Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC CHI TIẾT - TIẾN BỘ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.8 KB, 18 trang )

BÀI GIẢNG DUY VẬT LỊCH SỬ
TIẾN BỘ XÃ HỘI
MỞ ĐẦU.
Vấn đề tiến bộ xã hội chiếm một vị trí rất quan trọng trong các khoa học về xã hội. Xung
quanh vấn đề này đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng hết sức gay gắt. Việc làm rõ tiến bộ xã
hội là gì? động lực và tiêu chuẩn của nó như thế nào, điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà còn có ý nghĩa to lớn trong nhận thức, trong việc đánh giá tiến bộ xã hội ở nước ta
trong tình hình hiện nay.
1. Mục đích- yêu cầu :
Mục đích: Trang bị kiến thức sự hiểu biết cho học viên về tiến bộ xã hội, khuynh hướng
phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất lịch sử của tiến bộ xã hội và vấn đề toàn cầu trong thời
đại ngày nay.
Củng cố thế giới quan phương pháp luận duy vật lịch sử
Yêu cầu : Từ mục đích này tôi yêu cầu các đồng chí phải nắm được các yêu cầu sau đây :
Yêu cầu 1 : Nắm được thực chất vấn đề
Yêu cầu 2 : Bước đầu biết vận dụng vào thực tiễn hoạt động của mình
Yêu cầu 3 : Biết vận dụng phê phán những quan điểm sai trái
2.Kết cấu bài này gồm hai phần sau :
I. Tiến bộ xã hội- khuynh hướng phát triển tất yếu của lịch sử
II. Tính chất lịch sử của tiến bộ xã hội và vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày này.
3.Tổng thời gian toàn bài 4tiết.
4.Phương pháp : Sử dụng phương pháp thuyết trình là chính ngoài ra có kết hợp
phương pháp gợi mở và nêu vấn đề.
5.Tài liệu tham khảo :

NỘI DUNG BÀI
I.Tiến bộ xã hội- khuynh hướng phát triển tất yếu của lịch sử
1.Một số quan điểm ngoài Mác xít về tiến bộ xã hội :
Trước Mác đã có nhiều quan điểm về tiến bộ xã hội . Có quan điểm phủ nhận tiến bộ xã
hội trong lịch sử, có quan điểm thừa nhận tiến bộ xã hội nhưng không có cơ sở khoa học và


1

1


không chỉ ra được bản chất của tiến bộ xã hội. Để hiểu rõ hơn những quan điểm này ta đi tìm
hiểu các quan sau :
a)Quan điểm phủ nhận tiến bộ xã hội trong lịch sử :
Thời kỳ cổ trung đại những tư tưởng tiến bộ xã hội mang tính manh nha chưa đầy đủ
và không phát triển theo hướng khoa học. Tư tưởng bao trùm là sự bi quan về tương lai tươi
sáng của xã hội.
Tư tưởng này được thể hiện rất rõ trong hệ tư tưởng và triết học xã hội của Ki- TôGiáo.và chủ nghĩa bi quan về lịch sử gắn liền với đề tài của sự tận thế, sự diệt vong của thế giới.
Tuy vậy chủ nghĩa bi quan ấy không phải là tuyệt vọng hoàn toàn mà nó ẩn dấu, tiềm
tàng hy vọng vào sự cứu vớt sau này ở thế giới bên kia. Như thế chủ nghĩa bi quan về tiến bộ xã
hội thời cổ đại có thể được xemnhư là chủ nghĩa lạc quan theo một kiểu đặc thù. Trong cái bi
quan về lịch sử người ta vẫn cố đi tìm cái gì đó cho sự phát triển tiến lên của xã hội ở một nơi
thần bí siêu nhiên.
Tóm lại : Do bị chi phối và ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến và lễ nghi nhà thờ. “Đêm
trường trung cổ” nên đã phủ nhận và vùi dập những tư tưởng tiến bộ xã hội. Tuy nhiên có một
số tư tưởng muốn chống lại nhà thờ đã bị bóp chết (Brunô bị thiêu sống).
b)Quan điểm thừa nhận tiến bộ xã hội nhưng không có cơ sở khoa học và không chỉ
ra được bản chất của tiến bộ xã hội.
-Thời kỳ phục hưng thế kỷ 15-16 : Tư tưởng lạc quan về tiến bộ xã hội hướng tới tương
lai tươi đẹp, hợp lý công bằng và đã nhìn nhận khả năng thực tế để hướng tới tương lai ấy. Có
xu hướng khách quan và, khoa học .
Khởi sắc tư tưởng này là những nhà hội hoạ, giải phóng con người khỏi sự ràng buộc lễ
giáo phong kiến, khỏi sự chói buộc của nhà thờ. Đây chính là tư tưởng của giai cấp tư sản đang
lên, trở thành ngọn cờ tư tưởng để phê phán đấu tranh chống lại chế độ phong kiến suy tàn thối
nát.
Tiêu biểu là : Atuyếc gô ; Héc đơ ; Gi công đoocxê….Các ông cho rằng phát triển xã hội

là sự lên của lý tính con người là sự đạt tới tự do, bình đẳng và phẩm giá con người. Gi công
đoóc xê viết “Sớm hay muộn sẽ đến lúc mặt trời chiếu sáng tráI đất mà ở đó hoàn toàn là những
người tự do, không biết có ông chủ nào khác ngoài lý tính của mình. Khi ấy bạo chúa và nô lệ…
sẽ chỉ còn tồn tại trong lịch sử và trên sân khấu” 1. Các ông đặt con người là trung tâm khoa học
và cho rằng chế độ phong kiến là thối nát phi”nhân đạo. Đây chính là tư tưởng tấn công trực
diện vào nhà thờ tôn giáo, mở ra mốc quan trọng cho sự phát triển tiến bộ xã hội.

2

2


-Thế kỷ 17-18 giai cấp tư sản đã kế thừa tiến bộ xã hội thời kỳ phục hưng, giương cao
ngọn cờ CNDV, tư tưởng khoa học. Đặc biệt với khẩu hiệu “tự do - bình đẳng - bác ái” với tư
tưởng nàygiai cấp đã thu hút được lực lượng nhân dân đánh bại chế độ phong kiến thần quyền
tôn giáo chấm dứt thời kỳ “Đêm trường trung cổ”.
Khi giai cấp tư sản đã bước lên vũ đài chính trị thì nó quay lại chiếm giữ ngọn cờ cách
mạng, phản bội lại giai cấp đã hy sinh dưới ngọn cờ cách mạng đó. Nhìn thấy sự thối nát này và
mơ ước một xã hội mới công bằng- bình đẳng – bác ái. Đó là các đại biểu : Ooen, Xanh xi
mong, Phu u re….Các ông cho rằng : “ Nghèo đói sinh ra từ chính sự thừa thãi” vì vậy tiến bộ
xã hội phải vượt qua CNTB là đạt tới công bằng- bình đẳng.
-Cuối thế kỷ 19 Có hai đại biểu là Hêghen và Phoiơ Bắc :
Hêghen là người đầu tiên trong lịch sử triết học đã quan niệm lịch sử như một quá trình,
nghĩa là xã hội loài người không ngừng vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Nhưng sự vận động phát triển ấy Hêghen không xem xét như nó vốn
có mà là sự hiện thân của “ý thức tự do”. Theo ông, trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử loài
người có dân tộc đại biểu cho sự tiến bộ xã hội vì nó thấm nhuần ý thức tự do. Từ đó ông khẳng
định : trong lịch sử hiện đại đân tộc Đức là hiện thân của “tinh thần tự do” do đó là chủ thể của
tiến bộ xã hội, quan điểm duy tâm.
-Phoiơ Bắc thể hiện tinh thần nhân đạo nhân văn trong giải quyết mối quan hệ giai cấp

CN, NDLĐ nhưng phương pháp của ông lại bằng tôn giáo “Hãy ôm nhau đi hôn nhau đi cứ như
vậy thật là tươi sáng” mà không thấy được đấu tranh cách phải bằng bạo lực.
-Hiện nay một số nhà xã hội học như : O.Speng-le, P.Xô-rô-kin, A.Tô-in-bi đưa ra quan
niệm về vòng tuần hoàn của quá trình lịch sử, trong đó phủ nhận tiến bộ xã hội. Lịch sử loài
người được họ hình dung như là sự cùng tồn tại của nhiều nền văn minh, chúng khác nhau chỉ ở
loại hình tôn giáo.
Trước những vấn đề toàn cầu của thời đại một số học giả phương Tây lại rút ra những
kết luận bi quan về lịch sử. Họ nói đến “sự tận cùng của lịch sử”, “hoàng hôn, ngày tàn của thế
giới”. Một số học giả khác như A-rôn, G.Can, I.Gan-brai-tơ….lại cường điệu khuếch đại vai trò
của kỹ thuật, của công nghệ, quan niệm này kỳ vọng vào khả năng vô hạn của tiến bộ kỹ thuật
và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Tóm lại : Những quan điểm trên đây có quan điểm đóng vai trò cách mạng tiến bộ
trong giai đoạn lịch sử nhất định bên cạnh những quan điểm tiến bộ ấy còn mang những
hạn chế đó là:

3

3


Thứ nhất : Họ chưa giải thích tiến bộ đi từ các yếu tố tinh thần từ sự phát triển nhất
định của các hình thái ý thức xã hội.
Thứ hai : Họ đã xem xét tiến bộ xã hội một cách phiến diện không biện chứng, tiến
bộ xã hội được họ hiểu như là sự tiến hoá thuần tuý không có bước nhảy thụt lùi cũng như
không có bước nhảy vọt cách mạng.
Thứ ba : Họ giới hạn tiến bộ xã hội trong khuôn khổ xã hội tư bản và cho rằng
CNTB là nấc thang cao nhất của sự phát triển nhân loại cho nên mọi ý đồ vượt ra khỏi xã
hội này đều bị coi là thụt lùi thoái bộ.
Khắc phục những quan niệm duy tâm và siêu hình về tiến bộ xã hội, kế thừa những yếu
tố hợp lý trong tư tưởng của các nhà triết học và xã hội học trước, dựa trên những thành tựu của

khoa học và thực tiễn chủ nghĩa Mác- Lênin đã đem lại quan điểm khoa học về tiến bộ xã hội.
2.Quan điểm triết học Mác- Lênin về tiến bộ xã hội:
a.Bản chất của tiến bộ xã hội :
*Khái niệm :
-Tiến bộ: Là kiểu phát triển đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng
hoàn thiện của những hệ thống trong những lĩnh vực khác nhau của hiện thực khách quan.
Tiến bộ là quá trình lịch sử thích nghi môi trường của hệ thống vật chất, tiến bộ đối lập
với thoái bộ.
Thoái bộ: Là tạo ra những suy đồi thoái hoá mất cân đối, là sự vận động đi xuống, thụt
lùi….
-Tiến bộ xã hội là một phạm trù của CNDVLS phản ánh quá trình vận động của xã
hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Từ hình tháiKTXH thấp lên hình thái KTXH
cao hơn.
Theo khái niệm này thì tiến bộ xã hội phải được thể hiện trên các nội dung sau:
+Tiến bộ xã hội trước hết là phải hợp quy luật, phản ánh sự tất yếu của quy luật lịch
sử và nó biểu hiện bằng sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội.
Sự phát triển của xã hội không phải là tổng số những hiện tượng ngẫu nhiên, không phải
là chuyển động hỗn loạn mà là quá trình tiến lên hợp quy luật, chuyển từ hình thái KT-XH này
lên hình thái KT-XH cao hơn hoàn thiện hơn, phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử là đi
từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

4

4


Mặc dù có những hiện tượng thoái bộ suy đồi xong lịch sử nhưng xã hội loài người
nói chung và xét đến cùng là vận động theo khuynh hướng tiến bộ tiến lên. Đó là quy luật
khách quan của lịch sử.
+Tiến bộ xã hội là một quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn:

Tiến bộ xã hội chỉ được xem xét một cách đúng đắn trong mối quan hệ với mặt đối lập
của nó là thoái bộ xã hội. Tiến bộ xã hội và thoái bộ xã hội là hai mặt vừa đối lập nhau vừa
thống nhất biện chứng với nhau. Do tính chất đối lập tương đối của chúng có thể có một ý nghĩa
rất cơ bản để đánh giá sự phát triển xã hội xét theo quan điểm sự tiến bộ hay thoái bộ của nó.
Lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến biết bao sự kiện : tiến lên và thụt lùi, cách mạng
và phản cách mạng, hoà bình và chiến tranh, hưng thịnh và suy vong…Điều đó chứng minh tính
chất phức tạp quanh co của quá trình phát triển lịch sử.
Mặt khác, xã hội là một hệ thống phức tạp, các bộ phận các lĩnh vực của nó quy định lẫn
nhau đồng thời chúng có tính độc lập tương đối cho nên các lĩnh vực, các bộ phận của đời sống
xã hội phát triển không đều nhau.
Những hình thái KT-XH là một nấc thang tiến bộ xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất
định nhưng chúng bao giờ cũng có nét thoái bộ, những nét thoái bộ này trở thành chiếm ưu thế
trong thời kỳ xã hội đó đã suy tàn. Tuy nhiên ngay cả lúc đó sự thoái bộ cũng không thể mang
tính chất phổ biến bởi vì khuynh hướng phát triển của toàn thể xã hội loài người không phải là
sự thoái bộ mà là sự tiến bộ. Trong trường hợp này biểu hiện là ở sự xuất hiện những yếu tố và
những tiền đề của một xã hội mới, cũng như trong sự phát triển những mặt cá biệt của đời sống
xã hội.
Ví dụ : nếu như xét về toàn bộ, nét đặc trưng của sự phát triển xã hội tư sản trong thời
đại của chủ nghĩa đế quốc có những hiện tượng thoái bộ nhưng tuy vậy, trong CNTB người ta
vẫn thấy sự tiến bộ của nhiều nghành khoa học, kỹ thuật cũng như một số hiện tượng xã hội
khác.
+Tính chất không đồng đều của tiến bộ xã hội :
Đây là một đặc trưng cơ bản của tiến bộ xã hội ở các nước khác nhau, các dân tộc khác
nhau thì khác nhau. Trong cùng một thời điểm có tiến bộ diễn ra trong XHTB có tiến bộ diễn ra
trong XHCN, có tiến bộ diễn ra trong thời kỳ quá độ…
Tóm lại : Tiến bộ xã hội phản ánh quá trình vận động của xã hội từ thấp đến cao từ
đơn giản đến phức tạp. Quá trình vận động đi lên ấy phải phù hợp quy luật khách quan của

5


5


lịch sử và là một tất yếu cho mỗi một xã hội. Tiến bộ xã hội là một quá trình phức tạp chứa
đầy mâu thuẫn là con đường quanh co biện chứng giữa tiến bộ xã hội và thoái bộ xã hội.
Chú ý :
-Khi tiếp cận tiến bộ xã hội phải có quan điểm toàn diện, xem xét sự hài hoà giữa các
mặt của xã hội, xem sự đồng đều đó như thế nào. Từ tiếp cận này để tìm ra nhân tố mới kích
thích phát triển.
-Tiến bộ xã hội nó phản thống nhất giải phóng con người theo hướng nhân văn nhân
đạo. Nếu mất đi cái đó thì nội dung tiến bộ không còn.
-Phân biệt : Tiến bộ xã hội với văn minh xã hội và cách mạng xã hội :
+Văn minh xã hội thường gắn với một xã hội, một giai đoạn lịch sử cụ thể, chỉ những
giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã đạt được trong một giai đoạn lịch sử nhất định,
văn minh là sự hài hoà giữa vật chất và tinh thần.
+Tiến bộ xã hội là một quá trình phát triển đi lên của xã hội để đạt tới văn minh. Tiến
bộ xã hội gắn liền với văn minh nhưng không đồng nhất, văn minh là tốc độ phát triển trên
một lĩnh vực nào đố của xã hội. Văn minh vật chất, văn minh tinh thần.
+Cách mạng xã hội là sự nhảy vọt về chất. Dấu hiệu là biến đổi có tính chất bước
ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, là
phương thức chuyển từ một hình thái KT-XH lỗi thời lên một hình thái KT-XH cao hơn, tiến
bộ hơn. Cách mạng xã hội trở thành động lực của tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội là quá trình
hoàn thiện không ngừng.
Tóm lại : Tiến bộ và thoái bộ trong sự phát triển của xã hội là những hình thức phát triển
trái ngược nhau của xã hội nói chung hay những mặt cá biệt của nó, nói lên một cách tương ứng
hoặc là sự phát triển theo hướng đi lên hưng thịnh hoặc là trở về những hình thức cũ suy đồi lạc
hậu.
b.Tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội:
Tiêu chuẩn tiến bộ xã hội, nói cách khác là dựa vào cái gì, dựa vào đâu để đánh giá xã
hội này tiến bộ hơn xã hội kia. Vì vậy xác định tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội là một vấn đề hết

sức phức tạp. Hiện nay xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau :
*Quan điểm triết học ngoài Mác xít :
-Khổng Tử : Lắy nhân cách đạo đức con người làm tiêu chuẩn tiến bộ xã hội.
-Ô-oen : Lấy phát triển trong nhận thức con người làm tiêu chuẩn TBXH
-Xanh xi mông : Tri thức khoa học, phát triển đạo đức là tiêu chuẩn tiến bộ xã hội.

6

6


-Hêghen : Coi ý thức tự do là tiêu chuẩn tiến bộ xã hội.
-Phoi-ơ-Bắc : Lấy phát triển trong tôn giáo làm tiêu chuẩn tiến bộ xã hội.
-Các học giả tư sản : Cường điệu hoá văn minh làm tiêu chuẩn tiến bộ xã hội, họ lờ đi
các mặt khác về đạo đức lối sống…
-Liên hiệp quốc thì đưa ra các tiêu chuẩn : Phương tiện sống, chỉ số IQ không quan tâm
đến đời sống.
Tóm lại : Các quan điểm triết học ngoài Mác-xít đều phủ nhận việc vạch ra một tiêu
chuẩn chungđể đánh giá tiến bộ xã hội trong các giai đoạn lịch sử. Họ cho rằng tiến bộ xã
hội trong các giai đoạn lịch sử. Họ cho rằng tiến bộ xã hội hoàn toàn mang tính chất thuần
tuý chỉ phụ thuộc vào chỗ “người ta nói về tiến bộ xã hội theo thang giá trị nào”
*Quan điểm triết học Mác-Lênin về tiêu chuẩn tiến bộ xã hội :
Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin đưa ra tiêu chuẩn tiến bộ
xã hội là trong tính toàn diện của tất cả các mặt xã hội nó thể hiện sự hài hoà với nhau. Tuy
nhiên từng mặt lại có vị trí vai trò khác nhau.
-Sự phát triển của lực lượng sản xuất là tiêu chuẩn cơ bản cao nhất, xét đến cùng
của tiến bộ xã hội, đó là trình độ phát triển của con người, trình độ ấy để cải tạo tự nhiên.
Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng tồn tại và phát triển của của xã hội, sự phát triển của
sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của tất cả các mặt các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội. Do đó, tiêu chuẩn chung của tiến bỗ xã hội phải đi tìm trước hết trong lĩnh vực sản xuất

vật chất, trong lĩnh vực kinh tế.
Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành quan hệ sản xuất giữa người với người và từ đây
hình thành quan hệ sản xuất. Từ quan hệ sản xuất hình thành các quan hệ xã hội khác như vậy
quan hệ sản xuất là nội dung của các quan hệ như : Chính trị, tinh thần…
Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người, biến đổi điều kiện
tồn tại của con người làm cho tự nhiên khong còn là tự nhiên hoang sơ
Mác viết “Việc sản xuất ra những tư liệu sản xuất trực tiếp là tạo ra cơ sở nhà nước pháp
luật…”
Lực lượng sản xuất của xã hội bao gồm con người và những tư liệu lao động do con
người tạo ra. Sự phát triển xã hội là một quá trình hợp quy luật, xu hướng của quá trình lịch sử
được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chiếm lĩnh các lực lượng tự nhiên
của con người, phản ánh khả năng sử dụng chúng với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động

7

7


sống của con người, quyết định sự thay thế các quan hệ sản xuất. Con người trong hoạt động của
mình là chiếm lĩnh khả năng vật chất rộng lớn bao nhiêu thì trình độ phát triển xã hội càng cao
bấy nhiêu.
Con người với tư cách là một yếu tố của lực lượng sản xuất là chủ thể của quá trình sản
xuất, nó khác với các yếu tố khác của lực lượng sản xuất đồng thời là yếu tố hàng đầu, quan
trọng nhất của lực lượng sản xuất. Con người tồn tại và phát triển phải thoả mãn nhu cầu trước
hết là nhu cầu vật chất vì vậy con người phải sản xuất vật chất.
Tiêu chuẩn khách quan và cao nhất của tiến bộ xã hội là sự phát triển của lực lượng sản
xuất bao gồm sự phát triển của bản thân con người.
Lênin viết “Sự phát triển của lực lượng sản xuất là tiêu chuẩn tối cao của tiến bộ xã hội”
lực lượng sản xuất là ngọn nguồn quyết định sự phát triển xã hội.

-Sự hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất cũng là một tiêu
chuẩn của tiến bộ xã hội. Bởi vì quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ vật chất giữa
người với người trong quá trình sản xuất, nó bị bản chất xã hội quy định
Quan hệ vật chất là quan hệ hạ tầng
Quan hệ người với người là quan hệ kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ những quan điểm
về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo…
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động trở lại
cơ sở hạ tầng, sự tác động này làm cho hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao.
+Chế độ chính trị xã hội với tư cách là môi trường để phát triển tự do nhân cách con
người.
+Tính nhân đạo nhân văn của các lĩnh vực khác nhau như : Đạo đức, lối sống, giáo
dục, văn hoá, nghệ thuật…ở các quốc gia khác nhau thì tiêu chuẩn này cũng khác nhau ở
từng giai đoạn một.
Xã hội là một chỉnh thể trong đó lực lượng sản xuất chỉ là một yểu tố, một bộ phận của
các cơ thể sống mặc dù nó là yếu tố quan trọng, nền tảng. Do đó nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào
sự phát triển của lực lượng sản xuất mà không xem xét nó trong mối quan hệ với quan hệ sản
xuất, kiến trúc thượng tầng, với chế đọ chính trị, xã hội , với lối sống đạo đức..thì cũng không
phản ánh được thực chất của tiến bộ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Hậu quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất như thế nào, địa vị hiện thực của người
sản xuất ra sao…là những dấu hiệu hết sức quan trọng để đánh giá tiíen bộ xã hội trong mỗi giai
đoạn lịch sử.

8

8


Trong xã hội tư bản đi cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự suy đồi nhiều
mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự “tha hoá” người lao
động.

Mác viết “Công nhân càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh tacàng bị mất giá, bị mất
phẩm cách, sản phẩmcủa anh ta càng đẹp thì anh ta càng sấu đi, vật do anh ta tạo ra càng văn
minh thì bản thân anh ta càng giống người dã man”
Tóm lại thực chất của tiến bộ xã hội là quá trình giải phóng con người khỏi sự mất tự
do, sự nô lệ, tạo khả năng để phát triển toàn diện và hài hoà các cá nhân, tạo cho con người
được làm chủ quá trình lịch sử của chính mình.
Để thực hiện được mục tiêu đó phải giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột và
loại trừ mọi sự “tha hoá” ra khỏi đời sống xã hội. Điều đó chỉ thực được khi chủ nghĩa xã hội ra
đời tạo điêù kiện cho các tiêu chuẩn thống nhất với nhau mới thực hiện được tiến bộ xã hội.
c.Động lực của tiến bộ xã hội:
Tiến bộ xã hội là sự phát triển đi lên của xã hội từ trình đọ thấp lên trình độ cao hơn, từ
đơn giản đến phức tạp. Khác với quá trình phát trển tự nhiên, tiến bộ xã hội là kết quả hoạt động
xã hội của con người do đó không thể chỉ có một động lực nào duy nhất mà còn có nhiều động
lực.
Động lực là nhân tố tạo nên sức mạnh để đẩy hệ thống sự vật hiện tượng phát triển.
Đó chính là mâu thuẫn, là nguồn gốc sự phát triển.
Trong lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau về động lực tiến bộ xã hội :
*Quan điểm triết học ngoài Mác xít :
Quan điểm của các nhà triết học, xã hội học phi Mác xít cho rằng : Động lực của tiến bộ
xã hội là yếu tố tinh thầnh hoặc một hình thái ý thức xã hội nào đó : Đạo đức, tôn giáo…
-Có quan điểm nhấn mạnh trình độ văn minh coi khoa học –kỹ thuật là động lực duy
nhất vì KH-KT phát triển nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và họ cho rằng động lực tiến
bộ xã hội của sự phát triển lịch sử gắn liền với tiến bộ của KH-KT.
-Một số quan điểm khác lại cho rằng : Động lực tiến bộ xã hội là các cá nhân lãnh tụ,
còn quần chúng nhân dânchỉ là thụ động, là công cụ dưới bàn tay điều khiển của các cá nhân
lãnh tụ.
Tóm lại : Những quan điểm trên đây về động lực của tiến bộ xã hội hoặc là siêu hình
hoặc là duy tâm. Họ không tiếp cận tiến bộ xã hội với cách nhìn khách quan, toàn diện.
Lênin đã vạch rõ những khuyết điểm của những quan điểm trên là :


9

9


1.Họ chỉ đóng khung trong động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động mà chưa
vạch ra được nền tảng vật chất của các hành động ấy.
2.Họ không đề cập đến vai trò của quần chúng nhân dân mà chỉ nhấn mạnh đến vai
trò quyết định của các vĩ nhân xuất hiện 1 cách ngẫu nhiên
*Quan điểm triết học Mác -Lênin về động lực của tiến bộ xã hội :
Khắc phục những quan diểm duy tâm siêu hình. Triết học Mác-Lênin khẳng định rằng :
Động lực của tiến bộ xã hội phải được tìm ngay trong bản thân xã hội, đó là phức hợp
những lực lượng quyết định sự phát triển của xã hội. Nghĩa là tìm tiến bộ xã hội từ những
yếu tố cấu thành trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.
Phương pháp tiếp cận tiến bộ xã hội này của Mác Lênin mang tính khách quan toàn diện.
Đó là tất cả những nhân tố đều tham gia vào thúc đẩy tiến bộ xã hội và chúng có sự khác nhau.
Đó là sự tác động biện chứng hợp quy luật, hài hoà giữa các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế
xã hội. Động lực xuyên suốt lịch sử. Nếu sự tác động này không hợp quy luật thì từng nhân tố
nó sẽ cản trở vai trò động lực của nhau thể hiện ra hai quy luật là :
Tính chất lực lượng sản xuất phù hợp quan hệ sản xuất
Kiến trúc thượng tầng phù hợp cơ sử hạ tầng.
Sự tác động ấy tạo sức mạnh chuyển hình thái kinh tế xã hội đưa ra tiến bộ xã hội phát
triển. Ba yếu tố cấu thành HTKT- XH đó là :
- Lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định tạo ra động lực tiến bộ xã hội. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân nền tảng của sự phát triển xã
hội. Do đó xét đến cùng là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội
Xã hội loài người tồn tại và phát triển trên cơ sở của nên sản xuất vật chất. Sản xuất bao
giờ cũng được tiến hành theo một phương thức nhất định, trong một giai đoạn lịch sử nhất định
với một lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của nó.
Khi khẳng định lực lượng sản xuất là động lực của tiến bộ xã hội cần chú ý chống quan

điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường, coi sự phát triển của lực lượng sản xuất tự động quy
định trình độ tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có các lĩnh vực của
đời sống tinh thần. Điều này hoàn toàn trái với thực tiễn và đối lập với những nguyên tắc lý luận
của chủ nghĩa Mác- Lênin.
- Quan hệ sản xuất : Sức mạnh vai trò của nó nằm trong sự tác động của các yếu tố
khác. Nếu như quan hệ sản xuất tiến bộ thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nghĩa

10

10


là thúc đẩy động lực bên trong lực lượng sản xuất kiến trúc thượng tầng tiến bộ nó cũng tạo
ra động lực.
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với
các quan hệ khác. Vì trong quá trình sản xuất xã hội ai nắm giữ TLSX thì người đó giữ vai trò
thống trị trong tổ chức điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm. Đây là quan hệ sinh ra đối
kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nếu tư liệu SX là tài sản chung của xã hội thì quan hệ giữa
người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội nói chung là quan hệ hợp tác,
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
-Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp có lợi ích căn bản đối
lập nhau, mà đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội, là động lực trực tiếp của
lịch sử, của tiến bộ xã hội.
Vì : Thứ nhất, đấu tranh giai cấp tác động trực tiếp đến nền sản xuất vật chất xã hội mà
trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ hai : đấu tranh giai cấp là sự phản ánh quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập trong đời sống xã hội. Mâu thuẫn giai cấp là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất phát triển với quan hệ sản xuất lỗi thời lạc hậu.
Thứ ba: Đấu tranh giai cấp làm cho đời sống chính trị- xã họi biến đổi. Thông qua đấu
tranh giai cấp các giai cấp cách mạng và quần chúng lao động được trưởng thành về mọi mặt.

Thứ tư : Đấu tranh giai cấp xét đến cùng là động lực phát triển của đời sống tinh thần xã
hội
Như vậy đấu tranh giai cấp là một động lực cho sự phát triển của đời sống kinh tế, chính
trị, tinh thần của xã hội có giai cấp, đặc biệt khi đấu tranh giai cấp phát triển thành cách mạng xã
hội thì sự tác động ấy lại càng to lớn và mạnh mẽ.
-Sức mạnh của con người của quần chúng nhân dân là một động lực cơ bản của tiến bộ
xã hội. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo lịch sử, sức mạnh nhân dân là động lực tiến bộ
xã hội.
Vì :
+QCND là lực lượng tạo ra những điều kiện vật chất cho sự phát triển của đời sống tinh
thần xã hội. Nhờ có hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng mà các nhà hoạt động chuyên
nghiệp trong lĩnh vựcc này tồn tại và sáng tạo.
+Hoạt động thực tiễn của quần chúng, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm là cơ sở cho mọi
sự sáng tạo giá trị tinh thần.

11

11


+QCND không chỉ là lực lượng sáng tạo ra những giá trị vật chất mà còn là lực lượng
sáng tạo ra những giá trị tinh thần
Ví dụ như tiếng nói chữ viết là sản phẩm của hoạt động vật chất của quần chúng, những
sáng tác trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật…là những sáng tạo của quần chúng. Những sáng tạo
này không những góp phần làm cho tài sản văn hoá nhân loại ngày càng đồ sộ mà nó còn làm cơ
sở định hướng.
+QCND là lực lượng thưởng thức, kiểm nghiệm bảo tồn đời sống văn hoá tinh thần xã
hội, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các dòng văn hoá phản động.
Tóm lại, sau khi xem xét vai trò QCND trên những mặt hoạt động cơ bản của xã hội ,
chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định : QCND là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, là

lực lượng quyết định sự phát triển của xã hội. Sức mạnh nhân dân là động lực tiến bộ xã
hội.
Vì vậy ở chế độ nào, xã hội nào, giai đoạn nào mà khai thác được sức mạnh QCND thì
tiến bộ xã hội nhanh hơn.
Hiện nay trên thế giới các quốc gia chạy đua cạnh tranh đều tập trung vào giải phóng sức
mạnh QCND.
Quan điểm Đảng ta là đặt con người vào vị trí trung tâm, quan tâm lợi ích giai cấp.
-Ngày nay, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng là động lực to lớn của tiến
bộ xã hội.
Vì : Thành tựu của KH-CN nó đã cách mạng hoá được lực lượng sản xuất. Tạo ra sản
phẩm vô cùng lớn, nó chứng minh sức mạnh con người là vô song, nhưng nó lại bao hàm mặt
khác là nó tạo ra đối ngịch giai cấp và bần cùng hoá người lao đọng ngày càng cao.
CHÚ Ý :
Trên đây là một số động lực cơ bản của tiến bộ xã hội xét trên những mặt cơ bản của đời
sống xã hội. Đương nhiên, khi nghiên cứu động lực của tiến bộ xã hội cần chú ý một số điểm
sau :
-Động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội không phải chỉ có một mà nó bao gồm nhiều động lực.
Mỗi động lực ấy tồn tại và tác động trong mỗi lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, chúng có
tính độc lập tương đối, nhưng không phải tồn tại độc lập, tách rời nhau mà có quan hệ biện
chứng với nhau, tạo thành hệ thống động lực của tiến bộ xã hội. Do đó cần phải có quan điểm
tổng hợp trong xem xét động lực của tiến bộ xã hội.
-Việc xác định hệ thống các động lực của tiến bộ xã hội phải có quan điểm lịch sử cụ thể.

12

12


-Phê phán những quan điểm sai trái về động lực xã hội.
II.TÍNH CHẤT LỊCH SỬ CỦA TIẾN BỘ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1.Tiến bộ xã hội trong xã hội có đối kháng giai cấp
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua ba hình thái KT-XH có đối kháng giai cấp đó là :
Chiếm hữu nô lệ, phong kiến và TBCN. Sự ra đời của mỗi hình thái kinh tế xã hội ấy là một tất
yếu lịch sử. Mỗi hình thái KT-XH này đã đóng vai trò tiến bộ trong những giai đoạn lịch sử nhất
định.
Tiến bộ xã hội là một quá trình giải quyết những mâu thuẫn vốn có trong lòng các xã hội
cụ thể. Đặc điểm bao trùm, nổi bật nhất đặc trưng cho sự tiến bộ trong các xã hội đối kháng giai
cấp là tính chất đối kháng của sự tiến bộ xã hội. Trong các xã hội này, tiến bộ xã hội là kết quả
của những đối kháng và bản thân nó mang dấu ấn đối kháng.
* Đặc điểm của tiến bộ xã hội trong xã hội có đối kháng giai cấp.
Mác viết “ Không có đối kháng thì không có tiến bộ. Đó là quy luật mà cho đến ngày
nay nền văn minh vẫn tuân theo quy luật đó” 1 tiến bộ xã hội trong những hình thái kinh tế- xã
hội này mang những đặc điểm cơ bản sau :
-Tiến bộ xã hội diễn ra không đều nhau, có lĩnh vực, có mặt của đời sống xã hội đạt được
sự tiến bộ, phát triển với tốc độ nhanh, nhưng ở các mặt khác, lĩnh vực khác hay thụt lùi, thoáI
bộ. Nói cách khác tiến bộ trong xã hội có đối kháng được thực hiện một cách phiến diện.
Mác đã miêu tả điều này trong điều kiện chủ nghĩa tư bản như sau : “Chúng ta thấy rằng
những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người và làm
cho lao động của con người có kết quả hơn, thì đem lại nạn đói và tình trạng kiệt quệ cho con
người..Thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cái giá là sự suy đồi về mặt tinh
thần. Dường như là loài người càng chi phối thiên nhiên được nhiều hơn thì con người lại càng
trở thành của những người khác hay nô lệ cho sự đê tiện của chính mình…”1
-Phần lớn những tiến bộ xã hội được thể hiện vì lợi ích của giai cấp thống trị, bóc lột.
Ngược lại, đối với những tiến bộ quan hệ đến lợi ích của giai cấp bị áp bức, bị bóc lột, giai cấp
thống trị tìm mọi cách kìm hãm.

11
11


Các Mác- Ph.ăngghen, Toàn tập, tập 4, bản tiếng Nga, NXB chính trị Liên Xô, tr.96
Các Mác- Ph.ăng-ghen , tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật , Hà Nội 1981, tr.575

13

13


Để duy trì sự tồn tại của mình, trong một chừng mực nhất định, giai cấp thống trị, bóc lột
bắt buộc phải quan tâm đến việc giảI quyết lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích của chế
độ.
Do tiến bộ xã hội gắn với lợi ích giai cấp, cho nên giai cấp thống trị, bóc lột không từ bỏ
một thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình, kể cả những hành động đẫm máu đó là những
cuộc chiến tranh. Chiến tranh như là công cụ được họ sử dụng để thúc đẩy xã hội phát triển đặc
biệt là CNTB. trần Mác đã vạch bản chất tàn bạo của tiến bộ xã hội trong chủ nghĩa tư bản bàng
hình tượng thần dị giáo ghê tởm “Không muốn uống rượu thần một cách nào khác hơn là uống
từ những chiếc sọ bị người giết”2
-Tiến bộ xã hội trong các xã hội có đối kháng giai cấp diễn ra theo hai thời kỳ.
Thời kỳ đầu, khi giai cấp thống trị mới giành được quyền thống trị xã hội, nó còn là giai
cấp đại biểu cho sự tiến bộ xã hội, khi đó nó ra sức phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, để khẳng định ưu thế và sự chiến thắng của nó, cũng có nghĩa là hoàn thiện hình
thái kinh tế xã hội đó. Hay nói cách khác tiến bộ xã hội thời kỳ này có khuynh hướng hoàn thiện
hình thái KT-XH ấy.
Thời kỳ sau, các hình thái kinh tế – xã hội này tồn tại và phát triển trên cơ sở chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp, cho nên cùng với tiến bộ xã hội mà
nó đã đạt được những mâu thuẫn vốn có của chúng ngày càng trở nên trầm trọng, gay gắt. Vì
vậy cùng với tiến bộ xã hội nguy cơ phá vỡ chế độ xã hội ấy cũng phát triển . Hay nói cách
khác, thời kỳ sau có khuynh hướng phá vỡ hình thái kinh tế – xã hội ấy.
Như vậy trong các hình thái kinh tế – xã hội có đối kháng giai cấp, tiến bộ xã hội được
thực hiện một cách phiến diện, vì lợi ích của giai cấp thống trị, vì lợi ích tối thiểu. Do vậy chính

tiến bộ xã hội đã gây đau khổ cho loài người. Để trả lại giá trị đích thực cho tiến bộ xã hội loài
người cần xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp, xây dựng
chế độ mới không còn đối kháng giai cấp.
* Tiến bộ xã hội trong chủ nghĩa tư bản hiện nay :
2.Tiến bộ xã hội trong chủ nghĩa xã hội hiện nay
* Tiến bộ xã hội trong chủ nghĩa xã hội
-Tiến bộ xã hội nhân loại tất yếu sẽ diễn ra trong chủ nghĩa xã hội . Trong chủ nghĩa
xã hội tiến bộ xã hội diễn ra tự nguyện, tự giác, tác động do những nhân tố cùng chiều đồng

22

SDD tr 570

14

14


thuận, các yếu tố trong lĩnh vực xã hội phát triển hài hoà. Tính chất đối kháng dần dần được
loại bỏ tiến đến chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Lịch sử phát triển của xã hội loài người buộc chủ nghĩa tư bản tất yếu bị thay thế bởi
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Trong chủ nghĩa cộng sản, chế độ chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất bị thủ tiêu, sự đối kháng giai cấp bị xoá bỏ, thay vào đó là xác lập chế độ về
công hữu về tư liệu sản xuất, sự tự do bình đẳng của mọi người. Do vậy tiến bộ xã hội dưới chủ
nghĩa cộng sản khác về chất so tiến bộ xã hội trong xã hội có đối kháng giai cấp . Chủ nghĩa xã
hội là khởi đầu của kỷ nguyên mà tiến bộ xã hội được thực hiện một cách tự giác. Tiến bộ xã hội
được thực hiện trên tất cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội ; được con người nhận thức
và thúc đẩy nó vì mục đích của mình.
-Tiến bộ xã hội trong chủ nghĩa xã hội được thực hiện vì lợi ích của quần chúng nhân
dân, của toàn xã hội và của con người nó tạo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển xã hội, thực hiện

nguyên tắc công bằng xã hội đi đôi với trình độ cao của phúc lợi xã hội.
-Xét về bản chất tiến bộ xã hội trong điều kiện chủ nghĩa xã hội thể hiện bản chất nhân
đạo xã hội chủ nghĩa, lấy con người làm trung tâm của xã hội, tiến bộ xã hội vì con người, cho
con người và phục vụ con người để phát triển con người tự do toàn diện.
Cho nên tiến bộ xã hội trong xã hội chủ nghĩa nó thể hiện đầy đủ bản chất nhân đạo nhân
văn, thống nhất phát triển kinh tế với mục tiêu phát triển hoàn thiện con người là xuyên suốt.
-Trong quá trình vận động tiến bộ xã hội này nó không đơn giản thậm chí nó phải trả giá
đắt do thoái bộ mặc dù giai cấp đối kháng không còn nhưng đối kháng xã hội vẫn còn. Cuộc cọ
xát giữa thoái bộ và tiến bộ xã hội trong xã hội vẫn tiếp diễn và đào thải cái không phù hợp lạc
hậu dẫn đến cải biến sâu sắc.
Tóm lại : thành tựu trong những năm qua mà chủ nghĩa xã hội đã đạt được là giải phóng
dân nhân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột trả lại cho họ giá trị đích thực với tư cách là người
sáng tạo ra lịch sử. Song do những điều kiện khách quan và chủ quan nên đã làm hạn chế sự
tiến bộ xã hội, hạn chế việc phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Lịch sử đã cho thấy rằng,
tiến bộ xã hội diễn ra không phải theo con đường thẳng, không phải dễ dàng, ngay lập tức mà
trải qua những bước quanh co, phức tạp, tyhậm chí cả thụt lùi. Nhưng cuối cùng lịch xã hội loài
người vẫn phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, nghĩa là sự tiến bộ của
xã hội loài người vẫn chiến thắng. Đó là khuynh hướng tất yếu, là quy luật của tiến bộ xã hội
trong lịch sử nhân loại.
*Đặc điểm của tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay :

15

15


Nước ta hiện nay đã trở thành một quốc gia độc lập và thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đã đưa đất nước bước vào giai đoạn quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước ta từ nghèo nàn lac hậu
đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và năng lực sản xuất tăng

lên một bước mới.
Từ chỗ sản xuất không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, đến nay
lương thực , thực phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng không những đảm bảo đủ nhu cầu và chiếm
lĩnh thị trường trong nước mà còn tăng được xuất khẩu, chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc đổi mới sâu sắc đang đặt ra cho chúng ta bao khó khăn và thách thức, đặc
biệt là xu thế hội nhập quốc tế trong tình hình thể giới và khu vực đang có nhiều biến động , nhà
nước và hệ thống chính trị càng được củng cố hoàn thiện và ổn định. Có được điều đó, trước hết
vì nó không ngừng những bài học từ thực tiễn xây dựng xã hội trong thời gian qua…
Tất cả những yếu tố trên đây đã tạo ra những khả năng cho tiến bộ trên tất cả các mặt
kinh tế chính trị- xã hội văn hoá tư tưởng…của xã hội. Tuy nhiên chúng ta đi lên chủ nghĩa xã
hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại ít kinh
nghiệm trong quản lý kinh tế quản lý xã hội, bên cạnh đó những thói quen tàn dư của xã hội cũ
còn ảnh hưởng nặng nề. Do vậy, con đường tiến bộ xã hội ở nước ta rất phức tạp và đầy khó
khăn và nó mang những đặc trưng cơ bản sau :
-Tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay mang đặc trưng của xã hội chủ nghĩa và nó mang
dấu ấn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nó có sự đan xen giữa tiến bộ xã hội với tiến
bộ xã hội của xã hội mới tức là những thái độ cũ còn tồn tại như đạo đức lối sống…
-Xu hướng phát triển đa dạng giữa tiến bộ cái mới và thoái bộ cái mới, xét về tiến bộ
và thoái bộ luôn có sự chuyển hoá tuy nhiên tiến bộ xã hội trong xã hội chủ nghĩa là chủ
đạo.
-Tiêu chuẩn động lực tiến bộ xã hội ở nước ta diễn ra phức tạp như mục tiêu xác
định quan niệm động lực cá nhân…chưa tạo ra đồng thuận.
-Hệ giá trị ở nước ta hiện nay rất đa dạng : giá trị phương tiện tiêu dùng, vật chất
không còn đề cao giá trị đạo đức, tinh thần.
3.Vấn đề toàn cầu hiện nay
Loài người đang sống trong thời đại hết sức phức tạp và đầy mâu thuẫn với những biến
động to lớn. Đó là thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vừa tạo ra

16


16


những bước tiến khổng lồ, vừa đe doạ mang tới những thảm hoạ to lớn. đó cũng là thời tăng
cường giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ, vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước có
chế độ chính trị khác nhau.
-Đặc điểm và nội dung của tiến bộ trong thời đại ngày nay :
+Thời đại ngày nay đan xen giữa tiến bộ xã hội với các chế độ khác nhau, có chế độ xã
hội chủ nghĩa, thậm chí tiền tư bản.
+Giao lưa cọ sát giữa các tiến bộ xã hội nhanh. Trong cuộc cọ sát ấy tiến bộ xã hội xã
hội chủ nghĩa bị đẩy lùi( Liên Xô và Đông Âu không tồn tại) tuy nhiên tiến bộ xã hội chủ nghĩa
vẫn tiến bộ mà loài người đang trân trọng.
+Tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay không tách rời vấn đề toàn cầu( vấn đề toàn cầu
như : ô nhiễm môi trường, đói nghèo, bệnh tật…) đó là những vấn đề cấp bách. Chính những
vấn đề toàn cầu này đã buộc các quốc gia, dân tộc phải ngồi với nhau để khắc phục. Thủ phạm
gây ra là chủ nghĩa đế quốc. Vượt qua vấn đề cấp bách này phải vươn tới tiến bộ xã hội trong
chủ nghĩa xã hội để đấu tranh cách mạng đến đấu tranh giai cấp làm đẩy lùi nguy cơ hiện nay,
đó là :
1.Vấn đề chiến tranh và hoà bình :
Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin không phủ nhận hoàn toàn vai trò tích cực của những
cuộc chiến tranh chính nghĩa với tiến bộ xã hội . Trong thời đại ngày nay vấn đề chiến tranh và
thái độ của chúng ta đối với chiến tranh không thể đơn giản như trước đây được. Đó là nguy cơ
của chiến tranh hạt nhân, một cuộc chiến tranh mà nổ ra sẽ huỷ diệt sự sống của loài người, vì
vậy đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân bảo vệ hoà bình thế giới là điều kiện đảm bảo
cho tiến bộ xã hội có thể thực hiện được.
2.Vấn đề môi trường sống :
Trong điều kiện của thời đại ngày nay, chưa bao giờ loài người đứng trước một mâu
thuẫn gay gắt giữa sự tồn tại và phát triển của mình với môi trường - điều kiện sống của mình
như bây giờ.Tình trạng ô nhiễm môi trường sống ở khắp mọi nơi, đồng thời với nó là sự kạn kiệt

nguồn tài nguyên thiên nhiên đang buộc loài người phải giải quyết, loài người không thể tồn tại
để thực hiện tiến bộ xã hội nếu như không ý thức và tìm ra được con đường thoát khỏi tình
trạng thảm hoạ về môi trường như hiện nay. Để giải quyết vấn đề này con người cần phải hình
thành tư duy sinh thái trên cả hai mặt kinh tế –kỹ thuật và chính trị- xã hội.
3.Vấn đề dân số :

17

17


Dân số là một trong những yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội. Là điều kiện quan trọng
không thể thiếu được của tiến bộ xã hội . Sự gia tăng vvề dân số đó cũng là biểu hiện của sự tiến
bộ xã hội. Trong điều kiện ngày nay đã đến mức không thể chấp nhận được sự bùng nổ dân số
quá nhanh, sự bùng nổ dân số trong khi sự tăng trưởng kinh tế không đáp ứng nổi, cùng với nó
là tình trạng ô nhiễm môi trường sống và khánh kiệt tài nguyên và đã trở thành trở lực cho tiến
bộ xã hội .

KẾT LUẬN

18

18



×