Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐỒ ÁN TẤM COMPOSITE ÁP ĐIỆN CĐT BKHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BỘ MÔN CƠ HỌC VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU
------

ĐỒ ÁN:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Mô hình hóa, mô phỏng ứng xử cơ học
của kết cấu tấm composite
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Việt Hùng
Mã số sinh viên:
Lớp

20131903
: KT-CĐT 2-K58
Hà Nội, 05/2016


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ……………………………………...………..5
Đặt vấn đề .................................................................................................... 5
Nội dung đề tài ............................................................................................ 7

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG……………………………………8
Giới thiệu về vật liệu composite .......................................................... 8
1. Khái niệm chung............................................................................. 8
2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 8
3. Thành phần cấu tạo ........................................................................ 9


CHƯƠNG II: PHẦN MỀM ANSYS...…………………………………12
Giới thiệu chung ................................................................................. 12

CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG ỨNG XỬ TĨNH VÀ DAO ĐỘNG CỦA TẤM
COMPOSITE………….…………………………………….………….21
I.

Dựng mô hình tính toán và nhập thông số vật liệu………………….21

II. Dùng mã Log…………………………………………………………29
II. Tính toán ứng xử tĩnh của tấm composite3Error! Bookmark not defined.
IV. Tính toán dao động của tấm composite………………………… ….49
CHƯƠNG IV: KHẢO SÁT VỀ SỰ THAY ĐỔI SỐ LỚP DẪN ĐẾN THAY ĐỔI
VỀ ỨNG XỬ TĨNH VÀ ỨNG XỬ ĐỘNG
I. Nội dung khảo sát………………………………………………….
II. Phương pháp khảo sát………………………………………………..

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 2


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
III. Khảo sát 8 trường hợp………………………………………………….
IV. Nhận xét đáng giá về sự ảnh hưởng của số lớp đến kết quả tính toán…………

KẾT LUẬN…………………………………………………………….83
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..…62

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường


Trang 3


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Viện Cơ khí
Bộ môn Cơ học Vật liệu
và Kết cấu

Nhận xét
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
- Điểm đánh giá của GVHD: ……..

Chữ ký của giáo viên hướng dẫn


- Điểm đánh giá của hội đồng bảo về: ……..

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 4


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Đặt vấn đề
Vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hiện tại nhờ
chúng có nhiều tính chất ưu việt và trở thành vật liệu không thể thiếu trong các
ngành công nghiệp mũi nhọn như máy bay, tàu thủy, hang không vũ trụ, chế tạo vũ
khí, xây dựng…
Cơ tính của vật liệu composite phụ thuộc vào cơ tính của các vật liệu thành
phần, luật phân bố hình học của vật liệu cốt, tác dụng tương hỗ của các vật liệu
thành phần, công nghệ chế tạo vật liệu composite,… Trong trường hợp tấm
composite cốt sợi thì phương của sợi quyết định tính dị hướng của vật liệu. Có nghĩa
là ta có thể điều khiển được tính dị hướng hướng của vật liệu và ta có thể chọn
những phương án công nghệ phù hợp với tính chất mong muốn.
Tính cấp thiết và hấp dẫn của vấn đề nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm
các loại vật liệu và kết cấu tấm composite đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế
giới cũng như trong nước quan tâm và đã tạo ra một lĩnh vực nghiên cứu mới trong
cơ học, đó là Cơ học Vật liệu và Kết cấu Composite.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay vật liệu composite là một trong những loại
vật liệu mới đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của nhiều ngành và có khả năng từng
bước thay thế một số loại vật liệu truyền thống khác nhờ vào tính ưu việt của nó.
Các loại kết cấu mỏng, điển hình là các loại kết cấu dạng tấm composite là đối tượng

cần được nghiêm cứu để bổ xung lý thuyết tính toán.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về vật liệu compopsite, về tấm composite lớp để từ
đó xây dựng thuật toán và chương trình tính cho phép mô phỏng ứng xử tĩnh và dao
động của tấm composite. Trên cơ sở sự trợ giúp cảu phần mềm ANSYS, em đã hoàn
thành Đồ án “Thiết kế hệ thóng Cơ Điện tử”, nội dung nghiên cứu “Điều khiển kết cấu
tấm composite ”.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 5


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Đồ án đã nghiên cứu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau tới ứng xử tĩnh
và dao động của tấm composite:
-Ứng xử tĩnh: xác định độ võng lớn nhất, vẽ biểu đồ độ võng qua các mặt
cắt điển hình, khảo sát sự ảnh hưởng của tie lệ a/b và góc sợi đến độ võng của tấm
composite.
-Ứng xử động: xác định các tần số riêng, dao động riêng cơ bản khảo sát
sự ảnh hưởng của tie lệ a/b và góc sợi đến các tần số riêng, dao động riêng của tấm
composite.
Sau một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu với nỗ lực của bản thân cùng với sự
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường_ Bộ môn
Cơ học Vật liệu và Kết cấu đồ án đã được hoàn thành. Tuy vậy, do thời gian và vốn
kiến thức còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo
và góp ý sâu sắc của các Thầy, Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Hà nội, ngày 01 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Việt Hùng

Lớp KT-Cơ Điện tử 2-K58

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 6


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Nội dung đồ án
Đồ án được chia thành các chương sau:

Chương 1: Khái niệm chung về vật liệu composite
Tìm hiểu về khái niệm, lịch sử hình thành và thành phần cấu tạo nên vật liệu
composite. Ứng dụng của composite trong thực tế ngày nay. Tầm quan trọng của việc
nghiên cứu vật liệu composite.

Chương 2: Tìm hiểu phần mềm Ansys
Nội dung của chương này đi sâu tìm hiểu về phần mềm Ansys, những ứng dụng
của phần mềm trong các lĩnh vực công nghiệp. Thực hiện phân tích, tính toán các cấu
trúc, cấu kiện, các chi tiết máy bằng phần mềm Ansys.

Chương 3: Mô hình hóa, mô phỏng ứng xử tĩnh và dao động của tấm composite áp
điện trên phần mềm ANSYS với các thông số cho trước. Trong khi làm có sử dụng
phương pháp thay đổi mã Log trong Ansys để công việc trở nên dễ dàng hơn.

Chương 4: Khảo sát sự thay đổi của độ võng và tần số dao động riêng khi số lớp vật
liệu thay đồi và rút ra kết luận.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường


Trang 7


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM CHUNG
I.

Giới thiệu về vật liệu composite
1. Khái niệm vật liệu composite
Compsite là vật liệu được tổng hợp nên từ hai hay nhiều loại vật liệu khác

nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so với các vật
liệu ban đầu. Vật liệu composite bao gồm có vật liệu nền và cốt. Vật liệu nền đảm
bảo việc liên kết các cốt lại với nhau, tạo cho vật liệu gồm nhiều thành phần có tính
nguyên khối, liên tục, đảm bảo cho composite độ bền nhiệt, bền hoá và khả năng
chịu đựng khi vật liệu có khuyết tật.

Vật liệu nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc
các bon. Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học
cao. Các cốt của composite có thể là các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thuỷ
tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi các bon,…Về mặt đặt bài toán của cơ
học, người ta còn định nghĩa vật liệu composite là vật liệu mà tính chất của nó phụ
thuộc vào toạ độ.
2. Lịch sử hình thành
Những vật liệu compozit đơn giản đã có từ rất xa xưa. Khoảng 5000 năm
trước công nguyên con người đã biết trộn những viên đá nhỏ vào đất trước khi làm
gạch để tránh bị cong vênh khi phơi nắng, điển hình về compozit chính là hợp chất

được dùng để ướp xác của người Ai Cập.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 8


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Chính thiên nhiên đã tạo ra cấu trúc composite trước tiên, đó là thân cây gỗ, có
cấu trúc composite, gồm nhiều sợi xenlulo dài được kết nối với nhau bằng licnin.
Kết quả của sự liên kết hài hoà ấy là thân cây vừa bền và dẻo - một cấu trúc
composite lý tưởng.
Người Hy Lạp cổ cũng đã biết lấy mật ong trộn với đất, đá, cát sỏi làm vật liệu
xây dựng; và ở Việt Nam, ngày xưa truyền lại cách làm nhà bằng bùn trộn với rơm
băm nhỏ để trát vách nhà, khi khô tạo ra lớp vật liệu cứng, mát về mùa hè và ấm vào
mùa đông...
Mặc dù composite là vật liệu đã có từ lâu, nhưng ngành khoa học về vật liệu
composite chỉ mới hình thành gắn với sự xuất hiện trong công nghệ chế tạo tên lửa ở
Mỹ từ những năm 1950. Từ đó đến nay, khoa học công nghệ vật liệu composite đã
phát triển trên toàn thế giới và có khi thuật ngữ "vật liệu mới" đồng nghĩa với "vật
liệu composite".
3. Thành phần và cấu tạo
Nhìn chung, mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn được
phân bố trong một pha liên tục duy nhất. (Pha là một loại vật liệu thành phần nằm
trong cấu trúc của vật liệu composite.) Pha liên tục gọi là vật liệu nền (matrix),
thường làm nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn được gọi là cốt
hay vật liệu tăng cường (reinforcement) được trộn vào pha nền làm tăng cơ tính, tính
kết dính, chống mòn, chống xước...
Thành phần cốt: Nhóm sợi khoáng chất: sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi gốm;
nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol, sợi Apyeil.
Các nhóm sợi khác ít phổ biến hơn: sợi gốc thực vật (gỗ, xenlulô): giấy, sợi đay, sợi

gai, sợi dứa, sơ dừa,...; sợi gốc khoáng chất: sợi Amiăng, sợi Silic,...; sợi nhựa tổng
hợp: sợi polyeste (tergal, dacron, térylène,..), sợi polyamit,...; sợi kim loại: thép,
đồng, nhôm,...

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 9


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Vật liệu nền: Chất liệu nền polyme nhiệt rắn, chất liệu nền polyme nhiệt dẻo,
chất liệu nền cacbon, chất liệu nền kim loại.
Nhựa polyeste và nhóm nhựa cô đặc như: nhựa phenol, nhựa furan, nhựa amin,
nhựa epoxy. Nhựa epoxy được sử dụng nhiều (sau polyeste không no) trong công
nghiệp composite. Do những đặc tính cơ học cao của nhựa epoxy, người ta sử dụng
nó để tạo ra các composite có độ bền cao dùng cho ngành chế tạo máy bay, tàu vũ
trụ, tên lửa v.v... Nhựa epoxy có những đặc tính cơ học như kéo, nén, uốn, va đập và
từ biến... hơn polyeste.
Chất liệu nền polyme nhiệt dẻo: Nền của vật liệu là nhựa nhiệt dẻo như: PVC,
nhựa polyetylen, nhựa polypropylen, nhựa polyamit,...
Chất liệu nền kim loại: Vật liệu compozit nền kim loại có modun đàn hồi rất cao
có thể lên tới 110 GPa. Do đó đòi hỏi chất gia cường cũng có modun cao. Các kim
loại được sử dụng nhiều là: nhôm, niken, đồng.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 10


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

CHƯƠNG II
PHẦN MỀM ANSYS
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các công cụ toán cùng với sự
phát triển của máy tính điện tử, đã thiết lập và dần dần hoàn thiện các phần mềm công
nghiệp, sử dụng để giải các bài toán cơ học vật rắn, cơ học thủy khí, các bài toán động,
bài toán tường minh và không tường minh, các bài toán tuyến tính và phi tuyến, các
bài toán về trường điện từ, bài toán tướng tác đa trường vật lý.

Hình 30. Phần mềm Ansys
ANSYS là một phần mềm mạnh được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên thế
giới, có thể đáp ứng các yêu cầu nói trên của cơ học. trong tính toán thiết kế cơ khí,
phần mềm ANSYS có thể liên kết với các phần mềm thiết kế mô hình hình học 2D và
3D đẻ phân tích trường ứng suất, biến dạng, trường nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, có thể
xác định được độ mòn, mỏi và phá hủy của chi tiết. Nhờ việc xác định đó, có thể tìm
các thông số tối ưu cho công nghệ chế tạo. ANSYS còn cung cấp phương pháp giải
bài các bài toán cơ với nhiều hình dạng mô hình vật liệu khác nhau: đàn hồi tuyến
GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 11


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
tính, đàn hồi phi tuyến, đàn dẻo, đàn nhớt, dẻo, dẻo nhớt, chảy dẻo, vật liệu siêu đàn
hồi, siêu dẻo, các chất lỏng và chất khí…
ANSYS (Analysis Systems) là một gói phần mềm phân tích phần tử hữu hạn
(Finite Element Analysis, FEA) hoàn chỉnh dùng để mô phỏng, tính toán thiết kế công
nghiệp, đã và đang được sử dụng trên thế giới trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật: kết
cấu, nhiệt, dòng chảy, điện, điện từ, tương tác giữa các môi trường, giữa các hệ vật lý.
Trong hệ thống tính toán đa năng của ANSYS, bài toán cơ kỹ thuật được giải
quyết bằng phương pháp phần tử hữu hạn lấy chuyển vị làm gốc.

Cấu trúc cơ bản một bài toán trong ANSYS, gồm 3 phần chính: tạo mô hình tính
(preprocessor), tính toán (solution) và xử lý kết quả (postprocessor). Ngoài 3 bước
chính trên, quá trình phân tích bài toán trong ANSYS còn phải kể đến quá trình chuẩn
bị (preferences) chính là quá trình định hướng cho bài tính. Trong quá trình này cần
định hướng xem bài toán ta sắp giải dùng kiểu phân tích nào (kết cấu, nhiệt hay điện
từ…), mô hình bài toán như thế nào (đối xứng trục hay đối xứng quay, mô hình 3
chiều đầy đủ…), dùng kiểu phần tử nào (Beam, Shell, Struss,…).
Hiểu được các bước phân tích này trong ANSYS sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc
giải bài toán của mình. Vấn đề đặt ra là làm sao để thể hiện được những ý tưởng này
trong ANSYS. ANSYS cung cấp 2 cách để giao tiếp với người dùng (Graphic User
Interface, GUI): công cụ trực quan dùng menu với các thao tác click chuột hoặc viết
mã lệnh trong một file văn bản rồi đọc vào từ File/Read input from (ta cũng có thể kết
hợp hai phương pháp trên một cách linh hoạt sao cho bài toán được thực hiện một
cách hiệu quả nhất).

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 12


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

CHƯƠNG III:
MÔ PHỎNG ỨNG XỬ TĨNH VÀ DAO ĐỘNG CỦA TẤM
COMPOSITE
Số liệu cho trước:

Tấm Composite:
- Số lớp: 8 ( 8); Kích thước: b = 0.2 (m); a/b = 2
- Điều kiện biên:

Ngàm cạnh I, Ngàm cạnh III
- Thông số vật liệu và cấu hình lớp:
Lớp
1
2
3
Chiều dày
1
1
1
(mm)
Góc sợi (o)
0/0
15
30
Khối lượng
riêng (kg/m3)
1600

4

5

6

7

8

1


1

1

1

1

45

60

75

90

15

E1
E2
E3
G23
G13
12 23 13 G12
(GPa) (GPa) (GPa)
(GPa) (GPa) (GPa)
100e9 5e9
5e9 0.3 0.3 0.3 5e9
5e9

5e9

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 13


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
I. Dựng mô hình tính toán, nhập thông số vật liệu
Bước 1. Khởi động ANSYS 12.1
Bước 2. Khai báo phần từ
Main Menu  Preference  Preprocessor  Element Type 
Add/Edit/Delete  chọn Add  chọn kiểu phần tử Shell 99  Oke  Close

Bước 3. Nhập các thuộc tính vật liệu
Main Menu  Preference  Preprocessor  Material Props  Material
Models
Trong phần Structural  Linear  Elastic  Orthotro để nhập thuộc
tính vật liệu

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 14


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Nhập xong nhấn Ok

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường


Trang 15


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Trong phần Density DENS nhập 1600 để đưa vào khối lượng riêng  OK

 Nhập xong thoát phần nhập thuộc tính vật liệu.
Bước 4. Khai báo các hằng số đặc trương chính là cấu hình lớp của tấm
composite
Main Menu  Preference  Preprocessor  Real Constants 
Add/Edit/Delete  chọn Add  OK  Nhập 1  OK
Trong phần “Number of layers (250 max) NL” nhập 8 để nhập số lớp là
8  OK

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 16


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Nhập các thông số Góc Sợi và Chiều dày Lớp

Nhập xong nhấn OK  Close.
Bước 5. Dựng mô hình hình học
Main Menu  Preference  Preprocessor  Modeling  Creat  Areas 
Rectangle  By Dimensions
(Dựng tấm hình chữ nhật có kích thước 0.2*0.4, tức là tỉ số a/b=2)

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường


Trang 17


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Bước 6. Chia lưới
Main Menu  Preference  Preprocessor  Meshing  Mesh Tool 
Global  Set

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 18


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Nhập giá trị 0.005 vào ô SIZE Element edge division OK

Chọn Mesh  chọn cả tấm để chia lưới
Lý do chọn kích thước lưới là 0.005 sẽ được trình bày ở phần sau
Bước 7. Đặt điều kiện biên
Ngàm 2 đầu
Main Menu  Preference  Solution  Define Loads  Apply 
Structural  Displancement On Lines
Click chọn cạnh bên I  Ok  chọn All DOF (ngàm)  OK

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 19



ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Click chọn cạnh bên III  Ok  chọn All DOF (ngàm)  OK

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 20


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Bước 8. Lưu File
File Save as  gõ tên file là “Composite.db”

Đến đây ta đã thực hiện xong phần xây dựng mô hình tấm Composite. Tiếp
đến sẽ dung Mô hình này để tính toán ứng xử tĩnh và dao động.

II. Dùng mã Log
Vì yêu cầu bài toán có thêm phần khảo sát phần ứng xử tĩnh và ứng xử động
theo các tỉ lệ a/b khác nhau, nên ta sẽ dùng mã Log để thay đổi ngay trên mã Log
các thông số a/b cũng như các thông số khác, tránh việc với mỗi trường hợp lại phải
xây dựng lại mô hình từ đầu.
Lấy mã Log
FlieList  Log file

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 21


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ


Chép sang một file dạng text khác ta được đoạn log có dạng
/COM,ANSYS RELEASE 12.1 UP20091102

21:29:40 05/12/2016

/input,menust,tmp,'',,,,,,,,,,,,,,,,1
/GRA,POWER
/GST,ON
/PLO,INFO,3
/GRO,CURL,ON
/CPLANE,1
/REPLOT,RESIZE
WPSTYLE,,,,,,,,0
/PREP7
!*
ET,1,SHELL99

!chon phan tu SHELL99

!*

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 22


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
!*
MPTEMP,,,,,,,,

MPTEMP,1,0
MPDATA,EX,1,,100e9

!modul dan hoi theo phuong X,Y,Z: 100e3, 5e3,5e3

MPDATA,EY,1,,5e9
MPDATA,EZ,1,,5e9
MPDATA,PRXY,1,,0.3

!he so paston

MPDATA,PRYZ,1,,0.3
MPDATA,PRXZ,1,,0.3
MPDATA,GXY,1,,5e9
MPDATA,GYZ,1,,5e9
MPDATA,GXZ,1,,5e9
MPTEMP,,,,,,,,
MPTEMP,1,0
MPDATA,DENS,1,,1600

!Khoi luong rieng 1600N/m2

/REPLOT,RESIZE
/REPLOT,RESIZE
/REPLOT,RESIZE
/REPLOT,RESIZE
*SET,_RC_SET,1,
R,1
!*
RMODIF,1,1,8,0,0,0,0,0


!chon 8 lop Composite

!*
RMODIF,1,13,1,0,0.001,1,15,0.001,

!goc soi va be day soi

RMODIF,1,19,1,30,0.001,1,45,0.001,
RMODIF,1,25,1,60,0.001,1,75,0.001,
RMODIF,1,31,1,90,0.001,1,15,0.001,
!*

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 23


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
!*
RECTNG,0,0.4,0,0.2,

!dung tamhinh chu nhat 0.4*0.2

!*
ESIZE,0.005,0,
MSHAPE,0,2D
MSHKEY,0
!*
CM,_Y,AREA

ASEL, , , ,

1

CM,_Y1,AREA
CHKMSH,'AREA'
CMSEL,S,_Y
!*
AMESH,_Y1
!*
CMDELE,_Y
CMDELE,_Y1
CMDELE,_Y2
!*
/UI,MESH,OFF
/REPLOT,RESIZE
FINISH
/SOL
FLST,2,1,4,ORDE,1

!ngam canh I

FITEM,2,4
!*
/GO
DL,P51X, ,ALL,

!ngam canh III

FLST,2,1,4,ORDE,1


GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 24


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
FITEM,2,2
!*
/GO
DL,P51X, ,ALL,

DL,P51X, ,ALL,
SAVE,'Composite','','C:\Users\ADMIN\' !Luu file

Thay các thông số:
Chiều dài a

0.4

Chiểu rộng b

0.2

Môđul đàn hồi ex, ey,ez

100e9, 5e9, 5e9

Hệ số paston prxy,prxz,pryz


0.3

Khối lượng riêng density

1600

Thay các góc sợi và bề dày lớp tương

Gocsoi1=0, gocsoi2=15,

ứng

gocsoi3=30…..
thickness1=0.001, thickness2=0.001,…

Ta được đoạn mã log mới như sau
/COM,ANSYS RELEASE 12.1 UP20091102

21:29:40 05/12/2016

/input,menust,tmp,'',,,,,,,,,,,,,,,,1
/GRA,POWER
/GST,ON
/PLO,INFO,3
/GRO,CURL,ON

GVHD: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường

Trang 25



×