Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT - CÁC QUY LUẬT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.79 KB, 20 trang )

CHỦ ĐỀ

CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT
1. Mục đích yêu cầu:
Phân tích, làm rõ nội dung 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Trên cơ sở đó giúp người học rút ra phương pháp luận đối với hoạt động nhận
thức và thực tiễn, đặc biệt vận dụng vào quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng,
giải quyết những nhiệm vụ hiện nay.
2. Nội dung bố cục:
I. Quy luật là gì? (30’).
II. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại (90’)
III. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (80’)
IV. Quy luật phủ định của phủ định (70’).
3. Thời gian: 6 tiết (270’)
4. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp gợi mở nêu vấn đề.
5. Tài liệu:
- Tài liệu chính:
+ Giáo trình Triết học Mác- Lênin, NXB CTQG, H. 1999.

- Tài liệu tham khảo:
+ C. Mác và F. Ănghen toàn tập, tập 20, NXB CTQG, H.1994.
+ Lênin toàn tập, tập 26, tập 29, NXB T, M., 1980


MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là môn khoa hoc về những quy luật phổ biến của
sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hôj loài người và tư duy. Nó được
tạo thành từ hệ thống những phạm trù, nguyên lý, quy luật được khái quát từ hiện


thực, phù hợp với hiện thực. Trong hệ thống đó, các quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật có vị trí vai trò rất quan trọng, phản ánh sự vận động, phát triển của
thế giới hiện thực trên những phương diện, trình độ khác nhau. Do đó, việc nghiên
cứu các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật không những đem lại cho
chúng ta phương pháp xem xứt các sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, mà còn
trang bị cho chúng ta phương pháp hoạt đông trong thực tiễn đạt hiệu quả cao
nhất.

I. QUY LUẬT LÀ GÌ?
1 . Khái niệm quy luật.
Trong quá trình phát triển của tư duy triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về quy luật.
a. Các quan điểm trước Mác về quy luật.
- Triết học duy vật phương Đông và Hy Lạp cổ đại:
Cho rằng quy luật là một trật tự khách quan, là con đường phát triển tự
nhiên, vốn có của mọi sự vật.
- Chủ nghĩa duy tâm:
Phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật
Ví dụ:
+ Plton cho rằng: các tư tưởng đang tồn tại là quy luật đối với các sự vật, vì
sự vật chỉ là hình ảnh của tư tưởng.
+ Hêghen cho rằng: quy luật là cái bền vững, cái ổn định, cái đồng nhất
trong hiện tượng, là sự phản ánh “cái yên tĩnh” của hiện tượng, nó không phải là
cái bên ngoài mà là cái vốn có bên trong của hiện tượng, là mối quan hệ căn bản
nhất của hiện tượng…tức là quy luật là quy luật của “ý niệm tuyệt đối” chứ không
phải là của thế giới vật chất.
2

2



Tuy vậy ông đã có rất nhiều đóng góp quý giá trong sự phát triển của triết học
Mác về quy luật sau này.
- Chủ nghĩa thực chứng:
Họ cho rằng quy luật chỉ là sản phẩm của sự nhất trí giữa các nhà khoa học.
Theo họ, nhận thức khoa học không phải là việc đưa lại tri thức về các quy luật
khach quan mà là sự hình thành một trật tự nhất định giữa các hiện tượng, trật tự
này không phụ thuộc vào tự nhiên mà phụ thuộc vào những nguyên tắc có tính ước
lệ do chủ thể chọn trước.
Tóm lại: Các quan điểm trước Mác đều chưa có sự nhận thức đúng đắn về quy
luật.
b.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa
các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các thuộc tính của cùng một sự
vật, hiện tượng.
- Quy luật mang tính khách quan:
Mọi quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự cấu tạo
thuần tuý của tư tưởng, mà chính các quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự
phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và tư duy.
- Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại của
sự vật, hiện tượng.
Giữa các sự vật hiện tượng, các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng, các
thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng có rất nhiều mối liên hệ như:
Mối liên hệ bên ngoài - mối liên hệ bên trong
Mối liên hệ cơ bản

- mối liên hệ không cơ bản

Mối liên hệ chủ yếu


- mối liên hệ thứ yếu

Mối liên hệ tất nhiên - mối liên hệ ngẫu nhiên…
tuy nhiên chỉ những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại mới
được gọi là quy luật.

3

3


2. Phân loại quy luật
Các quy luật hết sức đa dạng, phong phú, muôn vẻ. Tuỳ theo các góc độ
khác nhau mà có cách phân loại khác nhau.
- Căn cứ vào trình độ tính phổ biến: các quy luật được chia thành
+ Quy luật riêng: là những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất
định, những hiện tượng cùng loại.
Ví dụ:
Những quy luật thuộc các lĩnh vực:
vận động cơ giới (Định luật vạn vật hấp dẫn

F = k.

m1 .m 2
r2

…),

vận động hoá học (Định luật Avôgađrô: trong một mol bất kỳ một
chất nào đều có 6.02*1023 phân tử …),

vận động sinh học (cạnh tranh sinh tồn…)…
+ Quy luật chung: là những quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với
quy luật riêng.
Ví dụ: Quy luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng… tác động trong tất cả
các quá trình cơ giới, hoá học, sinh học.
+ Quy luật phổ biến: là những quy luật tác động trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy con người. Đó là các quy luật của phép biện chứng duy
vật.
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động: các quy luật được chia thành
+ Quy luật tự nhiên: là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự
tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con
người.
Ví dụ:
Quy luật thuỷ triều lên xuống phụ thuộc vào vị trí tương đối của mặt trăng
so với trái đất…

4

4


+ Quy luật xã hội: là những quy luật hoạt động của chính con người trong
các quan hệ xã hội, nó nảy sinh và tác động thông qua hoạt động có ý thức của con
người.
Ví dụ: Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX…
+ Quy luật của tư duy: là những quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của
những khái niệm, phạm trù, phán đoán… nhờ đó trong tư tưởng của con người
hình thành tri thức nào đó về sự vật.
Ví dụ: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba,
quy luật lý do đầy đủ…

Lưu ý: Các quy luật cho dù là quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật
của tư duy thì nó vẫn tồn tại khách quan, con người không thể sáng tạo hay tuỳ
tiện loại bỏ chúng. Quy luật chấm dứt sự tồn tại và tác động của nó khi sự vật
mang quy luật đó thay đổi, khi điều kiện cho sự tồn tại của quy luật đó mất đi.
Ví dụ: Quy luật đấu tranh giai cấp chỉ tồn tại trong xã hội có đối kháng giai cấp.
Quy luật này sẽ mất đi khi trong xã hội không còn tồn tại giai cấp và đối kháng
giai cấp.
Phép biện chứng duy vật, với tư cách là một khoa học, nghiên cứu những
quy luật phổ bến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
con người. Phép biện chứng duy vật có ba quy luật cơ bản là:
• Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại: cho biết phương thức của sự vận động và
phát triển của sự vật.
• Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: làm sáng tỏ
nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
• Quy luật phủ định của phủ định: cho biết khuynh hướng của quá trình
phát triển.

II. QUY LUẬT CHUYỂN HOÁ TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI .

5

5


*Vị trí của quy luật: Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của
PBCDV chỉ rõ phương thức của sự vận động và phát triển của sự vật.
1 . Khái niệm chất, lượng.

a. Chất là gì?
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó
mà không phải là cái khác.

- Chất của sự vật trước hết được tạo bởi các thuộc tính của nó.
Thuộc tính là những tính chất của sự vật, là những cái vốn có của sự vật đó.
Thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ ra bên ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật
mang thuộc tính đó với các sự vật khác.
Ví dụ: Tính dẫn điện là thuộc tính của mọi kim loại. Song tính dẫn điện chỉ bộc lộ
ra khi thanh kim loại được đặt trong sự chênh lệch về điện áp.
- Chất của một sự vật, hiện tượng là một sự thống nhất hữu cơ của các
thuộc tính tạo thành tính quy định của sự vật để phân biệt nó với cái khác.
- Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng
có một phức hợp những đặc trưng về chất. Do đó mỗi sự vật có vô vàn chất.
Lưu ý:
o Phân biệt chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, tuỳ thuộc quan
hệ đang xem xét.
o Các thuộc tính của sự vật có thuộc tính không ngang bằng nhau, có
thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc
tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật. Mỗi sự vật chỉ có một
chất căn bản nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật.
Ví dụ: Vị mặn, công thức hoá học NaCl là chất căn bản của muối ăn.
- Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi các yếu tố cấu thành mà còn
bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật
đó.
6
6



Ví dụ: Kim cương, thanh chì đều do Cacbon cấu tạo thành nhưng lại là các chất
khác nhau, do phương thức liên kết giữa các nguyên tử Cacbon trong kim cương
và than chì là khác nhau.
- Chất biểu hiện tính tương đối ổn định của sự vật, là cái vốn có, không
tách rời sự vật. Do đó, chất là chất của sự vật, tồn tại khách quan, không lệ thuộc
vào cảm giác của con người.
b. Lượng là gì?
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự
vật biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
- Lượng trước hết được xác định bởi số lượng các thuộc tính, tổng số các
bộ phận cấu thành sự vật và các đại lượng đặc trưng cho sự vật ấy.
Ví dụ: Một phân tử nước H2O được cấu tạo bởi 2 nguyên tử Hyđrô và 1 nguyên tử
Ôxy.
- Có những lượng của sự vật được xác địng bằng những đơn vị đo lường cụ
thể và chính xác nhưng cũng có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu
tượng và khái quát hoá.
Ví dụ: Trình độ giác ngộ cách mạng của một con người,…
- Lượng cũng là tính quy định vốn có của sự vật, nó mang tính khách quan,
do đó căn cứ vào lượng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các sự vật (dù
mới chỉ là sự khác nhau bề ngoài)
Ví dụ: Nước hiện nay dân số hơn 1,2 tỷ người là Trung Quốc.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối tuỳ theo mối quan hệ
đang xem xét, còn trong một mối quan hệ xác định thì chất nào lượng nấy.
Ví dụ: Ôxy và Hyđrô là các chất, nhưng lại là lượng cấu tạo nên phân tử nước H2O.
2. Nội dung quy luật.
a. Khái niệm độ, điểm nút, đường nút, bước nhảy.
- Khái niệm độ:
7


7


Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, lượng và chất cũng biến
đổi. Sự thay đổi chất và lượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Không phải bất kỳ sự
thay đổi về lượng nào cũng làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật
thay đổi trong một giới hạn mà không làm thay đổi chất căn bản của sự vật. Giới
hạn đó được gọi là độ.
Do vậy, độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng
và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi căn bản về chất của sự vật.
Ví dụ: Khi xét các trạng thái khác nhau của nước H 2O với tư cách là các chất trạng thái. Ta thay đổi lượng –nhiệt độ của nước trong khoảng 0 oC nước vẫn ở trạng thái lỏng. Khoảng giới hạn 0oC - Điểm nút:
Điểm nút là những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay
đổi về chất của sự vật.
Ví dụ: ở ví dụ trên 0oC và 100oC là các điểm nút.
Lưu ý: Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút.
- Sự vật mới ra đời lại có sự thống nhất giữa lượng và chất mới trong độ
mới với điểm nút mới. Do đó sự phát triển vô tận của sự vật, hiện tượng tạo thành
đường nút của những quan hệ về độ.
- Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là
bước nhảy.
+ Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá
chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Ví dụ: Nước ở 100oC thì hoá hơi.
Xã hội loài người chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN.
+ Các hình thức của bước nhảy:
Bước nhảy toàn bộ – bước nhảy cục bộ
Bước nhảy đột biến – bước nhảy dần dần…

b. Nội dung quy luật.
8

8


Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng; sự thay đổi
dần dần về lượng vượt qua giới hạn độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự
vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của
lượng.

- Mọi SVHT đều là sự thống nhất giữa chất và lượng.
+ Chất là chất của một sự vật cụ thể, không có chất chung chung; lượng là
lượng của một chất xác định. Đi liền với một tính quy định về chất là một tính quy
định về lượng và ngược lại.
+ Sự thống nhất giữa chất và lượng trong độ là điều kiện tồn tại của mọi
SVHT.
- Sự chuyển hoá đi từ những sự thay đổi dần về lượng đến bước nhảy về
chất.
+ Thay đổi dần dần về lượng là quá trình tích luỹ dần dần các yếu tố, đặc
trưng, các thuộc tính, các quy định của sự vật mới trong giới hạn độ của sự vật cũ.
Ví dụ: Tăng dần (giảm dần) nhiệt độ của nước
Tích luỹ các kiến thức trong quá trình học tập của học viên.
+ Sự thay đổi về chất của sự vật chỉ diễn ra khi sự tích luỹ về lượng đạt đến
điểm nút thông qua bước nhảy.
Lưu ý: Sự vật chỉ chuyển sang sự vật mới với một chất – lượng mới khi và chỉ khi
toàn bộ các thuộc tính hoặc ít nhất là các thuộc tính căn bản của nó đã được
chuyển sang cái khác.
Ví dụ: Khi tăng nhiệt độ của nước đến 100 oC thì chất – trạng thái của nước mới
chuỷên từ lỏng sáng hơi.

- Chất mới ra đời tạo điều kiệncho sự phát triển mới về lượng.
+ Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp
điệu sự vận động, phát triển của sự vật.
Ví dụ: Khi nước sôi hoá hơi, tốc độ vận động của các phân tử lớn hơn ở trạng thái
lỏng.
9

9


+ Sự phát triển mới về lượng như thế nào là tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể mà ở đó chất mới ra đời.
+ Quá trình tác động biện chứng giữa lượng và chất là một quá trình liên
tục, thống nhất giữa “tiệm tiến” và nhảy vọt.

3. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật cần phải nhận thức cả mặt lượng
và chất của sự vật.
- Trong nhậ thức cũng như trong hoạt động thực tiễn muốn có sự phát triển,
trước hết phải kiên trì tích luỹ về lượng. Chống tả khuynh, nóng vội, đốt cháy giai
đoạn.
- Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy
về chất. Chống hữu khuynh, do dự, bảo thủ, trì trệ.

III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT
ĐỐI LẬP.
*Vị trí của quy luật: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
là một trong ba quy luật cơ bản của PBCDV chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển.
1. Lý luận về mâu thuẫn.

a. Khái niệm:
Mâu thuẫn là phạm trù dùng để chỉ hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một
sự vật, hiện tượng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
- Mâu thuẫn được tạo dựng bởi hai mặt đối lập.
+ Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những
thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau ở trong
cùng một sự vật, hiện tượng.
10

10


+ Mặt đối lập không tồn tại một mình mà chỉ tồn tại trong mối quan hệ với
mặt đối lập khác.
Ví dụ:

Điện tích âm - điện tích dương trong nguyên tử
Quá trình đồng hoá - dị hoá trong cơ thể sống
Giai cấp tư sản - giai cấp vô sản trong xã hội tư bản…
- Mâu thuẫn là sự tác động, liên hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

Các mặt đối lập tuy có xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau nhưng chúng lại
gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau để tạo thành mâu thuẫn.
b. Đặc trưng của mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn có tính khách quan:
Bất cứ sự vật nào cũng có một cấu trúc nhất định, được cấu tạo bởi các mặt,
các yếu tố, các bộ phận. Các mặt, các yếu tố, các bộ phận này luôn luôn tác động
qua lại, liên hệ với nhau. Sự tác động, liên hệ này là khách quan vốn có của bản
thân sự vật. Trong sự tác động của các mặt, các yếu tố, các bộ phận đó có những
mặt có khuynh hướng trái ngược nhau tạo thành mâu thuẫn. Do đó mâu thuẫn có

tính khách quan.
- Mâu thuẫn là một hiện tượng phổ biến:
+ Mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng và trong mọi lĩnh vực của
thế giới vật chất cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Ví dụ:
Trong tự nhiên: hạt nhân và điện tử trong nguyên tử…
Trong xã hội: Giai cấp tư sản - giai cấp vô sản trong xã hội tư bản…
Trong tư duy: yêu cầu nhận thức cao và khả năng nhận thức của mỗi
cá nhân cụ thể…
+ Trong một sự vật, mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại và phát
triển của sự vật từ khi ra đời đến khi kết thúc.
Ví dụ: Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam

11

11


 Trước năm 1954: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn
Đế quốc và tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ
yếu là nông dân) với bọn địa chủ phong kiến…
 Từ 1954 - 1975: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Đế
quốc Mỹ xâm lược và tay sai…
 Sau 1975: Mâu thuẫn giữa con đường đi lên CNXH với phát
triển theo con đường TBCN…
- Mâu thuẫn mang tính phong phú, muôn vẻ:
Các sự vật, hiện tượng đa dạng, phong phú, muôn vẻ. Mà trong một sự vật,
hiện tượng lại tồn tại nhiều mâu thuẫn, do đó mâu thuẫn mang tính phong phú,
muôn vẻ. Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ của mâu thuẫn luôn gắn liền với tính
riêng biệt của mâu thuẫn, vì mâu thuẫn của sự vật này khác với mâu thuẫn của sự

vật khác, mâu thuẫn này khác với mâu thuẫn kia của cùng một sự vật.
Các mâu thuẫn được chia thành:
Mâu thuẫn bên trong - mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn cơ bản

- mâu thuẫn không cơ bản

Mâu thuẫn chủ yếu

- mâu thuẫn thứ yếu

Mâu thuẫn trực tiếp - mâu thuẫn gián tiếp…

2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Nội dung quy luật được khái quát:
Thống nhất và đấu tranh là hai trạng thái đối lập của một mâu thuẫn. Sự
thống nhất (trong đấu tranh) của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, là tiền đề
cho sự tồn tại của mọi sự vật hiện tượng; sự đấu tranh (trên cơ sở của thống nhất)
của các mặt đối lập là tuyệt đối, vĩnh viễn, là nguồn gốc, động lực bên trong của
sự vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng.
a. Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập.

12

12


Sự thống nhất của các mặt đối lập là một trạng thái của mâu thuẫn, trong đó
các mặt đối lập cùng tồn tại bởi sự ràng buộc, nương tựa vào nhau, mặt đối lập này
lấy sự tồn tại của mặt đối lập kia làm tiền đề để tồn tại.

Biểu hiện:
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là một trạng thái đặc biệt của mâu
thuẫn, ở đó các mặt đối lập tạm gác đi sự đối lập để duy trì sự phát triển và làm
tiền đề cho nhau.
Ví dụ: Các hạt mang điện tích dương và điện tích âm trong nguyên tử phải dựa vào
nhau để tồn tại. Nếu tổng số điện tích âm > điện tích dương hoặc ngược lại thì
nguyên tử sẽ bị phá vỡ trở thành ion.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập được biểu hiện như một thời điểm đặc
biệt trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, ở đó tương quan so sánh lực lượng
giữa các mặt là ngang nhau.
(Sự thống nhất này diễn ra trong một thời điểm nhất định, một thời gian nhất
định).

GCTS

GCVS

- Sự thống nhất của các mặt đối lập được biểu hiện như một trường hợp đặc
biệt về sự đối lập giữa các mặt, đó là việc giữa chúng có những đặc trưng, những
yếu tố nào đó giống nhau, đồng nhất với nhau.
Chính sự thống nhất, đồng nhất này mà các mặt đối lập có thể chuyển hoá được
cho nhau.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời thoáng qua
tương đối, tương ứng với trạng thái đứng im tương đối của sự vật, là cơ sở cho sự
tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
b. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, tạo ra sự vận động và
phát triển của các sự vật, hiện tượng.
13
13



Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một trạng thái của mâu thuẫn, ở đó các
mặt đối lập tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau gữa chúng.
Biểu hiện:
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu như là một quá trình các mặt
đối lập lấy nhau làm đối tượng để thâm nhập vào nhau, làm cho cả mặt này lẫn
mặt kia luôn vận động, biến đổi.
Ví dụ: Trong xã hội tư bản luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa GCTS và GCVS.
GCTS ra sức bóc lột tận cùng, hạn chế tối đa mọi quyền lợi của GCVS. GCVS
muốn lật đổ sự thống trị, bóc lột của GCTS.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là quá trình phá vỡ sự thống nhất vốn có
giữa các mặt đối lập, do việc tăng cường xu hướng trái ngược nhau giữa chúng.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu như là phương thức giải quyết
mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng bằng cách các mặt đối lập bài trừ, chuyển hoá
cho nhau. Mục đích của đấu tranh không phải là duy trì sự thống nhất hiện có mà
là xoá bỏ sự thống nhất ấy để thiết lập một sự thống nhất mới cao hơn.
Ví dụ: Đấu tranh giữa GCVS và GCTS trong xã hội tư bản nhằm giải quyết mâu
thuẫn cơ bản của xã hội tư bản. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì xã hội (sự vật)
chuyển sang xã hội (sự vật) khác cao hơn.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vĩnh viễn, tương ứng với sự
vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, là nguồn gốc, động lực của sự
vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự thống nhất trong đấu tranh, bao
hàm sự đấu tranh, được tạo dựng bởi đấu tranh. Không có sự thống nhất thuần
tuý, tuyệt đối tách rời sự đấu tranh.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập trên cơ sở sự thống nhất, trên địa bàn
của sự thống nhất, trong suốt quá trình thống nhất, với mục đích phá vỡ sự thống
nhất cũ, thiết lập sự thống nhất mới cao hơn. Không có cuộc đấu tranh chung

chung, tách rời nền tảng của sự thống nhất.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
14

14


- Cần thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn của sự vật, hiẹn tượng và
phải phân tích toàn diện các mâu thuẫn của sự vật và các mặt đối lập của một
mâu thuẫn mới nắm được bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển của mâu
thuẫn.
- Biết xác định hình thức, phương pháp thích hợp để giải quyết tuỳ loại mâu
thuẫn, chống thụ động, điều hoà mâu thuẫn, thoả hiệp vô nguyên tắc.

IV. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH.

*Vị trí quy luật: Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ rõ khuynh hướng vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng.
1. Phủ định biện chứng và những đặc trưng của nó.
a. Khái niệm phủ định biện chứng.

- Phủ định là gì?
Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận
đọng và phát triển.
Trong thực tế có 2 hình thức phủ định khác nhau: phủ định siêu hình và phủ
định biện chứng.
+ Phủ định siêu hình: là sự phủ định phá hoại sự vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng; là sự phủ định sạch trơn, không kế thừa, không nâng cao trong
bản thân sự phát triển.

Ví dụ: Dẫm chết một con sâu; nghiền nát một hạt thóc.
+Phủ định biện chứng: là sự phủ định gắn với sự vận động, phát triển; nó là
loại phủ định làm tiền đề và tạo điều kiện cho sự phát triển, do đó là đối tượng
nghiên cứu của PBCDV.
- Phủ định biện chứng là gì?

15

15


Phủ định là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên
con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
b. Đặc trưng của phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng có 2 đặc trưng cơ bản sau đây:
- Tính khách quan:
Phép biện chứng cho rằng nguyên nhân của phủ định, của cái mới thay thế
cái cũ nằm trong bản thân sự vật. Quá trình đó diễn ra một cách hợp quy luật
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Do đó, phủ định không
phải là yếu tố xa lạ từ bên ngoài đưa vào sự vật, mà là một tất yếu, vốn có trong sự
phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định.
Lưu ý: Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng, do đó mà có sự phát triển,
- Tính kế thừa:
+ Phủ định biện chứng là tự thân phủ định, tự thân phát triển trên cơ sở giải
quyết mau thuẫn vốn có bên trong SVHT, cho nên cái mới ra đời không thủ tiêu
hoàn toàn cái bị phủ định. Đồng thời cái mới ra đời giữ lại những yếu tố tích cực
của cái bị phủ định. Với ý nghĩa đó, phủ định cũng đồng thời là khẳng định.
+ Kế thừa là giữ lại cái tích cực, cái hợp quy luật, thúc đẩy sự phát triển.
Song đó là sự kế thừa có lọc bỏ, vừa khắc phục cái cũ, vừa bảo tồn cái tích cực,
tiến bộ, hợp quy luật trong câi mới, vừa khắc phục những yếu tố lạc hậu, vừa bảo

tồn những yếu tố đồng thuận, có lợi cho sự phát triển.
Lênin: “Không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải là sự phủ định
không suy nghĩ, không phải là sự phủ định hoài nghi, không phải là sự phủ định
do dự, cũng không phải nghi ngờ là các đặc trưng và các bản chất trong phép
biện chứng… mà là sự phủ định coi như vòng khâu của sự liên hệ, vòng khâu của
sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”
(Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, tập 29, tr.295).
Ví dụ: Khi phủ định CNTB với tư cách là một chế độ lỗi thời, CNXH cũng kế thừa
toàn bộ những thành quả của sự phát triển, tiến bộ xã hội mà nhân loại đã đạt được
dưới CNTB.
2. Phủ định của phủ định- Hình thức xoáy ốc của sự phát triển.
16

16


Nội dung quy luật được khái quát:
Khuynh hướng chung của mọi sự phát triển là quá trình cái mới phủ
định cái cũ, cái mới vừa gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những yếu tố hợp lý trong
lòng cái cũ theo “cơ chế” chu kỳ phủ định của phủ định để khẳng định sự tiến
lên; con đường tiến lên trong quá trình phát triển không tuân theo đường thẳng
mà theo đường “xoáy ốc”.
Biểu hiện:
a. Sự phát triển là một quá trình phủ định biện chứng liên tục từ thấp
đến cao và mang tính chu kỳ.
- Sự phát triển bao giờ cũng được thực hiện thông qua những lần phủ định
biện chứng.
+Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá
trình phát triển. Với tư cách là kết quả của “phủ định lần thứ nhất”, cái mới cũng
chứa đựng trong bản thân mình xu hướng dẫn tới những lần phủ định tiếp theo –

phủ định của phủ định.
+ Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố
tích cực mới. Do đó, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo
ra xu hướng tiến lên không ngừng.
- Sự phát triển của sự vật mang tính chu kỳ.
+ Thông qua phủ định của phủ định dẫn tới sự ra đời một sự vật trong đó có
sự lặp lại một số đặc trưng cơ bản của cái xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao
hơn, đây là một chu kỳ phát triển.
+ Số lần phủ định trong một chu kỳ có thể nhiều, ít khác nhau tuỳ theo từng
sự vật hiện tượng, quá trình cụ thể, nhưng về thực chất bao giờ cũng bao gồm 2
lân phủ định cơ bản khác nhau về nội dung:
 Phủ định lần 1: Là phủ định cái khẳng định, làm cho sự vật chuyển
thành cái đối lập với mình.
Trong phủ định lần 1, sự kế thừa còn mang tính phiến diện,
chưa thấy rõ sự phát triển, mới vạch ra sự thay đổi, cái phủ
định mới phê phán cái bị phủ định, loại bỏ mặt tiêu cực của nó,
17

17


kế thừa những yếu tố cơ bản của cái cũ, nhưng nó tạo ra sự đối
lâp với cái cũ cả về nội dung và hình thức.
 Phủ định lần 2 (Phủ định cái phủ định): Dẫn tới sự ra đời của sự vật
mới với nhiều đặc trưng đối lập với cái được sinh ra ở phủ định lần 1. Sự
vật mới dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
Phủ định lần1 và phủ định lần 2 có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một cơ
chế thống nhất: vừa phủ định vừa kế thừa. Song phủ định lần sau bao giờ cũng
phong phú hơn, đa dạng hơn phủ định lần trước.
+ Cái mới ra đời là biểu hiện sự phát triển tất yếu, hợp quy luật của sự vật

hiện tượng, nó là cái tiến bộ, tích cực, đi lên, là cái thúc đẩy sự phát triển.
+ Phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển,
đồng thời là điểm xuất phát của một chu kỳ tiếp theo.

H ạ t Clâúya l ú a

Chu kỳ

N Hạt lúa

PĐL2

PĐL1

Lưu ý: Không phải mọi chu kỳ phát triển đều được diễn ra trực tiếp bằng 2 lần
phủ định, mà có khi phải thực hiện nhiều lần phủ định trung gian mới thực hiện
được một chu kỳ (vì nó phụ thuộc vào tính chất đặc thù và quy luật đặc biệt của
kết cấu của sự vật bi phủ định cũng như của sự vật mới ra đời).
Ví dụ: Trứng-tằm-nhộng-bướm-trứng…;CSNT-CHNL-PK-TBCN-CSCN
Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Menđêlêép
b. Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển.
18

18


- Tính chất của sự phát triển là tiến lên, song không loại trừ mà trái lại còn
bao hàm cả khả năng thụt lùi tam thời, đôi khi còn rất lớn.
- Sự phát triển đi lên không phải diễn ra theo đường thẳng mà là quanh co
phức tạp, theo hình “xoáy ốc”.

Lênin: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng
dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự
phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng”
(Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, tập 26, tr.65).
+ Đường “xoáy ốc” là hình thức cho phép biểu đạt được rõ ràng nhất các
đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng
không qua trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển.
+ Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự
phát triển, đồng thời dường như quay trở lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng
trước
.+ Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính
vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao.

3. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Khi xem xét sự vật phải phân tích bản chất của nó để vạch ra chiều hướng
phát triển cơ bản, đồng thời phải dự kiến được những bước quanh co trong sự vận
động của nó.
- Phải biết phát hiện, quý trọng, tin tưởng vào cái mới, ra sưc bồi dưỡng,
phát huy cái mới, tạo điều kiện cho nó thắng cái cũ.

19

19


- Quy luật này là cơ sở khoa học để xây dựng lòng tin vào tương lai, vào sự
tất thắng của cái mới, xây dựng tinh thần lạc quan cách mạng, kiên định trước
khó khăn của cuộc sống.
- Trong khi phê phán cái cũ cần kế thừa những yếu tố hợp lý của nó, chống
thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn, khắc phục thái độ bảo thủ, cản trở sư

phát triển.

KẾT LUẬN
Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng đề cập một phương diện của quá
trình vận động và phát triển. Trong thực tế, sự vận động và phát triển của bất kỳ
một sự vật, hiện tượng nào cũng là sản phẩm tác động tổng hợp của tất cả các quy
luật của phép biện chứng. Trong quá trình tích luỹ về lượng để tiến tới thay đổi về
chất cũng phải chú ý phát hiện mâu thuẫn, tìm ra phương thức và lực lượng thích
hợp để giải quyết mâu thuẫn. Bước nhảy được thực hiện, mâu thuẫn được giải
quyết cũng tức là sự phủ định biện chứng được hoàn thành. Cho nên, trong toàn bộ
quá trình trên đây, chúng ta cần phát hiện ra các yếu tố tích cực đang tồn tại trong
sự vật, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, ngăn cản sự ra đời của cái ới.
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần vận dụng tổng hợp
tất cả những quy luật đó một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp
với điều kiện cụ thể để đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

20

20



×