Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề cương ôn tập sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.81 KB, 2 trang )

Câu 1: Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
- Bề mặt TĐK rộng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa máu với không khí
- Bề mặt mỏng và ẩm ướt làm giúp O2 và CO2 dễ dàng khuyết tán qua
- Có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp làm vận chuyển khí
- Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
Câu 3: Chiều hướng tiến hóa trong hệ tuần hoàn ở động vật
- Không có HTH -> có HTH
- HTH hở -> HTH kín
- HTH đơn -> HTH kép
- Tim 3 ngăn, máu pha nhiều -> tim 3 ngăn có vách hút, máu pha ít -> tim 4 ngăn, máu sạch
- Máu lưu thông theo 1 chiều tuần hoàn -> máu lưu thông theo 2 chiều tuần hoàn
Câu 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp
I. Nhiệt độ:
- Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ ,vì hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học do các enzim xúc tác (
- Mối quan hệ giữa hô hấp và nhiệt độ:
+ Nhiệt độ tối thiểu: là nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu có biểu hiện hô hấp. Mỗi loài cây khác nhau có nhiệt độ
tối thiểu khác nhau (0 -100c)
+ Nhiệt độ tối ưu:nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất (30 -350c).
+ Nhiệt độ tối đa: nhiệt độ mà protein bị biến tính, cấu trúc chất nguyên sinh bị phá hủy, cây chết.
II. Hàm lượng nước:
- Vai trò:
+ Nước là dung môi, môi trường xảy ra các phản ứng sinh hóa.
+ Tham gia trực tiếp vào việc oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
- Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
- Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.
III. Ảnh hưởng của nồng độ O2 và CO2:
1. Nồng độ O2:
- Oxi tham gia trực tiếp vào oxi hóa chất hữu cơ trong hô hấp.
- Là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuổi truyền điện tử sau đó hình thành nước.
- Nồng độ O¬2 giảm dưới 10% hô hấp sẽ bị ảnh hưởng.
- Nồng độ O¬2 giảm dưới 5% cây sẽ chuyển sang hô hấp kỵ khí, rất bất lợi cho cây trồng


2. Nồng độ CO2:
- CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp.
- Các phản ứng giải phóng CO2 là phản ứng thuận nghịch.
- Khi nồng độ CO2 tăng cao làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch ức chế quá trình hô hấp.
3. Các biện pháp bảo quản:
- Bảo quản khô:
+ Bảo quản trong các kho lớn.
+ Dùng bảo quản lúa, ngô (ẩm độ 13 – 16%)
- Bảo quản lạnh:
+ Bảo quản trong kho lạnh, tủ lạnh.
+ Bảo quản rau quả tươi, thực phẩm.


- Bảo quản nồng độ CO2 cao:
+ Bảo quản trong kho kín, túi pôli êtylen.
+ Nồng độ CO2 phải thích hợp, không quá thấp hoặc quá cao.



×