Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu khả năng tồn tại của kháng nguyên và kháng thể nhóm máu hệ ABO trong môi trường ngoài cơ thể phục vụ công tác giám định sinh học hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 81 trang )

Phan Tất Đạt – Cao học K17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHAN TẤT ĐẠT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỒN TẠI CỦA
KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ NHÓM MÁU HỆ ABO
TRONG MÔI TRƯỜNG NGOÀI CƠ THỂ PHỤC VỤ
CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH SINH HỌC HÌNH SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2015

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHAN TẤT ĐẠT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỒN TẠI CỦA
KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ NHÓM MÁU HỆ ABO
TRONG MÔI TRƯỜNG NGOÀI CƠ THỂ PHỤC VỤ
CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH SINH HỌC HÌNH SỰ


Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Tạ Thúy Lan

HÀ NỘI, 2015

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH.Tạ Thúy Lan đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trong Ban Giám hiệu, Ban
Chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Phòng Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
đã tạo mọi điều kiện trong thời gian tôi học tập chương trình thạc sĩ.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận
tình của Trung tâm giám định sinh học pháp lý – Viện Khoa học hình sự,
nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tập thể cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự
- Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị, phương tiện
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè những người đã luôn
động viên, góp ý cho tôi trong thời gian qua.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Học viên

PHAN TẤT ĐẠT

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

PHAN TẤT ĐẠT

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
5. Những đóng góp của đề tài ...................................................................... 4
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DẤU VẾT MÁU ........................................................ 5
1.1.1. Khái niệm chung về máu ................................................................... 5
1.1.2. Nhóm máu hệ ABO ........................................................................... 8
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁM ĐỊNH DẤU VẾT MÁU .................. 12
1.2.1.Khái niệm về dấu vết máu ................................................................ 12
1.2.2. Phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết máu tại
hiện trường ................................................................................................ 13
1.2.3. Cơ sở khoa học của giám định dấu vết máu ..................................... 14
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẤU VẾT MÁU ............................... 16
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 23
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH CHỌN MẪU........................... 23
2.1.1. Cách chọn mẫu ................................................................................ 23
2.1.2. Các vật liệu sử dụng để thử định hướng, xác định protein đặc hiệu
loài và xác định nhóm máu ........................................................................ 23
2.1.3. Thời gian và địa điểm thực hiện ...................................................... 24

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

2.2 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 24
2.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 24
2.2.2. Phương pháp giám định định hướng dấu vết máu ........................... 27

2.2.3.

Phương

pháp

xác

định

protein

đặc

hiệu

loài

theo

Ochternoly……………………………………………………………........28
2.2.4. Phương pháp xác định thành phần kháng thể trong dấu vết máu khô
bằng phương pháp Lattes .......................................................................... 29
2.2.5. Phương pháp xác định thành phần kháng nguyên trong dấu vết máu
khô bằng phương pháp hấp phụ - tách ....................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 35
3.1. Kết quả xác định định hướng dấu vết máu thu từ các vụ án với dung dịch
phenolphthalein ............................................................................................ 35
3.2. Kết quả xác định protein loài sự dụng kỹ thuật khuếch tán miễn dịch kép
theo Ochternoly ............................................................................................ 36

3.3. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên và kháng thể với các mẫu thu
từ các vụ án ………………………………………………………………….37
3.4. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên và kháng thể với các mẫu
khảo nghiệm được tạo ra..…….……………………………………………..44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADN
ABO
Rh
MN
Gn
GC
Hp
Hb
PCR
Hb
NaOH
NaCl
CaCl2
CaSO4
H2O
H2O2

pH
0,1M
µM
α
β

Axit đêoxiribonucleic
Ký hiệu hệ nhóm máu
Ký hiệu hệ nhóm máu
Ký hiệu hệ nhóm máu
Ký hiệu hệ nhóm máu
Ký hiệu hệ nhóm máu
Ký hiệu hệ nhóm máu
Hemoglobin
Polymerase Chain Reaction
Hemoglobin
Natri hydroxit
Natri Clorua
Canxi Clorua
Canxi sunfat
Nước
Nước Oxy già
Đo nồng độ axit
0,1mol/lít
Micro mol
Anpha
Beta

Luận văn thạc sỹ - 2015



Phan Tất Đạt – Cao học K17

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các tế bào hồng cầu và limpho bào................................................. 5
Hình 1.2. Phân bố máu trong cơ thể ............................................................... 6
Hình 1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của máu trong cơ thể ..................................... 7
Hình 1.4. Các thành phần của máu ................................................................. 7
Hình 1.5. Các loại tế bào máu khác nhau có màu sắc và cấu tạo không giống
nhau................................................................................................ 8
Hình 1.6. Cách kết dính của kháng nguyên trên màng hồng cầu ......................... 9
Hình 1.7. Phân bố kháng nguyên, kháng thể của nhóm máu hệ ABO ............. 9
Hình 1.8. Hồng cầu và kháng nguyên trên bề mặt của các nhóm máu .......... 10
Hình 1.9. Nhóm máu và hiện tượng kết tủa .................................................. 11
Hình 1.10. Hồng cầu kết dính với nhau khi bị ngưng kết .............................. 11
Hình 3.1. Phản ứng xuất hiện màu tím trong thử định hướng dấu vết máu
bằng dung dịch phenolphthalein ................................................... 35
Hình 3.2. Kết quả xuất hiện các vạch tủa xác định là máu người bằng huyết
thanh kháng protein người, gia cầm, trâu bò, lợn .......................... 36
Hình 3.3. Ngưng kết hồng cầu trong phương pháp Lattes............................. 37
Hình 3.4. Ngưng kết hồng cầu trong phương pháp hấp phụ - tách ................ 37

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ngưng kết nguyên và ngưng kết tố của các nhóm máu hệ
ABO ............................................................................................. 11

Bảng 1.2. Tỷ lệ phân bố nhóm máu hệ ABO ở một số dân tộc người
của Việt Nam ............................................................................................... 12
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm đối với mẫu thu từ hiện trường các vụ án .......... 25
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm đối với mẫu khảo nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ
khác nhau ..................................................................................... 25
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm đối với mẫu khảo nghiệm ở các điều kiện ẩm độ
khác nhau ..................................................................................... 26
Bảng 2.4. Đối chiếu kết quả xác định nhóm máu qua ngưng kết hồng cầu mẫu
bằng phương pháp Lattes .............................................................. 30
Bảng 2.5. Đối chiếu kết quả xác định nhóm máu qua ngưng kết hồng cầu mẫu
bằng phương pháp hấp phụ - tách ................................................. 33
Bảng 3.1. Kết quả xác định thành phần kháng thể từ dấu vết máu thu được từ
các vụ án ở điều kiện trong nhà bằng phương pháp Lattes ............ 38
Bảng 3.2. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên từ dấu vết máu thu
được từ các vụ án ở điều kiện trong nhà bằng phương pháp hấp phụ
- tách ............................................................................................ 38
Bảng 3.3. Kết quả xác định thành phần kháng thể từ dấu vết máu thu được từ
các vụ án ở điều kiện ngoài trời mùa hè (tháng 4, 5, 6) bằng phương
pháp Lattes ................................................................................... 40
Bảng 3.4. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên từ dấu vết máu thu
được từ các vụ án ở điều kiện ngoài trời mùa hè (tháng 4, 5, 6) bằng
phương pháp hấp phụ - tách.......................................................... 41

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

Bảng 3.5. Kết quả xác định thành phần kháng thể từ dấu vết máu thu được từ
các vụ án ở điều kiện ngoài trời mùa đông (tháng 10, 11, 12) bằng

phương pháp Lattes ...................................................................... 42
Bảng 3.6. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên từ dấu vết máu thu
được từ các vụ án ở điều kiện ngoài trời mùa đông (tháng 10, 11,
12) bằng phương pháp hấp phụ - tách ........................................... 43
Bảng 3.7. Kết quả xác định thành phần kháng thể từ dấu vết máu khảo
nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 370C và 450C bằng phương pháp Lattes
..................................................................................................... 44
Bảng 3.8. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên từ dấu vết máu khảo
nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 370C và 450C bằng phương pháp hấp
phụ - tách...................................................................................... 45
Bảng 3.9. Kết quả xác định thành phần kháng thể từ dấu vết máu khảo
nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 1000C bằng phương pháp Lattes…...47
Bảng 3.10. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên từ dấu vết máu khảo
nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 1000C bằng phương pháp hấp phụ tách ............................................................................................... 47
Bảng 3.11. Kết quả xác định thành phần kháng thể từ dấu vết máu khảo
nghiệm ở điều kiện về ẩm độ khác nhau bằng phương pháp Lattes
..................................................................................................... 48
Bảng 3.12. Kết quả xác định thành phần kháng nguyên từ dấu vết máu khảo
nghiệm ở điều kiện về ẩm độ khác nhau bằng phương pháp hấp phụ
- tách ............................................................................................ 50
Bảng 3.13. So sánh kết quả xác định thành phần kháng nguyên, kháng thể
mẫu dấu vết máu từ các vụ án ở các điều kiện môi trường khác nhau
..................................................................................................... 53

Luận văn thạc sỹ - 2015


Phan Tất Đạt – Cao học K17

Bảng 3.14. So sánh kết quả xác định thành phần kháng nguyên,

kháng thể mẫu khảo nghiệm được tạo ra ở các điều kiện nhiệt độ
khác nhau ..................................................................................... 55
Bảng 3.15. So sánh kết quả xác định thành phần kháng nguyên,
kháng thể mẫu khảo nghiệm được tạo ra ở các điều kiện ẩm độ khác
nhau.............................................................................................. 57

Luận văn thạc sỹ - 2015


-1-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong các vụ án hình sự, máu là loại dấu vết thường gặp nhất vì nó là
hệ quả điển hình của sự tác động qua lại trong cơ chế hình thành dấu vết của
các hoạt động phạm tội hình sự. Dấu vết máu cũng là dạng dấu vết vật chất
có vai trò cung cấp nhiều thông tin rất có giá trị trong công tác điều tra, xét xử
các vụ án [2, 4,9,10,11,12]. Dựa vào dấu vết máu, có thể đưa ra những nhận
định, đánh giá về tính chất vụ án, động cơ, đối tượng, thời gian gây án và
củng cố chứng cứ đảm bảo khách quan, đúng pháp luật, xử lý đúng người,
đúng tội. Song điều kiện môi trường đa dạng ở hiện trường các vụ án thường
tác động rất lớn đến chất lượng của các dấu vết sinh học nói chung, dấu vết
máu nói riêng. Sự phân hủy các dấu vết máu có thể do nhiều yếu tố gây ra
như nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật,…và tuổi của dấu vết. Thực tế, trong công tác
giám định sinh học ở các vụ án hình sự, các dấu vết máu được đưa đến phòng
thí nghiệm với sự không đồng đều cả về chất lượng lẫn số lượng. Các phòng

giám định sinh học thường xuyên phải giải quyết những mẫu khó, chất lượng
thấp thu thập được từ những dấu vết ở hiện trường sau khi tồn tại ở môi
trường khắc nghiệt trong thời gian dài. Dấu vết máu được thu lượm ở hiện
trường thường ở dạng dấu vết khô, đã bị phân hủy ít hay nhiều, bị tạp nhiễm.
Chất lượng của dấu vết máu ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của kháng
nguyên và kháng thể. Đối với những mẫu máu chất lượng kém, bị thối rữa,
phân hủy hay lẫn các chất ức chế thường gây cho giám định viên không ít
những khó khăn trong các công đoạn của quy trình giám định nhóm máu. Vì
vậy, việc phát hiện sớm dấu vết, thu, bảo quản đúng kỹ thuật là yếu tố quan
trọng, mang tính quyết định đến kết quả giám định, cũng như lựa chọn
phương pháp giám định sao cho hiệu quả nhất[9,12].

Luận văn thạc sỹ - 2015


-2-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Về mặt lý luận, trên thế giới, đã có số lượng nhất định những công trình
nghiên cứu về chất lượng của một số dấu vết sinh vật nhưng chưa có nghiên
cứu nào cụ thể về chất lượng dấu vết máu phục vụ điều tra hình sự trong điều
kiện Việt Nam. Ở Việt Nam, đã có nghiên cứu về yếu tố tác động của môi
trường lên chất lượng và số lượng ADN tách chiết được từ dầu vết máu,
nhưng chưa có đề tài nghiên cứu đánh giá yếu tố tác động của môi trường lên
sự tồn tại của kháng nguyên và kháng thể từ dấu vết máu. Trên thực tế, công
tác phát hiện, thu lượm, bảo quản, giám định dấu vết sinh học nói chung và
dấu vết máu nói riêng còn nhiều thiếu sót, nhất là ở cấp huyện và tỉnh.

Việc nghiên cứu đánh giá khả năng tồn tại của kháng nguyên và kháng

thể của hệ thống nhóm máu ABO trong điều kiện ngoài cơ thể ở dạng máu
khô là cách tốt nhất để cải tiến các kỹ thuật, công đoạn trong công tác khám
nghiệm hiện trường, đánh giá, thu thập và bảo quản dấu vết máu, cũng như
giám định dấu vết máu tại phòng thí nghiệm, đặc biệt là phòng thí nghiệm của
các Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Nó giúp cho công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường và
giám định đạt hiệu quả cao.
Vì vậy, cần phải được nghiên cứu kỹ để có thể rút ra những kết luận
mang tính chất khoa học, chính xác. Vì lý do này, chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu khả năng tồn tại của kháng nguyên và kháng thể nhóm máu
hệ ABO trong điều kiện môi trường ngoài cơ thể phục vụ công tác giám
định sinh học hình sự”. Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ
hiệu quả công tác giám định sinh học hình sự trong quá trình điều tra, xử lý
tội phạm.

Luận văn thạc sỹ - 2015


-3-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá được sự tồn tại của kháng nguyên và kháng thể
thuộc nhóm máu ABO trong các dấu vết máu thụ được tại hiện trường vụ án
và các mẫu khảo nghiệm.
- Xác định được mốc thời gian tồn tại của kháng nguyên và kháng thể
trong các điều kiện môi trường khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu
theo mùa, theo phương pháp thu thập, bảo quản…


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua đánh giá sự tồn tại của kháng nguyên, kháng thể nhóm máu
hệ ABO để khảo sát chất lượng dấu về máu trong các vụ án xảy ra tại địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc vào hai mùa trong năm 2015 với mốc thời gian 3 ngày, 10
ngày và 5 tuần.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối với các mẫu án: Đối tượng nghiên cứu là các dấu vết máu trong
các vụ án được gửi đến Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Vĩnh gửi kèm
theo các quyết định trưng cầu giám định của các cơ quan điều tra.
Chỉ nghiên cứu tác động tổng hợp của các yếu tố khách quan về mặt
khí hậu trong nhà và ngoài trời vào hai mùa trong năm. Các dấu vết máu được
chọn được thu thập trên một loại vật mang là vải cotton.
- Đối với mẫu khảo nghiệm: Chỉ nghiên cứu tác động của yếu tố môi
trường giả định là nhiệt độ và độ ẩm. Sử dụng trên một loại vật mang là vải
cotton.
- Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháng xác định mức độ
ngưng kết tế bào hồng cầu là một khâu trong quy trình giám định sinh học.

Luận văn thạc sỹ - 2015


-4-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng máu còn kết hợp 4 công đoạn của quy trình
giám định.

5. Những đóng góp của đề tài

- Là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về khả năng tồn tại của kháng
nguyên và kháng thể nhóm máu hệ ABO trong mẫu máu khô.
- Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào việc cải tiến kỹ thuật, công
đoạn trong khám nghiệm hiện trường, thu thập và bảo quản dấu vết máu
nhằm khai thác hiệu quả tối đa thông tin từ dấu vết máu.

Luận văn thạc sỹ - 2015


-5-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

ĐẠI CƯƠNG VỀ DẤU VẾT MÁU

1.1.1. Khái niệm chung về máu
Máu là một mô lỏng có màu đỏ, vị mặn và được tạo thành trong quá
trình phát triển cá thể. Cũng giống như các loại mô khác, máu được tạo thành
từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và chất dịch là huyết tương. Huyết
tương lỏng và chiếm tỷ lệ cao hơn [1,3,7,8].

Hình 1.1.Các tế bào hồng cầu và limpho bào.

Tổng số máu trong cơ thể khoảng 4 - 5 lít. Khối lượng máu có thể thay
đổi tuỳ thuộc vào trạng thái chức năng của cơ thể. Trong trạng thái sinh lý,
máu được lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, trong đó có 50 % thể tích máu

được lưu thông trong hệ thống mạch máu và 50 % thể tích máu còn lại được
dự trữ ở các “kho”.

Luận văn thạc sỹ - 2015


-6-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Toàn bộ máu trong cơ thể tồn tại trong hệ thống mạch máu và một phần
nhỏ trong tim.

Hình 1.2. Phân bố máu trong cơ thể.

Trong cơ thể con người, máu thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Máu
có thể vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác, đảm bảo sự lưu thông các
chất trong cơ thể. Máu còn có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt và
đảm bảo hằng tính của nội môi. Ngoài ra, trong hoạt động hô hấp của cơ thể,
không thể thiếu sự tham gia của máu.

Luận văn thạc sỹ - 2015


-7-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Hô hấp


Các chức năng
của máu

Bảo vệ

Vận chuyển

Điều hoà thân
nhiệt

Cân bằng nội
môi

Hình 1.3.Các nhiệm vụ cơ bản của máu trong cơ thể [8].
Khi để lắng, máu sẽ phân thành hai lớp: Lớp trên trong suốt, có màu
vàng nhạt là huyết tương và lớp dưới màu đỏ là các tế bào máu. Các tế bào
máu gồm có: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các yếu tố thành phần của máu
hình thành trong giai đoạn phát triển phôi thai, từ trung mô. Mạch máu hình
thành từ những khe nhỏ giữa các đám tế bào trung mô.

Hình 1.4.. Các thành phần của máu [8]
Một phần nguyên bào máu thay đổi để tạo ra hồng cầu, còn phần khác
trong tế bào chất xuất hiện nhiều hạt, nhân phân chia thành các thuỳ để tạo ra

Luận văn thạc sỹ - 2015


-8-

Phan Tất Đạt – Cao học K17


các bạch cầu có hạt. Cuối cùng là các tế bào tạo thành bạch cầu không nhân
và các limphô bào.

Hình 1.5.Các loại tế bào máu khác nhau có màu sắc và cấu tạo không
giống nhau [8].
1.1.2. Nhóm máu hệ ABO
Để hiểu được nhóm máu ABO, trước tiên chúng ta phải xét cấu tạo và
chức phận của hồng cầu. Hồng cầu là những tế bào không có nhân, hình tròn
nhưng hơi lõm hai mặt, kích thước rất nhỏ, có màu hồng. Hồng cầu có thể
tích trung bình là 85 - 95 femtoliter (fl), đường kính trung bình là 7,5 m. Vì
hồng cầu lõm hai mặt nên phần ngoại vi dày khoảng 2,3 m nhưng phần
trung tâm chỉ dày khoảng 1 m. Sự lõm hai mặt của hồng cầu làm tăng diện
tích tiếp xúc bề mặt lên 1,63 lần, tạo điều kiện cho trao đổi khí được dễ dàng
[7,8].
Năm 1900, Landsteiner đã phát hiện ra một số đặc điểm riêng của máu
người có thể căn cứ vào đó để phân loại thành các nhóm khác nhau. Đặc điểm
của nhóm máu này là trên màng hồng cầu có các protein đặc biệt có tác dụng
như kháng nguyên gọi là ngưng kết nguyên. Khi gặp kháng thể (ngưng kết tố)
tương ứng trong huyết tương sẽ có hiện tượng ngưng kết. Các ngưng kết

Luận văn thạc sỹ - 2015


-9-

Phan Tất Đạt – Cao học K17

nguyên được kí hiệu là A, B. Còn các ngưng kết tố kí hiệu là α, β. Hồng cầu
có A sẽ bị ngưng kết (kết dính với nhau) khi gặp huyết tương chứa  và hồng

cầu có B sẽ bị ngưng kết khi gặp huyết tương chứa . Căn cứ vào hai yếu tố
trên, máu được chia thành 4 nhóm: A, B, AB và O [7,8]

Kháng Thể

Kháng Thể

Không có

Kháng B

Kháng A

kháng thể

Kháng thể kháng A
và Kháng thể kháng B

Hình 1.6. Cách kết dính của kháng nguyên trên màng hồng cầu.

Hình 1.7. Phân bố kháng nguyên, kháng thể của nhóm máu hệ ABO.

Luận văn thạc sỹ - 2015


- 10 -

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Hình 1.8. Hồng cầu và

kháng nguyên trên bề mặt
của các nhóm máu

+ Máu thuộc nhóm O, trên màng hồng cầu không có ngưng kết nguyên
nên cho được tất cả các nhóm máu khác, nhưng trong huyết tương lại có cả
hai loại ngưng kết tố  và  nên không nhận được máu của các nhóm khác.
+ Máu thuộc nhóm AB, trên màng hồng cầu có cả 2 loại ngưng kết
nguyên A và B nên không cho các nhóm máu khác được, nhưng trong huyết
tương lại không có cả hai loại ngưng kết tố  và  nên có thể nhận được máu
của tất cả các nhóm khác.
+ Máu thuộc nhóm A, trên màng hồng cầu có ngưng kết nguyên A,
trong huyết tương có ngưng kết tố  nên cho được nhóm A và nhóm AB và
chỉ nhận được máu của các nhóm A và O.
+ Máu thuộc nhóm B, trên màng hồng cầu có ngưng kết nguyên B,
trong huyết tương có ngưng kết tố  nên cho được nhóm B và AB và chỉ
nhận được máu của các nhóm B và O.

Luận văn thạc sỹ - 2015


- 11 -

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Hình 1.9. Nhóm máu và hiện tượng kết tủa.

Hình 1.10. Hồng cầu kết dính với nhau khi bị ngưng kết.
Bảng 1.1. Ngưng kết nguyên và ngưng kết tố của các nhóm máu ABO
Nhóm
máu

O
B
A
AB

Hồng cầu
có ngưng kết nguyên
Không có gì
B

Huyết tương
có ngưng kết tố
 và 


A
A và B


Không có gì

Luận văn thạc sỹ - 2015


- 12 -

Phan Tất Đạt – Cao học K17

Tỉ lệ người có các nhóm máu khác nhau phân bố không đều. Kết quả
nghiên cứu trên người Việt Nam cho thấy, đối với người Kinh, nhóm máu O

có tỉ lệ cao nhất, sau đó là các nhóm B  A AB. Còn đối với người Dao,
người Mông thì tỉ lệ đó là nhóm O  A  B AB và đối với người Êđê thì
trình tự là nhóm B  A  O  AB [1,3,5,7,8].
Bảng 1.2. Tỷ lệ phân bố nhóm máu hệ ABO ở một số dân tộc người
của Việt Nam

n tộc

Nhóm A
(%)

Nhóm
B (%)

Nhóm
O (%)

Nhóm
AB (%)
5,44

Kin

21,14

28,34

45,08

Êđ


29,2

31,9

23,6

15,3

Da

30,06

21,21

41,71

6,42

Sán

26,6

28,1

37,31

7,9




33,7

13,6

48,0

4,9

h
ê
o
Dìu
ng

1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁM ĐỊNH DẤU VẾT MÁU
1.2.1.Khái niệm về dấu vết máu
Dấu vết máu là lượng máu được tìm thấy ở hiện trường, trên công cụ,
phương tiện gây án, trên quần, áo, đồ dùng, thân thể của nạn nhân hay của thủ
phạm,… và là hậu quả của các hành vi đã xảy ra trong các vụ việc liên quan
tới pháp luật, được thu và giám định theo qui định của pháp luật [5,9].
Qua thống kê, dấu vết máu chiếm tới 60% trong tổng số các loại dấu
vết sinh vật hình thành và tồn tại liên quan đến vụ việc hình sự cần điều tra
khám phá. Dấu vết máu có màu khá đặc trưng nên dễ phát hiện khi khám
nghiệm hiện trường cũng như khi giám định các đồ vật nghi dính máu, nhưng
đây cũng là loại dấu vết rất dễ bị biến đổi khi tồn tại ở môi trường ngoài cơ

Luận văn thạc sỹ - 2015



- 13 -

Phan Tất Đạt – Cao học K17

thể. Trước hết là sự thay đổi về màu sắc của dấu vết như quá trình khô, dấu
vết chuyển từ màu đỏ tươi thành màu đỏ sẫm sau đó là màu đỏ nâu hoặc màu
nâu; nếu máu bị thối do độ ẩm cao thì sẽ có màu đen. Tuy nhiên, ở hiện
trường cũng có thể có một số chất có màu sắc, hình dạng tương tự vết máu
như sơn chống rỉ, vết rỉ sắt, nhựa cây....Vì vậy, trong đa số trường hợp cần sử
dụng kít thử định hướng dấu vết máu để loại trừ ngay những dấu vết không
phải là máu [2,5,9,10,11,12].
Việc đánh giá dấu vết tại hiện trường cũng như trong quá trình giám
định có ý nghĩa quan trọng, có thể thu được những thông tin có giá trị trong
việc điều tra vụ án. Số lượng, sự phân bố, trạng thái (màu sắc, hình dạng, chất
lượng...) của dấu vết tại hiện trường, trên phương tiện gây án, trên đồ dùng,
thân thể nạn nhân (hoặc của thủ phạm) phản ánh diễn biến cơ bản của vụ việc
hình sự như hành động của thủ phạm, phản ứng của nạn nhân, thời điểm hình
thành dấu vết, trình tự hình thành dấu vết, công cụ gây ra dấu vết...xác định
mức độ tổn thương của nạn nhân (và cả thủ phạm). Tùy thuộc vào cơ chế tác
động, vị trí bị tổn thương và động năng của máu chảy ra, máu xuất hiện và
tồn tại ở hiện trường dưới nhiều dạng khác nhau như: dấu vết máu phun, dấu
vết máu nhỏ giọt, dấu vết máu quệt, dấu vết máu thấm hay máu đọng thành
vũng. Việc giám định định hướng dấu vết máu là bước bắt buộc trong quy
trình giám định dấu vết máu đã được phê duyệt [9,11].
1.2.2. Phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết máu
tại hiện trường
Muốn phát hiện dấu vết máu nhanh chóng và có hiệu quả, cán bộ khám
nghiệm phải tùy từng hiện trường cụ thể để ứng dụng thích hợp phương pháp
và chiến thuật khám nghiệm. Cần tập trung vào những vị trí ngóc ngách, kín
đáo ở hiện trường như gầm bàn, gầm ghế, kẽ ngón tay, ngón chân của tử


Luận văn thạc sỹ - 2015


- 14 -

Phan Tất Đạt – Cao học K17

thi…và trường hợp cần thiết phải dùng hóa chất đặc hiệu để phun trực tiếp
vào các vị trí nghi có dấu vết.
Để thu lượm và bảo quản dấu vết máu có hiệu quả cần dựa vào tình
trạng, số lượng của dấu vết như: khô, ướt, nhiều, ít; dựa vào đặc điểm, kích
thước của vật mang vết.
Đối với dấu vết máu khô: Nếu dấu vết nằm trên những vật mang nhỏ,
nhẹ, phương pháp tốt nhất là thu dấu vết cùng vật mang vết, gói vào giấy sạch
có khổ rộng phù hợp, ghi chú thông tin cần thiết bên ngoài. Nếu vết nằm trên
các vật mang lớn, dùng dao mỏng để cạy, cạo lấy dấu vết, gói vào giấy sạch,
phong bì hoặc hộp giấy sau đó ghi chú bên ngoài. Hoặc dùng bông, vải sạch
thấm nước cất sau đó lau nhẹ nhiều lần để thu dấu vết, để khô tự nhiên và tiến
hành bảo quản tương tự như trên.
Đối với dấu vết máu còn lỏng và ướt: Nếu dấu vết ở dạng lỏng, khối
lượng nhiều dùng xi lanh bơm hút từ 5-10 cc cho vào lọ thủy tinh sạch, ghi
chú bên ngoài và bảo quản trong tủ lạnh. Trường hợp dấu vết ướt nhưng tồn
tại với lượng ít, dùng bông hoặc vải sạch thấm vết sau đó để khô ở điều kiện
tự nhiên, bảo quản trong bao gói giấy sạch ghi chú bên ngoài. Các dấu vết ở
vị trí khác nhau cần phải thu lượm, bảo quản riêng rẽ, ghi chú cẩn thận, đầy
đủ [9,11].
1.2.3. Cơ sở khoa học của giám định dấu vế máu
Giám định dấu vết máu trong điều tra hình sự để truy tìm thủ phạm đã
được ứng dụng từ những năm đầu thế kỷ XX (Uhlenhuth 1900 – 1901) bằng

việc phân biệt giữa máu người và máu động vật trong các vụ án giết người.
Về sau, cùng với việc phát hiện ra hệ thống nhóm máu ABO (Landsteiner và
cộng sự 1901) và các hệ thống nhóm máu khác thì việc sử dụng dấu vết máu
để phục vụ cho công tác điều tra ngày càng được mở rộng.

Luận văn thạc sỹ - 2015


×