Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

dạy học theo hướng công nghệ môn toán giải tích 12 tại trường thpt chuyên hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN VĂN ĐỐC

DẠY HỌC THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ MÔN TOÁN
GIẢI TÍCH 12 TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 5 9 6

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN VĂN ĐỐC

DẠY HỌC THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ MÔN TOÁN GIẢI
TÍCH 12 TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101
Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TOÀN


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Nguyễn Văn Đốc

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 19 – 05 - 1988

Nơi sinh: Phú Thọ

Quê quán: Phú Thọ

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Ô 346, DC48, KDC Việt Sing, An Phú,
Thuận An, Bình Dƣơng.
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng:

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2011
Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Đại học Công nghệ thông tin Gia Định
Ngành học: Quản trị kinh doanh
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

2011 – nay

Tỉnh Bình Dƣơng

Giảng dạy

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2015

Nguyễn Văn Đốc

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn, tác giả xin trân trọng, chân
thành cảm ơn thầy hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Toàn, là ngƣời giàu kinh
nghiệm, tận tâm đã đƣa ra những định hƣớng trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo tham gia giảng dạy các
môn học trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Giáo dục học tại trƣờng Đại học Sƣ
Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những kiến thức làm cơ sở,
nền tảng cho luận văn. Xin cảm ơn quý thầy cô trƣờng trung học phổ thông
chuyên Hùng Vƣơng tại tỉnh Bình Dƣơng đã giúp đỡ trong thời gian tác giả
nghiên cứu tại trƣờng.
Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn đến các tác giả của các tài liệu ngƣời nghiên
cứu đã tham khảo; cảm ơn các anh chị học viên lớp cao học Giáo dục học 21A đã
cùng nhau trao đổi, chia sẻ các kiến thức quý báu trong quá trình cùng học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình vì đã động viên, hỗ trợ tạo động
lực cho tác giả trong quá trình tham gia chƣơng trình học.
Trân trọng,
Nguyễn Văn Đốc

iii


TÓM TẮT
Trƣớc tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc ta hiện nay, nền
giáo dục hiện đại luôn hƣớng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhƣng
ngƣời học vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động. Từ thực tế trên,
ngành Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm đến chất lƣợng đào tạo từ các cấp học
phổ thông, đặc biệt là THPT. Trong các môn học ở chƣơng trình THPT thì môn
Toán là một trong những môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên có vai trò
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc biệt là môn Toán

giải tích 12.
Học tập theo hƣớng công nghệ môn Toán giải tích 12 sẽ giúp học sinh nắm
bắt kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, vận dụng đƣợc những lý thuyết
toán học vào giải bài tập, từ đó học sinh tự tin, hứng thú hơn khi học môn học này.
Đồng thời giúp học sinh hiểu, giải quyết đƣợc các vấn đề tƣ duy trừu tƣợng của các
khái niệm, nguyên lý, quy luật của Toán học.
Nội dung đề tài này đƣợc chia làm ba phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận về dạy học theo hƣớng công nghệ
Chương II: Cơ sở thực tiễn về dạy học môn toán giải tích 12 ở trƣờng
THPT chuyên Hùng Vƣơng.
Chương III: Dạy học theo hƣớng công nghệ môn toán giải tích 12 tại
trƣờng THPT chuyên Hùng Vƣơng.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

iv


ABSTRACT
urrently, education in our country is aiming to train according to the needs of
society, in order to output clear direction for the learning process. In the
development of the region and the world. Vietnam toward 2020 will be the
industrialized countries - modernization. Vietnam has become a member of
organizations such as the United Nations, the World Trade Organization, WTO, and
many other international organizations ... Shows the quality of human resource
factors are of primary concern to development social development. To meet the
requirements of the labor education reform High School is very important, role in
mainstream, high strategic importance and is a bridge between training and the
labor market.

Teaching Mathematics oriented technology analysis methods study is
organized and controlled process of transfer knowledge and practical skills training
courses on the basis of overall measures, procedures, operations training - are
organized and conducted in accordance with an order, the process was programmed
to carry out the objectives to be achieved. To ensure specificity, the principles and
characteristics of teaching technologies.
The contents of this subject is divided into three parts:
Part 1: Introduction
Part 2: Contents
Chapter I: Rationale for teaching towards technology
Chapter II: Practical basis for teaching math in high school calculus 12 Hung
Vuong specialist.
Chapter III: Teaching math oriented technology analysis in 12 high schools
specializing in Hung Vuong.
Part 3: Conclusions and RecommendationsThe third section:
Conclusion

v


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................xii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu – khách thể nghiên cứu .......................................................... 2
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 2
6. Giới hạn đề tài ............................................................................................................. 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................ 3
8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................. 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC ............................................................. 4
THEO HƢỚNG CÔNG NGHỆ ............................................................................... 4
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................................................ 4
1.1.1 Trên thế giới ............................................................................................. 4
1.1.2 Ở việt nam ................................................................................................. 8
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ , CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VÀ DẠY
HỌC THEO HƢỚNG CÔNG NGHỆ .............................................................. 11
1.2.1. Công nghệ ............................................................................................... 11
vi


1.2.2 Công nghệ dạy học .................................................................................. 11
1.2.3 Dạy học theo hƣớng công nghệ ............................................................... 12
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ.................................................................................................... 12
1.4 CÔNG NGHỆ DẠY HỌC ...................................................................................... 14
1.4.1 Đặc trƣng ................................................................................................ 14
1.4.2 Nguyên tắc ............................................................................................... 15
1.4.3 Đặc điểm .................................................................................................. 17
1.4.4 Phân loại .................................................................................................. 17

1.4.5 Các yếu tố, thành phần liên quan công nghệ dạy học ............................. 18
1.4.6 Một số vận dụng dạy học theo hƣớng công nghệ .................................... 21
1.4.6.1 Ứng dụng mô hình GIPO - Một cách tiếp cận thiết kế bài giảng theo
quan điểm công nghệ dạy học .........................................................................21
1.4.6.2 Sử dụng website dạy học bằng phần mềm Mathematica ....................23
1.5 DẠY HỌC MÔN TOÁN GIẢI TÍCH 12 TRONG CHƢƠNG TRÌNH THPT.... 25
1.5.1 Vị trí môn học .......................................................................................... 25
1.5.2 Đặc trƣng ................................................................................................ 25
1.5.3 Vai trò của Toán học ............................................................................... 25
1.5.4 Chƣơng trình và nội dung môn toán giải tích 12 .................................... 27
1.5.5 Phƣơng pháp dạy học môn toán giải tích 12 .......................................... 27
1.6 DẠY HỌC THEO HƢỚNG CÔNG NGHỆ MÔN TOÁN GIẢI TÍCH 12 ......... 28
1.6.1 Phân tích chƣơng trình môn Toán ........................................................... 28
1.6.2 Quy trình dạy học theo hƣớng công nghệ môn toán giải tích 12 theo
GIPO ................................................................................................................. 29
Kết luận chƣơng 1: ........................................................................................................ 32
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN GIẢI TÍCH 12
Ở TRƢỜNG CHUYÊN HÙNG VƢƠNG ............................................................. 33
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƢƠNG ....................... 33
2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................... 33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 34
vii


2.1.3 Cơ sở vật chất và quy mô ........................................................................ 35
2.1.4 Đội ngũ giáo viên .................................................................................... 35
2.1.5 Thành tích đạt đƣợc ................................................................................. 35
2.2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TOÁN GIẢI TÍCH 12 TẠI TRƢỜNG THPT
CHUYÊN HÙNG VƢƠNG .............................................................................. 36
2.2.1 Mục tiêu ................................................................................................... 36

2.2.2 Đội ngũ .................................................................................................... 36
2.2.3 Phƣơng pháp dạy học môn Toán giải tích 12 .......................................... 36
2.2.3.1 Mục đích và đối tƣợng khảo sát ..........................................................36
2.2.3.2 Công cụ khảo sát .................................................................................37
2.2.3.3 Quy trình khảo sát ...............................................................................37
2.2.3.4 Kết quả khảo sát ..................................................................................37
2.2.4 Phƣơng pháp giảng dạy môn Toán giải tích 12 từ bảng câu hỏi dành cho
giáo viên ........................................................................................................... 42
2.2.5 Phƣơng tiện dạy học môn Toán giải tích 12 qua bảng câu hỏi khảo sát
dành cho giáo viên ............................................................................................ 42
2.2.6 Kiểm tra đánh giá .................................................................................... 43
Kết luận chƣơng 2 : ....................................................................................................... 44
Chƣơng 3: DẠY HỌC THEO HƢỚNG CÔNG NGHỆ MÔN TOÁN GIẢI
TÍCH 12 TẠI TRƢỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƢƠNG BÌNH DƢƠNG . 45
3.1 PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH MÔN TOÁN GIẢI TÍCH 12 ........................... 45
3.1.1 Mục tiêu môn học .................................................................................... 45
3.1.2 Nội dung môn học .................................................................................. 45
3.2 DẠY HỌC THEO HƢỚNG CÔNG NGHỆ MÔN TOÁN GIẢI TÍCH 12 ......... 47
3.2.1 Dạy học theo hƣớng công nghệ chƣơng, bài ........................................... 47
3.2.2 Quy trình .................................................................................................. 50
3.2.3 Giáo án..................................................................................................... 51
3.2.4 Kiểm nghiệm, đánh giá ( Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm có đối
chứng ) .............................................................................................................. 60
viii


3.2.4.1 Mục đích .............................................................................................60
3.2.4.2 Đối tƣợng ............................................................................................60
3.2.4.3 Thời gian và địa điểm thực nghiệm ....................................................60
3.2.4.4 Nội dung thực nghiệm ........................................................................60

3.2.4.5 Cách tiến hành (quá trình thực hiện)...................................................60
3.2.5 Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 61
3.2.5.1 Kết quả định tính ................................................................................61
3.2.5.2 Kết quả định lƣợng .............................................................................67
3.2.5.3 Kiểm nghiệm giả thuyết thống kê .......................................................71
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 74
1.KẾT LUẬN ................................................................................................................ 74
1.1 TÓM TẮT NỘI DUNG ......................................................................................... 74
1.2 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 74
1.2.1 Lý luận ..................................................................................................... 74
1.2.2 Thực tiễn .................................................................................................. 75
1.2.3 Tự đánh giá tính mới của đề tài ............................................................... 75
1.3 HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 75
2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ học sinh hiểu bài .....................................................................38
Biểu đồ 2.2: Mức độ học sinh vận dụng kiến thức vào giải bài tập .........................39
Biểu đồ 2.3: Mức độ học sinh tự tin giải bài tập ......................................................40
Biểu đồ 2.4: Mức độ hứng thú của học sinh học môn Toán giải tích 12..................41
Biểu đồ 3.1 : kết quả đánh giá dự giờ tiết học ..........................................................64
Biểu đồ 3.2. Thái độ của HS đối với PPDH của GV ................................................65
Biểu đồ 3.3: Mức độ hiểu bài của học sinh ..............................................................66
Biểu đồ 3.4: Mức độ vận dụng giải bài tập của HS ..................................................67

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ đƣờng tần suất bài kiểm tra .....................................................69
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ % xếp loại kết quả học tập lớp ĐC và TN ...................................71

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Thống kê số phiếu khảo sát hợp lệ ..........................................................37
Bảng 2.2 : Kết quả khảo sát mức độ hiểu bài của học sinh khi học môn Toán giải
tích 12 trên lớp. .........................................................................................................38
Bảng 2.3 : Kết quả khảo sát về học sinh vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào giải
bài tập. .......................................................................................................................39
Bảng 2.4 : Kết quả khảo sát về học sinh tự tin giải bài tập môn Toán giải tích 12 ..40
Bảng 2.5 : Kết quả khảo sát về sự hứng thú của học sinh học môn Toán giải tích 12
...................................................................................................................................41
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về phƣơng pháp mà thầy/cô sử dụng khi dạy môn Toán
giải tích 12 .................................................................................................................42
Bảng 3.1 : Bảng đánh giá nội dung giảng dạy ..........................................................61
Bảng 3.2 : Bảng đánh giá phƣơng pháp giảng dạy ...................................................62
Bảng 3.3 : Bảng đánh giá phƣơng tiện giảng dạy .....................................................62
Bảng 3.4 : Bảng đánh giá tổ chức giảng dạy ............................................................63
Bảng 3.5 : Bảng đánh giá kết quả phiếu dự giờ ........................................................63
Bảng 3. 6 : Bảng Thái độ của HS đối với PPDH của GV .........................................64
Bảng 3.7: Bảng kết quả khảo sát mức độ hiểu bài của học sinh ..............................65
Bảng 3.8: Bảng kết quả khảo sát mức độ vận dụng giải bài tập của HS ..................66
Bảng 3.9 : Bảng thống kê điểm trung bình bài kiểm tra ...........................................67
Bảng 3.10 : Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra..............................................69
Bảng 3.11 : Bảng tần số kỳ vọng xếp loại kết quả bài kiểm tra ...............................70
Bảng 3.12 : Bảng kiểm nghiệm Chi bình phƣơng ...................................................70


xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc của công nghệ dạy học .....................................................19
Hình 1.2: Lĩnh vực CNDH của Seels and Richey (1994) ........................................19
Hình 1.3: Môi trƣờng học tập ...................................................................................20
Hình 1.4: Thiết kế bài học theo quan điểm công nghệ dạy học ..............................22
Hình1.5: Sơ đồ hóa tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học theo công thức GIPO
...................................................................................................................................22
Hình 1.6: Sử dụng website dạy học bằng phần mềm Mathematica .........................23
Hình 1.7 Cách Sử dụng website dạy học bằng phần mềm Mathematica. ................24
Hình 2.1: Trƣờng trung học phổ thông chuyên Hùng Vƣơng. ................................33
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức trƣờng THPT chuyên Hùng Vƣơng .................................34
Hình 3.1 Quy trình thiết kế dạy học môn Toán giải tích 12 theo GIPO .................50

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung viết tắt

STT

Ký hiệu chữ viết tắt

1

Công nghệ dạy học


CNDH

2

Công nghệ thông tin

CNTT

3

Đối chứng

ĐC

4

Giáo viên

GV

5

Học sinh

HS

6

Phƣơng pháp dạy học


PPDH

7

Thiết kế bài giảng

TKBG

8

Thực nghiệm

9

Trung học phổ thông

TN
THPT

xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế kinh tế thị trƣờng đang mở cửa nhƣ hiện nay thì chất lƣợng
nguồn nhân lực là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực,
giáo dục là đơn vị chủ đạo mang tầm chiến lƣợc trong công tác đào tạo gắn liền với
thị trƣờng lao động. Việt nam đƣợc biết đến là một quốc gia cần cù, chăm chỉ và

thông minh nhƣng qua quá trình đạo tạo, ngƣời học vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
của thị trƣờng lao động. Một trong những thách thức lớn đối với giáo dục nƣớc ta
hiện nay là điểm yếu về phƣơng pháp dạy học. Nền giáo dục nƣớc ta sau khi tiếp
thu và có tầm nhìn chiến lƣợc thì đã có những chuyển biến tích cực nhƣng bên cạnh
đó vẫn tồn tại những yếu kém mà phƣơng pháp dạy học truyền thống còn mắc phải,
từ đó phải nghiên cứu tìm ra nhiều phƣơng pháp dạy học mới nhằm kích thích tinh
thần học tập của ngƣời học, khuyến khích ngƣời học thể hiện tính chủ động trong
công tác chiếm lĩnh tri thức và điều quan trọng là có khả năng áp dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn.
Từ thực tế trên, ngành Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm đến chất lƣợng
đào tạo từ các cấp học phổ thông, đặc biệt là THPT. Trong các môn học ở chƣơng
trình THPT thì môn Toán là một trong những môn học thuộc nhóm môn Khoa học
tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc
biệt là môn Toán giải tích. Toán học góp phần phát triển nhân cách, cùng với việc
tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo những tri thức và rèn luyện kỹ năng toán học cần
thiết, môn toán còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung nhƣ phân
tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa…rèn luyện những đức tính cẩn thận,
chính xác, tính kỷ luật, tính sáng tạo. Môn toán còn la công cụ giúp cho việc dạy
học và học các môn học khác. Toán học có ứng dụng to lớn trong các ngành kinh tế,
thống kê…

1


Trƣớc vai trò vô cùng to lớn của môn toán, thì việc dạy và học môn toán ở
các trƣờng THPT đã có nhiều hƣớng phát triển, mở rộng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
khó khăn trong quá trình dạy học môn toán, đặc biệt là môn toán giải tích lớp 12.
Hiện nay, các trƣờng THPT chƣa áp dụng triệt để các ứng dụng công nghệ vào quá
trình dạy học góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học theo hƣớng

công nghệ môn toán giải tích 12 tại trƣờng THPT chuyên Hùng Vƣơng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng quan điểm công nghệ vào dạy học môn toán giải tích 12 ở trƣờng
THPT chuyên Hùng Vƣơng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Nghiên cứu lý luận về công nghệ dạy học và dạy học môn Toán giải tích 12.
 Nghiên cứu thực tiễn về dạy học môn Toán giải tích 12.
 Dạy học học theo hƣớng công nghệ môn Toán giải tích 12 tại trƣờng THPT
chuyên Hùng Vƣơng.
 Kiểm nghiệm, đánh giá kết quả
4. Đối tƣợng nghiên cứu – khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Công nghệ dạy học và dạy học môn Toán giải tích 12.
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy, học môn toán giải tích 12 ở trƣờng THPT chuyên Hùng
Vƣơng.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu giáo viên tổ chức dạy học theo hƣớng công nghệ môn Toán giải tích
12 nhƣ tác giả đề xuất thì sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào
việc giải bài tập môn Toán giải tích 12 một cách dễ dàng, nhanh chóng, tạo sự tự
tin, hứng thú cho học sinh một cách tốt nhất.

2


6. Giới hạn đề tài
Do thời gian và năng lực có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu dạy học theo
hƣớng công nghệ môn Toán giải tích 12 chƣơng III bài 1, bài 2 cho các lớp 12 ở
trƣờng THPT chuyên Hùng Vƣơng ở Bình Dƣơng.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Qua các nguồn tài liệu để phân tích, chọn
lọc và vận dụng vào đề tài.
- Tham khảo các tạp chí, báo cáo khoa học, tài liệu lƣu trữ, sách giáo khoa, các
trang web về nghiên cứu giáo dục ở Việt nam và trên thế giới
- Tham khảo các văn kiện, nghị quyết, quyết định trong công tác giáo dục nói
chung và vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học nói riêng.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát:
Khảo sát trình độ của HS, thăm dò qua phiếu, khảo sát giáo trình hiện tại của các
lớp học môn Toán giải tích 12.
- Phương pháp quan sát:
Dự giờ, quan sát việc dạy của các giáo viên trong tổ Toán và việc học của các
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm có đối chứng
+ Phương pháp thống kê toán học:
Xử lý, thống kê, mô tả và đánh giá kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng :
 Chương I: Cơ sở lý luận về dạy học theo hƣớng công nghệ
 Chương II: Cơ sở thực tiễn về dạy học môn toán giải tích 12 ở trƣờng THPT
chuyên Hùng Vƣơng Bình Dƣơng.
 Chương III: Dạy học theo hƣớng công nghệ môn toán giải tích 12 tại trƣờng
THPT chuyên Hùng Vƣơng Bình Dƣơng.
3


NỘI DUNG
Chƣơng 1:


CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC
THEO HƢỚNG CÔNG NGHỆ
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Công nghệ dạy học đƣợc bắt đầu tiên trƣớc những năm 1900 là nhóm
Sophists đã ảnh hƣởng sâu nặng và rất lớn đến các nhà triết học nhƣ Platon,
Socrates, Aristotle. Điển hình nhƣ triết gia Socrates (469-399 trƣớc công
nguyên) là nhà giáo dục đầu tiên ở Hy Lạp đã nhấn mạnh đến vai trò của ngƣời
học, phƣơng pháp dạy học kiến tạo. Ngoài kiến thức uyên thâm của môn học thì
ngƣời thầy phải biết cách dạy.
1.1.1 Trên thế giới
 Ở Mỹ :
John Dewey (20 tháng 10 năm 1859 - 1 tháng 6 năm 1952) là nhà triết
học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục ngƣời Mỹ. Ông là một trong những
ngƣời đầu tiên phát triển triết học về chủ nghĩa thực dụng và là một trong những
ngƣời sáng lập tâm lý học chức năng. Các ý tƣởng của ông có ảnh hƣởng sâu sắc
tới giáo dục và cải cách xã hội. Phƣơng pháp “ Học bằng cách làm‟‟ (learning by
doing) nói về cách thiết kế dạy học [10, trang 10] . Qua quá trình tìm hiểu, ngƣời
nghiên cứu đã nhận ra một phƣơng pháp hiện đại mang tính kế thừa từ mô hình
lý thuyết học tập phản hồi (Dewey). [22, trang 177]
Vào năm 1905, trung tâm Media đầu tiên ở Mỹ sƣu tầm đồ dùng dạy học
bao gồm các đồ vật, mô hình, bản đồ, …Đầu thế kỷ XX, ở Hoa kỳ bắt đầu có
dạy học bằng hình ảnh (visual), rồi vào thập niên 1920 và 1930 có âm thanh
(audio). Về sau, nhiều phim ảnh đƣợc đƣa vào lớp học (phim kịch, phim khoa
học và lịch sử). Đến đầu những năm 40, có trung tâm giáo dục theo chƣơng trình
dạy học nghe nhìn ở Mỹ (năm 1943). Năm 1946, kế họach dạy học nghe nhìn
đƣợc thực hiện ở trƣờng ĐH Indiana – Hoa kỳ. Trong thế chiến thứ 2, có nhiều
4



phim huấn luyện đƣợc dùng trong giáo dục quân sự. Từ đầu thập kỷ 40 đến thập
kỷ 50, nhiều phƣơng tiện công nghệ trình bày thông tin (chữ viết, âm thanh, hình
ảnh,…) nhƣ đèn chiếu (phƣơng tiện nghe nhìn), phim ảnh ngày đƣợc sử dụng
rộng rãi trong giáo dục và đào tạo ở khắp Mỹ. Từ đó đã mở ra nhiều tranh luận
chung quanh bản chất, đối tƣợng, khái niệm, thuật ngữ công nghệ giáo dục, công
nghệ dạy học, dự báo xu hƣớng công nghệ hóa giáo dục. Công nghệ giáo dục
đƣợc hiểu là ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào quá trình dạy học. [10]
 Ở Anh :
Vào tháng 01 năm 2012, Bộ giáo dục và đào tạo ở Anh đặc biệt chú trọng
trong việc đƣa công nghệ vào trong dạy học. Bản báo cáo : “ Using technology
to improve teaching and learning in secondary schools’’ có nghĩa là : việc sử
dụng công nghệ để cải thiện việc giảng dạy và học tập trong các trƣờng trung
học.
Tại Học viện John Cabot ở Nam Gloucestershire, nhóm ICT Strategy đã dựa
trên những phát hiện từ các chuyến thăm tới 15 trƣờng trung học nổi tiếng mà có
việc sử dụng tốt công nghệ trong dạy học để đƣa ra những kết luận nhƣ sau:
- Các trƣờng có sự lãnh đạo mạnh mẽ trong việc sử dụng công nghệ đƣợc thể
hiện bởi:
+ Một tầm nhìn dài hạn và chiến lƣợc phát triển mà công nghệ đã đƣợc sử dụng
để hỗ trợ cải thiện trong giảng dạy và học tập trên chƣơng trình giảng dạy.
+ Sự tham gia tích cực của các nhà lãnh đạo nhằm thúc đẩy và hỗ trợ đổi mới.
- Trƣờng đã tăng cƣờng giảng dạy và học tập. Đây là một quá trình liên tục và
linh hoạt vƣợt ra ngoài đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ. Nó hỗ trợ giáo viên
để sử dụng công nghệ mới trong sƣ phạm và lập kế hoạch chƣơng trình giảng
dạy.
- Trong khi các trƣờng đã không ngừng tìm kiếm để sử dụng một loạt các công
nghệ khác nhau để theo kịp với sự phát triển công nghệ trong cuộc sống của học
sinh nói chung.
- Các trƣờng đã sử dụng thành công các nền tảng học tập của mình để mở rộng
5



giáo dục ngoài giờ học, tăng cƣờng đánh giá việc học tập, để tăng sự tham gia
của cha mẹ và để tối đa hóa hợp tác với trƣờng.
- Các trƣờng đã đầu tƣ vào hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo rằng các giáo viên có thể
truy cập vào hỗ trợ chất lƣợng cao và sao lƣu ở tất cả các lần và thiết bị mà họ sử
dụng trong các lớp học của họ. [21]
 Ở Ấn độ :
Trong việc giảng dạy và học tập kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, chúng ta có rất
nhiều cách để lồng ghép các công nghệ đa phƣơng tiện nhƣ: truyền hình, CD
Rom, máy vi tính, C.A.L.L., các Internet, từ điển điện tử, Email, Blogs và âm
thanh Cassettes, Power Point, Video, DVD hoặc VCD vào giảng dạy và học tập.
Năm 2013, Mr. Chirag Patel, Asst.Professor - SIT & Research đã đƣa bài
tiểu luận về việc sử dụng công nghệ đa phƣơng tiện trong giảng dạy và học tập.
Bài phân tích cũng khẳng định việc sử dụng công nghệ đa phƣơng tiện đã tạo ra
một bối cảnh mới để dạy kỹ năng giao tiếp với nhiều lợi thế độc đáo.
1. Giúp trau dồi kiến thức cho sinh viên một cách hiệu quả nhất.
2. Để thức đẩy năng lực sinh viên truyền thông.
3. Để mở rộng kiến thức cho sinh viên nhằm đạt đƣợc một sự hiểu biết sâu
sắc với các nền văn hóa.
4. Để cải thiện hiệu ứng của việc dạy.
5. Để cải thiện mối tƣơng tác giữa sinh viên và giảng viên.
6. Tạo ra một bối cảnh cho ngôn ngữ giảng dạy.
7. Để cung cấp linh hoạt cho nội dung học tập.
Cũng trong qua trình phân tích đƣợc sự cần thiết, những rào cản và phát
sinh của ứng dụng công nghệ đa phƣơng tiện bằng tiếng Anh giao tiếp trong
giảng dạy, các tác giả đã kết luận rằng công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng
trong giảng dạy kỹ năng giao tiếp. [17]
 Ở Đức :
Theo sự hƣớng dẫn đào tạo, vào tháng 6 năm 2011, công nghệ tƣơng tác

trong giảng dạy ngôn ngữ là một dự án châu Âu nhằm thúc đẩy thực hành tốt
6


nhất trong giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp bằng cách sử dụng bảng tƣơng tác
(IWB).
Bảng tƣơng tác có thể trông giống nhƣ bảng trắng bình thƣờng, nhƣng họ
có thể tạo thuận lợi cho việc tích hợp các phƣơng tiện truyền thông mới trong lớp
học, tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời học, hỗ trợ điện tử mới và đáp ứng các
nhu cầu của sinh viên với phong cách học tập đa dạng. Nếu sử dụng tốt, có thể
chuyển đổi một cách đáng kể IWBs các lớp học ngôn ngữ. Để điều này xảy ra,
giáo viên cần phải đƣợc đào tạo đầy đủ và hỗ trợ nhƣ thế nào để sử dụng công cụ
giao tiếp, để đƣợc nhận thức của các chiến lƣợc và quy trình thiết kế vật liệu
IWB hiệu quả, và có cơ hội để phản ánh về thực hành của họ. Mục tiêu dự án:
1. Sản xuất có hiệu quả tài liệu đào tạo cho giáo viên dạy tiếng IWB.
2. Thông báo cho giáo viên thực hành tốt nhất IWB dựa trên nghiên cứu.
3. Cung cấp một mạng lƣới hỗ trợ cho giáo viên và trƣờng học.
4. Mang lại cùng các giáo viên từ tất cả các lĩnh vực (tiểu học, trung học, đại
học, dạy nghề) của giáo dục.
5. Khuyến khích chia sẻ các kế hoạch bài học ví dụ.
6. Thúc đẩy thực hành phản xạ với IWBs. [ 18]


Ở Úc :
Tốc độ thay đổi công nghệ trong xã hội và trong các trƣờng học đã đƣợc

tăng lên theo cấp số nhân và sẽ tiếp tục là nhƣ vậy. Giáo viên đang sử dụng công
nghệ thông tin để hỗ trợ vai trò của họ trong việc cung cấp sinh viên với cấu trúc
và tƣ vấn, theo dõi tiến bộ của mình và đánh giá thành tích của họ. Khi học sinh
sử dụng công nghệ để tiến hành dự án nghiên cứu, phân tích dữ liệu, giải quyết

các vấn đề, các sản phẩm thiết kế và đánh giá của họ trong công việc riêng, họ
làm việc với những ngƣời khác để tạo ra và truyền đạt kiến thức mới và hiểu biết.
Năm 2013, Michelle J. Eady của Đại học Wollongong Úc chƣơng 5 của “công
nghệ và chiến lƣợc giảng dạy” đã trình bày một loạt các công cụ và một loạt các
phƣơng pháp giảng dạy và học tập. Các chiến lƣợc này dựa trên lý thuyết về học
tập cho phép giáo viên để cung cấp những kinh nghiệm khác nhau cho sinh viên
7


của họ. Công nghệ đang thay đổi tất cả theo thời gian và những gì chúng ta biết
về cách sử dụng công nghệ hiệu quả thì đƣợc phát triển liên tục. Là một giáo viên
tƣơng lai, bạn sẽ tiếp tục phát triển sự hiểu biết và thực hành của bạn liên quan
đến việc sử dụng các công nghệ để giúp học sinh học tập hiệu quả. [19, trang 5]
Nhận xét : Từ những nhà sƣ phạm ban đầu cho đến các nhà ứng dụng sƣ
phạm sau này, đều nghiên cứu để nhằm hƣớng đến mục đích dạy học của mình
là đáp ứng nhu cầu của học sinh, ngƣời học một cách tốt nhất và thiết thực nhất.
Công nghệ dạy học đã đƣợc các nhà triết học, các nhà giáo dục trên thế giới đã
nghiên cứu và đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình. Ở đây, họ
đƣa ra ban đầu là các bài giảng, các tƣ tƣởng, các ngôn ngữ về cách sử dụng
công nghệ trong dạy học, sau đó ứng dụng vào quá trình dạy học. Đây là những
đóng góp rất lớn cho nền giáo dục của nhân loại, những sự phát triền này cho
thấy công nghệ trong dạy học đã đƣợc phát triển ở khắp các nƣớc trên thế giới.
1.1.2 Ở việt nam
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công nghệ dạy học, nhƣng chủ yếu tập trung
vào các lĩnh vực nhƣ: công nghệ thông tin, kinh tế, kỹ thuật, y tế, giáo dục và
nông nghiệp.
- Tại Việt Nam, “Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực’’. Tài liệu trên nói
về bộ công cụ nhằm chuẩn bị cho giáo viên trong vai trò mới và cho thấy cách
CNTT có thể sử dụng nhƣ thế nào cho quá trình dạy học tích cực. Bộ công cụ
giới thiệu một số công cụ đƣợc sử dụng cho dạy học tích cực nhƣ : Bản đồ tƣ

duy, câu chuyện hình ảnh, bài viết chia sẻ, mô phỏng, thực hành và luyện tập,
webquest, trình chiếu. Bộ công cụ này đƣợc sử dụng cho các mục đích sau :
+ Nhƣ một gói tài liệu tự học về CNTT cho dạy học tích cực, ngƣời sử dụng có
thể hoàn thành bộ công cụ ở tốc độ của mình. Sau đó, ngƣời sử dụng sẽ đƣợc
giới thiệu một số khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy & học. Công cụ
sẽ khích lệ bản thân ngƣời sử dụng làm điều gì đó trong công tác dạy học của
mình.

8


+ Nhƣ một công cụ tập huấn : là tài liệu tam khảo cho tập huấn về công nghệ và
phƣơng pháp, là chƣơng trình học về ứng dụng CNTT trong dạy & học.
+ Nhƣ một động lực thúc đẩy làm việc hợp tác và điểm khởi đầu cho việc suy
ngẫm về phƣơng pháp thiết kế hƣớng dẫn thúc đẩy công nghệ. [26, trang 2, 3]
- Đỗ Mạnh Cƣờng. “Thiết kế dạy học theo hướng tích cực và tương tác
trong môi trường lớp học có sự hỗ trợ của máy tính”. Tài liệu trên nói về các
nguyên tắc thiết kế dạy học, quy trình, phƣơng pháp và kỹ thuật thiết kế các bài
giảng điện tử trên cơ sở khai thác các tính năng, các nguồn lực hỗ trợ tƣơng tác
tích cực giữa thầy và trò trong môi trƣờng lớp học một cách linh hoạt của
Multimedia và máy tính, để nâng cao hiệu quả dạy học. [27]
- Hồ Ngọc Đại “Công nghệ Giáo dục’’. Ý tƣởng của ông là phát triển giáo
dục theo hƣớng công nghệ dạy học, dựa trên các quan điểm nhƣ : [6]
+ Học sinh là trung tâm “Thầy thiết kế - trò thi công’’, “Cơ chế việc làm’’.
+ Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức.
+ Phát triển tƣ duy học sinh : Mỗi học sinh muốn phát triển, phải tự mình
học tập, lao động. Ai làm nhiều thì có nhiều, ai làm ít thì có ít, giá trị của mình
do tự mình làm ra.
- Nguyễn Ngọc Quang. Nói về các phƣơng pháp dạy học và hệ dạy học
hiện đại có xuất sứ từ những phƣơng pháp khoa học – kỹ thuật tiên tiến, hiệu

nghiệm nhƣ grap, algorit, môđun, mô phỏng… Đặc biệt phân loại ra các phƣơng
pháp dạy học, dạy học có sự hỗ trợ của máy tính điện tử, dạy học trò chơi mô
phỏng, dạy học mô hình hóa. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1993) và Vũ Trọng
Rỹ (1995), trên cơ sở chấp nhận quan niệm vận dụng tƣ tƣởng công nghệ trong
giáo dục và quan niệm công nghệ giáo dục nhƣ UNESCO đã nêu, trên bình diện
lý luận dạy học đã thống nhất nên dùng thuật ngữ công nghệ dạy học thay cho
thuật ngữ công nghệ giáo dục. Vũ Trọng Rỹ (1995) đã đi đến đề nghị đó thông
qua phân tách các cấp độ khác nhau về quan niệm giáo dục nhƣ nghĩa chung
nhất, nghĩa rộng và nghĩa hẹp (giáo dục theo nghĩa hẹp cùng dạy học tạo thành
giáo dục theo nghĩa rộng). [9, trang 53 - 58]
9


-Trần Đức Tuấn. Nói rằng để thiết kế bài học địa lý theo quan điểm công
nghệ dạy học, tác giả đã vận dụng công thức GIPO của công nghệ dạy học.
GIPO là viết tắt của 4 chữ cái tiếng Anh : Goal (mục tiêu), Input (đầu vào),
Process (quá trinh) và Output (đầu ra). Tác giả cho rằng khi áp dụng công thức
này trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên phải tuân thủ nghiêm ngặt những
đòi hỏi của công nghệ dạy học, tức là phải xác định rõ mục tiêu dạy học và các
mối quan hệ của nó với I, P và O, phải kiểm soát chặt chẽ cả quá trình. Tác giả
đã cụ thể hóa bằng thiết kế các hoạt động dạy học trong thiết kế bài học. [12]
-Ngô Anh Tuấn “công nghệ dạy học‟‟. Nói về việc ứng dụng phƣơng tiện
trong dạy học (Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học), bao gồm các
phần : Thiết kế dạy học, trình bày chi tiết quá trình thiết kế dạy học, đề cập đến
quy trình và tính hệ thống của việc ứng dụng trong dạy học. Công nghệ
Multimedia trong dạy học, trình bày những cơ sở ứng dụng multimedia, công
nghệ thông tin vào quá trình dạy học để làm cho việc học có ý nghĩa và hiệu quả
hơn. Thiết kế bài giảng điện tử và phần mềm dạy học, trình bày cách thức ứng
dụng công nghệ là phƣơng tiện dạy học vào thiết kế bài giảng, bài giảng điện tử
và phần mềm dạy học. Trong đó nói đến chủ yếu vào quy trình thiết kế, biện

pháp kỹ thuật, phần mềm dạy học. [ 10]
Nhận xét: Công nghệ dạy học ở Việt Nam đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và
đề cập đến việc ứng dụng vào quá trình giảng dạy, thông qua các bài giảng điện
tử… công nghệ truyền thông và công nghệ máy tính càng thể hiện rõ vai trò vô
cùng quan trọng trong quá trình thiết kế cũng nhƣ thực hiện bài giảng. Ngày nay
ở nƣớc ta, công nghệ dạy học ngày càng đƣợc bổ sung, phát triển cho hoàn thiện
hơn, ứng dụng nhiều lý thuyết học tập, hổ trợ kỹ thuật,… nhằm tìm ra cách dạy
học, sự học tập đƣợc phân hóa - cá thể hóa cho mỗi ngƣời học và mỗi ngƣời học
có thể đạt đƣợc sự tiến bộ theo nhịp độ riêng của mình, để đáp ứng nhu cầu học
tập của học sinh một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

10


×