Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.69 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế
thị trường, hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh
vực kinh tế. Một trong những vấn đề này là quản lý và sử dụng lao động sao cho
hiệu quả.
Trong một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển để tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh cần 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao
động và lao động.Trong các yếu tố đó, yếu tố lao động là một trong 3 yếu tố cần
thiết giữ vai trò quyết định tới quá trình sản xuất kinh doanh. Dù dưới bất kì loại
hình doanh nghiệp nào, thì sức lao động của con người đều tồn tại và đi liền với
thành quả của doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán
tại doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hạch toán tiền lương em đã
chọn đề tài:" Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
TNHH Du lịch và Thương mại EURO". Làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của
mình. Luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
Phần I: Những nội dung cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.
Phần II: Thực tế về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO.
Phần III: Một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO.
Để hoàn thành đề tài luận văn này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo –
TS: Phạm Ngọc Quyết đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Do trình độ và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài Luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót cần bổ sung. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý
kiến của các thầy cô trong Khoa Kế Toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1



PHẦN I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
1. Khái niệm- ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.1 Tiền lương:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối
cùng.
Tiền lương của người lao động được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là số
lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Tiền lương hình thành có tính đến
kết quả cá nhân, của tập thể và của xã hội, nó quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện
lợi ích cá nhân người lao động. Qua mối quan hệ phụ thuộc này cho thấy được vai
trò của tiền lương là công cụ tác động của công tác quản lý trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố
chi phí cấu thành nên giá trị của các loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra, do đó các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm
chi phí, tăng tích lũy cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động.
1.2 Các khoản trích theo lương:
Theo quy định hiện hành (luật BHXH, luật Công đoàn, luật BHYT ), bên
cạnh các chế độ tiền lương, tiền thưởng đươc hưởng trong quá trình lao động
SXKD, người lao động còn được trích theo lương các khoản thuộc các quỹ:
BHXH, BHYT, KPCĐ.
1.2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội:
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương cơ bản phải trả CNV trong kỳ nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất
trong các trường hợp CNV bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động…

2



Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ
BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương cơ bản thực tế phải trả CNV trong
tháng, trong đó 15% tính vào CPSXKD của các đối tượng sử dụng lao động, 5%
trừ vào lương của người lao động.
Chi quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào:
+ Mức lương ngày của người lao động
+ Thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ)
+ Tỷ lệ trợ cấp BHXH.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý
quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. DN trực
tiếp chi trả BHXH cho CNV trong trường hợp ốm đau thai sản trên cơ sở các
chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng, DN phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý
quỹ BHXH.
1.2.2 Quỹ bảo hiểm y tế:
Qũy BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỷ lệ quy định nhằm
phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ
thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định
cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, DN trích quỹ BHYT theo tỷ
lệ 3% trên tổng số tiền lương cơ bản thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó
2% tính vào CPSXKD của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của
người lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham
gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn
chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
Vì vậy khi trích BHYT, các DN phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.
3



1.2.3 Kinh phí công đoàn:
KPCĐ là khoản tiền được trích lập nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại DN
Theo chế độ hiện hành hàng tháng DN trích 2% KPCĐ trên tổng số tiền lương
thực tế phải trả CNV trong tháng và tính hết vào CPSXKD của các đối tượng sử
dụng lao động. Toàn bộ số KPCĐ trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn
cấp trên, một phần để giữ lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại DN. KPCĐ được
trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo,
bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Bảng tính:
Các quỹ
KPCĐ

BHXH

BHYT

Cộng

Doanh nghiệp

2%

15%

2%

19%


Người lao động

0%

5%

1%

6%

Cộng

2%

20%

3%

25%

Đối tượng

2. Quỹ tiền lương và các hình thức tiền lương
2.1 Quỹ tiền lương:
Là toàn bộ số tiền lương mà DN trả cho tất cả lao động khi DN quản lý sử
dụng, quỹ tiền lương của DN bao gồm:
- Tiền lương trả theo thời gian, tiền lương trả theo sản phẩm, tiền lương khoán.
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong vi phạm chế độ
quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên

nhân khách quan, trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy
định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học, v.v…
- Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên, v.v…
4




Về phương diện hạch toán, tiền lương CNV trong DN được chia thành 2
loại:

+ Tiền lương chính :
Là số tiền thuộc quỹ lương trả cho người lao động bao gồm các khoản sau:
lương sản phẩm, lương thời gian, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hại, nguy
hiểm, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp đặc biệt.
+ Tiền lương phụ:
Là số tiền lương trả cho người lao động bao gồm các khoản sau: ăn ca, ăn
trưa, thưởng,…từ quỹ khen thưởng, phúc lợi, BHXH trả thay lương.
2.2 Các hình thức tiền lương trong DN.
2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào lương cấp bậc
hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Thực chất của hình
thức này là trả lương theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm.
Có 2 loại hình thức trả lương theo thời gian:
• Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn:
Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian.
Công thức tính:
Tiền lương


= Lương căn bản + Phụ cấp khác

Tiền lương căn bản gồm:
+ TL tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động
hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp
bậc, các khoản phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực…(nếu có)

Mức lương
tháng

=

Mức lương tối
thiểu

Hệ số lương

x

cấp bậc
5

Hệ số phụ cấp
+

được hưởng theo
quy định (nếu có)


• Trường hợp NLĐ đi làm không đủ ngày công thì Công ty sẽ tính số ngày công

làm việc thực tế trong tháng của NLĐ để tính lương.
Tiền lương phải
trả trong tháng

x
=

Mức lương tháng

Số ngày công làm việc
thực tế trong tháng của

Số ngày làm việc trong

từng người lao động

tháng theo quy định
+ Tiền lương tuần: Là TL trả cho một tuần làm việc trên cơ sở lương tháng đã tính
Tiền lương tuần

=

Mức lương tháng
52 tuần

Lương tuần thường được trả cho các đối tượng lao động có thời gian lao động
không ổn định, mang tính chất thời vụ.
+ Tiền lương ngày: Là TL trả cho một ngày làm việc.
Tiền lương ngày


=

Mức lương tháng
Số ngày làm việc theo chế độ

+ Tiền lương giờ: Là TL trả cho một giờ làm việc, thường được áp dụng để trả
lương cho lao động trực tiếp tròn thời gian làm việc không hưởng lương theo sản
phẩm. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.
Số giờ làm việc trong ngày theo quy định là <= 8 giờ tùy theo mức độ nặng nhọc,
nguy hiểm, độc hại do Bộ lao động và Bộ y tế quy định.
Tiền lương giờ

Lương ngày

=

Số giờ làm việc từng ngày theo quy định

6


• Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Là hình thức trả lương thời gian
giản đơn kết hợp thêm tiền thưởng căn cứ vào thời gian, chất lượng và hiệu quả
công việc(do đảm bảo có hiệu quả)
* Các khoản tiền thưởng:
+ Thưởng cuối năm
+ Thưởng tuần
+ Thưởng lễ 30/4, 1/5, 2/9, Tết dương lịch,…
+ Thưởng thâm niên
+ Thưởng đạt doanh thu

+…
Công thức tính:
Tiền lương thời
gian có thưởng

=

Tiền lương thời gian
giản đơn

+

Tiền lương có tính
chất thưởng

Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản và dễ tính toán
nhưng lại có một số nhược điểm là chưa chú ý đến chất lượng lao động, đồng thời
chưa gắn với kết quả lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích
người lao động tăng năng suất lao động. Vậy hình thức này chỉ áp được áp dụng
đối với những công việc chưa định mức được, công việc tự động hóa cao, đòi hỏi
chất lượng cao.
2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động
căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà họ đã
hoàn thành.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu điểm là đảm bảo được nguyên tắc
phân phối theo lao động; tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động, do
7



đó kích thích được người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động
của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động nên quan tâm rộng rãi.
 Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp:
Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng hoàn
thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm. Đây là hình thức
được DN sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất hàng
loạt sản phẩm.
Tiền lương
sản phẩm

=

Khối lượng(số lượng)
x

sản phẩm, công việc hoàn thành

Đơn giá tiền
lương sản phẩm

 Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt:
Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng, có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm
gắn với chế độ tiền lương trong sản xuất như: Thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng
nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng,…và có thể phạt trong
trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, hao phí vật tư, không đảm bảo
ngày công quy định, không hoàn thành kế hoạch được giao.

Tiền lương

=


Tiền lương theo SP

+ Tiền thưởng - Tiền phạt

(trực tiếp)

 Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến:
Là một hình thức tiền lương sản phẩm nhưng dùng nhiều đơn giá khác nhau
để trả cho công nhân tăng sản lượng ở mức độ khác nhau, theo nguyên tắc: Những
sản phẩm trong định mức thì trả theo đơn giá chung thống nhất, còn những sản
phẩm vượt định mức thì trả theo đơn giá lũy tiến theo tỷ lệ lũy tiến (Đơn giá này
lớn hơn đơn giá chung)
8


Tiền

Đơn giá

lương

lương

lũy tiến

=

SLSP


Đơn giá

đã

lương

x

SP

hoàn

+

x

SP

thành

Hệ

SLSP
vượt kế
hoạch

số

x


TLLT

Chế độ lương này có tác dụng kích thích sản xuất mạnh mẽ, nhưng nó vi
phạm nguyên tắc: Sẽ làm tốc độ tăng tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng
suất lao động. Vì vậy hình thức này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cần
thiết như cầ hoàn thành gấp một đơn đặt hàng hoặc vào thời điểm nhu cầu của thị
trường cần một khối lượng mặt hàng lớn.
 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp được tính cho từng người lao động hay tập
thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp, phục vụ sản xuất hưởng lương phụ
thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất.
 Hình thức trả lương khoán:
Hình thứ này là dạng đặc biệt của hình thức tiền lương theo sản phẩm.
- Hình thức khoán khối lượng : Hình thức này áp dụng cho những công việc đơn
giản, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật liệu, thành phẩm, sủa chữa nhà
cửa… Trong trường hợp này, DN xác định mức tiền lương trả theo từng công việc
mà người lao động phải hoàn thành.
Tiền lương

=

Đơn giá lương

x

Khối lượng

khoán công

quy


công việc đã

việc

định cho từng

hoàn thành

9


công việc
- Hình thức khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số
tiền lương mà họ sẽ nhận sau khi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành
công việc được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản
phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà DN tiến hành khoán quỹ lương.
Trả lương theo cách khoán quỹ lương áp dụng cho những công việc không thể
định mức cho từng bộ phận công việc mà xét ra giao khoán từng công việc chi tiết
thì không có lợi về mặt kinh tế, thường là những công việc cần hoàn thành đúng
thời hạn.
 Các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương bao gồm:
Phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ
cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp học nghề…
* Ngoài các khoản lương, phụ cấp thì người lao động còn nhận được một số đãi
ngộ ngoài quỹ lương như:
- Quỹ khen thưởng: Thưởng cho những ngày lễ lớn của đất nước, tiền thưởng
quý, tiền thưởng cuối năm…
- Quỹ phúc lợi: Tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát cho người lao động…
- Quỹ BHYT: Kiểm tra khám sức khỏe định kỳ…

3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hạch toán và thu thập đầy đủ các chỉ tiêu ban đầu theo yêu cầu quản
lý về lao động theo từng người lao động, từng đơn vị lao động.
- Phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân
viên, tính đúng, thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản liên
quan cho CNV.

10


- Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác các chi phí về tiền lương, trích BHXH,
BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng lao động.
- Định kỳ, phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý sử dụng quỹ tiền
lương. Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan
4. Hạch toán chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
4.1 Chứng từ về lao động tiền lương:
Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả khác cho người lao
động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán. Để tiến hành hạch toán, kế toán
trong các DN phải sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán quy định bao gồm:
Mẫu số 01 – LĐTL : Bảng chấm công
Mẫu số 02 – LĐTL : Bảng thanh toán tiền lương
Mẫu số 03 – LĐTL : Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Mẫu số 04 – LĐTL : Bảng thanh toán BHXH
Mẫu số 05 – LĐTL : Bảng thanh toán tiền thưởng
Mẫu số 06 – LĐTL : Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Mẫu số 07 – LĐTL : Phiếu báo làm thêm giờ
Mẫu số 08 – LĐTL : Hợp đồng giao khoán
Mẫu số 09 – LĐTL : Biên bản điều tra tai nạn lao động

Sau khi đã kiểm tra các chứng từ kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng,
trợ cấp phải trả cho người lao động theo từng hình thức trả lương, trả thưởng đang
áp dụng tại DN và tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản khác cho
người lao động được chia làm 2 kỳ: Kỳ một lĩnh lương tạm ứng; Kỳ hai sẽ nhận số
tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản phải khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh
toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương
cùng với các chứng từ và báo cáo thu chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng
kế toán kiểm tra.
4.2 Hạch toán số lượng lao động:
11


Chỉ tiêu số lượng lao động của công ty được phòng tổ chức hành chính theo
dõi, ghi chép trên các sổ danh sách lao động. Căn cứ vào số lao động hiện có của
công ty bao gồm cả số lượng lao động dài hạn và tạm thời, cả lực lượng lao động
trực tiếp và gián tiếp, cả lao động ở bộ phận quản lý và lao động ở bộ phận SXKD,
phòng tổ chức – hành chính lập các sổ danh sách lao động cho từng phòng ban,
từng phân xưởng.
Cơ sở để ghi sổ danh sách lao động là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng,
thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc…
Mọi biến động về lao động đều được ghi chép vào sổ danh sách lao động để
làm căn cứ cho việc tính lương và các chế độ khác cho người lao động.
4.3 Hạch toán thời gian lao động:
Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là " Bảng chấm công".
Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong
đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ
trưởng (hoặc trưởng các phòng ban) trực tiếp ghi và để nơi công khai để người lao
động có thể giám sát lao động của mình.
 Hạch toán làm thêm giờ:
Được phản ánh trên '' Phiếu làm thêm giờ '', phiếu này là chứng từ xác nhận

giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm của từng giờ công cụ thể được hưởng và là
cơ sở để trả cho người lao động. Phiếu này do người làm thêm giờ lập nên và
chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra và kí duyệt.
 Hạch toán thời gian nghỉ việc ốm đau, thai sản…
Khi nghỉ ốm đau, thai sản… phải có chứng từ '' Phiếu nghỉ hưởng BHXH ''.
Phiếu này là chứng từ xác nhận số ngày nghỉ hưởng bảo hiểm, làm căn cứ tính trợ
cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định.
Cuối tháng, tập hợp các chứng từ liên quan để tổng hợp thời gian lao động và
tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất.
4.4 Hạch toán kết quả lao động.
12


Tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất cuả từng DN mà sử dụng các
chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động. '' Phiếu xác nhận sản
phẩm hoàn thành '', ''Hợp đồng giao khoán '' được dùng trong trường hợp DN áp
dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối
lượng công việc.
4.5 Hạch toán tiền lương cho người lao động.
Hạch toán TL với người lao động dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời
gian lao động ( bảng chấm công ), kết quả lao động (bảng kê khối lượng công việc
hoàn thành, biên bản nghiệm thu…) và các chứng từ khác có liên quan ( giấy nghỉ
ốm, biên bản nghỉ việc…)
Căn cứ vào bảng chấm công để biết thời gian lao động cũng như số ngày công
lao động của từng người sau đó từng phòng ban, tổ, nhóm lập bảng thanh toán tiền
lương cho từng người lao động. Ngoài bảng chấm công ra thì các chứng từ kèm
theo là bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công
việc hoàn thành.
'' Bảng thanh toán tiền lương '' là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương,
phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao

động làm việc trong các đơn vị SXKD đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động
tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận
(phòng, ban, tổ, nhóm…) tương ứng với bảng chấm công.
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiền lương lập bảng thanh
toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và
phát lương. Bảng này được lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương người lao
động phải ký trực tiếp vào cột '' ký nhận'' hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Từ bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiền
lương lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
5. Hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp.
13


5.1 Hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương.
5.1.1 Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tiền lương kế toán sử dụng TK 334 "Phải trả người lao động"
phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người
lao động của DN về tiền lương, tiền công, BHXH, tiền thưởng và các khoản phải
trả khác có liên quan đến thu nhập của người lao động.
* Nội dung phản ánh trên TK 334 như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các
khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động.
Bên Có:
- Các TK tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương phải trả cho NLĐ
- Các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương phải trả CNV
- BHXH và các khoản phải trả khác cho người lao động
Số dư bên Nợ:(nếu có)

- Số đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản
khác cho người lao động.
Số dư bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác
còn phải trả cho người lao động.
TK 334 có 2 TK cấp 2:

14


- TK 334.1 - Phải trả CNV: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán
các khoản phải trả cho CNV về tiền lương , tiền công, BHXH, tiền thưởng có tính
chất lương và các khoản phải trả khác có liên quan đến thu nhập của CNV.
- TK 334.8 - Phải trả NLĐ khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh
toán các khoản phải trả cho NLĐ của DN về tiền lương, tiền công, BHXH, tiền
thưởng có tính chất lương và các khoản phải trả khác có liên quan đến thu nhập
của NLĐ
5.1.2 Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ01: Sơ đồ hạch toán tiền lương (trang 1- phần phụ lục)
5.2 Hạch toán tổng hợp kế toán các khoản trích theo lương.
5.2.1 Tài khoản sử dụng:
TK 338 : Phải trả phải nộp khác.
* Nội dung và kết cấu: Nội dung các khoản phải trả phải nộp khác rất phong phú,
trong đó có những khoản liên quan trực tiếp đến CNV gồm BHXH, BHYT, KPCĐ
được thực hiện trên các TK cấp 2 thuộc TK 338.
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn
+ TK 3383: Bảo hiểm xã hội
+ TK 3384: Bảo hiểm y tế.
* Nội dung phản ánh trên các TK này như sau:
Bên Nợ:

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các TK liên quan theo quyết định ghi trong
biên bản xử lý.
- BHXH phải trả cho NLĐ
- KPCĐ tại đơn vị
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ
15


- Doanh thu chưa thực hiện cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách
hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản.
- Các khoản đã trả đã nộp khác.
Bên Có:
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân)
- Gí trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết
định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí XSKD
- BHXH, BHYT, KPCĐ khấu trừ vào lương của CNV.
- Các khoản thanh toán với CNV về tiền nhà, điện, nước ở tập thể .
- KPCĐ vượt chi được cấp bù.
- Số BHXH đã chi trả CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán .
- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ
- Các khoản phải trả phải nộp khác.
Số dư bên Nợ:
- Số đã trả , đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp
- Số BHXH đã chi trả CNV chưa được thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa được
cấp bù.
Số dư bên Có:
- Số còn phải trả, phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ
- BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ được

để lại cho đơn vị chưa chi hết.
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết các TK 334, 338
- Sổ cái TK 338
5.2.2 Phương pháp hạch toán:
16


Sơ đồ 02: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương (trang 2- phần phụ lục)

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG
MẠI EURO
1. Tổng quan về Công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty.
Ngày 23/8/2000 Công ty Thương Mại EURO với phương châm: "Tất cả vì
con người. Tất cả từ con người" đã hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số
0102000255 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp.
Với đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình có trình độ đại học trở lên đạt
70%, trình độ cao đẳng đạt 20%, trình độ trung cấp10% đã và đang góp phần xây
dựng công ty ngày càng phát triển.
Công ty hoạt động trong các nghành nghề như: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư
liệu tiêu dùng với số vốn điều lệ là 500.000.000đ. Qua 5 lần thay đổi đăng ký kinh
doanh, ngày 25/2/2004 công ty đã đổi tên thành Công Ty TNHH Du lịch và
Thương Mại EURO. Địa chỉ 1118 A Đê La Thành – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà
Nội. Nghành nghề kinh doanh phong phú hơn và vốn điều lệ cũng tăng lên
10.000.000.000đ. Đặc biệt là Công ty đang tập trung toàn bộ vốn và sức vào dự án
xây dựng khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến – Hoàng Hóa – Thanh Hóa.
• Tên công ty: Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại EURO
Tên quốc tế: EURO TRADING AND TOURISM COMPANY LIMITED

17


Tên viết tắt: EU CO…, LTD
Trụ sở chính: Số 23 ngõ 466 Hoàng Hoa Thám - Phường Bưởi - Quận Tây Hồ,
Thành phố Hà Nội
Địa chỉ giao dịch: 1118A Đê La Thành - Ngọc Khánh - Ba Đình – Hà Nội
Đăng ký kinh doanh số: 0102000255
Số tài khoản: 21510000005675
Tại ngân hàng: Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cầu Giấy
Mã số thuế: 0101014129
Chi nhánh: Chi nhánh 1: Ban quản lý dự án khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến –
Hoàng Hóa – Thanh Hóa
1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty EURO
Ngành ghề kinh doanh.
 Về xây dựng cơ bản:
- Xây dựng công nghiệp và dân dụng.
- Tư vấn xây dựng.
- Xây dựng công trình cầu, đường giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, công
trình điện đến 35 KV
- Kinh doanh thiết bị xây dựng
 Về du lịch và thương mại.
- Kinh doanh khách sạn, lữ hành nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa.
- Đại lý bán vé tàu, vé máy bay.
- Buôn bán vật tư, tư liệu tiêu dùng.
1.3 Mô hình quản lý của công ty EURO

18



Công ty TNHH Du lịch và Thương maị EURO tổ chức quản lý theo mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật doanh nghiệp như sau:
• Giám Đốc:
Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu
trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Là
nơi ra quyết định kinh doanh đến các phòng ban trực thuộc và nhận báo cáo trực
tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Phó giám đốc: Giám sát và quản lý hoạt động của các phòng ban trong công ty
cùng ban lãnh đạo.
• Phòng kinh doanh: Phụ trách và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
• Phòng dự án: Chịu trách nhiệm về phần dự án của công ty.
• Phòng tài chính: Chịu trách nhiệm về phần hành tài chính kế toán của công ty.
Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ( trang 3 - phần phụ lục )
1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm
gần đây.
Trong hai năm gần đây do phải tập trung vào đầu tư dự án khu du lịch sinh
thái biển Hải Tiến, với vốn đầu tư là hơn 300 tỷ đồng với tổng diện tích là 195,546
m2. Hiện nay dự án đầu tư khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến đang bước vào giai
đoạn triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật. nhu cầu về vốn la rất lớn. Dự án đầu tư
có thời gian xây dựng là 10 năm. Chính vì thế công ty gặp rất nhiều khó khăn trong
việc huy động vốn. Nhưng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình chăm chỉ, công ty đã
và đang cố gắng phấn đấu hơn nữa xây dựng công ty ngày một vững mạnh, không
ngừng tăng trưởng đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Sau đây là một số kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đã đạt được trong
năm qua
Biểu 01: Bảng doanh thu và kết quả HĐKD (trang 4 - phần phụ lục )

19



Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình SX,KD của công ty trong 2 năm
gần nhất: 2006 và 2007 như sau:
Trong 2 năm gần đây có thêm nhiều công ty mới thành lập hoạt động trong cùng
lĩnh vực, vì vậy sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng lớn. Những ưu thế của
công ty ngày càng giảm sút. Mặt khác, giá cả hàng hóa và các yếu tố đầu vào ngày
càng cao làm tăng chi phí hoạt động của công ty. Dễ nhận thấy như:
+ Chi phí tài chính: năm 2006 là 55.525.400đ đến năm 2007 tăng lên: 75.250.300đ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2006 là: 330.233.017đ đến năm 2007 tăng
lên là 400.523.000đ.
Hiện tại về lĩnh vực đào tạo nghề cho học sinh ở Công ty không mang lại hiệu
quả cao do nhiều yếu tố khách quan, bên cạnh đó do Công ty đang dần chuyển
hướng hoạt dộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động
sản và dịch vụ du lịch, nên kết quả chung của hoạt động SXKD của năm 2007
chưa đạt theo như kế hoạch, Công ty lại đang tập trung toàn bộ vốn vào đầu tư xây
dựng khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, nhu cầu về vốn là rất lớn, phải huy động
vốn từ các cổ đông, nên vốn CSH năm 2007 đã tăng lên 10.000.000.000đ. Dự án
đầu tư xây dựng trong nhiều năm, chi phí đầu tư lớn nên chưa thể mang lại doanh
thu trong những năm đầu , thêm nữa do sự cạnh tranh lớn giữa các công ty vì thế
mà doanh thu và lợi nhuận 2007 có sự giảm sút so với năm 2006.
1.5 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty EURO
• Các chính sách kế toán mà công ty vận dụng.
-

Hệ thống tài khoản áp dụng theo hệ thống tài khoản theo QĐ 48 của Bộ Tài

Chính.
- Niên độ kế toán năm ( bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 )
- Đơn vị iền tệ sử dụng trong kế toán: Tiền Việt Nam đồng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

- Chế độ kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký chung.
20


Sơ đồ 04: Sơ đồ hình thức nhật ký chung( trang 5 - phần phụ lục)
- Công ty đang thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định của luật thuế.
- Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao bình quân theo phương pháp tuyến
tính
- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự
phòng: theo giá thực tế của thị trường tại thời điểm so với giá nhập vào trên hóa
đơn tài chính.
- Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc.
- Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28%.
- Cuối quý công ty lập được các loại báo cáo tài chính như sau:
+ Bảng cân đối kế toán,
+ Báo cáo kết quả kinh doanh,
+ Bảng lưu chuyển tiền tệ,
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
• Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty EURO: Công ty tổ chức công tác
kế toán theo hình thức tập trung.
• Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
 Nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài chính kế toán:
+ Kế toán trưởng:
Là người phụ trách chung về công tác kế toán trong công ty, có trách nhiệm
phân tích các số liệu vào cuối kỳ kinh doanh, giám sát và đôn đốc kế toán viên
chấp hành tốt các chế độ kế toán do nhà nước ban hành. Cung cấp thông tin kịp
thời chính xác cho Giám đốc và chịu trách nhiệm những số liệu báo cáo.
+ Kế toán tổng hợp:
21



Là người chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và có trách nhiệm phản ánh
đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, ngoài ra kế toán tổng hợp
còn thu thập số liệu báo cáo từ các bộ phận kế toán để lập bảng cân đối phát sinh là
căn cứ để lập báo cáo tài chính theo quy định.
+ Kế toán các khoản công nợ:
Theo dõi về các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải trả của người
bán và theo dõi trên các TK 131, TK 331 đồng thời phải theo dõi các sổ chi tiết
bán hàng hóa. Báo cáo theo định kỳ do kế toán trưởng qui định
+ Kế toán vốn bằng tiền:
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tăng giảm của tiền mặt và tiền gửi
ngân hàng của công ty.
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Có nhiệm vụ tính và lập bảng thanh toán tiền lương, tính các khoản BHXH,
tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao
động.
Sơ đồ 05: Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán ( trang 6 - phần phụ lục )
2. Thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH
Du lịch và Thương mại EURO
2.1 Hình thức trả lương:
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức
này căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của
nhân viên . Thực chất của hình thức này là trả lương theo số ngày công (giờ công)
thực tế đã làm. Tiền lương thời gian ở đây được tính theo tháng. Công ty áp dụng
chế độ tuần làm việc 48 giờ (ngày làm việc 8 tiếng) nên số ngày làm việc là 26
ngày.

22



Hệ số cấp

Lương
phải

Lương
=

trả

tối

Số ngày làm
việc theo tháng

cấp chức vụ

x

thiểu

CNV

+

bậc

x


Hệ số phụ

26 ngày

Ví dụ:
Căn cứ vào Bảng chấm công (trang 7 - phần phụ lục ) Phòng TCKT tính
TL phải trả trong tháng 11/2008 cho KT viên Chu Thị Thu là:
Lương

=

540.00

phải trả

x

0

2,4 + 1,5

x

27

=

2.106.000 đ

26


- Phụ cấp ăn trưa: 300.000 (đ)
Tổng cộng tiền lương của chị Thu là:
2.106.000 + 300.000 = 2.406.000 (đ)
2.2 Kế toán tiền lương:
2.2.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương
 Chứng từ sử dụng Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
công ty sử dụng các chứng từ gồm:
+ Bảng chấm công
+ Bảng chấm công làm thêm giờ
+ Giấy đi đường
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản thanh lý
+ Bảng thanh toán lương
+ Bảng kê chích nộp các khoản theo lương.
 Sổ kế toán:
+ Sổ cái TK 334, TK 338
23


+ Sổ cái TK 111.
2.2.2 Tài khoản sử dụng và trình tự kế toán tiền lương:
 Tài khoản sử dụng:
Kế toán hạch toán tiền lương sử dụng TK 334: Phải trả người lao động: Để
phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người
lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, BHXH, tiền thưởng có tính
chất lương và các khoản phải trả khác có liên quan đến thu nhập của người LĐ
 Trình tự kế toán tiền lương tại công ty EURO
- Cuối tháng căn cứ vào chứng từ kế toán lao động, BHXH và các chứng từ kế toán
có liên quan để tính lương và BHXH phải trả.

- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và danh sách người được hưởng trợ cấp
BHXH.
- Căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương toàn DN kế toán lập bảng phân bổ tiền
lương và các khoản trích theo lương.
- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương toàn DN kế
toán lên sổ cái TK 334, TK 338
- Căn cứ vào sổ cái TK 334, TK 338 kế toán ghi sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng.
2.3 Kế toán các khoản trích theo lương
2.3.1 Các khoản trích theo lương
Gồm các khoản: BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty được trích đúng tỷ lệ
theo quy định của Luật lao động.
Ví dụ:
Tháng 11/2008 theo Bảng thanh toán lương của bộ phận văn phòng tính
BHXH phải nộp ( trang 8 – phần phụ lục)
Công ty trích nộp BHXH cho CNV là:
24


20.500.0000 x 15% = 3.075.000(đ)
Trừ vào lương của CNV:
20.500.000 x 5% = 1.025.000(đ)
Tổng số tiền BHXH phải nộp là:
3.075.000 + 1.025.000 = 4.100.000(đ)
Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm đảm bảo, góp phần ổn định đời
sống cho người lao động khi họ thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc khó khăn khác. Công
ty đã thực hiện đúng quy định của nhà nước bằng cách trợ cấp cho CNV khi họ
gặp những trường hợp đó. Kế toán căn cứ vào chứng từ, chứng thực của bệnh viện
để lập phiếu trợ cấp theo lương cơ bản và tỷ lệ phần trăm CNV được hưởng.
Trường hợp ốm đau được hưởng 75% lương cơ bản, trông con ốm được hưởng

70%.
Ví dụ:
Theo bảng chấm công chị Trịnh Thị Hải nghỉ trông con ốm 5 ngày được
hưởng 70% mức tiền lương đóng BHXH
Mức trợ

=

540.000 x 2,15

cấp 1 ngày

25 ngày

Số tiền nghỉ hưởng BHXH của chị Hải trong tháng là:
36,288 x 5 ngày = 181.440(đ)
2.3.2Chứng từ và sổ kế toán sử dụng để hạch toán các khoản trích theo lương.
 Chứng từ sử dụng.
- Bảng thanh toán lương
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
- Giấy chứng nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu số 10 – LĐTL)
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH.
25


×