Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt cốt truyện ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.73 KB, 4 trang )

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================

MÃ ĐỀ

TÀI LIỆU DẠY VĂN – HỌC VĂN

Basic

Advanced

*****
/11CB

*****
/11NC

Biên soạn:Thạc sĩ Phạm Hữu Cường
Nick Y!M: cuongvans Email:
Mobile: 0168 313 6566 www.cuongvan.co.cc

Innovative – original – professional – economic – effective - impressive

TÓM TẮT CỐT TRUYỆN NGỮ VĂN 12
Câu 56: Tóm tắt cốt truyện của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
Cách 1:
Vốn là một người con gái Hmông tự do, xinh đẹp, thổi sáo giỏi, hiếu thảo…Mị đã bị
món nợ truyền kiếp của cha mẹ, tục cướp vợ và tục cúng trình ma biến thành người con dâu
trừ nợ trong gia đình thống lí Pá tra, làm vợ A Sử. Cái địa ngục trần gian nhà thống lí lại biến
người con dâu trừ nợ khốn khổ ấy thành một kiếp trâu, kiếp ngựa, kiếp rùa lặng lẽ và cam
chịu, bị tê liệt ý thức tinh thần tình cảm và ý thức phản kháng.


Không khí của những đêm tình mùa xuân trai gái đi tìm bạn nồng nàn hạnh phúc, men
rượu ngày Tết và âm thanh tiếng sáo gọi bạn yêu đã thức tỉnh sức sống tâm hồn, niềm khát
khao tình yêu, hạnh phúc, tự do của Mị. Mị khao khát đi chơi Tết, khao khát đi theo tiếng sáo
và tiếng gọi của lòng mình. Mị còn xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, và quấn lại tóc,
thay váy áo, chuẩn bị đi chơi; nhưng bị A Sử trói đứng vào cột bằng một thúng sợi đay, rồi A
Sử tắt đèn, đi ra, khếp cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị vẫn sống với âm thanh tiếng sáo bên ngoài. Mị vùng bước đi, nhưng
bị dây trói thít lại đau nhức. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
A Sử đi bắt thêm các cô gái về làm vợ, bị A Phủ - một chàng trai H’Mông mạnh mẽ, gan
góc, quả cảm - đánh bị thương. A Phủ bị trai làng bắt trói khiêng về nhà thống lí Pá Tra, bị
đánh đập và phạt vạ 100 đồng bạc trắng. Không có tiền nộp phạt, A Phủ phải ở làm người trừ
nợ trong nhà thống lí. Trong khi đó, Mị được chị dâu cởi trói, đi hái thuốc về và ngồi xoa
thuốc dấu cho chồng. Lúc mệt quá thiếp đi, bị A Sử đạp chân vào mặt, Mị choàng thức, lại
nhặt nắm lá thuốc xoa đều đều trên lưng chồng.
Mùa đông năm sau, đi chăn bò, bị hổ bắt mất một con bò, A Phủ bị bị Pá Tra trói đứng
vào cọc. Nhiều đêm trở dậy sưởi lửa, chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng
dưng. Một đêm nhìn thấy dòng nước mắt đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ, Mị đã dùng dao cắt
lúa, cắt nút dây mây, cởi trói cứu A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
Đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ trở thành vợ chồng. Nhưng Tây lên càn, bắt A Phủ và cả
con lợn của Mị trong chuồng, khiêng về đồn. A Phủ bị tra tấn dã man, bị cắt mất đuôi sam,
sau trốn thoát về nhà. Giữa lúc bế tắc, cán bộ cách mạng A Châu đã đến giác ngộ, cùng A Phủ
kết nghĩa anh em. Mị và A Phủ đã đến với Cách mạng, tham gia du
kích, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng chiến đấu chống
Tây bảo vệ bản làng, bảo vệ chính mình.
Cách 2:
Mị là một cô gái xinh đẹp, người Mèo, vì gia đình thiếu nợ thống lí
Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu thống lí Pá Tra, tức là vợ của A Sử.
Nhưng thực chất, Mị chỉ là một nô lệ. Một đêm mùa xuân, Mị muốn
đi chơi, A Sử nhìn thấy trói Mị vào cột. Đêm đó A Sử đi chơi bị A
Phủ đánh vỡ đầu, nhờ thế mà Mị được cởi trói để lo thuốc cho chồng.

1

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================

A Phủ, một chàng trai mồ côi nghèo, gan dạ, vì đánh con quan là A Sử nên bị bắt, bị phạt,
phải ở trừ nợ suốt đời cho nhà thống lý . Một lần đi chăn bò, bị hổ vồ mất một con, Pá Tra cho
trói A Phủ vào cột. Hằng đêm, Mị thổi lửa hơ tay nhưng không để ý. Đến khi nhìn thấy dòng
nước mắt trên má A Phủ, Mị chợt nhớ lại tình cảnh của mình, tình cảnh của người đàn bà
trong nhà này ngày trước bị trói cho đến chết. Xót thương và căm giận, Mị cắt dây trói cho A
Phủ. Rồi khi A Phủ bỏ chạy, cô vụt chạy theo. Hai người chạy trốn đến Phiềng sa. Họ xây
dựng gia đình. Nhưng bọn giặc Tây đến càn, hạnh phúc lung lay. Gặp cán bộ A Châu, A Phủ
được giác ngộ cách mạng , anh trở thành đội trưởng du kích.
Câu 66: Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Cách 1:
- Tràng là một chàng trai nghèo khổ, xấu xí, ế vợ, lại là dân xóm ngụ cư bị người đời khinh
bỉ.
- Chỉ nhờ vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc, một người đàn bà khốn khổ đã chấp nhận
theo không Tràng về làm vợ.
- Việc Tràng nhặt được vợ giữa những ngày chết đói thê thảm đã làm cho người dân xóm ngụ
cư, bà cụ Tứ và chính bản thân Tràng ngạc nhiên, ngỡ ngàng.
- Khi hiểu ra mọi chuyện, họ đều vừa mừng, vừa lo cho đôi vợ chồng mới.
- Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới diễn ra trong không khí ảm đạm, chết chóc …
- Trong bữa ăn ngày đói thật thảm hại vào buổi sáng hôm sau, bà cụ Tứ và chỉ nói toàn
chuyện vui.
- Ngoài đình, tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Người vợ nhặt nói
về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Trong ý nghĩ của Tràng vụt hiện lên cảnh người đói
ầm ầm kéo nhau đi phá kho thóc Nhật dưới lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào
Cách 2:
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi, người chết như rạ, người sống

cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là một nông dân nghèo, xấu xí, sống ở xóm ngụ cư.
Hằng ngày anh phải kéo xe bò chở thóc cho liên đoàn lên tỉnh. Một hôm, lúc kéo xe lên dốc,
anh hò một câu cho đỡ mệt, không ngờ câu hò đó đã làm cho anh quen được một người phụ
nữ. Vài hôm sau gặp lại, anh không nhận ra người đó, bởi vẻ tiều tuỵ đói rách làm cho cô ta
khác đi rất nhiều. Cô đói quá, gợi ý xin anh cho ăn và đã ăn liền một lúc bốn bát bánh đúc.
Sau một câu nói nửa đùa, nửa thật, cô ta đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng có vợ khiến
cho cả xóm ngụ cư đều ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ - mẹ Tràng – bà vừa xót thương vưà lo
lắng. Tuy vậy, bà vẫn vui vẻ đón nhận con dâu với tấm lòng độ lượng bao dung. Mặc dù cái
đói, cái chết đe doạ nhưng họ vẫn bàn chuyện tương lai tươi đẹp, và cùng hướng về lá cờ đỏ
sao vàng của Việt Minh .
Câu 68: Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Cách 1:
Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về.
Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm
chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ
Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về
nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng
cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai
tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái
Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn
ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ ký chỉ huy
2


Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================


cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi,
mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói
rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch
như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi
vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng
làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc.
Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau,
Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho
dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá
mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về
vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo
giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy
nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và
rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa
trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi
tìm cách mạng…”
Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể
chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục,
“đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy
đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những
rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…
Cách 2:
Cốt truyện Rừng xà nu có hai mạch truyện lồng ghép vào nhau: chuyện về cuộc đời Tnú và
chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô man. Chuyện về Tnú là tình tiết chính và cũng là cốt lõi
của câu chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô man
Sau 3 năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú về thăm làng. Trong đêm ấy, quây quần
bên bếp lửa, cả làng được nghe cụ Mết kể lại câu chuyện bi tráng cề cuộc đời Tnú và chuyện
về cuộc nổi dậy của làng Xôman: Tnú mồ côi, được làng Xôman nuôi dưỡng. Tnú và Mai
được anh Quyết, một cán bộ cách mạng dạy chữ và dẫn dắt vào con đường cách mạng. Tnú
trở thành giao liên, nuôi giấu cán bộ. Lớn lên Tnú và Mai thành vợ chồng, thay anh Quyết –

lúc này đã hi sinh - lãnh đạo dân làng Xôman làm cách mạng. Mỹ-Diệm về làng, bắt Mai và
con Tnú tra tấn. Tnú xông ra cứu vợ con và bị bắt. Giặc dùng nhựa xà nu tẩm vào 10 đầu
ngón tay Tnú để đốt. Cụ Mết và thanh niên trong làng xông ra cứu Tnú, dùng giáo mác giết
hết bọn giặc. Làng Xôman chuẩn bị vũ khí để đánh giặc. Sau đó Tnú đi giải phóng quân, góp
phần vào công cuộc giải phóng buôn làng, giải phóng đất nước.
Kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ, Mết nhắc đi nhắc lại rằng, Tnú đã không cứu
sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm
súng mình phải cầm giáo”.
Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn
những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…
Cách 2:
Câu 86: Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm Những đứa con
trong gia đình của Nguyễn Thi.
Cách 1:
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình
nông dân Nam Bộ có mối thù sâu nặng với Mĩ-ngụy: ông nội và ba

Việt đều bị giặc giết, má Việt vừa vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với bọn giặc, cuối
cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm, và
một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt rất
gắn bó với đơn vị, đặc biệt là với tiểu đội trưởng Tánh, như tình ruột thịt. Anh luôn sôi nổi
một tinh thần chiến đấu, quyết lập được nhiều chiến công để cùng chị Chiến trả thù cho ba
má.
Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại
nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỷ niệm thân thiết về má,
chị Chiến , chú Năm, về đồng đội và anh Tánh…
Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt , anh được đưa về điều trị tại một
bệnh viện dã chiến. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến nhưng Việt không muốn kể
chiến công của mình vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong
của má.

Cách 2:
Câu 111: Tóm tắt cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Cách 1:
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề
nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có
sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đầu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà
án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Phùng
đã "phục kích" mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ,
tìm kiếm Phùng quyết định thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới
vào lúc bình minh. Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng anh không
ngờ chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài và
lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức buồn khổ của mình. Phùng chưa kịp
xông ra can ngăn thì thằng Phác – con lão - đã kịp tới để che chở người mẹ đáng thương. Biết
Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau,
cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái
tước đoạt con dao găm mà đứa em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nền
chịu hơn được nữa. Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông chỉ
đánh trả vì mục đích tự vệ, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở
đấy, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông và ngỡ ngàng,
ngạc nhiên. Anh hiểu được, người đàn bà ấy, dù bị đánh đập tàn bạo đến mấy vẫn cần có
chồng, cần một người đàn ông sức vóc trên chiếc thuyền ngoài biển khơi để kiếm sống nuôi
đàn con. Phùng thấm thía: Không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của
cuộc đời.
Cách 2:
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung
(cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn
lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát
hiện và chụp được “một cảnh đất trời cho” – đó là cảnh một chiếc
thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng
khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến

chính chiếc thuyền đó cảnh một người chồng vũ phu đánh đập
người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả
lại cha mình. Những ngày sau cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần

3

4


Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================

này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ
của Phùng), người đàn bà đã đến tòa án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp
đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc
đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh,
người nghệ sĩ đã có một tấm ảnh được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và
biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái
màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy hình ảnh
người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh.
Câu 113: Tóm tắt tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Cách 1:
“Nam Tào, Bắc Đẩu đang ngồi chấm người phải chết trong ngày. Đế Thích đến tỏ ý muốn
xuống hạ giới để tìm người cao cờ đánh cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở bên dinh Thái thượng nên
Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba.
Trương Ba đang chăm vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái nội, con trai, con dâu thì Trưởng
Hoạt đến chơi cờ. Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Đế Thích cho Trương Ba

mấy nén hương và bảo nếu cần thì thắp một nén là Đế Thích xuống, thắp ba nén thì có thể lên
thiên đình gặp Đế Thích. Sau đó, Trương Ba thấy trong người khó chịu và chết.
Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà ta vô tình thắp ba
nén hương cho chồng). Bà đòi trả mạng sống cho chồng. Nhân có anh Hàng thịt mới chết,
thân xác chưa tan rữa, Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh Hàng thịt để
sống lại.
Gia đình người Hàng thịt đang ngồi bên quan tài thì người Hàng thịt đội nắp quan tài lên, đòi
về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà Hàng thịt. Vợ Trương Ba đến xem phép mầu nghiệm
ứng để đón chồng. Lúc đầu, mọi người đều ngỡ ngàng nhưng hồn Trương Ba đã nói được
những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận
bạn. Hồn Trương Ba (trong xác anh Hàng thịt) về nhà Trương Ba.
Nhưng bà vợ băn khoăn vì thân xác chồng khác xưa nhiều quá. Bà cũng thắc mắc về việc
chồng phải sang giúp chị Hàng thịt mổ lợn mặc dù vụng về.
Anh con trai thì hy vọng với sức vóc mới, bố có thể cùng đi buôn lậu với mình. Hồn Trương
Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh Hàng thịt.
Lý trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà Hàng thịt. Anh con trai hối lộ, Lý trưởng xử:
ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về nhà Hàng thịt. Anh con trai lại có lời, Lý trưởng cho phép
Trương Ba chỉ phải ở nhà Hàng thịt đến nửa đêm thì được về.
Trời đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị Hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong, chuẩn bị về thì chị ta
giữ lại mời rượu rồi mời ở lại. Hồn Trương Ba lúc đầu định xuôi theo nhưng đã đấu tranh tư
tưởng, gỡ tay chị ta, về nhà.
Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba bắt đầu đổi tính: uống rượu, đòi ăn ngon, nước cờ đi
cũng khác.
Lý trưởng lại đến sách nhiễu. Cháu gái không nhận ông, người con
dâu cũng than phiền bố chồng thay đổi.
Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người Hàng thịt diễn
ra; qua đó, xác người Hàng thịt khẳng định thế lấn tới của y đối với
hồn Trương Ba.
Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát
cho mình. Lúc đó, cu Tỵ nhà hàng xóm bị ốm nặng, sắp chết. Đế

Thích bảo hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tỵ. Trương Ba từ chối,

xin cho cu Tỵ sống, còn mình xin trả lại xác cho người Hàng thịt và chấp nhận cái chết.
Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn trò chuyện với vợ”.
Cách 2:
- Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm.
- Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng
thịt vừa mới chết.
- Trú nhờ linh hồn vào thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng
sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, người thân cảm thấy xa lạ, bản thân sống trong đau khổ,
dằn trở vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số
thói xấu và những nhu cầu không phải của chính bản thân ông.
- Trước sự phiền toái và nguy cơ bị tha hóa, Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng
thịt và chấp nhận cái chết.
Câu 116 (2 điểm):Tóm tắt cốt truyện tác phẩm Thuốc (Lỗ Tấn)
Vợ chồng Hoa Thuyên, chủ quán trà, có đứa con trai là thằng Thuyên bị ho lao (một bệnh
nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường chém tử tù, gặp đao phủ,
mua bánh bao tẩm máu của một tử tù mang về bọc lá sen, nướng chín, cho con ăn, với niềm
tin tưởng chắc chắn như thế, thằng con sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc thằng con ăn bánh, thì một
người khách xuất hiện ở quán trà, sau đó, một số người tiếp tục đến bàn tán về người tử tù
vừa bị chém sáng nay. Thì ra, người tử tội là Hạ Du - một nhà cách mạng kiên cường - bị
giam trong tù, vẫn còn vận động, cảm hoá cai ngục đi theo con đường cách mạng. Nhưng
chẳng ai hiểu gì về anh ta, coi anh là “làm giặc”, nhiều người cho anh là “điên”, và còn ca
ngợi việc cụ Ba đem đứa cháu của mình là Hạ Du ra đầu thú để lấy 20 lạng bạc trắng là
“khôn”.
Thằng Thuyên dù ăn bánh bao thấm máu tử tù, nhưng vẫn không khỏi bệnh lao, nên đã
chết, và mộ của nó chôn cùng nghĩa địa với mộ Hạ Du, chỉ cách một con đường mòn nhỏ.
Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên tình cờ đến nghĩa địa viếng mộ
con. Hai người mẹ đau khổ bắt dầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên
mộ Hạ Du có một vòng hoa “hoa trắng, hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ

khum khum”. Sau khi khóc thương kêu oan cho con, bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm một mình
“Thế này là thế nào nhỉ?
Cách 2:
Vợ chồng bác Hoa Thuyên mua được thần dược. Đó là chiếc bánh bao tẩm máu người cách
mạng bị chết chém mang về cho đứa con bị bệnh lao, hy vọng con sẽ khỏi bệnh. Trên đường
đi mua thuốc lão vô cùng sung sướng.
Khi cho con ăn thuốc, cả hai vợ chồng đều tin vào thứ thuốc cải tử hoàn sinh. Vừa lúc ấy
quán trà của vợ chồng bác Hoa Thuyên có đủ các hạng người. Tên đao phủ Cả Khang, người
có mái tóc hoa râm, người có bộ mặt ngang phè, anh thanh niên trạc hai mươi tuổi...
Cả Khang hết lời tán tụng khen bác Hoa Thuyên gặp may và can đoan thế nào thằng Thuyên
cũng sẽ khỏi bệnh. Người ta bàn tán về người cách mạng bị chết
chém: Hạ Du con nhà bác Tứ và cho Hạ Du là kẻ điên rồ, là làm
giặc, khen cụ Ba Hạ biết đem cháu ra đầu thú để tránh được cả nhà
bị chết chém, lĩnh thưởng 20 đồng bạc bỏ túi chẳng phải chia cho
ai.
Rút cụôc thằng Thuyên cũng không tránh khỏi cái chết. Tết thanh
minh (3-3 âm lịch - lễ tảo mộ) trong nghĩa địa phía tây đầu làng hai
bà mẹ đến viếng mộ con. Nghĩa địa ngăn cách bằng con đường đi

5

6


Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tài liệu tham khảo ôn thi Đại học-Cao đẳng 2010
================================================================================


giữa. Một bên là mộ người chết chém, một bên là mộ người chết bệnh. Bà mẹ của bé Thuyên
chủ động bước sang bên này khuyên giải bà mẹ Hạ Du. Bà mẹ Hạ Du khóc thương con mình
và oán giận nguyền rủa kẻ đã giết con mình. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có
một vòng hoa. Bà mẹ Hạ Du chỉ biết lẩm bẩm “Thế này là thế nào nhỉ” .
Cách 3:
1. Nhà vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao (căn bệnh nan y thời
bấy giờ). Nhờ người giúp, vào một đêm mùa thu lạnh lẽo, lão Hoa Thuyên đi mua chiếc bánh
bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn, vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh.
2. Sáng hôm sau, trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém
sáng nay. Đó là Hạ Du, một nhà cách mạng. Nhiều người gọi anh là “thằng điên”. Thế rồi,
thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.
3. Năm sau, mùa xuân vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma
viếng mộ con. Gặp nhau, hai người mẹ đau khổ đã đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi
thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng xen hồng.
Câu 118 (2 điểm): Tóm tắt tác phẩm Số phận con người của M.Sôlôkhốp. Nêu ý nghĩa
của tác phẩm.
Cách 1:
1. Anđrây Xôcôlốp có cuộc đời đầy đau khổ. Khi chiến tranh vệ quốc bùng nổ (1941-1945),
anh nhập ngũ, bị thương hai lần, bị bắt và bị đày ải ở trại tù binh của bọn phát xít. Năm 1944,
anh trốn thoát, về với Hồng quân, nhận được tin vợ và hai con gái đã bị bom Đức sát hại từ
1942. Người con trai duy nhất, đại úy pháo binh Anatôli đang cùng anh tiến đánh Béclin.
Đúng ngày chiến thắng 9-5-1945, con trai hy sinh, Xôcôlốp chôn trên trên đất người niềm hy
vọng cuối cùng.
2.Sau chiến tranh, được giải ngũ nhưng Xôcôlôp không về quê, anh đến sống với gia
đình một người bạn, và lái xe chở bánh mì. Anh nhận cháu Vania làm con nuôi để làm nhẹ
nỗi đau cho cháu bé mồ côi cha mẹ vì chiến tranh. Tình thương đã làm dịu nỗi đau của hai trái
tim cô đơn nhưng nỗi đau vẫn ám ảnh anh.
Nhưng cuộc sống hậu chiến không hề suôn sẻ, và nỗi đau cứ ám ảnh Xôcôlốp không
nguôi trong cả những giấc mơ…Gặp rủi ro trong công việc, bị tước bằng lái, anh và bé Vania
lại lên đường đến một vùng đất mới…

Cách 2:
Mùa xuân năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp Xô-cô-lốp, được nghe anh ta kể về
cuộc đời bất hạnh của mình. Chiến tranh bùng nổ, anh nhập ngũ rồi bị thương, sau đó bị đầy
đọa trong trại tập trung của phát xít Đức. Khi thoát được về với Hồng quân, anh nhận được tin
vợ và con gái bị sát hại. Đứa con trai, niềm hi vọng cuối cùng của anh đã ngã xuống ngay
trong ngày chiến thắng. Kết thúc chiến tranh, được giải ngũ, anh không quay trở về quê
hương mà đến khu U-riu-pin-xcơ ở cùng người bạn không có con. Anh xin làm lái xe cho một
đội vận tải. Ở đây anh gặp bé Va-ni-a khoảng 5,6 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Anh xót thương,
nhận bé Va-ni-a làm con, hết lòng yêu thương chăm sóc, xem bé như
nguồn vui lớn. Va-ni-a tin rằng Xô-cô-lốp chính là bố đẻ của mình.
Tuy nhiên, những kí ức đau buồn của chiến tranh thường xuyên vò
xé trái tim Xô-cô-lốp. Anh vẫn không thoát khỏi nỗi đau khổ., những
đêm tỉnh dậy gối đẫm nước mắt. Nỗi đau buồn cộng thêm chuyện rủi
ro khiến Xô-cô-lốp mất việc làm. Hai bố con lại lên đường tới nơi ở
mới.
Chia tay hai bố con Xô-cô-lốp, tác giả băn khoăn không biết số phận

những con người kia sẽ ra sao. Ông tin tưởng rằng chú bé kia lớn lên sẽ sẵn sàng vượt qua
mọi thử thách, chông gai khi Tổ quốc cần và kêu gọi.
Câu 119 (2 điểm): Tóm tắt tác phẩm Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê. Nêu ý nghĩa
của tác phẩm.
Cách 1:
Được nhà văn Hê-minh-uê sáng tác năm 1952, tác phẩm Ông già và biển cả kể về ông già
Xan-ti-a-gô, 74 tuổi, làm nghề đánh cá, đã đi biển nhiều ngày mà chẳng kiếm được con cá lớn
nào. Những ngày đầu còn có cậu bé láng giềng Ma-nô-lin đi cùng nhưng vì thấy ông thường
kém may mắn nên bố mẹ Ma-nô-lin buộc cậu đi theo thuyền khác. Một mình ra khơi, giữa
biển cả, ông thả dây câu chờ đợi rất lâu, có lúc tưởng chừng hoàn toàn thất vọng. Đêm ngủ,
lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu và đàn sư tử. Rồi một
con cá kiếm rất lớn đã mắc câu, và lôi thuyền ra rất xa. Đã qua một ngày mà con cá chưa nổi
lên, ông phải cắt bớt dây câu nối vào một con cá khác mắc mồi để giữ con cá lớn. Nhiều lần

ông ước có Ma-nô-lin giúp một tay. Có lần con cá quẫy mạnh kéo giật ông lão ngã dập xuống
sàn thuyền làm toạc da phía đuôi mắt. Hai bàn tay ứa máu vì sợi dây cứa mạnh. Chiều hôm
sau con cá bỗng ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống. Chưa bao giờ ông thấy một con cá kiếm to
như vậy, một con cá hùng dũng mà ông hằng mơ ước. Sau nhiều lần vật lộn quyết liệt, nguy
hiểm, ông lão dùng lao cắm phập vào con cá và giết được nó. Ông buộc xác con cá vào mũi
thuyền và bơi vào bờ. Trên đường về, hết đàn cá mập này đến bầy cá mập hung dữ khác đuổi
theo rỉa thịt con cá kiếm. Dù phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập, ông lão vẫn
nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ, thì con cá
kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc kia” chỉ còn trơ bộ xương…Đêm hôm thứ ba,
lão vác cột buồm trên vai trở về lều, nằm vật ra, hai tay giang thẳng, lòng bàn tay ngửa lên
trời. Bên chiếc thuyền xương sống của con cá kiếm kẻ thành một đường thẳng trơ trụi…
Cách 2:
Ông già Xanchiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào.
Đêm ngủ, lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu, những đàn
sư tử.
Lần này, lão lại ra khơi. Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đó là một con cá
kiếm to lớn mà lão hằng mong ước. Sau hai ngày ba đêm vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy
hiểm, lão đã giết được con cá.
Nhưng trên đường quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Lão
phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, lão vẫn nghĩ không ai cô đơn nơi
biển cả. Khi vào đến bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
Trong giấc ngủ, lão lại mơ về những chuyến đi tới châu Phi xa xôi với những con sư tử.

7

V. XEM THÊM CÁC BÀI KHÁC TẠI WWW.CUONGVAN.CO.CC

Ðẹp và được yêu, mới chỉ là đàn bà. Xấu mà biết
cách làm cho mình được yêu, ấy là công chúa.
(J.BARBEY DAUREVILY)

8



×