộ có các
cơ quan Hàn lâm viện, Quốc sử quán… Phân cấp hành chính: dưới TW là
thành, trấn và doanh.
Tuy nhiên, trong thực tế nhà nước TW chỉ trực tiếp quản lý được 7 trấn dinh
ở miền trung. Phần còn lại của đất nước rộng lớn, nhà nước quản lí gián tiếp qua
viên Tổng trấn- 1 cấp trung gian rất lớn giữa nhà nước TW với các trấn, lộ,
dinh. Cụ thể là Bắc thành có 11 trấn và ở Gia Định thành có 5 trấn. Bắc thành
và Gia Định thành do 2 vị tổng trấn đứng đầu, có đầy đủ các bộ máy cai quản
như 1 triều đình thu nhỏ. Do vậy đã hạn chế rất nhiều sự lãnh đạo thống nhất và
đảm bảo quyền lực nhà vua, gây nhiều khó khăn cho sự nghiệp thống trị của nhà
Nguyễn.
Cơ cấu bộ máy quản lí nhà nước và hệ thống hành chính như vậy đã cản trở
rất lớn đến việc xây dựng bộ máy quân chủ quan liêu chuyên chế, tập trung
quyền lực về TW, đứng đầu là vua.
+ Ngoài ra, dưới thời Gia Long ruộng đất công làng xã là cơ sở để nhà nước
thu tô, thuế. Nguồn tài chính chủ yếu này bị thu hẹp nghiêm trọng, nông dân
không có ruộng đất cày cấy dẫn đến lưu vong, phiêu tán, nổi dậy khởi nghĩa
ngày một nhiều.
Thực trạng nhức nhối đó uy hiếp đến sự tồn tại của nhà nước chuyên chế
Nguyễn, buộc MM phải suy nghĩ, tìm cách cứu vãn.
* Nội dung cải cách:
Dưới thời trị vì của MM, tổ chức bộ máy nhà nước từ TW dến địa phương

chặt chẽ hơn, hoàn chỉnh hơn nhằm tập trung mọi quyền lực cao nhất vào nhà
nước TW, do hoàng đế đứng đầu.
- Ở TW: đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành, giúp việc và tham mưu cho
vua có; Nội các (phụ trách giấy tờ), Cơ mật viện (giải quyết các công việc
“quản quốc trọng sự”, tư vấn cho nhà vua nắm chắc 6 bộ), Đô sát viện (giám sát
hoạt động của quan lại từ TW đến địa phương).
- Ở địa phương: các đơn vị hành chính cấp thành, trấn bị bãi bỏ. Thống nhất
tên gọi các đơn vị hành chính trung gian trong cả nước là Liên tỉnh (đứng đầu là
Tổng đốc) và tỉnh, bãi bỏ tên gọi doanh ở miền Trung.


Ông chia cả nước thành 30 tỉnh, từ Thừa thiên phủ ra Bắc có 18 tỉnh, vào
nam có 12 tỉnh, lại phân định thành 11 tỉnh lớn, 11 tỉnh vừa và 8 tỉnh nhỏ, chịu
sự quản lý và giám sát của chính quyền TW. Dưới tỉnh là Phủ, huyện, tổng, xã.
Mỗi tổng chỉ đặt 1 cai tổng, mỗi huyện chỉ còn 1 viên chi huyện, quy định việc
đặt lí trưởng ở các làng xã Bắc thành là 1 lý trưởng.
Đối với miền núi: MM cho thực hiện chế độ lưu quan (1828), cắt cử quan lại
lên làm việc ở miền núi. Bãi bỏ chế độ thế tập của các thổ ty miền núi.
- MM còn thống nhất quy chế, nguyên tắc, lề lối làm việc, chức trách của
quan lại trong hệ thống chính quyền các cấp.
* Đánh giá:
- Đây là 1 cuộc CCHC có quy mô rộng lớn, sâu sắc và toàn diện chưa tùng
có trong lịch sử PK VN. Bộ máy nhà nước được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện.
Nó đã tăng cường tính thống nhất quốc gia trên 1 lãnh thổ rộng lớn, là cơ sở để
phân chia các tỉnh như ngày nay.
Cuộc cải cách đã củng cố và tăng cường chế độ giám sát toàn bộ nền hành
chính quốc gia, làm cho bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả hơn; chế độ TW
tập quyền được củng cố, mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua.
- Từ trong ý đồ, chủ trương và biện pháp thực hiện cho thấy bộ máy nhà
nước thời Nguyễn là 1 nhà nước quân chủ tập trung quan liêu chuyên chế nặng

nề- 1 nhà nước ở vào đêm hôm trước của cmCN và CNTB đang chuẩn bị ráo
riết xâm lược VN, không còn phù hợp với xu thế của thời đại, yêu cầu của lịch
sử nước ta lúc bấy giờ, đưa đến hậu quả là mất lòng dân.
Không củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân, làm cho nhà nước trở nên
bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của đất nước, làm cho dân tộc không hoà
nhập được với bên ngoài.
Từ những hạn chế trên đã dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp
thống trị, do đó không đoàn kết được toàn dân khi có giặc ngoại xâm đến.



×