Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ - TÌNH HÌNH QUAN hệ QUỐC tế ở CHÂU á THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.36 KB, 204 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Sau sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, tương quan lực lượng trên thế
giới nói chung và ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) đã diễn ra những
thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế hiện đại. CATBD – một khu vực phát triển năng động nhất hiện nay và cũng là một khu vực có lợi
ích chiến lược quan trọng đối với nhiều nước lớn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định đặc điểm: “ Khu vực CA-TBD đang phát triển năng
động và tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Đồng thời, khu vực này cũng tiềm ẩn một
số nhân tố có thể gây mất ổn định” (Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, tr. 77).
Từ sau chiến tranh lạnh, một cục diện mới ở khu vực này đang từng bước hình
thành trên cơ sở cân bằng lực lượng mới. Các nước trong khu vực, đặc biệt là các
cường quốc, đều tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm tăng cường vai trò, địa vị và
ảnh hưởng với mục đích chủ yếu là bảo vệ lợi ích của họ ở khu vực này.
Đứng trước thực tế đó, chúng ta cần phân tích, đánh giá một cách có hệ thống
chính sách của các nước lớn đối với CA-TBD cũng như tương quan lực lượng ở khu
vực này; từ đó xác định và luận chứng một cách khoa học những điều chỉnh căn bản
của các nước đó trong chính sách đối với CA-TBD.


Nêu lên một dự báo khoa học về xu hướng vận động của cục diện khu vực, thông
qua việc khảo sát chính sách của một số nước lớn và các nước khác ở CA-TBD.
Phải chăng CA-TBD chỉ có một xu hướng ổn định hợp tác và phát triển? Bên cạnh
xu hướng đó, bản thân CA-TBD cịn những nhân tố đáng lo ngại nào có thể mất ổn
định đối với các quốc gia trong khu vực?
2.Tình hình nghiên cứu đề tài:
Từ sau chiến tranh lạnh, các nước trong khu vực CA-TBD vừa hợp tác vừa đấu
tranh rất phức tạp. Các nước lớn đều đã có sự điều chỉnh chính sách rất quan trọng
theo hướng tăng cường hơn nữa sự có mặt về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng,
phát triển sự hợp tác và đầu tư ngày càng nhanh chóng, nhằm xác định vị trí của mình
trong khu vực.
Ở khu vực đã có nhiều diễn đàn quốc tế về hợp tác và an ninh như:


- Diễn đàn hợp tác các nước khu vực tại Băng Đung (Inđônêxia) 11-17/7/1991.
- Thoả thuận trên được khẳng định lại tại các cuộc họp Giacácta (Inđônêxia) 14/7/1992.
- Thoả thuận này lại được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh phong trào không
liên kết tại Giacácta (1/9/1992).


Trong nước: do nhu cầu cần tìm hiểu quá trình diễn biến sự điều chỉnh chính sách
của các nước lớn đối với khu vực, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có đề
tài nghiên cứu “Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đối với khu vực CATBD”. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ được tiến hành trong 2 năm 1993-1994 (có số đăng
ký 93-98-170/ĐT) do PGS. PTS Nguyễn Xuân Sơn chủ trì, tác giả là thành viên.
Ngồi ra trên từng khía cạnh riêng rẽ như:
•“ Chiến lược kinh tế của Mỹ đối với khu vực CA-TBD”. Tạp chí “ Châu Mỹ
ngày nay”, số 1,1996 của tác giả Lê Văn Sang.
•“ Lợi ích và sự điều chỉnh chiến lược kinh tế CA-TBD”. T/c “Những vấn đề kinh
tế thế giới, 8/1995 của tác giả Nguyễn Xuân Thắng.
•“ Đầu tư trực tiếp vào CA-TBD của Nhật Bản và Hoa Kỳ”. T/c “ Những vấn đề
kinh tế thế giới”, 12/1994 của tác giả Trần Văn Hùng.
• “Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với khu vực Đơng Nam Á”. T/c
“Nghiên cứu quốc tế”, số 5, 3/1995.
•“Nhật Bản điều chỉnh chính sách Đơng Á”. T/c “Quốc tế”, số 41, 3/1993 của tác
giả Vũ Sơn Thuỷ.
• “Chính sách châu Á- Thái Bình Dương của Nhật Bản”. T/c “Quốc tế” số 11,
12/1993.


•“Nhật Bản trở lại châu Á”. T/c “Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay”, số 5,
4/1996 của tác giả Khánh Linh.
•“An ninh châu Á và chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến
tranh lạnh”. T/c “Nghiên cứu Nhật Bản”, 4/1995 của tác giả Kamao Kaneko.
•“Chính sách đối ngoại của Nga hậu Liên Xô”. T/c “Quốc tế”, số 6/1993 cuat tác

giả Vũ Sơn Thuỷ.
• “Sự gia tăng vai trò Nhật Bản trong khu vực CA-TBD”. T/c “Nghiên cứu Nhật
Bản”, 3/1995 của tác giả Trần Văn Minh.
•“Chiến lược một số nước lớn ở khu vực CA-TBD sau chiến tranh lạnh”. T/c
“Quốc phịng tồn dân”, 12/1993 của tác giả Nguyễn Thế Lực.
• “Châu Á trong chính sách một số nước phương Tây hiện nay”. T/c “Thông tin
khoa học xã hội”, 2/1995 của tác giả Nguyễn Hồng Giáp.
• “Một số điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay”. T/c
“Nghiên cứu lý luận”, số 5, 10/1995 của tác giả Phạm Văn Rân.
• “Biển Đơng trong chính sách đối ngoại của Liên Xô trước đây và của nước Nga
hiện nay”. Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước KX-ĐL94-12 của Học viện Quan
hệ Quốc tế.


Tất cả những bài nghiên cứu trên đã đề cập những khía cạnh khác nhau trong q
trình điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với khu vực CA-TBD, cho nên chưa
có điều kiện để đề cập tồn diện các mặt và cũng chưa đi sâu đề xuất đối sách của
Việt Nam trước tình hình mới hiện nay đối với khu vực. Vì vậy, chúng tơi thấy cần
chọn đề tài này để tổng hợp, hoàn thiện bức tranh hoàn chỉnh về sự điều chỉnh chính
sách của các nước lớn đối với khu vực, trên cơ sở đó đề xuất những đối sách đối với
từng nước để tham khảo cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam
trong giai đoạn sắp đến. Tập hợp thêm tài liệu, góp phần trong công tác đào tạo cán
bộ nghiên cứu quốc tế của Học viện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
Luận án nhằm mục đích làm rõ những thay đổi chính sách của các nước lớn đối
với khu vực CA-TBD từ sau chiến tranh lạnh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an
ninh, quốc phịng, ngoại giao. Từ đó nêu lên bản chất và mục tiêu của việc điều chỉnh
của từng nước đối với khu vực.
Luận án có nhiệm vụ:
Phân tích vị trí chiến lược quan trọng của khu vực đối với thế giới về mặt kinh tế,

chính trị, an ninh quốc phịng.
Phân tích sự điều chỉnh chính sách của từng nước đối với khu vực. Trên sơ sở đó
đề xuất những phương án đối với từng nước nhằm khai thác thuận lợi trong quá trình


hợp tác phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và bảo vệ an ninh đất nước với phương châm
“Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ
bình, độc lập và phát triển”.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Vì “khu vực CA-TBD” hiện nay có nhiều ý kiến chưa thống nhất do xuất phát từ
những góc độ khác nhau như: quan niệm địa lý đơn thuần để chia “khu vực CATBD”, cũng có ý kiến phân chia theo quan niệm địa- chính trị hoặc địa- kinh tế. Vì
vậy có khái niệm “khu vực CA-TBD” theo nghĩa hẹp, nghĩa trung bình và nghĩa
rộng. Do khuôn khổ luận án, chúng tôi chủ yếu đề cập “khu vực CA-TBD” là những
nước lớn trong khu vực và các nước có nhiều quan hệ ảnh hưởng lớn đến đời sống
kinh tế-chính trị đối với Việt Nam. Một số nước và khu vực như Australia, ấn Độ,
Nam Thái Bình Dương chúng tơi chưa có điều kiện đề cập đến, tuy nó là những khu
vực hết sức quan trọng và có tác động khơng nhỏ đối với đời sống quốc tế của khu
vực.
5. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp luận Mác xít - Lênin trong nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu
quan hệ quốc tế thể hiện trong việc kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp
logic để nghiên cứu q trình hình thành các chính sách của các nước lớn theo từng
giai đoạn lịch sử và nó được phát triển có tính quy luật hợp với logic phát triển sự vật


đúng với bản chất của mỗi chế độ chính trị – xã hội của mỗi quốc gia đối với khu vực
CA-TBD để từ đó có những kết luận khoa học, khách quan, hợp với quy luật.
Ngoài ra, các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp cũng được sử dụng để
làm nổi lên sự điều chỉnh chính sách các nước lớn đối với CA-TBD trước và sau
chiến tranh lạnh. Đặc biệt mấy năm gần đây ở khu vực CA-TBD nói chung, Đơng

Nam Á nói riêng phát triển rất nhanh. Vì vậy, chúng tơi đã cố gắng cập nhật hố
những số liệu mới nhất có được để khỏi lạc hậu với tình hình. Trên cơ sở các sự kiện,
số liệu đó, trong luận án chúng tôi cũng sử dụng cả phương pháp suy luận logic để
đưa ra những dự báo khoa học về quan hệ giữa các nước lớn với khu vực CA-TBD,
giữa Việt Nam với các nước lớn trong khu vực.
6. Đóng góp của luận án:
Luận án được trình bày trên cơ sở kế thừa chọn lọc những cơng trình, bài viết trên
các tạp chí của chính bản thân tác giả từ 1993 đến nay, ngồi ra cịn tập hợp các tài
liệu có liên quan của nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới
tương đối có giá trị, nhằm hệ thơng một cách tổng quát tình hình khu vực CA-TBD
hiện nay.
- Nghiên cứu lý giải tập trung vào bản chất của từng vấn đề. Bản thân tác giả
mạnh dạn đưa ra kết luận tìm tịi của chính bản thân dựa trên tư liệu lịch sử và truyền
thống của một số nước.


- Thông qua nghiên cứu, đề xuất một số suy nghĩ trong quan hệ song phương giữa
Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Nêu ra
một số mặt trái trong quá trình phát triển nhằm góp phần nhỏ giúp cho những người
hoạt động thực tiễn tham khảo.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho học viên các lớp trong Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho giảng viên các trường đại học, các Viện nghiên
cứu có liên quan và cho những người làm công tác đối ngoại của các cơ quan Nhà
nước.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được cấu trúc gồm:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Khái quát quan hệ quốc tế của khu vực CA-TBD từ sau chiến tranh
thế giới II đến kết thúc chiến tranh lạnh.
- Chương 2: Sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với khu vực CA-TBD

sau chiến tranh lạnh.
- Chương 3: Tác động của quan hệ quốc tế khu vực CA-TBD sau chiến tranh lạnh
đối với Việt Nam.
- Kết luận


- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.Chương 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH
DƯƠNG TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN
TRANH LẠNH
1.1. NHỮNG NHẬN THỨC KHÁC NHAU VỀ KHU VỰC CA-TBD:
Khu vực châu Á- Thái Bình Dương hiện nay đang có nhiều cách hiểu khác nhau:
một số học giả phương Tây cho rằng: “Khu vực châu CA-TBD (Asian-Pacific) là
một bộ phận của khu vực lòng chảo Thái Bình Dương và bao gồm 3 vùng chính là
Đơng Bắc Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương (Oceania)” [ 115- Tr.112].
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thống kê các nước đang phát triển ở CA-TBD
là thành viên của ADB, gồm 29 nước và lãnh thổ (kể cả Trung quốc, Hồng Kơng,
nhưng khơng tính CHDCND Triều Tiên) và các quốc gia Nam Á.
Tác giả Lý Thực Cốc của Trung Quốc cho rằng: “ Khu vực CA-TBD bao gồm các
nước châu Á và các nước bao quanh Thái Bình Dương. Châu Á là châu lớn nhất thế
giới, diện tích lục địa 44 triệu km 2, chiếm 29,4% thế giới. Châu Á hiện có 40 nước và
lãnh thổ, năm 1990 có 3,2 tỷ người. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới,
chiếm một nửa đại dương trên thế giới”, [2- Tr.241].


Ở Vịêt Nam cũng có cách hiểu khác nhau về CA-TBD:
“CA-TBD là khái niệm chỉ một khu vực vốn không thống nhất về mặt địa lý, chính
trị và lịch sử văn hố. Trong đó bao gồm các nước đơng dân nhất thế giới (Trung
Quốc, ấn Độ), những nước lớn có quan hệ với khu vực như Mỹ, Liên bang Nga” [68tr.357].

Hoặc: “Khu vực CA-TBD bao gồm tất cả các nước Châu Á ( cả Nam Á) và các
nước ven bờ Thái Bình Dương (kể cả 10 quốc gia Trung và Nam Mỹ). Tuy nhiên tập
trung sự chú ý là khu vực có liên quan trực tiếp nhất đến nước ta về mặt chiến lượckinh tế, đó là:
- 7 nước hoặc lãnh thổ Đông Bắc Á: phần lớn Châu Á của Nga, Trung Quốc,
CHDCND Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
- 2 nước Bắc Mỹ: Hoa kỳ, Canada.
- 10 nước Đông Nam Á: 7 nước ASEAN, Lào, Campuchia, Mianma
- 10 nước và lãnh thổ phía Nam Thái Bình Dương: úc, Tân Tây Lan, đảo Cook,
Fiji, các đảo Micronessia; tổng cộng 34 nước chia thành 4 khu vực: Tây Bắc Á, Đơng
Nam Á, Nam Thái Bình Dương. 34 nước này chiếm 65 triệu km 2 bằng 47,9% tổng
diện tích thế giới với 2,2 tỷ người, bằng 44,3% dân số thế giới”.


Ngồi ra, khái niệm CA-TBD cịn thể hiện theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp tuỳ theo
cách xem xét địa lý tự nhiên, hay theo góc độ địa lý- kinh tế, địa lý-chính trị…
“ Với nghĩa rộng: khái niệm có thể hiểu theo quan điểm địa lý tự nhiên, bao gồm
tất cả các nước Châu Á, các nước và vùng lãnh thổ nằm ở ven bờ hoặc giữa Thái
Bình Dương ( khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ)
Với nghĩa trung bình, khái niệm đó cịn có tên gọi là “ vùng lịng chảo Thái Bình
Dương”, “vịng cung Thái Bình Dương”, gồm tất cả các nước và vùng lãnh thổ nằm ở
ven và giữa Thái Bình Dương (khoảng 50 nước và vùng lãnh thổ).
Với nghĩa hẹp, khái niệm ấy có nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực
gồm các nước có nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay là một số nước châu
Á nằm trên bờ Thái Bình Dương” [41-tr54]. Theo nghĩa hẹp thì khu vực này cơ bản
trùng với khu vực mà Uỷ ban kinh tế – xã hôị CA-TBD của Liên hợp quốc (ESCAP)
đã quy định, với giới tuyến: Nhật Bản ở phía Đơng, CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc
và Australia ở phía Nam. Đây là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới về kinh tế,
khoa học và cơng nghệ, có khả năng làm thay đổi sự cân bằng chiến lược thế giới vào
những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Dân số (theo nghĩa rộng) là 3.940 triệu người, chiếm 85,4% dân số thế giới (năm

1995) riêng dân số các nước và vùng lãnh thổ nằm ở ven bờ và giữa Thái Bình


Dương là 2.524 triệu người chiếm 43,8% thế giới (có 10 nước trên thế giới có dân số
trên 100 triệu thì đã có 6 nước nằm ở châu Á)
Chúng tơi cho rằng: Quan điểm của một số học giả Phương tây cho “Khu vực CATBD là một bộ phận của khu vực lịng chảo Thái Bình Dương, gồm Đơng Bắc Á,
Đơng Nam Á và Châu Đại Dương mà khơng tính đến các quốc gia nằm ở bờ Đơng
Bắc Thái Bình Dương, đặc biệt là Mỹ, một quỗc gia trong chiến lược tồn câù của họ
từ trước đến nay khơng bao giờ coi nhẹ CA-TBD, mặt khác chính sách của Mỹ lúc
nào cũng có tác động rất lớn đến tình hình an ninh- kinh tế khu vực, là khơng thoả
đáng. Cịn khái niệm khu vực CA-TBD của Lý Thực Cốc thì lại thiên về phân chia
thuần tuý theo địa lý. Trong lúc đó, sự vận động và phát triển của khu vực CA-TBD
trên nhiều lĩnh vực kinh tế- an ninh- chính trị đã thu hút sự quan tâm chú ý cuả cả thế
giới. Vì vậy, cách nêu như của các học giả phương Tây là không phản ánh hết tầm
quan trọng của khu vực.
Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng định nghĩa khu vực CATBD cần có những cuộc hội thảo để tiếp xúc xác định cho cặn kẽ hơn.
Trong tài liệu phục vụ lớp tập huấn luyện văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam cho các bí thư tỉnh uỷ cịn giải thích khu vực CATBD như sau:


“Theo nghĩa rộng: Khu vực “CA-TBD” có diện tích khoảng 220 triệu km 2, chiếm
1/2 diện tích trái đất, trong đó Thái Bình Dương gần 180 triệu km 2, chiếm 1/2 diện
tích thế giới.
Phạm vi địa lý của CA-TBD bao gồm châu Á (cả phần phía Đơng của Cộng hồ
Liên bang Nga ) và phần phía Tây Bắc Mỹ, các nước Trung Mỹ, các nước Nam mỹ ở
ven bờ Đông của Thái Bình Dương và các nước Châu úc và Đại Dương khoảng 2650
đảo lớn và quần đảo.
Số nước là 62, tổng diện tích khoảng 44 triệu km2 gồm 27 nước châu Á, 13 nước
châu Mỹ, 14 nước châu úc và Đại Dương, 1 nước châu âu. Dân số chiếm 1/2 nhân
loại. Theo nghĩa hẹp : khu vực CA-TBD gồm các nước Nam Á, các nước ven và

trong lòng chảo Thái Bình Dương”.
Chúng tơi cho rằng:
1. Khu vực CA-TBD khơng nên chỉ dựa vào địa lý để vạch ranh giới, mà cần phải
xem xét khu vực này dưới các góc độ của địa- chính trị, địa-kinh tế, an ninh v.v...
2. Ngoài ra, do tác động ngày càng lớn trên các mặt chính trị, kinh tế, an ninh khu
vực, châu Á- Thái Bình Dương ngày nay cịn là sự hiện diện của cả các nước Bắc
Mỹ, đặc biệt là Mỹ.
3. Trong đời sống quốc tế hôm nay, các thành viên của nhiều tổ chức quốc tế trên
thực tế khơng chỉ có các nước thuộc châu Á, mà cịn có cả các quốc gia Nam Thái


Bình Dương, các nước ven lịng chảo Thái Bình Dương tham dự. Vì những lý do
trên, theo chúng tơi, “khu vực CA-TBD” bao gồm các tiểu khu vực Đông Bắc Á,
Đông Nam Á, Tây Nam Á, Trung Đông, biển Thái Bình Dương và tiểu khu vực Nam
Thái Bình Dương cùng một số nước châu Mỹ nằm ven bờ Đông Thái Bình Dương.
Tổng cộng 34 quốc gia. Khu vực này chiếm 65 triệu km 2 bằng 47,9% tổng diện
tích thế giới với 2,2 tỷ người, bằng 44,3% dân số so với thế giới. Do khuôn khổ của
luận án, chúng tôi chỉ tập chung đề cập đến các quốc gia và khu vực có tác động trực
tiếp đến nước ta về mặt kinh tế, chính trị, an ninh và đường lối đối ngoại, đó là Thái
Bình Dương, các quốc gia và lãnh thổ Đông Bắc Á, các nứơc Bắc Mỹ (chủ yếu là
Mỹ), 10 quốc gia Đơng Nam Á.
Trong đó tập trung đi sâu nghiên cứu phân tích chính sách của 4 nước lớn có ảnh
hưởng trực tiếp đến nước ta, đến khu vực và cả thế giới, đó là Mỹ, Nhật Bản, CHLB
Nga và Trung Quốc, lý do là vì:
- Bốn quốc gia này là những cường quốc của khu vực CA-TBD, đồng thời là
cường quốc thế giới.
- Là 4 trong 5 cường quốc trên thế giới hiện nay.
- Có 3 trong 5 thành viên Thường Trực Hội Đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
- Từ sau chiến tranh lạnh, 4 cường quốc này đều vạch ra những chiến lược và
những chính sách mới về CA-TBD .



Cũng cần nói rõ thêm rằng, xét về mặt địa lý tự nhiên, địa- kinh tế, địa- chính trị và
địa- chiến lược, một số nước và khu vực khác nhau như ấn Độ và các nước, Tây
Nam Á và Trung Đông cũng thuộc khu vực CA-TBD .
Nhiều khi các nhà chiến lược và báo chí phương Tây cũng sử dụng cả cụm từ
“Đơng Á- Thái Bình Dương” khi nói đến chính sách của các nước lớn đối với khu
vực CA-TBD .
Trong phạm vi luận án này, chúng tôi xem xét, phân tích cuộc điều chỉnh chính
sách của các nước lớn đối với khu vực CA-TBD nói chung, chủ yếu tập trung ở tại
khu vực Đông Á- TBD.
1.2 Môi TRƯỜNG AN NINH KHU VỰC CA-TBD THỜI KỲ CHIẾN
TRANH LẠNH:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi lịch sử Liên Xô và các đồng
minh phương Tây: Anh, Pháp, Mỹ, đã đưa đến những thay đổi hết sức sâu sắc trong
so sánh lực lượng và trong các mối quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới. Có
thể nêu tóm tắt những đặc điểm ấy có tác động đến chiến lược toàn cầu cũng như đối
vơi CA-TBD của các nước lớn, đặc biệt là của hai cường Xô-Mỹ.
- Đặc điểm quan trọng nhất là sự xuất hiện của hai phe (XHCN và TBCN), hai
siêu cường, của hai cực trên thế giới. Liên Xô chiến thắng trong chiến tranh, khôi
phục và từng bước phát triển kinh tế trong hồ bình, uy tín tăng lên nhanh chóng ở


châu âu cũng như trên thế giới. Các nước Đông âu được Hồng Qn Liên Xơ giải
phóng trở thành các nước dân chủ nhân dân, và từ năm 1948 lần lượt trở thành các
nước XHCN. CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, làm chỗ dựa quan trọng trong
phong trào giải phóng và độc lập dân tộc trước hết là châu Á rồi sau lan sang châu
Phi, châu Mỹ Latinh; đồng thời cũng là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh vì hồ bình,
dân chủ và tiến bộ xã hội của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ trong các
nước TBCN.

Trong hệ thống các nước tư bản cũng đã diễn ra những biến đổi sâu sắc, so sánh
lực lượng giữa các nước TBCN theo hướng có lợi cho mỹ. Ba đối thủ hùng mạnh
nhất của Mỹ trước đây là Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại hoàn toàn trong chiến tranh và
bị kiệt quệ về kinh tế. Anh, Pháp tuy là đồng minh của Mỹ, cũng là nước thắng trận
nhưng bị thiệt hại nặng nề, suy yếu nghiêm trọng, phụ thuộc vào Mỹ và buộc phải
chịu sự lãnh đạo, khống chế của Oa sinh Tơn. Mỹ ra khỏi chiến tranh, phát triển
nhanh chóng, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trong thế giới TBCN. Về kinh tế,
sau chiến tranh Mỹ chiếm gần một nửa sản lượng công nghiệp trong thế giới tư bản
và 70% dự trữ vang của thế giới. Về quân sự, Mỹ nắm độc quyền vũ khí ngun tử,
lực lượng hải qn, khơng qn đều đứng đầu thế giới. Về chính trị, Mỹ nhanh chóng
thay chân các đế quốc khác đang suy yếu, mở rộng phạm vi ảnh hưởng sự thống trị
thực dân kiểu mới ra nhiều khu vực, trở thành thế lực đế quốc đầu sỏ hùng mạnh nhất


thế giới. Những nhân tố này kích thích mạnh mẽ tham vọng bá chủ tồn cầu (trong đó
có khu vực CA-TBD ) của Mỹ.
- Phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện ngay trong lòng chiến tranh thế giới
thứ hai. Sau khi chiến tranh kết thúc phong trào này đã phát triển thành cao trào giải
phóng dân tộc, dẫn đầu là các nước châu Á, tạo thành một mũi tiến công, một thách
thức nghiêm trọng đối với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc; đặc biệt là đối với
Mỹ, kẻ đang có tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật trên thế giới sau chiến tranh đã phát triển
mạnh mẽ biến khoa học kỹ thuật thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy nền kinh
tế các nước công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng. Từ đó có tác động sâu
sắc đến so sánh lực lượng giữa các nước trên thế giới.
Tóm lại, những nhân tố mới xuất hiện trong tình hình quốc tế sau chiến tranh đã
tạo ra những xu thế mới , khả năng và triển vọng mới có lợi cho hồ bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới, thách thức to
lớn. Tất cả tình hình đó tác động đến việc xem xét, tính tốn, xác định chính sách của
các nước lớn trên phạm vi thế giới và khu vực.

Ở khu vực CA-TBD có mặt tất cả các nước lớn trên thế giới, bởi lẽ CA-TBD có vị
trí chiến lược rất quan trọng. Nơi có tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú bậc
nhất, có nền kinh tế và thị trường khổng lồ, có sức nặng to lớn trong nền chính trị và


an ninh trên thế giới, đang dẫn đầu cuộc chạy đua qui mơ tồn cầu bước vào thế kỷ
21. Chính vì vậy, những chính sách của họ đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống
quốc tế trong khu vực. Từ sau chiến tranh thế giới II, CA-TBD là khu vực quan trọng
chỉ đứng sau châu Âu. Hiện nay và trong thế kỷ 21, vị trí đó ngày càng được nâng lên
trở thành khu vực quan trọng hàng đầu trên thế giới. Chúng ta hãy xem xét mối tương
quan lực lượng giữa các nước lớn với nhau và mối quan hệ của họ đối với khu vực
này qua các giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới đến khi Liên Xô và Đông Âu tan rã,
chiến tranh lạnh kết thúc:
* Giai đoạn từ 1945-1960:
Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Tổng thống Mỹ H. Truman đã nói: “Kiên trì
khống chế hồn tồn Nhật Bản và Thái Bình Dương là phương châm cơ bản của Mỹ,
biến Thái Bình Dương thành cái ao bên trong của Mỹ” [9 – Tr.242]. Một thời gian
không lâu sau chiến tranh, ảnh hưởng của Liên Xô không ngừng mở rộng. Liên Xô đã
trực tiếp hỗ trợ cho phong trào cách mạng và giải phóng dân tộc phát triển như vũ
bão. Cách mạng Trung Quốc liên tiếp giành thắng lợi…đã trực tiếp ảnh hưởng đến
lợi ích chính trị của Mỹ ở châu Á, làm cho đế quốc Mỹ rất lo ngại. Để ngăn chặn
“dòng thác đỏ”, năm 1946, Hội nghị tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã định ra kế
hoạch quân sự đưa “biên giới” về phía Tây nước Mỹ. Quyết định xây dựng chung
quanh đảo Guam phịng tuyến ngoại vi Thái Bình Dương của nước Mỹ, cùng với


quần đảo Ryu-kyu của Nhật và Philippin hình thành tuyến phịng thủ phía trước của
Mỹ ở khu vực CA-TBD.
Năm 1947, Chủ tịch Hội đồng chính sách của chính phủ Mỹ Gioocgiơ Kennan đề
xướng chiến lược toàn cầu “ngăn chặn” (Containment Strategy) nhằm “kiên quyết

chống trả ở bất kỳ nơi nào Liên Xơ có thể đe doạ lợi ích của các nước phương Tây”
[12 – tr.243]. Tổng thống Truman là người đã phát động cuộc chiến tranh lạnh với
việc thực hiện chiến lược tồn cầu “ngăn chặn Liên Xơ, ngăn chặn CNCS” (gọi tắt là
chiến lược “ngăn chặn”).
Để thực hiện kế hoạch trên đây, về kinh tế Mỹ bắt đầu giúp đỡ Nhật Bản và viện
trợ kinh tế cho hàng loạt nước và khu vực như Nam Triều Tiên, Đài Loan,
Philippin… Về quân sự: Mỹ tăng cường khống chế khu vực này, Mỹ đã xây dựng
trên 100 căn cứ quân sự trên các đảo có tính chiến lược trên Thái Bình Dương, trên
đất Nhật Bản, Nam Triều Tiên và triển khai hàng vạn qn nhằm vây chặt CNXH ở
phía Đơng. Hạm đội 7 của Mỹ đã tiến vào Nhật Bản, chiếm giữ các quần đảo Ryukyu của nước này, cùng với các quần đảo Mariana, Macsan và nhiều quần đảo rải rác
ở Nam Thái Bình Dương. Đồng thời, Mỹ cịn ký kết các Hiệp định liên minh quân sự
và tiến hành xây dựng căn cứ quân sự, viện trợ quân sự, tổ chức phòng thủ chung với
Nhật Bản, Philippin, Nam Triều Tiên, Ô-xtrây-li-a…


- Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công. Để đối phó với “làn sóng đỏ” lan
tràn khắp châu Á, Mỹ gấp rút bắt tay xây dựng căn cứ quân sự bao quanh Trung
Quốc, như ở Đài Loan, Thái Lan, Pakistan… Mỹ còn xây dựng 195 căn cứ quân sự
và cơ sở chủ yếu ở khu vực CA-TBD, chiếm 42,7% tổng số căn cứ quân sự và cơ sở
chủ yếu ở nước ngoài của Mỹ. Những căn cứ quân sự này đã hình thành hai vành đai
chiến lược: vành đai thứ nhất từ Ha-oai, Nhật Bản, Nam Triều Tiên đến một số đảo
quan trọng Nam Thái Bình Dương nối liền với vành đai thứ hai ở ấn Độ Dương kéo
dài từ Điego Gácxia, sang Đơng Phi đến Vịnh Péc-xích và Trung Đông. Lá cờ nhiều
sao bay phấp phới khắp nơi, phạm vi của Mỹ gần như mở rộng khắp CA-TBD.
- Năm 1949 và 1953, Liên Xô lần lượt thử thành cơng bom ngun tử và bom
khinh khí, phá thế độc quyền bom hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiêm Mỹ vẫn chiếm ưu thế
tuyệt đối về số lượng vũ khí nguyên tử và phương tiện ném bom. Tình hình đó đã
buộc chính phủ Ai-xen-hao điều chỉnh chiến lược “trả đũa ồ ạt” sử dụng cả vũ khí hạt
nhân và vũ khí thông thường, đẩy cuộc đối đầu lên mức cao. Ra sức mở rộng căn cứ
quân sự ở nước ngoài. Xây dựng thêm căn cứ ném bom chiến lược ở Nhật Bản,

Okinaoa, Guam; căn cứ tên lửa tầm trung ở Nam Triều Tiên, Okinaoa, Đài Loan, bao
vây các nước XHCN châu Á.
Để thực hiện chiến lược quân sự mới đó, đầu thập kỷ 50, Mỹ lần lượt ký với các
nước đồng minh của họ ở khu vực CA-TBD một số Hiệp ước có tính chất liên minh
qn sự. Năm 1950, ở Đông Bắc Á, Oa-sinh-tơn đã lao vào cuộc chiến tranh Triều


Tiên gây ra cuộc đối đầu vũ trang lớn nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ
hai. Ngày 3-7, Liên hợp quốc do Mỹ thao túng thông qua Nghị quyết thành lập “Đội
quân Liên hợp quốc” do Mỹ chỉ huy, bao gồm 15 nước. Sau 3 năm 32 ngày đánh
nhau, hàng triệu quân Liên hợp quốc, trong đó có hàng vạn quân Mỹ bị thiệt mạng.
Những thiệt hại to lớn của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953 và
tiếp ngay sau đó là thất bại hoàn toàn của thực dân xâm lược Pháp trên chiến trường
Đơng Dương có sự giúp đỡ của Mỹ đã đưa đến hệ quả là:
+ Làm suy yếu địa vị bá chủ của Mỹ mà Mỹ muốn thiết lập ở CA-TBD và trên thế
giới.
+ Mở đầu thời kỳ sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ.
+ Cổ vũ tinh thần dũng cảm đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Á và thế
giới. Phong trào giải phóng dân tộc từ châu Á đã bắt đầu phát triển sang cả châu Phi
va Mỹ Latinh.
* Giai đoạn 1960-1975:
Phát động của chiến tranh cục bộ ở Việt Nam và thất bại lịch sử của Mỹ ở Việt
Nam khiến cho chiến lược của Hoa Kỳ bị rối loạn:
Khi còn là thượng nghị sĩ, G. Kennơđi đã đánh giá Việt Nam là hòn đá tảng, là
chiếc cầu vòm và là nơi xung yếu trên con đê của “thế giới tự do” ở Đông Nam Á.
Tháng 1-1961 G. Kennơđi lên làm tổng thống đã vạch ra chiến lược “phản ứng linh


hoạt” với 3 loại hình chiến tranh: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến
tranh hạt nhân. Oa-sinh-tơn thực hiện leo thang từng bước trong cuộc chiến tranh

Việt Nam nhằm đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta ở
miền Nam Việt Nam, từ đó răn đe phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thế
giới; mặt khác chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, tranh giành phạm vi thế lực với
Liên Xô ở trong khu vực. Để thực hiện âm mưu đó, G. Kennơđi đã phát động “cuộc
chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam bằng việc đưa quân Mỹ vào chỉ huy, bỏ
tiền và cung cấp vũ khí xây dựng quân nguỵ ở Nam Việt Nam làm lực lượng chủ yếu
để tiến hành cuộc chiến tranh. Nhưng lực lượng Mỹ-nguỵ ngày càng thất bại. Năm
1963, Ngơ Đình Diệm bị lật đổ, tình hình chính trị ở Nam Việt Nam mất ổn định,
cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam bị thất bại. Để cứu vãn tình thế và
hòng dập tắt ngọn lửa chống Mỹ của nhân dân miền Nam Việt Nam, tháng 8/1964,
hạm đội Mỹ công khai xâm phạm Vịnh Bắc Bộ, khiêu khích nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam để tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ.
Đến năm 1969, lực lượng quân đội Mỹ ở khu vực châu Á đã lên đến 90 vạn người,
gấp 4 lần quân đóng ở châu Âu, trong đó quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam có đến trên
50 vạn người, với hơn 230 căn cứ quân sự ở châu Á, chi phí quân sự lên đến 81,2 tỉ
USD chiếm hơn 40% toàn bộ ngân sách. Trong khi Mỹ sa lầy ở Việt Nam, Liên Xơ
đã phát triển nhanh chóng, trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới cả về quân sự,


chính trị và kinh tế. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao. Chiến lược
toàn cầu của Mỹ rơi vào thế bị động.
Từ sau thập kỷ 60, vị trí của Mỹ trong thế giới tư bản giảm sút rõ rệt, mâu thuẫn
chính trị trong nước gay gắt thêm. Xuất hiện rối ren về chính trị, khủng hoảng về kinh
tế –xã hội chưa từng có.
Năm 1969, khi Nichxơn lên làm tổng thống, tình hình trong nước là thâm hụt ngân
sách tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp lên cao, lạm phát căng thẳng, mâu thuẫn xã hội găy
gắt. Đầu thập kỷ 70, lực lượng quân sự Liên Xô lớn mạnh nhanh chóng, tạo nên thế
cân bằng chiến lược trên thế giới giữa Liên Xô và Mỹ. Cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh. Tiếp sau thất bại cuả chiến lược chiến tranh
cục bộ, Mỹ lại thất bại trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mỹ phải

ký kết với Việt Nam Hiệp định đình chiến Pari (1-1973). Tuy nhiên Oa-Sinh-Tơn vẫn
tiếp tục giúp đỡ nguỵ quân ở Việt Nam tiến hành những cuộc phản kích tuyệt vọng ở
miền Nam Việt Nam. Với quyết tâm cao độ, mùa xuân 1975, nhân dân Việt Nam đã
giành thắng lợi hồn tồn. Tháng 12 năm đó, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
cũng đã tuyên bố thành lập, buộc Mỹ phải rút cánh tay đương đầy thương tích ra khỏi
Đơng Dương.
Lúc này, chiến lược tồn cầu của Mỹ đã lún sâu vào thế bị động. Đến khi Rigân
lên nắm quyền, thực hiện chính sách tăng cường đầu tư cho quân sự, đưa ra chiến


lược “đối đầu trực tiếp” thay thế cho chiến lược “ngăn đe thực tế” của R.Nic xơn đã
bị khủng hoảng, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang qui mô lớn chưa từng có và đầy tốn
kém. Cuộc chạy đua vũ trang này góp phần làm cho Liên Xơ suy yếu trầm trọng và đi
đến tan vỡ.
Trong khoảng thời gian này, Liên Xơ phải chi phí lớn cho cuộc chạy đua vũ trang
với Mỹ. Trung Quốc bị rối ren vì cuộc cách mạng văn hố, kinh tế sa sút. Trong lúc
đó, Nhật Bản thu rất nhiều lợi nhuận nhờ làm hậu cần cho 2 cuộc chiến tranh Triều
Tiên và Việt Nam, xây dựng phát triển kinh tế “cái ô” bảo hộ của Mỹ. Nếu đến năm
1955, Nhật Bản khôi phục kinh tế đạt mức trước chiến tranh, tổng giá trị thu nhập
quốc dân đạt hơn 24 tỉ USD, thì từ năm 1961-1970, tốc độ tăng trưởng đã liên tục đạt
11%. Năm 1961, giá trị tổng sản phẩm vượt qua 50 tỉ đô la, 5 năm sau 1966) lại vượt
gấp đôi (hơn 100 tỉ), năm 1970 lại vượt quá 200 tỉ USD. Chiến tranh Việt Nam đã
gây khó khăn cho kinh tế Mỹ(1973-1975: kinh tế Mỹ bị khủng hoảng trầm trọng nhất
sau chiến tranh). Nhật Bản vội vàng nắm lấy cơ hội, ra sức xâm nhập thị trường Mỹ,
thông qua việc mở rộng xuất nhập khẩu mà thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển
mạnh mẽ. Năm 1975, tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản đã vượt qua con số 500 tỉ
USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo dài liên tục. Có thể nói đây là kì tích chưa
từng có trong lịch sử phát triển của Nhật Bản.
Trong giai đoạn này, ở khu vực CA-TBD, theo tôi, đã nổi bật một số đặc điểm sau:



- Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh mẽ đi đến
thắng lợi hoàn toàn. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã trở thành tiêu điểm của cuộc
chiến tranh mà nhân dân các dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy.
Hai nước Liên Xơ, Trung Quốc tuy có mâu thuẫn với nhau, vẫn ủng hộ sự nghịêp
chính nghĩa của Việt Nam, góp phần tạo thành mặt trận chống Mỹ rộng lớn của các
lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới, càng cổ vũ mạnh mẽ sự nghiệp cách mạng Việt
Nam nhanh chóng giành thắng lợi.
- Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, mất uy tín trên trường quốc tế,
trong nước xuất hiện hàng loạt mâu thuẫn, kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Nhật Bản lợi dụng tình hình thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhiều nước châu Á
đã tranh thủ thời cơ tìm con đường xây dựng và phát triển kinh tế, nên đã bước những
bước tiếp dài đầy triển vọng.
Đây là giai đoạn nhiều nước châu Á phát triển tốt nhất từ trước đến nay, tạo điều
kiện thuận lợi cho giai đoạn phát triển tiếp theo, lôi cuốn các nước khác tham gia vào
giai đoạn “châu Á cất cánh”.
* Giai đoạn 1975-1985:
Trong thời kỳ này, tương quan lực lượng ở khu vực CA-TBD có mấy đặc điểm nổi
bật sau đây:


×