Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH SỬ DỤNG THUỐC NAM CHỮA MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.68 KB, 6 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRẠM Y TẾ THẠNH LỢI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày ….. tháng .… năm 2016

BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC NAM
CHỮA MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG
I.GIỚI THIỆU:
Kính thưa cô, bác!
Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước trong sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe bệnh nhân cho nhân dân. Về việc kết hợp giữa YHCT và YHHĐ, phòng chẩn trị
YHCT Trạm Y tế Thạnh Lợi, xin giới thiệu một số cây thuốc nam có sẵn tại địa
phương để trồng và điều trị một số bệnh thông thường tại nhà.
II.MỘT SỐ CÂY THUỐC CÓ SẴN TẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁCH
DÙNG:
* Rau má, mướp đắng: nhuận gan, lương huyết
* Cỏ nhọ nồi, hà thủ ô, huyết dụ: nhuận huyết, cầm máu
* Rễ tranh: lợi tiểu
* Muồng trâu, chúc chít, lá mơ, đu dủ chín: nhuận tràng
* Cam thảo đất, màng trầu: giải độc
* Vỏ quýt, củ sả: kích thích tiêu hóa
* Gừng, tía tô, quế chi: giải cảm
* Cỏ sữa, thạch cao, sài đất, mỏ quạ: hạ sốt
* Củ riềng, gừng phi, vỏ lựu, lá ổi: cầm tiêu chảy
* Hạnh nhân, hẹ, lá sống đời: giảm ho trừ đàm
* Lá vong, nhản lòng: an thần


Tùy thực tế, chúng ta có thể dùng một dược liệu trên để chữa một số bệnh
thông thường tai nhà:
Ví dụ:
- Vết thương trầy xướt chảy máu, rửa sạch bằng nước xà phòng loãng dùng cỏ
mực hoặc trắc bá diệp đắp lên: có tác dụng cầm máu.
- Mất ngủ: lá vong nem, dây nhản lòng nấu nước uống hằng ngày.
- Quai bị sưng góc thái dương hàm nơi tuyến nước bọt: dùng hạt gấu mài thoa
vào chổ sưng, tác dụng kháng viêm, giảm đau.
1


- Trị ho gà: lá tranh, lá táo, cỏ sữa, củ sả, gừng sống tán thành bột pha nước
uống lần 1/2 muỗng cà phê ngày ba lần
- Sởi: rau diếp cá phơi khô sắc uống.
- Cảm mạo: (sốt cao, cảm nắng) rau má 16 gam, lá tre 16 gam, củ sắn dây 12
gam, lá đậu ván 12 gam, lá hương phụ 16 gam sắc uống.
- Cảm mạo phong hàn: lá tía tô 16 gam, cam thảo 4 gam, vỏ quýt 12 gam, vỏ
gấu 12 gam, gừng 8 gam, hành tâm 8 gam sắc uống.
- Chữa viêm phế quản, ho sốt: é tía 8 gam, vỏ quýt 6 gam, cỏ chân vịt 8 gam,
cam thảo đất 6 gam, lá khuynh diệp 8 gam, củ sả 6 gam, củ nghệ 6 gam, me đất 6
gam sắc uống.
Đó là một số cách sử dụng thuốc nam có sẳn để trị tại nhà một số bệnh thông
thường, dễ tìm dể trồng, dùng 1đến 2 ngày nếu hết thì ngưng. Quan trọng nhất là phải
theo dõi kỹ nếu sau 1 đến 2 ngày dùng mà không giảm thì đưa đến cơ sở trạm y tế
khám và điều trị.
Thân ái, kính chào!

Duyệt TTYT

Người viết bài


2


TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
TRẠM Y TẾ THẠNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày ….. tháng .… năm 2016

BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC NAM CHỮA
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Kính thưa Cô, Bác!
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây truyền do muỗi vằn gây ra, bệnh rất nguy hiểm.
Bệnh lây truyền nhanh làm nhiều người mất trong một địa bàn dân cư.
Bệnh gây tử vong cao nhất ở trẻ em, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.
Bệnh xảy ra quanh năm đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 hàng
năm.
Sau đây Phòng chẩn trị YHCT Trạm Y tế xã Thạnh Lợi, hướng dẫn cho bà con
bài thuốc dùng để chữa bệnh sốt xuất huyết nhẹ ở độ I, độ II.
Dùng một trong các bài thuốc sau đây:
Bài 1
Lá cúc tần
12 gam
Nhọ nồi
16 gam
Mã đề
16 gam

Trắc bá diệp
16 gam
Sắn dây củ
20 gam
Lá tre
16 gam
Rau má
16 gam
Gừng tươi
3 lát
Thay thế:
Trắc bá diệp = lá sen, kinh giới (sao đen), tóc rối, nhọ nồi, ngó sen.
Sắn dây củ = lá dâu
Rau má = mướp đắng, dành dành, nhân trần, đổ đen, sinh địa, cúc hoa.
.
Cách dùng: Cho 600ml nước đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

3


Bài 2
Nhọ nồi
20 gam
Kim ngân
12 gam
Cối xay
12 gam
Hoa hòe
10 gam
Rễ cỏ tranh

20 gam
Sài đất
20 gam
Hạ khô thảo
12 gam
Gừng tươi
3 lát
Thay thế:
Nhọ nồi
= Sinh địa, hà thủ ô, kê huyết đằng, lá huyết dụ.
Rễcỏtranh
= Râu ngô, mã đề, lán hót, lá cà phê, tua da.
Sài đất, bồ công anh = Vòi voi, xạ can
Kim ngân
= Bồ công anh, vòi voi, mần trầu
Hạ khô thảo
= Bồ công anh
Gừng tươi = Vỏc hanh, cam quít, thần khúc, sa nhân, giềng sả, lá vối,
chỉ thực.
Hoa hòe = Tóc rối (đốt thành than), cỏ nhọ nồi, lá trắc bá diệp, ngó sen.
Cách dùng: Cho 600ml nước đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.
Các bài thuốc trên điều trị cho trẻ em liều dùng như sau:
Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: liều bằng 1/3 liều người lớn
Trẻ em từ 6 đến 13 tuổi: liều bằng 1/2 liều người lớn
Trẻ em từ 14 tuổi trở lên liều bằng người lớn
Trẻ em còn bú mẹ; cho mẹ uống thuốc, qua sữa mẹ điều trị cho con.
Chú ý: Nếu bệnh nhân có dấu hiệu bệnh SXH ở độ 3 hoặc độ 4 ( Trẻ sốt cao, vật vã,
li bì, đôi khi chảy máu cam, chảy máu chân răng, bỏ bú…) thì phải đưa ngay
đến bệnh viên tây y để điều trị cấp cứu.
Bài này trích trong phác đồ điều trị sốt xuất huyết bằng thuốc cổ truyền ban

hành kèm theo công văn số 4882/YT-YH ngày 22-7 1998 của bộ trưởng bộ y tế “VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN PHÒNG
CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT”.
Thân ái, kính chào!
Duyệt Trung tâm Y tế

Người viết bài

4


TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
TRẠM Y TẾ THẠNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày ….. tháng .… năm 2016

BÀI TUYÊN TRUYỀN
DÙNG NHỮNG CÂY THUỐC QUANH NHÀ ĐỂ CHỮA
NHỮNG BỆNH CHỨNG THÔNG THƯỜNG Ở CƠ SỞ
Kính thưa Cô, Bác.
Vào mùa nắng nóng chúng ta thường bị ngoại cảm. Có những triệu chứng như:
Sốt, nhức đầu, đau mình, sổ mủi, ho… Do đó phòng YHCT Trạm Y tế xã Thạnh Lợi,
hướng dẫn cho Cô, Bác cách dùng thuốc nấu ( Nồi Xông Hơi) để chữa các chứng
bệnh trên.
I. TÁC DỤNG XÔNG HƠI THUỐC VỚI CƠ THỂ:
- Làm ra mồ hôi, thông điều thuỷ đạo (phát hãn, giải độc, hạ sốt).
- Tác dụng kháng sinh đối với vi trùng.
- Tác dụng vệ sinh sạch sẽ đối với người bệnh.

II. CÁCH ÁP DỤNG:
1. Dùng cho một số bệnh:
Do tác dụng làm ra mồ hôi, giải độc hạ sốt, kháng sinh, nồi xông áp dụng
rất tốt trong những bệnh cảm cúm, nhức đầu, sổ mủi, viêm đường hô hấp và các bệnh
nhiễm trùng mới phát.
2. Những bệnh không được dùng nồi xông:
Các bệnh nội thương, người suy nhược cơ thể, bệnh lâu ngày, mồ hôi ra nhiều,
tiêu chảy, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, bệnh sốt xuốt huyết không được dùng.
III. CÁC VỊ THUỐC DÙNG ĐỂ XÔNG
Gồm các vị có tinh dầu kháng sinh
- Lá bạc hà, tía tô, hương nhu, lá sả, lá bưởi, lá chanh, rau tần dày lá, lá từ
bi, lá ngủ trảo, nhân trần, thuỷ xương bồ…(mỗi thứ một nắm)
- Thông thường khó tìm đủ các vị thuốc có thể dùng 4-5 vị để nấu nồi
xông cũng có hiệu quả.

5


IV. CÁCH NẤU VÀ SỬ DỤNG NỒI XÔNG:
- Rửa sạch các vị thuốc, bỏ vào xoang và đổ nước ngập thuốc, đậy nấp kín
đem nấu cho sôi một vài dạo rôi nhắc xuống đem đặt gần người bệnh, trùm mền cho
kín rồi từ từ cho hơi nước nóng và các vị thuốc bóc lên, người bệnh hít thở không khí
từ nồi xông khoảng 4-5 phút, làm cho người bệnh ra mồ hôi nhiều đồng thời hơi
thuốc hấp thu qua đường hô hấp và đường da những chất hương tinh dầu của thảo
dược. Sau đó dùng khăn lau khô khắp mình đã thấm ước mồ hôi và thay quần áo
sạch.
- Sau khi xông nhiệt độ hạ xuống 1-2 độ người bệnh thấy dễ chịu, bớt nhức
đầu nhiều khi nhờ đó mà khỏi bệnh hẳn.
- Xông 1 ngày 1 lần tùy theo tình hình bệnh có thể xông 1-2 lần trong ngày.
- Không nên dùng phương pháp này kéo dài tuy có tác dụng kháng sinh đối

với một loại vi trùng nhưng chủ yếu làm ra mồ hôi, giải độc, hạ nhiệt làm tăng sức đề
kháng cơ thể. Nếu bệnh không đỡ đến thầy thuốc tìm nguyên nhân điều trị tiếp.
* Chú ý: Cẩn thận tránh bỏng và uống nhiều nước sau khi xông.
Trên đây là bài tuyên truyền cách dùng nồi xông để chữa bệnh cảm thông thường.
CHÀO THÂN ÁI !
Duyệt Trung tâm Y tế

Người viết bài

6



×