Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT - Ý THỨC và mối QUAN hệ vật CHẤT ý THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.23 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ: Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Làm rõ nguồn gốc, bản chất của ý thức, phê phán quan điểm sai trái về
vấn đề này.
-Phân tích kết cấu của ý thức.
-Giải quyết mối quan hệ vật chất và ý thức trên lập trường của CNDVBC.
- Trên cơ sở đó giải quyết tốt MQH khách quan và chủ quan, phân tích
những biểu hiên đặc thù của MQH khách quan và chủ quan trong các hoạt động.
II.NỘI DUNG BỐ CỤC :
I. Phạm trù ý thức.(160 phút).
II. Mối quan hệ vật chất và ý thức.(40 phút).
III. THỜI GIAN : 5 tiết (200 phút) .
IV. PHƯƠNG PHÁP.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp vối gợi mở, nêu vấn đề và sơ
đồ đèn chiếu.
- Có thể trình chiếu Power point .
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
MỞ ĐẦU

Vấn đề nguồn gốc và bản chất của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp
của triết hoc, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT trong lịch
sư triết học. Mối quan hệ vât chất và ý thức là mối quan hệ chung nhất làm cơ
sở cho các mối quan hệ khác của triết học,cách giải quyết MQH này có ý nghĩa
hình thành thế giới quan và tiêu chí để phân chia các trường phái triết học .
Quán triệt quan điểm của triết học Mác – Lê Nin về vấn đề này có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn
I. PHẠM TRÙ Ý THỨC:
1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC:
Không phải đến CN Mác với nghiên cứu về ý thức mà đó được
nghiên cứu từ rất sớm trong tư tưởng nhân loại nói chung và tư tưởng nhân loại
nói riêng


a : Một số quan điểm trước Mác:
* Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm:
CNDTcho rằng ý thức là một thực thể duy nhất cú trước , tồn tại vĩnh
viễn và là nguyên nhân sinh ra vật chất , chi phối sự tồn tại và biến đổi của thế
giới vật chất
+ CNDTKQ: ý thức là cái không phải của con người, không phụ thuộc
vào con người , đó là một thực thể tinh thần của lực lượng siêu tự nhiên, tồn tại
11


ở đâu đó mà con người không thể biết, có sức mạnh tuyệt đối và toàn năng
sáng tạo và chi phối tất cả mọi SVHT của thế giới
ĐẠI BIỂU :
PLATÔN :Cái tồn tại trước, tồn tại khách quan là "Ý NIỆM"
HÊ GHEN : Cái tồn tại trước, tồn tại khách quan là "Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI"
+ CNDTCQ : ý thức là một hiện tượng thuần túy chủ quan, là cái vốn có
ở trong con người, có trước SVHT
ĐẠI BIỂU :
BÉCCƠLY :ý thức là do cảm giác sinh ra, cảm giác là cái cách biệt thế
giới bên ngoài
" óc của chúng ta không phải là nơi ở, là trụ sở của tư duy, là kẻ sáng
tạo ra tư duy, cũng không phải là công cụ hay khí quan của tư duy, là kẻ chứa
đựng tư duy hoạc là cơ chất … của tư duy ”
Lê nin toàn tập ,tập 18 , trang 97 .
+THỰC CHẤT :Tách ý thức ra khỏi vật chất, phủ nhận sự tồn tại khách
quan của vật chất, lấy ý thức làm xuất phát điểm để giải thích thế giới.
* Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác :
+CNDV tầm thường :nhiều nhà triết học duy vật bác bỏ tính chất thần
bớ, siêu tự nhiên của ý thức, thừa nhận nội dung khách quan của ý thức. song
cũng lẫn lộn, đồng nhất vật chất với ý thức, xóa nhòa ranh giới giữa CNDV và

CNDT .
ĐẠI BIỂU :
ĐÊMÔCRÍT : Linh hồn cũng do nguyên tử tạo nên.
PHÔTƠGƠ : óc tiết ra ý thức cũng như gan tiết ra mật .
PHOIƠBẮC : Không hiểu được bản chất xã hội của ý thức dẫn đến
không hiểu được bản chất xã hội của con người, con người của ông chỉ là con
người sinh vật, con người giống ,loài …
+Phái "VẬT HOẠT LUẬN " : đồng nhất ý thức với một thuộc tính của
vật chất đó là thuộc tính "PHẢN ÁNH " từ đó họ cho rằng mọi SVHT trên thế
giới đều có ý thức, chỉ có điều con người không hiểu được, khụng giải mó được
nên cho rằng nó không có ý thức
Nguyên nhân của những hạn chế trên một mặt do các khoa học lúc đó
cũng không phát triển, mặt khác do sự chi phối của phương pháp siêu hình.
Những hạn chế của CNDV trước Mác và những sai lầm của CNDT đều
được các giai cấp thống trị bóc lột lợi dụng làm công cụ nô dịch đời sống tinh
thần của quần chúng nhân dân.
b : Quan điểm của chủ nghỉa duy vật biện chứng :
MÁC : "ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được
ý thức " Hệ tư tưởng đức . CÁC MÁC và ĂNG GHEN toàn tập, tập 3, Nxb
CTQG HN 1995 trang 37
Nghĩa là :ý thức là sự phản ánh tồn tại.
22


V.I.LÊ NIN : "Cảm giác (ý thức ) là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan " V.I.LÊ NIN toàn tập ,tập 18 ,Nxb tiến bộ .Mát x cơ va 1981 trang 138 .
NGHĨA LÀ : ý thức được nảy sinh trong mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người và thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn.
Từ những tư tưởng trên cho thấy :
Một là : ý thức là sự phản ánh TGKQ vào trong óc người .

Hai là : ý thức tồn tại chủ quan trong óc người , là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan
Do dó có thể hiểu : ý thức là phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức
phản ánh cao nhất , riêng có về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn .
+ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất .
+ ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan .
Với quan niệm về ý thức như vậy CNDVBC khảng định ý thức có nguồn
gốc về mặt tự nhiên và nguồn gốc về mặt xó hội :
Xét về mặt tự nhiên :
+ý thức không phải là vật chất , cũng không phải là một hiện tượng thần
bí, nó chỉ là một thuộc tính đặc biệt của vật chất : THUỘCTÍNH PHẢN ÁNH
Ý thức là đặc tính ( thuộc tính ) riêng có của một dạng vật sống có tổ chức
cao là bộ óc người , được hình thành từ thuộc tính phản ánh của mọi dạng vật
chất : bác bỏ quan điểm của CND ,TG và khắc phục được hạn chế của CNDV
trước Mác về nguồn gốc của ý thức
+không phải mọi dạng vật chất đều có ý thức, chỉ có bộ óc người với tư
cách là sản phẩm có tổ chức cao nhất của vật chất sống mới có khả năng phản
ánh ý thức
Khoa học đó chứng minh và rút ra kết luận :
THỨ nhất : Bộ não người là sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của thế giới
vật chất, có cấu tạo rất phức tạp và đặc biệt. Sự cấu tạo đặc biệt của óc người là
tiền đề tạo ra khả năng có sự phản ánh ý thức.
Trái đất có cách đây 5 – 7 tỷ năm , tế bào sống đầu tiên xuất hiện cách
đây 2,5 tỷ năm, con người mới xuất hiện khoảng 1 triệu năm. não người gồm 14
- 16.Tỷ tế bào , được chia thành 52 vùng khác nhau , mỗi vùng có chức năng
riêng trong đó vùng viết ngôn ngữ , vùng nói ngôn ngữ , vùng nhớ và hiểu chữ
viết …chỉ riêng có ở con người.
THỨ 2 : trong óc người , quá trình ý thức không đồng nhất , cũng không
tách rời , độc lập hay song song với quá trình sinh lý. Đây là hai mặt của một quá
trình .Qúa trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức cũng

như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin .
Thuyết tâm vật song hành ( tâm lý – vật lý học ) đem đối lập tuyệt đối giữa
quá trình tâm lý với quá trình vật chất (quá trình sinh lý ).Cho hai quá trình này
song hành với nhau , (nhị nguyên luận ) PÁP LỐP đã chứng minh đây chỉ là một
33


quá trình gồm hai mặt thống nhất với nhau . tâm lý ý thức chỉ là trạng thỏi bên
trong của qúa trình thống nhất đó . Song hai mặt không đồng nhất với nhau ( về
triết học nếu đồng nhất sẽ rơi vào CNDV tầm thường ). thực tế cho thấy não bị
tổn thương thì hoạt động của ý thức bị rối loạn .Cho nên không thể tách rời ý
thức ra khỏi hoạt động của bộ não , ý thức là chức năng của não .
+Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, là
kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của các hệ thống vật chất. Cùng với sự phát
triển của trình độ kết cấu vật chất thì trình độ phản ánh phát triển theo .
Minh họa và giải thích hệ thống phản ánh của lê nin .
Trình độ
Kết cấu
Vô cơ Hữu cơ Thực
Động
Con người
Vật chất
vật
vật
( nóo )
Trình độ
Vật lý Phân
Trao đổi Tâm lý Ýthức năng động ,
Phản ánh
giải chất chất (cây bản

sáng tạo , phản
( công vươn ra năng
ánh bản chất quy
thức hóa ánh
có điều luật vận động ,
học )
sáng)
kiện
phát triển SVHT.
(thí
nghiệm
Páplốp
)
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, đó là khả năng
ghi lại dấu vết , hỡnh ảnh biểu hiện sự tỏc động qua lại của vật này lên vật khác:
Vật chất vô cơ :phản ánh ở trình độ vật lý : thụ động , máy móc ,giản đơn
chưa có sự lựa chọn .
Ví dụ : Viên đạn bắn vào tường , lỗ thủng trên tường là phản ánh sự
tương tác của viên đạn và bức tường .
Thực vật : phản ánh mang tính kích thích , có sự lựa chọn trước điều kiện
môi trường sống .
Ví dụ : hoa hướng dương hướng về phía mặt trời , rễ cây phát triể mạnh
về phía có nhiều phân bón .
Động vật bậc thấp : (chưa có hệ thần kinh trung ương ) phản ánh mang
tính cảm ứng , tức là năng lực cảm giác được thực hiện do hệ thần kinh điều
khiển .
Ví dụ : mỗi liên hệ giữa cơ thể và môi trường , khi môi trường thay đổi
thỡ cơ thể thay đổi theo thông qua phản xạ không điều kiện (có tính chất bẩm
sinh ).
Phản ánh bản năng tâm lý động vật : ( có xương sống , có hệ thần kinh

trung ương ) phản ánh đạt trình độ tâm lý thông qua phản xạ có điều kiện.
44


Phản ánh ý thức là một hình thức phản ánh mới đặc trưng của một
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não con người : chỉ có con người mới có
phản ánh ý thức , nhờ mối liên hệ giữa óc người với thế giới bên ngoài mới xuất
hiện ý thức . sự liên hệ đó thông qua các giác quan : thị giác , xúc giá ,vị giác
,thính giác ,khứu giác .
Lê nin khái quát nguồn gốc tự nhiên của ý thức trong Lê NIN toàn
tập , tập 18
Mọi hệ thống vật chất đều có sự phản ánh , đó là năng lực giữ lại, tái
hiện những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại giữa chúng .
Sự tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất bao giờ cũng gây ra một
kết quả nhất định , và kết quả này phụ thuộc vào vật tác động và vật bị tác
động .
Qúa trình phản ánh bao gồm quá trình thông tin : nghĩa là vật nhận tác
động bao giờ cũng mang thông tin tức là ghi lại dấu vết của vật tác động .
Cùng với sự tiến hóa của TGVC là sự phát triển cuả các hình
thức phản ánh từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp , trong đó ý thức là
hfnh thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất .
Như vậy : bộ não người và sự tác động của thế giới xung quanh vào bộ
não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức, xong dừng lại ở đây thì không thể
lý giải nổi hiện tượng con người có bộ não vẫn chưa có ý thức , muốn có sự
nhảy vọt từ phản ánh tâm lý lên phản ánh có ý thức ngoài nguồn gốc tự nhiên
cũng phải xét đến nguần gốc xã hội – đó là vai trò của lao động và ngôn ngữ .
ĂNG GHEN : “nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần và nguồn gốc xã hội
là điều kiện đủ để có ý thức “
Xét về mặt xã hội :

Con người từ thời tiền sử đã sống theo cộng đồng, điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt con người muốn thỏa mãn nhu cầu của mình thì phải lao động , chính từ
lao động đó nảy sinh ngôn ngữ.
+Vai trũ của lao động đối với sự hình thành ý thức :
-Lao động :là hoạt động có ý thức của con người nhằm sáng tạo ra công
cụ và sử dụng công cụ tác động vào tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất làm
cho xó hội tồn tại và phát triển
-Vai trò của lao động :
Một là : lao động là hoạt động riêng có của con người , làm cho con người
khác căn bản với các loài động vật khác. Và lao động là hoạt động là hoạt động
thực tiễn đầu tiên cơ bản của con người , là cơ sở nền tảng tạo ra CSVC
bảo
đảm cuộc sống con người .
Các loài vật thỏa mãn những gì sẵn có trong tự nhiên , con người thì
ngược lại không bao giờ bằng lòng với những gì hiện có .
55


Lê nin :" Thế giới không bao giờ thỏa mãn con người và con người
quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của mình ''
Hành động đầu tiên là lao động , lao động là quá trình con người chế tạo
ra công cụ và sử dụng công cụ để cải tạo tự nhiên , đưa lại những kết quả phục
vụ cho nhu cầu của con người . Chính việc chế tạo ra công cụ dẫn đến con
người khác con vật ,con vật cũng biết dùng công cụ song không biết chế tạo ra
công cụ .
Hai là : Lao động của con người là hạt động có mục đích , có kế hoạch và
được hoạch định trước ,tác động vào TGVCKQ làm biến đổi thế giới để thỏa
món nhu cầu của con người . Con vật nó làm theo bản năng, không có kế hoạch
trước .
Ba là : Lao động làm cho con người phát triển toàn diện , đặc biệt là trong

quá trình lao động bộ não người được phát triển và ngày càng hoàn thiện làm
cho khả năng tư duy trừu tượng của con người ngày càng phát triển.
Qúa trình lao động con người đó sử dụng cụng cụ lao động tác động vào
tự nhiên để cải tạo và biến đổi tự nhiên, làm cho kết cấu ,quy luật hình thành và
phát triển của nó cũng bộc lộ ,nhiều cái con người chưa biết buộc phải lý giải
đòi hỏi não phải khái quát .Chính lao động đó làm cho năng lực phản ánh của
bộ óc của con người ngày càng phát triển .
ĂNG GHEN : “ Cùng với sự phát triển của bàn tay thì từng bước một óc
cũng phát triển , ý thức xuất hiện trước hết về những điều kiện của các kết quả
có ích thực tiễn và về sau …là về những quy luật tự nhiên chi phối các hiệu quả
có ích đó .” Bện chứng của tự nhiên – MÁC- ĂNG GHEN toàn tập tập 20
trang476 .
Lao động cũn tạo cho con người phương pháp tư duy khoa học . Phương
pháp tư duy không phải cái gỡ vốn có , nó từng bước được hình thành trong lao
động , quá trình lao động là quá trình tiếp xúc với vô vàn các đối tượng khác
nhau buộc con người phải so sánh ,đối chiếu , lựa chọn trong hành động , các
đối tượng lại có kết cấu buộc con người lại phải phân tích , chia cắt để hiểu
từng bộ phận làm cơ sở để hiểu cái toàn thể , các quá trình đó làm cho con
người biết phân tích , tổng hợp , biết đi từ cái cụ thể đến trừu tượng , biết phán
đoán , suy luận .
ANG GHEN nói về vai trò của lao động : “ Trên một ý nghĩa nào đó ,
chúng ta phải nói : lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người “ MÁCĂNG GHEN toàn tập , tập 20 , trang
Bốn là : Lao động còn là cơ sở hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Lao động ngay từ đầu đó là một hoạt động xã hội , mọi thành vên của
cộng đồng phải liên kết với nhau trong những mối liên hệ khách quan tất yếu ,
lao động cộng đồng mang tính xã hội thì phải hiệp đồng, truyền đạt ý tưởng tổ
66


chức, kinh nghiệm, thông báo có kẻ thù lúc đầu bằng ký hiệu, ám hiệu, sau đó

tiếng nói và chữ viết dần dần hình thành phát triển trong quá trình lao động.
ĂNG GHEN : “Đem so sánh con người với các loài vật người ta sẽ thấy
rừ rằng ngụn ngữ bắt nguần từ lao động và cùng phát triẻn với lao động , đó là
cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ “ MÁC ĂNG GHEN
toàn tập ,Nxb CTQG Hà nội 1994 tập 20 trang 645 .
+Vai trũ của ngụn ngữ đối với sự hỡnh thành ý thức :
- Ngôn ngữ : ( hiẻu khỏi quỏt ) là sự phản ỏnh HTKQ vào trong nóo
người bằng những dấu hiệu , tín hiệu , là phương tiện mó húa và truyền đạt thông
tin .
- Ngôn ngữ gồm : Tiếng nói , chữ viết , ngôn ngữ thầm
- Vai trũ của ngụn ngữ :
Một là : Ngôn ngữ đóng vai trũ hệ thống tín hiệu thứ hai , là cái “ vỏ vật
chất “ của tư duy , làm nhệm vụ chứa đựng , chuyên chở những tri thức , và là
hiện thực trực tiếp của ý thức (tư tưởng )
Ngụn ngữ là hệ thống tớn hiệu vật chất mang nội dung ý thức , khụng cú
ngụn ngữ thỡ ý thức khụng thể tồn tại và thể hiện được .
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai phản ánh lại hệ thống tín hiệu thứ
nhất , ngôn ngữ theo Mác là cái vỏ vật chất của tư duy , là hiện thực trực tiếp
của tư tưởng , không có ngôn ngữ con người không thể có ý thức .
Hai là : Ngôn ngữ là công cụ , phương tiện , cái vỏ vật chất của tư duy để
con người giao tiếp trong xó hội , đồng thời là công cụ tư duy nhằm khái quát
hiện thực , lưu giữ , lưu truyền tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngôn ngữ : (tiếng nói , chữ viết ) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời
là công cụ của tư duy , nhờ có ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hóa ,
trừu tượng hóa , mới có thể suy nghĩ tách khỏi SV cảm tính.
Mặt khác nếu ở động vật , kinh nghiệm sống chủ yếu được trao đổi thông
qua di truyền bản năng thỡ ở loài người chủ yếu thông qua kỷ thuật và ngôn ngữ
, nhờ ngôn ngữ , kinh nghiệm , hiểu biết của người này được truyền cho người
kia , thế hệ này cho thế hệ khác .
í thức khụng phải là hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng

có tính chất xó hội , do đó không có phương tiện trao đổi về mặt ngôn ngữ thỡ ý
thức khụng thể hỡnh thành và phát triển.
Như vậy ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý , tư duy
cũng như con người và xó hội lũa người nói chung .
“ Trước hết là từ lao động , sau lao động và cùng với lao động là ngôn
ngữ đó là hai sức kích thích chủ yếu đó ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn làm
cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người . “ MÁC- ĂNG
GHEN toàn tập tập 20 trang 646.
77


Tóm lại : Bộ óc cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc là nguồn
gốc tự nhiờn của ý thức cũn nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định
sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động , là thực tiễn xó hội , ý thức là sự
phản ỏnh HTKQ vào trong bộ úc người thông qua lao động , ngôn ngữ và các
quan hệ xó hội , ý thức là sản phẩm xó hội , là một hiện tượng xó hội .
2 . BẢN CHẤT CỦA í THỨC :
CNDVBC dựa trên cơ sử lý luận phản ánh khẳng định ý thức là hình ảnh
chủ quan của TGKQ , là sự phản ánh HTKQ vào trong bộ óc người một cách
năng động , sáng tạo TGVC .
a . ý thức là hình ảnh chủ quan của TGKQ :
+ Cả vật chất và ý thức đều là hiện thực (tồn tại ) nhưng vật chất là cái
được phản ánh , tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với cái phản ánh là ý
thức .
+ ý thức là cái phải ảnh , là HTCQ , là hình ảnh tinh thần phản ánh SVKQ
do SVKQ quy định, không có tính vật chất . Vỡ vậy không được đồng nhất hoặc
tách rời vật chất và ý thức, nếu không sẽ dẫn đến sai lầm .
b . Phản ánh của ý thức là phản ánh sáng tạo vì nhu cầu thực tiễn quy
định :
Nhu cầu đó đũi hỏi chủ thể phải nhận thức cái được phản ánh, trên cơ sở

đó phải hình thành nên nhưng hình ảnh tinh thần , và hình ảnh đó ngày càng
phản ánh đúng đắn HTKQ song sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản
ánh , dựa trờn cơ sở phản ánh .
Ý thức là hình thức cao nhất của phản ánh , nó khác về chất so với phản
ánh nói chung , ý thức là sự phản ánh tích cực , chủ động , sáng tạo.
Lê NIN : “ý thức con người không chỉ phản ánh TGKQ mà còn sáng tạo
ra nó “ LÊ NIN toàn tập , bản tiếng việt ,Nxb tiến bộ M 1980 , tập 29
,TRANG 194 .
c. Phản ánh của ý thức là sáng tạo dựa trên hoạt động thực tiễn và là
sản phẩm của các quan hệ xã hội :
ý thức chịu sự chi phối chủ yếu của cỏc quy luật xã hội , do nhu cầu giao
tiếp xã hội và các điều kiện hiện thực của con người quy định do đó ý thức mang
bản chất xó hội .
Ý thức được nảy sinh và phát triển thông qua các hoạt động giao tiếp xã
hội và các quan hệ xã hội , cho nên ngay từ đầu ý thức đó là một sản phẩm xã
hội , và vẫn như vậy chừng nào con người còn tồn tại .
Là sản phảm của sự phát triển xó hội , ý thức xét về bản chất có tính chất
xã hội.
ĂNG GHEN : “Con người cũng có cả” ý thức” nữa , song không phải là
ý thức bẩm sinh ra đó là ý thức “ thuần túy” … do đó ngay từ đầu ý thức đó là
một sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại “
MÁC- ĂNG GHEN tuyển tập tập1, Nxb sự thật H 1980 , Trang 289, 290.
88


d . Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện rất phong phú :
Một là : Trên cơ sở những cái cũ , ý thức có thể tạo ra những tri thức mới
về sự vật , tưởng tượng ra cái không có trong thực tế , có thể tiên đoán , dự báo
xu hướng vận động, phát triển của sự vật .
Hai là : Thông qua hoạt động thực tiễn để chế tạo ra công cụ , phương tiện

( cả của tư duy ) '' nối dài '' giác quan giúp con người ngày càng nhận thức sâu
sắc bản chất của thế giới .
e . Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức sinh ra vật chất :
sáng tạo ra ý thức là sáng tạo trên cơ sử sự phản ánh, trong khuân khổ, theo tính
chất, quy luật của sự phản ánh, và kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh
thần .
CHÚ ý : Phân biệt hoạt động có ý thức của con người với hoat động bản
năng của động vật và hoạt động của người máy :
Trình độ kết cấu
Vô cơ
Hữu cơ
Thực vật Động vật Con người
vật chất
(não)
Trình độ phản ánh Vật lý Phân giải chất Trao đổi
Tâm lý
ý thức năng
(công thức
chất
bản năng
động sáng
HH)
(cây vươn có điều tạo phản ánh
ra ánh
kiện (thí bản chất quy
sáng)
nghiệm luật vận động
Páplốp)
phát triển
SVHT

Đối với hoạt động của người máy : người máy là kết cấu kỹ thuật do con
người tạo ra do đó không thể thay thế con người, không sáng tạo được các hình
ảnh tinh thần.
Kết luận :
+ Sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối trong phạm vi nhận thức
luận cơ bản, ngoài phạm vi đó ra thì sự đối lập ấy chỉ là tương đối .
+Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh mang tính chất sáng tạo , nhưng là
sự sáng tạo của sự phản ánh, trên cơ sở tính thứ nhất của vât chất .
3 .Kết cấu của ý thức :
Có thể chia ý thức theo hai chiều sau đây :
a . Theo cấu trúc : ( chiều ngang )
Ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như : tri thức , tình cảm , ý trí …
trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi, là phương thức tồn tại của ý thức .
+ Tri thức : là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới
hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế
giới và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác.
Vai trò của tri thức :
99


- Là thước đo trình độ của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau
.
- Là cơ sở hình thành tình cảm, lý trí, ý trí, niềm tin của con người .
- Là phương thức tồn tại của ý thức .
MÁC : “Tri thức là phương thức mà theo đó ý thức tồn tại , và theo đó
một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức … cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối
với ý thức chừng nào mà ý thức biết cái đó “ MÁC- ĂNG GHEN toàn tập ,
Nxb CTQG ,H 1994 tập 43 , trang 236 .
+ Tình cảm :
-Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực

tại xung quanh và đối với bản thân mình
- Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người: tích cực chủ động
hay bị động chi phối .
Nếu tích cực chủ động sẽ tạo nên sự hưng phấn, sáng xuốt trong hoạt
đông và như vậy hiệu xuất hoạt động sẽ cao ,ngược lại nếu bị động , chi phối sẽ
dẫn đến tình trạng chán nản , không có tính sáng tạo, dễ làm , khó bỏ và tất yếu
hiệu xuất hoạt động không cao .
+ý chí :
Tri thức kết hợp với xúc cảm , tình cảm hình thành niềm tin , có ý chí là
có quyết tâm cao, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn , thử thách ,và như vậy sẽ
nâng cao hiệu quả trong hoạt động thực tiễn .
b . Theo cấp độ : (chiều dọc )
ý thức bao gồm các yếu tố như : tự ý thức , tiềm thức , vô thức. .
+Tự ý thức :
- Là quá trình con người tự nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ
với ý thức về thế giới bên ngoài .
- Tự ý thức không chỉ đối với một cá nhân mà cả đối với một tập thể , một
quuốc gia , một giai cấp , một dân tộc , tự ý thức không phải khi sinh ra đó có mà
phải đạt đến một trình độ nhất định mới tự ý thức được .
- Vai trò của tự ý thức nói lên trình độ phát triển của nhân cách , trình độ
phát triển của chủ thể .
Tự ý thức là một yếu tố quan trọng của ý thức , khi phản ánh HTKQ con
người tự phân biệt mỡnh như một thực thể hoạt động ,có cảm giác , tư duy , có
hành vi đạo đức và vị trí trong xã hội , đó là tự ý thức .
Tự ý thức cú vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách , điều chỉnh
hành vi để con người không bị hòa tan hoặc đối lập với cộng đồng mà có bản
sắc hài hòa trong cộng đồng .
Tự ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá nhân, nó được hình
thành và phát triển trong quá trình hoạt động xã hội thông qua những nhu cầu ,
đòi hỏi , chuẩn mực , dư luận xã hội , những giá trị văn hóa như: khoa học, nghệ

thuật …
10


+ Tiềm thức :
- Là những tri thức mà chủ thể đó có được từ trước, nhưng gần như đó trở
thành bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới
dạng tiềm tàng .
- Vai trò của tiềm thức: có thể gây ra những hoạt động tâm lý và nhận thức
mà không cần sự kiểm soát của chủ thể .
- Cú vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày và trong tư duy khoa
học, giảm nhẹ sự quá tải của hoạt động đầu óc, tránh sự mệt mỏi .
+ Vô thức:
Là trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ
ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền
tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý chí .
Vấn đề vô thức luận luôn là vấn đề đấu tranh không khoan nhượng giữa
CNDV và CNDT
Vô thức là hiện tượng tâm lý có liên quan đến những hoạt động xảy ra ở
ngoài phạm vi kiểm soát của ý thức , hoặc chưa được con người ý thức đến .
Frớt – nhà tâm lý học người Aó cho rằng vô thức là nền tảng của ý thức quyết
định ý thức . Vì theo ông các cá nhân, hành vi và đặc trưng cá nhân cũng như
toàn bộ văn hóa nhân loại , suy cho đến cùng được xác định bởi cảm xúc bẩm
sinh , những bản năng , những đam mê của con người mà hạt nhân của nó là
bản năng tình dục .
CNDVBC bác bỏ những quan điểm phản khoa học trên, khi khẳng định
rằng : con người khác con vật ở chỗ ý thức đó thay thế cho bản năng và bản
năng của con người là bản năng có ý thức, như vậy cái chi phối con người
không phải là bản năng mà là ý thức.
Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng :

ínghĩa phương pháp luận :
+ Do ý thức là HACQ của TGKQ nên trong nhận thức và hoạt động thức
tiễn phải xuất phát từ TTKQ, tôn trọng QLKQ, chống chủ quan duy ý trí
+ Đồng thời, ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực
nên cần chống tư tưởng thụ động, chủ nghĩa giáo điều, xa rời thực tiễn .
Vận dụng :
+ Bản chất ý thức năng động , sáng tạo vì vậy phải chú ý phát hiện các cá
nhân có tố chất để tạo điều kiện phát huy hết khả năng trong thực hiện nhiệm
vụ .
+ Phê phán quan điểm duy vật cơ giới máy móc cho rằng :
'' Đa thành
phần kinh tế tất yếu phải đa nguyên về chính trị , đa đảng đối lập ''
II . MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC :
1 . MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRƯỚC MÁC :
11


a . Quan điểm của CNDT :
+ CNDT ( dưới mọi hình thức và ở mọi thời đại) đều tuyệt đối hóa vai trò
của ý thức, coi ý thức là tính thứ nhất, quyết định vật chất, phủ định sự quyết
định của vật chất, khẳng định sự thống nhất của thế giới là ý thức, tinh thần.
+ Đây là cơ sở lý luận dẫn tới chủ nghĩa chủ quan, duy ý trí, thổi phồng
nhân tố chủ quan trong hoạt động thực tiễn .
+Mục đích của CNDT là chống lại CNDV, đi đến phủ nhận CNDV bằng
cách bác bỏ phạm trù nền tảng của nó là vật chất .
b . Quan điểm của CNDVSH :
+ Thừa nhận tính thứ nhất của TGVC, vật chất quyết định ý thức và sinh
ra ý thức, song lại tuyệt đối hóa vai trò của vật chất, hạ thấp vai trò tác động tích
cực của ý thức đối với vật chất .

+ Họ duy vật về tự nhiên song lại duy tâm về mặt xã hội, không giải quyết
triệt để MQH giữa vật chất và ý thức trong lĩnh vực xã hội .
+ Đây là cơ sở lý luận cho thái độ tiêu cực, bất lực, khuất phục trước hiện
thực dẫn đến thuyết định mệnh .
Tóm lại : Cả hai cách giải thích của CNDT và CNDVSH đều cực, đoan
phiến diện, và thiếu căn cứ khoa học .
2 . Quan điểm của CNDVBC :
Trên cơ sở kế thừa có phê phán các quan điểm của CNDT và CNDVSH ,
đặc biệt dựa vào thành tựu khoa khọc, CNDVBC đã khái quát vật chất và ý thức
là hai phạm trù cơ bản của triết học, có MQH biện chứng, thống nhất với nhau
và có vai trò không ngang bằng nhau . Trong MQH đó vật chất là tính thứ nhất ,
quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người .
a . Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức :
Vật chất có trước và quyết định ý thức .
* Biểu hiện :
+Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức :
Ý thức ra đời phải trên cơ sở vật chất , ý thức chỉ là sản phẩm của thế giới
vật chất , do thế giới vật chất vận động phát sinh ra, có thế giới vật chất mới có
ý thức, khác với QĐDT cho rằng ý thức có trước và quyết định vật chất .
+ Vật chất quyết định nội dung, bản chất của ý thức .
ý thức phản ánh vật chất nhưng là phản ánh có cải biến , ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, ý thức phụ thuộc vào trình độ kinh
nghiệm của chủ thể phản ánh, phụ thuộc vào TGKQ do vậy TGVC như thế nào
thỡ ý thức phản ánh như thế đó, nó không thể phản ánh những gì mà thế giới vật
chất không có .
+ Vật chất quyết định sự vận động, biến đổi của ý thức .
ý thức là sự phản ánh vật chất, là HACQ của TGKQ, do đó khi vật chất
thay đổi thì sớm muộn ý thức cũng thay đổi theo, nhưng ý thức thay đổi có tính
12



độc lập tương đối của nó, đó là tính tiên tiến và tính lạc hậu . Tức là sự thay đổi
của ý thức khi vật chất đó thay đổi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chủ thể
phản ánh .
* Cơ sở xác định vật chất quyết định ý thức :
+ Xuất phát từ chính phạm trự vật chất và ý thức :
“ Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan , được
đem lại cho con người trong cảm giác , được cảm giác của chúng ta chép lại ,
chụp lại , phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác “ LÊ NIN toàn tập
, tập 18 , trang 151.
+ Xuất phát từ quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc của ý thức .
Ý thức có nguồn gốc tự nhiên chính là một dạng vật chất đặc biệt có tổ
chức cao đó là óc người và dạng tồn tại cụ thể của vật chất là TGKQ .
+ Xuất phát từ sự phát triển của KHTN và lịch sử phát triển của xã hội loài
người .
ý thức ra đời khi xuất hiện con người, mà con người là sản phẩm của tự
nhiên .
+ Xuất phát từ quan điểm của các nhà kinh điển MÁC-LÊ NIN .
ĂNG GHEN : “ Tính thống nhất chân chính của thế giới là ở tính vật chất
của nó, tính vật chất ấy được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo
của kẻ làm trò ảo thuật, mà do sự phát triển lâu dài, khó khăn của triết học và
KHTN . “PH. ĂNG GHEN, chống ĐUY RINH , Nxb sự thật H 1960 , Trang
74
MÁC- ĂNG GHEN : “Không phải ý thức con người quyết định sự tồn tại
của họ mà chính sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ “ MAC- ĂNG
GHEN toàn tập , tập 13 , trang 15 .
LÊ NIN : ‘’ CNDV hoàn toàn nhất trí với KHTN coi vật chất là cái có
trước quyết định ý thức .”LÊ NIN toàn tập ,tập 18 , trang 43 .
b . Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất :

* Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất , có tính năng động ,
sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến TGKQ thông qua
hoạt động thực tiễn của con người .
+ Ý thức phản ánh đúng HTKQ , có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn
của con người trong quá trình cải tạo TGVC .
+ Ý thức phản ánh không đúng HTKQ, ở một mức độ nhất định có thể
kìm hãm hoạt động thức tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã
hội .
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể xảy ra theo hai
chiều hướng ngược nhau, thúc đẩy hay kìm hãm
Những tư tưởng tiến bộ, khoa học có vai trò thúc đẩy hiện thực.
LÊ NIN :“ Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách
mạng .”LÊ NIN toàn tập , bản tiếng việt Nxb tiến bộ M 1975, tập 6 , trang 3.
13


Những tư tưởng phản khoa học, lạc hậu có tác động tiêu cực đối với hiện
thực, tuy nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời , sớm hay muộn nó cũng bị các
QLKQ gạt bỏ .
* Ý thức không chỉ phản ánh HTKQ mà còn chỉ đạo thực tiễn cải tạo
HTKQ , con người dựa trên các tri thức về QLKQ mà đề ra mục tiêu hành động ,
xác định phương hướng, biện pháp và ý chớ thực hiện mục tiêu ấy .
* Biểu hiện của sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất :
+ Một là : Vật chất quyết định ý thức là xét đến cùng , bản thân ý thức có
quy luật vận động , phát triển riêng , nó không những phụ thuộc vào vật chất mà
còn phụ thuộc vào chủ thể .
ĂNG GHEN :”Trên thực tế, bất kỳ phản ánh nào của hệ thống thế giới
vào trong tư tưởng cũng đều bị hạn chế về mặt khách quan bởi điều kiện lịch
sử , và về mặt chủ quan bởi đặc điểm thể xác và tinh thần của tác giả “ Chống
ĐUY RNH MÁC- ĂNG GHEN toàn tập , tập 20 , trang 57 .

+ Hai là : Vai trò tích cực của ý thức, tư tưởng không phải ở chỗ nó trực
tiếp tạo ra thế giới vật chất mà thông qua hoạt động thực tiễn tác động lại thế
giới theo những chiều hướng khác nhau .
+ Ba là: Sự tác động của ý thức đối với vật chất (chiều hướng , mức độ ,
kết quả … ) phụ thuộc vào trình độ, nội dung ý thức mà con người phản ánh thế
giới vật chất, (tích cực hay tiêu cực) vào mức độ thâm nhập của ý thức vào lực
lượng vật chất và vào việc ý thức tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn .
MÁC : '' Vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ
khí , lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh bại bằng lực lượng vật chất, nhưng lý
luận cũng cú thể trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần
chúng '' MÁC- ĂNG GHEN tuyển tập, tập 1 , Nxb sự thật H 1980 , trang 25 .
+ Bốn là : Sự tác động, sức mạnh của ý thức con người trong quá trình cải
tạo thế giới hiện thực dù to lớn đến đâu cũng vẫn dựa trên sự phản ánh TGKQ và
các điều kiện vật chất đó.
* Cơ sở xác định :
+ Xuất phát từ quan điểm của CNDVBC về bản chất của ý thức: bản chất
của ý thức là hình ảnh CQ của TGKQ .
- Ý thức là hình ảnh của vật chất thông qua phản ánh .
- Ý thức phản ánh năng động sáng tạo, có mục đích, có kế thừa, có chọn
lọc, tránh phủ nhận sạch trơn .
- Ý thức luôn luôn chủ động tác động đến vật chất
+ Xuất phát từ vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn
MÁC : Ý thức con người phản ánh và cải tạo thực tiễn do đó tác động vào
thực tiễn , chỉ đạo , hướng dẫn hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích , thông
qua đó để khẳng định, bổ sung lý luận .
+ Điều kiện : Ý thức phải vật hóa bằng hoạt động thực tiễn của con người .
14


Lý luận chỉ phát huy được vai trò to lớn của mình trong hoạt động thực

tiễn để cải tạo thực tiễn .
“ lý luận không có thực tiễn là lý luận suông , thực tiễn không có lý luận
là thực tiễn mù quáng “
Vì vậy con người không bao giờ khuất phục tự nhiên mà có khả năng cải
tạo tự nhiên phục vụ lợi ích của con người .
+ Theo LÊ NIN sự đối lập của vật chất và ý thức vừa mang tính tuyệt đối
vừa mang tính tương đối .
“ Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những
phạm vi hết sức hạn chế , trong những trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề
nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước, cái gỡ có sau? ngoài giới
hạn đó ra thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó chỉ là tương đối “
Chống ĐUY RINH , MÁC ĂNG GHEN toàn tập ,tập 20 , trang 57 .
Tuyệt đối : Xét về mặt nhận thức luận “Vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất quyết định ý thức “ : Khẳng định quan điểm duy vật .
Tương đối : ý thức xét đến cùng cũng bắt nguồn từ vật chất, là một thuộc
tính của vật chất chứ không phải do một yếu tố bên ngoài: Khẳng định quan
điểm duy vật .
Ý nghĩa phương pháp luận :
Từ MQH vật chất – ý thức rút ra nguyên tắc khách quan trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn , bởi vì vật chất tồn tại khách quan , là cái quyết định ý
thức .
* Nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hành động :
+ Nội dung : Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải xuất phát từ
TTKQ , Tôn trọng và hành động thêo các QLKQ .
+ Yêu cầu : khi thực hiện nguyên tắc phải vận dụnh linh hoạt , sáng tạo
vào từng điều kiện cụ thể .
- Trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân SVHT TTKQ,
Không được xuất phát từ ý muốn chủ quan , đồng thời phải tôn trọng sự thật ,
tránh thái độ chủ quan , duy ý trí , định kiến , không trung thực .
- Phải tôn trọng và hành động theo QLKQ .

* Phát huy tính năng động , sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò của
nhân tố con người :
+ Nguyên tắc khách quan không loại trừ mà còn đòi hỏi phải phát huy tính
năng động chủ quan, phát huy tính sáng tạo của ý thức .
Khơi dậy ở con người tính tích cực trong nhận thức và cải tạo thế giới ,
làm cho con người hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp và ý trí cần
thiết cho hoạt động của mình .
+ Cần giáo dục nâng coa trình độ , tri thức khoa học , nhiệt tình cách mạng
, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho họ , đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệt tình
cách mạng và tri thức khoa học .
15


+ Cần vận dụng giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích , có động cơ trong
sáng , thái độ khách quan , khoa học , không vụ lợi .
+ Phát huy tính năng động , sáng tạo của ý thức , phát huy vai trò nhân tố
con người, đồng thời chống thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ trong cải tạo
hiện thực .
* Khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý trí :
+ Bệnh chủ quan , duy ý trí là khuynh hướng tuyệt đối hóa nhân tố chủ
quan của ý trớ , xa rời HTKQ lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém về tri thức khoa
học .
+ Nguồn gốc của bệnh chủ quan , duy ý chí là do nhận thức , do yếu kém
về tri thức khoa học, tri thức lý luận không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn ,
ngoài ra còn có Nguồn gốc lịch sử , xã hội , giai cấp , tâm lý của người sản xuất
nhỏ chi phối .
+ Để khắc phục bệnh chủ quan , duy ý trí phải sử dụng đồng bộ nhiều biện
pháp : trước hết phải đổi mới tư duy lý luận , nâng cao năng lực trí tuệ , trình độ
lý luận của cán bộ , Đảng viên , trong thực tiễn phải tuân theo và hành động theo
QLKQ.

Từ MQH vật chất – ý thức vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn là
MQH khách quan – chủ quan .

16



×