Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.92 KB, 11 trang )

MỤC LỤC


I.

Tổng quan về giao tiếp phi ngôn ngữ
1. Định nghĩa

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm
đạt được một mục đích nào đó.
Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách giao tiếp thông qua các cử chỉ, ám hiệu, các cử động của cơ
thể, cơ mặt… Khi hiểu và nắm bắt được giao tiếp phi ngôn ngữ, chúng ta có thể hiểu được
thông điệp từ người khác và truyền thông điệp đó đi.
2. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ
-

Luôn tồn tại: Khi giao tiếp với một đám đông, dù ta nói hay không nói thì phi ngôn
từ vẫn luôn thể hiện và được người khác ghi nhận.

Ví dụ: nét mặt, dáng đứng, trang phục, di chuyển…
-

Có giá trị thông tin cao: Hai người khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ gặp nhau họ vẫn
có thể hiểu nhau thông qua hành vi, cử chỉ. Trẻ con chưa biết nói, chưa biết đọc,
chưa biết viết vẫn có thể cảm nhận được những gì người khác nói thông qua phi ngôn
từ. Phi ngôn từ giúp thay thế, bổ trợ hoặc nhấn mạnh thông điệp muốn truyền tải.

Ví dụ: Khi muốn một người lại gần, ta chỉ cần vẫy tay, không nhất thiết phải nói “lại đây”.
-

Mang tính quan hệ: Qua hành vi, cử chỉ khi giao tiếp, thuyết trình thể hiện sự gần


gũi, thân thiện giữa người nói và người nghe.
Khó hiểu: Cùng một cử chỉ nhưng được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều này
gây nên sự nhầm lẫn trong giao tiếp hoặc thuyết trình.
Chịu ảnh hưởng của văn hóa: Phi ngôn từ chịu ảnh hưởng của nhiều văn hóa. Một số
hành vi, cử chỉ phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp với địa phương
khác.

Ví dụ: Hành giơ ngón tay cái lên cao với châu Âu, với Bắc Mỹ được coi là nhất, là khen
ngợi, nhưng với châu Úc thì bị coi là chửi tục.
3. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ giúp:


Thể hiện cảm xúc



Dung hòa với lời nói



Bổ trợ cho giao tiếp ngôn ngữ



Chiếm vị trí rất lớn



Tạo điểm nhấn cho sự hấp dẫn của bạn

2




Tạo ấn tượng tốt

-

Theo các nghiên cứu của các nhà xã hội học cho thấy:



Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm từ 55% - 65%



Giao tiếp ngôn ngữ chỉ chiếm khoảng 7%


Sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn
khoảng 38%

II.

ngữ chiếm

Các phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ
1. Diện mạo


Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa lớn trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở
người khác ngay trong lần đầu tiếp xúc, thì điếu đó có nghĩa là họ có cảm tình với chúng ta,
họ còn muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Đó chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây
dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với họ. Ngược lại, nếu ngay trong lần đầu
gặp gỡ mà chúng ta có những sơ suất và để lại những ấn tượng không tốt, thì chúng ta
thuờng khó khăn trong những lần gặp sau đó và phải mất không ích công sức mới có thể xóa
được ấn tượng đó.
Ấn tượng ban đầu thường là diện mạo dễ nhìn và tác phong nhanh nhẹn, tự tin.
Vậy diện mạo là gì? Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần làm gì để có được diện mạo
phù hợp trong giao tiếp?
Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: Dáng người, màu da và những đặc
điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm trang sức.
Trong giao tiếp, cần chú trọng những yếu tố về diện mạo như sau:
1.1

Ngoại hình
Hãy nhớ ngoại hình là yếu tố cần thiết – nhưng không có tính quyết định
Vì nếu bạn quá quan trọng hóa nó lên, bạn sẽ luôn lo lắng mọi người liệu có đang nhìn mình
không, mình trông có xấu xí không, ăn mặc như thế này đã được chưa,….Và cứ vậy bạn sẽ
mất tự nhiên trong giao tiếp, ví dụ như không dám cười, luôn cúi mặt, rụt rè…thì điểm trừ
trong mắt người đối diện càng lớn. Vì vậy, hãy tạo cho mình một phong thái tự tin, tự nhiên
và thân thiện.
Các yếu tố của ngoại hình về cơ bản là không thay đổi được, nhưng có thể cải thiện được.
Bạn đừng vội buồn bã khi có cái mũi hơi tẹt, hàm răng khấp khểnh hay mái tóc chẳng được
dày mượt. Những khuyết điểm này có thể được che đi hoặc giảm bớt bởi cách trang điểm ở
3


nữ và sự thay đổi sắc thái khuôn mặt. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung một khuôn mặt
xấu có thể tạo ra ấn tượng tốt bởi nụ cười tươi, thân thiện hoặc hiền lành.

1.2

Cách trang điểm
Đối với các bạn nữ điều này là rất quan trọng. Bạn không cần phải học các kỹ thuật trang
điểm quá cao siêu, nhưng cần nắm được cách trang điểm nhẹ, đặc biệt là các cách che một
vài khuyết điểm mà bạn có. Ví dụ: sống mũi hơi thấp, gò má hơi cao, mắt hơi nhỏ,….- tất cả
đều có thể khắc phục và giúp bạn tự tin hơn khi ra ngoài.
Hãy dành ra 1 khoản tiền nho nhỏ để đầu tư cho 1 vài dụng cụ trang điểm và mỹ phẩm cơ
bản như: mascara, chì kẻ mắt, son, phấn nền,…Tuy tại 1 thời điểm nó có thể ngốn của bạn
không ít tiền, nhưng lại có thể sử dụng trong một thời gian dài.

1.3

Chú trọng về ăn mặc
Không cần thiết phải chạy theo thời trang quá nhiều, nhưng bạn cần nắm được xu hướng ăn
mặc hiện tại để tránh mình không quá lỗi thời. Ví dụ những thập niên 80 quần ống loe rất
phổ biến, nhưng hiện tại thì mọi người lại chỉ chấp nhận quần ống suông hoặc ống đứng.
Bạn không cần phải ăn mặc quá cầu kỳ nhưng phải đáp ứng những yêu cầu như: gọn gàng,
sạch sẽ, phù hợp với không gian/ ngoại cảnh. Tránh lòe loẹt, diêm dúa hay luộm thuộm,
nhếch nhác.
Trước khi ra ngoài hãy soi gương và xem lại quần áo đã phẳng phiu chưa, có bị dính bẩn –
sứt chỉ ở đâu không để tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

1.4

Chăm sóc bản thân
Dù ăn mặc đẹp và trang điểm kỹ thế nào nhưng sắc thái gương mặt vẫn rất quan trọng. Hãy
luôn ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa và tập thể dục để luôn duy trì sức khỏe và tinh thần thoải
mái, nhờ đó ngoại hình của bạn sẽ luôn tràn đầy sức sống và thu hút hơn.
2. Tư thế trong giao tiếp

Tư thế đứng, ngồi, đi lại…trong giao tiếp ít nhiều liên quan đến vai trò, địa vị của cá nhân
trong xã hội. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người chú ý đến lễ tiết thường luôn tạo cho mình
tư thế thanh thoát, ý tứ, tinh tế góp phần tạo nên phong thái, tác phong của chính họ, đồng
thời thể hiện đẳng cấp và vị trí của bản thân.
2.1

Tư thế ngồi

Đây là tư thế được vận dụng rất nhiều trong đời sống hiện đại như: ngồi làm việc ở văn
phòng, tiếp khách ở sô-pha, ngồi khi tham gia hội họp, trong bàn đàm phán hay khi vui
chơi…. Ngồi đúng tư thế tạo cảm giác tự tin, thân thiện; đồng thời cũng thể hiện thái độ tôn
trọng người đối diện, sự lịch lãm (nếu là nam giới) và thanh lịch, tinh tế (nếu là nữ giới).
-

Tư thế ngồi của nữ
4


Khi ngồi, bạn nên khép hai đầu gối chân lại, ống chân thẳng và lệch chéo một góc 30 độ với
thân người. Thân bạn tạo dạng thẳng: cổ – lưng – hông tạo thành một đường thẳng; vai mở.
Khi ngồi như vậy nhìn dáng bạn rất đẹp theo kiểu thắt đáy lưng mong, mềm mại, không tạo
bụng ngấn mỡ và ngực vươn ra phía trước.
Hai bàn tay úng xuống, để trên đùi (gần phía đầu gối), các ngón tay khép hờ thoải mái.
Tuyệt đối tránh việc ngồi hẫng, ngồi thụp vào ghế một cách vội vàng, hấp tấp. Trông bạn
khi ấy sẽ rất khó coi, mất điểm rất lớn với người khác.
-

Tư thế ngồi của nam

Nam giới cũng nên giữ tác phong ngồi như vậy. Tuy nhiên, khi nam giới ngồi, hai chân có

thể mở rộng nhưng không mở rộng quá vai (chứ không khép như nữ); hai chân thẳng đứng
tạo thành góc vuông 90 độ với mặt đất.
Ngồi vắt chéo chân, nhưng lưu ý: mũi bàn chân không nên quá hếch lên cao, tạo cảm giác
ngạo mãn, không tôn trọng người đối diện.
Ví dụ: Tư thế ngồi nghiêm, cứng nhắc gây cho người đối diện có cảm giác bạn là người bảo
thủ và nguyên tắc trong công việc. Tư thế ngồi khoanh tay trước ngực thể hiện sự kiêu căng,
đôi khi bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin. Ngồi tư thế
thoải mái, đầu hơi ngửa ra sau thường là kiểu ngồi của người lãnh đạo. Tư thế cúi người về
phía trước tỏ vẻ chú ý lắng nghe là tư thế của người nhân viên, dưới quyền
Tương tự như tư thế ngồi, trong cuộc sống chúng ta cũng phải chú ý đến tư thế đứng và đi
như sau:
2.2

Tư thế đứng

Tư thế đứng đúng nhất cần phải ngẩng cao đầu, rướn ngực lên, thót bụng, hai đùi hơi mở ra
để hai bàn chân rộng ngang hai vai, kết hợp với vẻ mặt tự tin.
Lưng thẳng.
Đầu ngay ngắn hai mắt nhìn thẳng.
Nam giới đứng chân có thể hơi xiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay có thể khép
cong hờ.
Nữ giới đứng hai chân khép lại, nếu là tư thế đứng chỉ có thể đứng theo động tác nghỉ một
chân.
Ví dụ: Khi tư thế đúng thẳng lưng, ngả người về phía trước, người ta sẽ hiểu bạn là người dễ
gần, dễ tiếp thu và thân thiện.
2.3

Tư thế đi
5



Tư thế đi đúng nhất là ngẩng cao đầu, rướn ngực về phía trước, hai chân bước thong thả, hai
tay hơi vung nhẹ.
Khi đi, hai vai cân bằng, không nên cho tay vào túi quần hay vừa đi vừa ăn vặt.
Khi bước đi đầu ngẩng cao, dướn ngực về phía trước lấy lực từ lưng và chân để bước.
Nữ giới mặc váy khi đi chú ý hai chân bước thẳng đều, nhịp nhàng mới đẹp.
Như vậy, tư thế trang nhã, chuẩn mực không phải tự nhiên sinh ra đã có, mà đòi hỏi mỗi
người phải bồi dưỡng hàng ngày, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế. Tư thế thanh lịch và
chuyên nghiệp trong giao tiếp góp phần rất lớn vào thành công của mỗi cá nhân không chỉ
trong công việc mà còn trong các mối quan hệ xã hội.
3. Khoảng cách trong giao tiếp
Trong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng, khoảng cách giữa 2 người giao
tiếp thể hiện mối quan tâm, quan hệ. Với mỗi mối quan hệ khác nhau, người ta có xu hướng
chọn khoảng cách khác nhau.
Trên lý thuyết, khoảng cách được quy định như sau:
-

Vùng thân thiện: 0-0,5m: chỉ tồn tại khi quan hệ thân tình, rất thân thiết hoặc 2 người
đang đánh nhau.
Vùng riêng tư 0,5-1,5m: 2 người phải rất quen nhau đến mức thấy thoải mái, mặc dù
họ chưa đến mức thân thiết .
Vùng xã giao 1,5-3,5m: là vùng tiến hành phần lớn các hoạt động giao tiếp trong
kinh doanh vì nó hợp với mối quan hệ phi riêng tư. Vùng công cộng >3,5m: là phạm
vi tiếp xúc với người xa lạ vì mục đích công việc là phạm vi được các chình khách ưa
thích.

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp tại vị trí ngồi hoặc đứng đều thể hiện thái độ và mục
đích của mỗi người. Trong các tình huống thông thường, bạn nên lưu ý giữ khoảng cách với
người xung quanh. Không đứng quá gần họ trừ bạn bè thân thiết. Nếu phải tiến lại gần ai đó
như bước vào thang máy hoặc xếp hàng,..bạn nên xin lỗi trước

Cự ly giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nếu là khách hàng hoặc mối quan hệ
xã giao, bạn nên cách họ tầm 2 cánh tay, tức là bạn phải tạo cho họ 1 không gian di chuyển
và hoạt động thoải mái. Một số trường hợp khác sẽ đòi hỏi những cự ly khác nhau, tuy
nhiên đều có 1 điểm chung là tạo khoảng không thoải mái cho người khác thực hiện các
hoạt động của họ.
Khi nhìn thấy 2 người đứng cạnh nhau có thể đoán được tình cảm và mối quan hệ của họ
4. Bộ công cụ ánh mắt, nụ cười, khuôn mặt

6


Đây là 3 công cụ lợi hại nhất của phi ngôn ngữ chúng là 3 công cụ toàn năng nhất nó nói lên
tất cả; tình cảm,thái độ,chức quyền, đồng ý hay không đồng ý...
4.1

Ánh mắt

Đôi mắt được ví như là cửa sổ của tâm ồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con
người.trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có
cách ứng xử phù hợp.
Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm
hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.
Ánh mắt thay thế lời nói : có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn
có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.
Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần
nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm..
VD: Nhìn lạnh lùng là người thực tế
Nhìn soi mói là người đa nghi
Nhìn lấm lét là người gian xảo
4.2


Nụ cười

Trong giao tiếp, cách nói chuyện rất quan trọng,thứ nhất là lời nói,cử chỉ, ánh mắt nhưng cái
tạo ấn tượng lại là nụ cười. Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương
mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Nụ cười có khi chỉ nở trong
khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi. Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua.
Nụ cười được xem là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin
lỗi rất tinh tế, ý nhị.
Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên
để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau.Luôn nở nụ cười trên môi sẽ tạo được
kết quả giao tiếp tốt.
VD: Nụ cười giả tạo: đó là một dấu hiệu thường thấy trên mặt của sự lừa dối. Một nụ cười
chân thật có nếp nhăn ở các góc của mắt và thay đổi sự biểu hiện của cả khuân mặt. Trong
khi nụ cười giả tạo chỉ liên quan đến miệng và môi. Thật dễ dàng để phân biệt giữa hai nụ
cười. Vì thế, không nên ép mình vào nụ cười giả… trừ khi chụp ảnh.
Bạn có mệt đến mức không cười được cũng đừng để mọi người phát hiện ra nụ cười gượng
gạo của bạn. Bạn có thể bị cho là cười giả tạo hoặc cười trừ cho qua coi như mọi việc không
liên quan đến bạn.

7


Cười khà: là kiểu cười to,nổi hứng,tự nhiên,ngay cả lúc ồn ào náo nhiệt cũng nghe thấy.tính
tình của người này thoải mái,cuộc sống vui tươi,hầu như không phải lo nghĩ gì
4.3

Khuôn mặt

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua biểu

cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.
Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi
nói dối
Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc
nhìn xung quanh phòng .
Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường
nhìn chằm chằm vào mắt bạn.
Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực
và đáng tin cậy.
Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ ngoảnh đầu sang
một bên như muốn nghe rõ hơn.
Nghiêng đầu; Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói.
Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói.
Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.
5. Giao tiếp đặc biệt
Sau một thời gian dài bị xem là điều cấm kỵ, tác dụng của việc đụng chạm vào nhau đã
được nhìn nhận tại nhiều quốc gia. Phương thức giao tiếp này là biểu hiện của quyền lợi,
che chở, hay quyền lực, đặc biệt, việc đụng chạm cơ thể đã tác động mạnh đến hành vi của
con người. Ông Nicolas Guégen, làm việc tại Đại học Nam Bretagne giải thích "một động
tác đụng chạm sẽ kích thích tâm trạng phấn chấn và tạo hiệu quả thiết thực trong nhiều
trường hợp". Đây là một phương thức giao tiếp thân mật, nhạy cảm và phụ thuộc vào văn
hóa của từng quốc gia.
5.1

Ôm hôn xã giao

Chỉ ôm hôn khi người khác có ý muốn ôn hôn để chào hỏi mình. Thường là hôn chạm vào
má, không hôn lên trán, môi.
-


Hôn vào trán là bề trên.
Hôn vào má là tình bạn.
Hôn vào môi là tình yêu.
Hôn vào tóc và cổ là biểu hiện của dục vọng.
8


Ví dụ:
-

Thủ tướng sang nước ngoài ôm hôn xã giao.
Người Mỹ la tinh vừa ôm hôn vừa vỗ lưng.
Người Nga thì hôn má 3 lần.
Người Châu âu thì hôn má 2 lần.

Tập quán ôm hôn và hôn tay không phổ biến (nhất là ở Việt Nam), phải tùy từng nơi, tùy
hoàn cảnh mà áp dụng. Nếu áp dụng không đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng thì cử chỉ
này sẽ trở nên kệch cỡm.
5.2

Bắt tay

Bắt tay là một cách biểu lộ tình cảm, khi bắt tay nên tỏ thái độ niềm nở, chân thật, chân
thành nhưng không quá suông sã, dùng tay phải bắt tay phải của người kia, mắt nhìn thẳng
vào người đó, miệng tươi cười kín đáo, thân mật, người hơi nghiêng về phía người đó
( nhưng không cúi gập). Một số điều cần lưu ý khi bắt tay người khác:
-

Không nắm tay người khác quá lâu hoặc quá nhanh;
Bắt tay thật đậm đà, thẳng thắn, không gượng gạo, không hời hợt, không bóp mạnh,

không rung lắc, không giằng co.
Tư thế bắt tay phải đàng hoàng, đĩnh đạc.
Chưa quen biết không được chủ động bắt tay mà phải chờ giới thiệu đã.
Không chủ động bắt tay người cao tuổi hơn hoặc có chức vụ cao hơn hoặc phụ nữ.
Khi gặp hai vợ chồng thì bắt tay người vợ trước.
Không cùng một lúc bắt tay hai người, không bắt chéo tay.
Không đứng trên bậc thang bắt tay người ở dưới bậc;
Không dùng tay trái để bắt tay;
Khi bắt tay với phụ nữ thì người nữ chủ động bắt tay trước và người nam chỉ bắt từ
đầu ngón tay trở ra.
Khi bắt tay phải tháo găng (phụ nữ thì không phải tháo);
Phụ nữ không được chủ động bắt tay người cao tuổi hơn hoặc có chức vụ cao hơn
hoặc nhà tu hành;
Chú ý phong tục một số nước không bắt tay mà chắp hai tay trước ngực (nhất là phụ
nữ) khẽ gật đầu. Trong trường hợp đó ta không được bắt tay mà phải làm như họ.
Nhiều nước Âu - Mỹ có tập quán hôn tay nữ. Nếu phụ nữ xoè tay ra thì bắt tay nhưng
họ đưa úp bàn tay thì ta nâng bàn tay lên và hôn vào mu bàn tay

Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của hai người đối với nhau. Ví dụ:
Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt thể hiện một cá tính mạnh trong khi một cái
bắt tay yếu ớt là dấu hiệu của tính chịu đựng kém.
5.3

Xoa đầu

Thường là cử chỉ của bề trên với người nhỏ tuổi hơn, hoặc vai vế nhỏ hơn.
-

Xoa đầu khích lệ ( giữa cha mẹ và con cái, giáo viên và học sinh…)
9



-

III.

Xoa đầu thể hiện tình cảm (khi bạn xoa đầu một đứa trẻ con chứng tỏ bạn yêu quý
chúng)
Nhưng một số nước như Thái Lan và Malaysia, đầu là nơi rất thiêng liêng, vì vậy họ
rất kiêng chạm vào đầu.
Kết luận

10


Tài liệu tham khảo
1. />2. />
co-ban.html
3. />4. />5. />
nhat-den-nguoi-nghe-trong-giao-tiep.html
6. />7. />8. />9. />11.
12.
13.
14.
15.

5731.aspx
TS. Lê Thẩm Dương, Giáo trình giao tiếp phi ngôn ngữ, 2010, NXB. Phương Đông
TS. Lê Thẩm Dương, Bài giảng phi ngôn ngữ, />v=xTHxvYLGx5Y&feature=youtu.be
Giao tiếp phi ngôn từ - Quantri.vn

/> /> />


×