Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ngệ thuật tả cảnh của nguyễn du trong đoạn trích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.26 KB, 4 trang )

Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày
xuân” (Trích Truyện Kiều)
Dàn Ý
A – Mở bài
- Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Giới thiệu đoạn trích và luận đề: một trong những phương diện đặc sắc của nghệ thuật
Truyện Kiều là dựa cảnh, tả tình. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy năng lực tả
cảnh vô cùng sống động của Nguyễn Du.
B – Thân bài
1. Định hướng:
a) Vị trí đoạn trích:
- “Cảnh ngày xuân” thuộc phần đầu Truyện Kiều miêu tả lễ hội vào tiết Thanh minh và
cuộc sống êm đềm, yên bình cùng với tuổi trẻ, niềm vui của chị em Kiều. đây là quảng
thời gian tươi đẹp trước khi sóng gió ập xuống cuộc đời Kiều.
b) Nhận xét chung về nghệ thuật tả cảnh trong đoạn trích :
- Đoạn thơ gồm 18 dòng lục bát kể lại một ngày xuân của chị em Kiều. Ngòi bút miêu tả

thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh mùa xuân tươi tắn, đầy cảm xúc,
không gian và thời gian cùng với tâm trạng con người hòa quyện. Bên cạnh đó không thể
không kể đến cảnh sinh hoạt lễ hội đầy màu sắc, hình ảnh được Nguyễn Du tái hiện năng
động vẻ đẹp văn hóa, phong tục truyền thống.
2. Phân tích nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong đoạn trích:
a) Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên:
- Trong văn chương trung đại thiên nhiên là một đối tượng thẩm mĩ đồng thời cũng là một

phương tiện cách thức để biểu đạt tâm tư tình cảm của con người. Bức tranh thiên nhiên
của Nguyễn Du không mang tính chất ước lệ như phần lớn cảnh thiên nhiên trong văn
học bấy giờ mà giàu tính hiện thực nên sống động.
- Mở đầu đoạn trích là cảnh ngày xuân được phác họa bằng những chi tiết hình ảnh chọn
lọc:
Mùa xuân con én đưa thoi


Thiều quang chính chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa


Hình ảnh nhân hóa “con én đưa thoi” vẽ ra một không gian sống động. Con
én là tín hiệu báo xuân về, hình ảnh đưa thoi gợi liên tưởng hình ảnh từng đàn
chim én chao liệng thoăn thoắt đem lại không khí tưng bừng. Mặt khác, động
thái này còn đem đến cảm nhận về bước đi hối hả của thời gian từ cách nói
“thời gian thấm thoát thoi đưa”.


Cách đếm thời gian càng tô thêm cảm giác mùa xuân đang chảy trôi, lúc này
là khi mùa xuân đẹp nhất, rạng rỡ nhất. Câu thơ đếm thời gian xong lại mở ra
một không gian tươi sáng rạng rỡ bởi ánh “thiều quang”.
• Cảnh được miêu tả từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, sắc xuân tập trung vào
hai gam màu xanh của cỏ non và màu trắng của hoa lê. Mượn tứ thơ cổ nhưng
Nguyễn Du đã có sự sáng tạo:


Thơ xưa: “Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
- Cũng những hình ảnh ấy nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Du đã trở nên tinh tế. Màu xanh

của cỏ tiếp nối màu xanh của trời mở ra một không gian bát ngát mênh mông tràn đầy
sức sống. Trong khi đó câu thơ xưa chỉ có màu xanh của trời. “Điểm” trên nền xanh ấy là
sắc “trắng” thanh khiết của hoa lê, Nguyễn Du đã tạo nên sự hòa sắc đầy thú vị đem đến
cho ta một bức tranh mùa xuân có ánh sáng, đường nét, màu sắc vô cùng tươi tắn và đầy
sức sống. Không gian ấy tuy không có bóng dáng con người, tĩnh lặng nhưng hoàn toàn
không phải một bức tranh chết vì mỗi chi tiết được lựa chọn và miêu tả vẫn đang chuyển

động: thời gian vận động theo cánh én, theo bước đi của ánh sáng, theo sự khoe sắc của
hoa lê. Cách đảo từ “trắng điểm” làm tôn lên sắc trắng, đem hoa lê thành điểm nhấn của
bức tranh nổi bật trên nền xanh của trời đất.
Không miêu tả chi tiết, chỉ chọn vài hình ảnh tiêu biểu phối hợp khéo léo hai yếu tố không

gian và thời gian, Nguyễn Du đã thành công khi vẽ ra cảnh ngày xuân qua cái nhìn của
tuổi trẻ.
- Sáu câu cuối đoạn trích tả cảnh mùa xuân trong thờ khắc chiều tà. Cảnh đượm buồn bởi

ngày đã tan, lòng nhười còn vương vấn, nuối tiếc ngày vui qua mau.
• Sủ dụng nhiều từ láy có giá trị tượng hình và giày sức biểu cảm.
“Tà tà”: hoạt động chậm rãi, thể hiện bước đi của thời gian qua bóng nắng
đang dần buông.
“Thơ thẩn”: vừa gợi bước đi khoan thai, nhẹ nhàng vừa biểu đạt tâm trạng có
phần lưu luyến, ngẩn ngơ trước sự thay đổi của cảnh
lòng người hòa hợp
với thiên nhiên.
“Nao nao”: từ láy biểu cảm vốn thường được dùng thể hiện tâm trạng con
người khi gắn với cảnh, Nguyễn Du đã tô màu cảm xúc cho hình ảnh thơ.
Dòng nước như cùng chung nổi lòng của chị em Kiều, cũng trỡ nên bâng
khuâng.
“Thanh thanh, nho nhỏ”: có khả năng tượng hình cảnh vật, đường nét hài hòa.
Cảnh trong trẻo, tươi sáng, cây cầu, dòng nước êm đềm
cảm giác nhẹ
nhàng, tuy nhuốm buồn nhưng không rơi vào thê lương.
Phần lớn cấu tạo từ láy là láy hoàn toàn (chiếm 4/5 từ), có mặt trong từng dòng thơ góp

phần tạo nên nhạc điệu êm ái, nhẹ nhàng, phù hợp với tính chất của cảnh hoàng hôn và
tâm trạng con người.
• Khác với bốn câu đầu ở đoạn cuối đã có bóng dáng con người, điểm thêm cho

bức tranh thiên nhiên. Tuy vậy cảnh vẫn không sống động, rực rỡ hơn, một


phần là do thời khắc chiều tàn, một phần là vì sự tác động của tâm tư nhân
vật. Sau đoạn này là cuộc gặp gỡ giữa Kim – Kiều và tiếng khóc thương đồng
cảm của Kiều trước nấm mộ Đạm Tiên.
• => Màu sắc tâm trạng của cảnh được thể hiện qua cái nhìn của một tâm hồn
đa sầu đa cảm đồng thời tác giả còn gửi gắm vào đó những dự cảm về tương
lai. Quãng đời êm đềm của Kiều sẽ nhanh chóng bị những cơn sóng gió ập
đến dồn đẩy nàng vào con đường “đoạn trường”.
Tóm lại: Ngòi bút miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du rất linh hoạt, cảnh ngày
xuân trong những thời điểm khác nhau vừa có sự biến hóa phù hợp với bước đi của thời
gian vừa đồng điệu với lòng người. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được ông vận dụng hiệu
quả, cảnh không khô cứng, đậm tính ước lệ như thường thấy trong thơ ca trung đại.
b) Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt: cảnh lễ hội vào tiết Thanh minh.
– Những câu tả cảnh tập trung vào một sinh hoạt văn hóa truyền thống của phương Đông.

Ngày xuân, vào dịp Thanh minh để tỏ lòng tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã khuất, dân
ta có tục tảo mộ. Cũng trong dịp ấy những nam thanh nữ tú còn dự hội đạp thanh. Tác giả
khắc họa khung cảnh theo tâm trạng của nhân vật nên phần hội được chú ý miêu tả hơn
phần lễ. Hai câu mở đầu có tính tường thuật. Tiếp theo là hình ảnh trung tâm của cảnh:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Nổi bật là hình ảnh chị em Thúy Kiều hòa cùng “tài tử giai nhân” đem lại không

khí trẻ trung, tươi tắn cho ngày hội xuân. Không gian xuân, con người đang ở
tuổi xuân, lòng người cũng tràn ngập niềm vui xuân. Sự trẻ trung tươi mới ấy
được nhà thơ nêu qua hình ảnh ẩn dụ “yến anh”.
• Các từ láy “nô nức”, “dập dìu” diễn tả được không khí nhộn nhịp, tưng bừng
đồng thời biểu đạt tâm trạng náo nức, hào hứng của tuổi trẻ. Ai cũng chờ đợi,
mong ngóng, “sắm sửa” và phấn khởi tham gia lễ hội.
• Hai hình ảnh so sánh tuy không mới mẻ nhưng thể hiện đậm nét không khí tưng
bừng, đông đúc của ngày hội. Người qua kẻ lại toàn là “tài tử giai nhân”_cụm từ
Hán Việt đem lại sắc thái trang trọng làm nổi bật hình ảnh con người. Đó là
những người trẻ tuổi thanh nhã tạo nên vẻ đẹp đầy sức sống cho cảnh
• Hai câu còn lại là hoạt động tảo mộ, một nét đẹo văn hóa truyền thống lâu đời
thể hiện quan niệm tâm linh. Đốt vàng mã cho người đã khuất là biểu hiện của
tính ngưỡng và sự tôn trọng thành kính. Cõi dương và cõi âm, hiện tại và quá
khứ trong thời khắc này không còn khoảng cách, lòng người vui hội càng không
quên tưởng nhớ người thân. Đây là một biểu hiện của lối sống tình nghĩa, một



lối sống tốt đẹp của dân tộc ta. Hoạt động này cũng là hoạt động kết thúc ngày
hội.
Bức tranh lễ hội mùa xuân với hai hoạt động chính đã được tác giả Nguyễn Du ghi nhận

một cách đầy đủ và sống động. Không quá nhiều chi tiết, vận dụng ngôn ngữ đời sống
phối hợp với các từ Hán Việt đem lại sự chân thực, gần gũi mà không mất đi phần quan
trọng, thiêng liêng.
C – Kết bài:
- Khẳng định năng lực miêu tả, dựng cảnh của Nguyễn Du: Truyện Kiều có nhiều không
gian, nhiều sự kiện, bối cảnh thay đổi nhưng Nguyễn Du luôn có đủ ngôn ngữ và bút
pháp thể hiện để cảnh với tình hài hòa sống động. Bức tranh “Cảnh ngày xuân” có sự
phối hợp giữa không gian thiên nhiên và hoạt động lễ hội của con người. Ngày mới, lúc

vào hội, bức tranh tươi sáng, tưng bừng, tràn dầy sức sống. Ngày tàn, người buồn cảnh
cũng nhuốm màu tâm trạng. Quả là: tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này.



×