SỞ GD& ĐÀO TẠO
TTGDTX HUYỆN THÁP MƯỜI.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯNG HKII NĂM 2007 -2008
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian : 90’ (Không kể thời gian phát đề).
Ngày thi : 07.05.2008
(Đề thi gồm 2 phần : Trắc nghiệm và tự luận
Đề thi gồm có 2 trang ).
A/TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm, mỗi câu 0,25đ).
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu tương ứng với phương án đúng
Câu 1: Bài thơ “Tràng giang” là bài thơ lấy cảm hứng từ cái:
A. Mênh mông, dài rộng của cảnh sông nước ở Trung Quốc
B. Mênh mông, dài rộng của cảnh sông nước ở Việt Nam
C. Cái cô đơn nhỏ bé của con người trước cuộc đời.
Câu 2 : Trước Cách mạng tháng tám, Huy Cận đã đem đến cho thơ mình:
A. Một nỗi đau cuộc đời B. Một nỗi sầu nhân thế
C. Một nỗi lo âu về cuộc đời D. Một nỗi bơ vơ lạc lõng
Câu 3: Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghóa của câu ?
A. Nghóa sự việc và nghóa hàm hàm ẩn. B. Nghóa sự việc và nghóa tình thái.
C. Nghóa tình thái và nghóa hàm ẩn. D. Nghóa tường minh và nghóa sự việc
Câu 4 : Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn
ngữ chính luận ?
A. Nhiều từ ngữ chính trò; câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic, sử dụng các
biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.
B. Nhiều từ ngữ chính trò; ngữ điệu linh hoạt; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận
thêm hấp dẫn.
C. Câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp
cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, ngữ điệu linh hoạt
D. Nhiều từ ngữ chính trò; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.
Câu 5 : Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ ?
A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ
B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên
C. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca
Câu 6 : Bài thơ cho thấy chiều đang buông xuống và bóng tối bỗng bao trùm lên mọi cảnh vật. Người
đọc nhận ra điều đó là nhờ yếu tố nào ?
A. Cảnh đàn chim gấp gáp tìm chổ ngủ. B. Cảnh chiếc lò than đỏ rực ở cuối bài
C. Cảnh đám mây trôi lững lờ trên không. D. Cảnh cô em xóm núi xay ngô tối.
Câu 7 : Người nghe thường bác bỏ những ý kiến như thế nào ?
A.Không phù hợp với suy nghó của bản thân người nghe.
B.Không đúng với thực tế khách quan và đạo lý nói chung.
C.Không nói đúng những suy nghó thật của người nói.
D.Không nằm trong sự hiểu biết của bản thân người nghe.
Câu 8 : Thế nào là bình luận ?
A.Đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng sự vật để chỉ ra những nét giống nhau
hoặc khác nhau giữa chúng.
B.Dùng lý lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác…., từ đó nêu lên ý
kiến đúng có sức thuyết phục.
C.Chia tách sự vật hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kó lưỡng nội
dung và mối quan hệ bên trong của chúng.
D.Bàn bạc về sự đúng sai, hay dở, lợi hại của ý kiến, chủ trương sự việc, hiện tượng, con người, tác
phẩm văn học,….
Câu 9 : Dòng nào không nói đúng tác dụng của bình luận ?
A.Khẳng đònh cái đúng, cái hay, cái tốt. B.Phê phán cái sai, cái dở, cái hại,…
C.Lên án cái xấu, cái ác, cái hại,… C.Cổ vũ kêu gọi cái mới ra đời,…..
Câu 10 : Chọn câu trả lời đầy đủ va chính xác về nội dung của nghóa tình thái trong câu:
A. Thái độ, sự đánh giá của người nói được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
B. Thái độ, sự đánh giả của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu
C. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối vói sự việc được đề cập đến trong câu hoặc đối với người
nghe.
D. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người nghe
Câu 11 : Tập thơ đầu tay của Huy Cận có tên là gì, năm xuất bản:
A. Tập thơ (1938) B. Gửi hương cho gió (1945)
C. Lửa thiêng (1942) D. Vũ trụ ca (1942)
Câu 12 : Phong cách ngôn ngữ chính luận không có chức năng nào ?
A.Bày tỏ chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trò, xã hội.
B.Thông tin về những sự kiện, những vấn đề về thời sự.
C.Thuyết phục người nghe người đọc bằng lí trí.
D.Truyền cảm mạnh mẽ đến công chúng.
B/TỰ LUẬN :
Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
-HẾT-