Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã nam xuân, huyện krông nô, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.86 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ 

 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI 
XàNAM XUÂN, HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG

Sinh viên         :

Vi Thành Khôn

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Khóa học        :

2011­2015

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ 

 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI 
XàNAM XUÂN, HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG


Sinh viên:

Vi Thành Khôn

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Khóa học:

2011­2105

Người hướng dẫn: ThS. Vũ Trinh Vương

ii


LỜI CẢM ƠN
Đê hoà
̉
n thành được bài chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự nô l
̃ ực và cố gắng của  
bản thân, tôi đa nhâ
̃ ̣n được sự quan tâm giúp đơ cu
̃ ̉a các ca ́nhân, đoàn thê ̉ trong va ngoa
̀
̀i  
trương. Tôi xin chân thà
̀
nh cảm ơn đến:

Cô giáo ThS. Vũ Trinh Vương là giáo viên hương dẫ
́
n đa giu
̃ ́p đỡ tôi trong qua tri
́ ̀nh  
hoàn thành  chuyên đề tốt nghiệp này .
Thầy cô trong ban lãnh đạo và các thầy cô giáo thuộc Khoa Kinh tế, trương Đạ
̀
i học  
Tây Nguyên đa gia
̃ ̉ng dạy tận tình va ta
̀ ̣o điều kiện giúp đỡ tôi trang bi nh
̣ ưng kiế
̃
n thưc bổ
́  
ích trong suốt qua tri
́ ̀nh học tập tại trương.
̀
Ban lãnh đạo UBND xa ̃Nam Xuân, ban tự quản các thôn buôn, cùng toàn thê ̉ người  
dân xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đa ta
̃ ̣o điều kiện tốt, nhiệt tình giúp đỡ 
tôi trong suốt qua tri
́ ̀nh thực tập va ̀thu thập sô liê
́ ̣u đê th
̉ ực hiện bài chuyên đề tốt nghiệp 
này.
Gia đình, bạn bè va ng
̀ ươi thân đa 
̀

̃luôn bên cạnh ủng hô va giu
̣ ̀ ́p đỡ tôi trong suốt  
qua tri
́ ̀nh học tập va hoa
̀ ̀n thành tốt đợt thực tập này.

Đắk Nông, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực tập

Vi Thành Khôn

iii


MỤC LỤC
 DANH MỤC BẢNG BIỂU                                                                                                                          
 
.........................................................................................................................
    
 vi
 DANH MỤC VIẾT TẮT                                                                                                                            
 
...........................................................................................................................
    
 vii
 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                                        
 
.......................................................................................................................
   
 1

1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................2
2.1.4. Một số quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững ...............................................10
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.....................14
2.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................................15
 PHẦN BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                                                              
 
.............................................................
    
 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................................17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................17
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................................17
3.2.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................17
3.2.2. Tài nguyên.......................................................................................................................19
3.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................................22
3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội..............................................................................27
3.2.5. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.............................................35
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................37
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin....................................................................37
3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu và thông tin...........................................................................37
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................................37
 PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                                                                                                  
 
.................................................................................................
    
 40
4.2.3. Về mặt môi trường..........................................................................................................49
 PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                                                                             

 
............................................................................................
    
 59

iv


5.1. Kết luận..................................................................................................................................59
5.2. Kiến nghị................................................................................................................................60
 TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                                           
 
..........................................................................................................................
    
 62

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Diễn giải


1

NN

Nông nghiệp

2

TLSX

Tư liệu sản xuất

3

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

4

KHKT

Khoa học kỹ thuật

5

ĐVT

Đơn vị tính


6



Lao động

7

CN

Công nghiệp

8

TM­DV

Thương mại­dịch vụ

9

HTX

Hợp tác xã

10

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


11

UBND

Ủy ban nhân dân

12

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

13

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc

14

BTBDHMT

Bắc Trung Bộ và Duyên hải 
miền Trung

15

TN


Tây nguyên

16

ĐNB

Đông Nam Bộ

17

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

18

THCS

Trung học cơ sở

vii


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.  Lý do chọn đề tài 
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không  
thay thế  được của nông nghiệp, là địa bàn để  phân bố  các khu dân cư, các công trình  
kinh tế, văn hóa, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự 
phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương  
thực thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm 

mọi cách để khai thác đất đai để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng. Như vậy đất 
đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về diện tích, nhưng lại có nguy cơ suy 
thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên, của sức ép dân số và do sử dụng đất  
chưa hợp lý kéo dài. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do  
quá trình đô thị  hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại 
hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả  sử  dụng đất nông nghiệp từ  đó lựa chọn các  
loại hình sử  dụng đất có hiệu quả  để  sử  dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát 
triển bền vững đang trở  thành vấn đề  mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học 
trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ  yếu như Việt Nam, 
nghiên cứu đánh giá hiệu quả  sử dụng đất nông nghiệp càng trở  nên cần thiết hơn bao 
giờ hết.
Đắk Nông có tổng diện tích đất tự  nhiên là 651.561 ha. Đất nông nghiệp có diện  
tích là 306.749 ha, chiếm 47% tổng diện tích đất tự  nhiên; trong đó đất trồng cây công 
nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích, đất cây hàng năm chủ  yếu là đất trồng lúa,  
ngô và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 279.510 ha, tỉ lệ 
che phủ rừng toàn tỉnh là 42,9%.  Đất phi nông nghiệp có diện tích 42.307 ha. Đất chưa 
sử  dụng còn 21.327 ha, trong đó đất sông suối và núi đá không có cây rừng là 17.994 
ha[8]. Xã Nam Xuân nằm trên tuyến đường Tỉnh lộ  3, xa trung tâm huyện hơn 10 km,  
nằm  ở    phía tây bắc của  huyện Krông Nô,  xã được thành lập ngày 18 tháng 10 năm 
2007, trên cơ  sở  tách ra từ  xã Đắk Sôr và một phần diện tích đất nông nghiệp của xã 
1


Nam Đà, huyện Krông  Nô; là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với lợi thế 
dân số  đông, cơ  cấu dân số  trẻ, tuy nhiên đời sống của người dân đang còn gặp rất 
nhiều khó khăn, kinh tế  chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.  Nguyên 
nhân chủ  yếu là do cơ  cấu ngành nghề  chưa hợp lý, đặc biệt là đất đai chưa sử  dụng  
hợp lý. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, xã Nam Xuân đã gặp phải rất nhiều khó  
khăn như thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho mùa màng, sử  dụng nhiều hóa chất  
độc hại làm cho đất bị bạc màu, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càn giảm, quy 

mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sử dụng đất thấp,...Chính vì vậy,  
việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là một trong những yêu cầu  
cấp thiết để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của địa phương.  
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng 
đất sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tình hình sử dụng đất  sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, 
tỉnh Đắk Nông.
+ Đề  xuất các giải pháp nhằm nâng cao  việc sử  dụng đất sản xuất nông nghiệp 
tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

2


PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và phân loại đất sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả  những diện tích được sử  dụng vào mục đích sản xuất  
nông nghiệp như  trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích nghiên cứu thí 
nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công  
trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Đất sản xuất nông nghiệp: là đất được sử  dụng chủ  yếu vào sản xuất của các  
ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí  
nghiệm về  nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất sản xuất nông nghiệp, đất sử  dụng vào 
sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất.
Đất canh tác (đất trồng cây hàng năm): là một bộ phận đất nông nghiệp dùng vào 
việc trồng cây hàng năm như  lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, vừng, đỗ  tương, cói, rau, 
đậu, cây làm thuốc…
Đất gieo trồng: là diện tích canh tác trên đó thực tế  có gieo trồng các loại cây 
nông nghiệp trong thời vụ gieo trồng nhằm thu hoạch sản phẩm phục vụ cho nhu cầu  

của con người. Có các phương thức gieo trồng: trồng trần, trồng xen, gối vụ, lưu gốc.
Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
- Đất trồng cây hằng năm;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng 
với mục đích sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa vào sử 
dụng với mục đích riêng.
- Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, 
cua, cá…
- Đất làm muối là diện tích đất được dùng để  phục vụ  cho quá trình sản xuất  
3


muối.
Như  vậy, đất sản xuất nông nghiệp: Là một phần trong đất nông nghiệp, bao  
gồm hai loại đó là đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn  
ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm:
+Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ  lúa, 2  
vụ lúa + 1 vụ màu,…
+Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa­lúa, lúa­màu, màu­màu,…
+Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ màu/năm.
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn đượ c phân theo các tiêu thức khác và đượ c chia 
thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu… [2]
2.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp 
Đất NN là TLSX đặc biệt duy nhất, là nơi sản xuất ra lương thực thực phẩm  
nuôi sống con người và xã hội.[5]
Từ  xa xưa, ông, cha ta có câu “phi nông bất  ổn”, còn  ở  Trung Quốc dưới thời 

Xuân Thu  ­ Chiến Quốc, Khổng Tử đã nói rằng “Dân dĩ thực vi thiên” (Dân lấy ăn làm  
trời). Con người chúng ta muốn tồn tại phải có cái  ăn, muốn có cái ăn không thể  chỉ 
dựa vào những sản vật sẵn có trong tự nhiên do thiên nhiên ban tặng mà phải lao động 
sản xuất ra của cải vật chất là lương thực thực phẩm để  nuôi sống con người và đáp  
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Và nơi duy nhất để sản xuất ra của cải vật chất  
chính là đất NN.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội đến nay đã trải qua các thời kỳ khác nhau 
từ  kinh tế  tự  nhiên, tự  túc tự  cấp chuyển sang kinh tế  hàng hoá, từ  sản xuất hàng hoá  
nhỏ  lên sản xuất hàng hoá có quy mô lớn và hiện đại, tất thảy trong sản xuất NN thì 
bao giờ  đất đai cũng đóng vai trò cực kỳ  quan trọng. Xã hội càng phát triển thì vai trò  
của đó của đất NN cũng phát triển theo. 
Đất NN là môi trường sống, môi trường không gian để SXNN [5]
SXNN có đặc thù là sản xuất  ở  ngoài trời, phải tiếp xúc với tự  nhiên. Cây phải  
4


sống trên đất, quang hợp nhờ  ánh nắng mặt trời, hút nước từ  trong đất, cá phải sống 
dưới nước sông, hồ, biển; gia súc, gia cầm phải có chuồng trại, có bãi chăn thả; con vật  
nuôi phải có thức  ăn, mà thức  ăn lại chính là các  động thực  vật  được sản xuất từ 
trong NN. Tất cả những yếu tố đó chính là môi trường sống, là không gian để sản xuất.  
Muốn sản xuất phát triển  thì chúng ta phải biết giữ  gìn, bảo vệ  môi trường, không vi 
phạm các quy luật tự nhiên, không chỉ biết khai thác đất đai mà còn phải biết bồi bổ đất 
đai, tạo lập môi trường sống tốt nhất cho cây trồng vật nuôi. 
Đất NN là TLSX chủ yếu để sản xuất hàng hoá [5]
Như  đã nêu trong phần đặc điểm của đất NN, khi tham gia vào quá trình sản 
xuất, đất NN vừa là TLSX đặc biệt vừa là đối tượng lao động. Để  SXNN theo hướng  
hàng hoá đối với bất kỳ  nông sản nào trước hết phải có diện tích đất NN đủ  lớn, kết  
hợp với các yếu tố khác như lao động, công cụ lao động, KHKT, chất lượnggiống, phân 
công lao động theo từng chuyên khâu v.v…thì mới có điều kiện tạo ra khối lượng nông 
phẩm hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài những điều kiện như đã nêu, sản  

xuất hàng hoá trong NN còn có thể  khai thác yếu tố  lợi thế  về  đặc thù riêng có của 
những vùng đất như: Vải thiều có năng suất và chất lượng tốt thuộc vùng Lục Ngạn, 
Bắc Giang; Thanh Hà, Hải Dương, bưởi Năm Roi ở miền Tây Nam bộ; nhãn lồng Hưng 
Yên…
Tuy nhiên, trên thực tế  hiện nay do khoa học công nghệ  phát triển mạnh con  
người có thế  sản xuất ra những sản phẩm mà không cần sử  dụng đất: như  công nghệ 
đột biến gen, công nghệ  nuôi cấy mô, nhân bản vô tính, sản xuất trong nhà kính bằng  
phương pháp  thuỷ  canh v.v… Song  trên  thực tế điều đó chưa phải  là phổ  biến, sản  
xuất theo phương pháp đó chi phí giá thành sản phẩm quá cao, không hiệu quả, không 
thể tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn. Cho đến nay hình thức  sản xuất này chỉ 
mang tính nghiên cứu,  ứng dụng không thể  mở  rộng một cách phổ  biến được. Và suy  
cho đến cùng, dù có  ứng dụng khoa học công nghệ  cao bao nhiêu đi chăng nữa SXNN  
vẫn cần phải có không gian đất NN nhất định. Vì vậy đất NN vẫn đóng vai trò hàng đầu 
trong SXNN hàng hoá hiện nay.
5


Trong điều kiện thị  trường bất động sản được hình thành thì đất NN có vai  
trò là phương tiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh liên kết hoặc cho thuê để phát  
triển sản xuất [5]
Trong công cuộc đổi mới đất nước đối với lĩnh vực phát triển kinh tế  Đảng và  
Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp lớn để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển trong 
đó có giải pháp hình thành đồng bộ  các yếu tố  thị  trường, đi đôi với việc tạo lập các 
khung khổ pháp lý bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước, tạo điều kiện thuận 
lợi cho các thành phần kinh tế  tiếp cận với thị  trường trong đó có thị  trường bất động 
sản.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  IX đã nêu: “Phát triển thị  trường bất  
động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển  
quyền sử dụng đất; mở rộng cơ hội cho các công dân và doanh nghiệp thuộc các thành  
phần kinh tế  được dễ  dàng có đất và sử  dụng đất lâu dài cho sản xuất kinh doanh”. 

“Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình  tích tụ  và tập trung đất canh tác trong một số 
vùng có  điều kiện”.
Nghiên cứu  Luật  Đất  đai  năm 2003 cho thấy: Tại  Điều 105 Mục 1 quyđịnh:  
“Quyền của người sử dụng đất được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử  dụng  
đất”;
Điều 106 quy định: “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thuê lại, thừa  
kế, tặng, cho quyền sử  dụng đất, quyền thế  chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử 
dụng đất”; Điều 113 Mục 7 quy định: “Thế  chấp, bảo lãnh, bằng quyền sử  dụng đất 
tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá  
nhân để vay vốn sản xuất kinh doanh”.
Đối với Luật Đầu tư  số  59/2005/QH tại Điều 3 Mục 1 có nêu: “Đầu tư  là việc  
nhà đầu tư  bỏ  vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để  hình thành tài sản, 
tiến hành các hoạt động đầu tư  theo quy định của luật này và các quy định khác của  
pháp luật có liên quan” và Mục 7 có nêu: “ Vốn đầu tư  là tiền và các tài sản hợp pháp  
khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”.
6


Như vậy có thể nói đất SXNN có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để tham gia vào thị 
trường bất động sản, thị trường vốn trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế  đã có rất nhiều mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong NN rất đa 
dạng và phong phú như:
­ Người nông dân góp cổ phần trong doanh nghiệp NN bằng quỹ đất và tham gia  
lao động ngay tại doanh nghiệp NN đó;
­ Cá nhân hoặc tổ chức có đất NN do thiếu vốn sản xuất có thể thế chấp quyền  
sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại, các quỹ  tín dụng nhân dân để  vay vốn sản  
xuất;
­ Hộ nông dân có đất SXNN nhưng do thiếu kinh nghiệm, thiếu lao động thì dùng  
quỹ đất liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác không có đất hoặc thiếu đất 
để sản xuất…

Như vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập ngày càng 
sâu rộng như  hiện nay thì vai trò của đất NN là phương tiện góp vốn, thế  chấp, huy 
động vốn, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh được nhà nước khuyến khích  
và có đầy đủ cơ sở pháp lý thuận lợi giúp các hộ nông dân khai thác và sử dụng quỹ đất 
sản xuất một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
2.1.3. Đặc điểm của đất nông nghiệp  
Ở mỗi quốc gia đất đai đều được sử  dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng  
đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, được biểu hiện cụ thể :
Một là, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu [3]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã 
khẳng định "đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, 
là nguồn nội lực và là nguồn vốn to lớn của đất nước" .
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư  liệu sản xuất chủ  yếu và  
đặc biệt không thể thay thế được. Vì đất nông nghiệp vừa là tư liệu lao động vừa là đối 
tượng lao động. Đối với các loại đất chuyên dùng khác thì đất đai chỉ  là đối tượng lao 
động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào tạo ra sản phẩm.
7


Đất nông nghiệp là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ  sản xuất  
tác động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng, như  cày, bừa, lên luống... quá trình đó 
làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để  tăng năng suất và chất 
lượng cây trồng. Ngược lại, khi con người sử dụng công cụ  sản xuất tác động lên đất,  
thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để 
tác dụng lên cây trồng.
Trong quá trình này đất nông nghiệp đóng vai trò là tư liệu lao động. Sự kết hợp  
của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho đất nông nghiệp trở thành tư liệu  
sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.
Hai là, đất nông nghiệp có vị trí cố định và không thể di chuyển được [3]
Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là tài nguyên thiên nhiên không sinh 

sản được. Bởi vì, không giống như  vốn, chúng không thể  sản sinh thêm thông qua quá 
trình sản xuất. Đất nông nghiệp có vị trí cố định không di chuyển được và có khả  năng 
tái tạo được.
Các tư  liệu sản xuất khác có thể  di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết,  
nhưng hầu hết đều không có khả năng tái tạo lại được. Ngược lại, đất nông nghiệp là 
tư  liệu sản xuất chủ yếu, nhưng lại có vị  trí cố  định không thể  di chuyển từ  vị  trí này  
sang vị trí khác, nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế ­ xã hội của mỗi  
vùng. Đặc tính này đồng thời nó quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn 
liền với môi trường mà đất đai chịu sự chi phối, gắn liền với nguồn gốc hình thành của 
đất đai, địa hình, khí hậu, kết cấu đất, độ  màu mỡ, vị  trí củađất... vị  trí của đất nông  
nghiệp có ý nghĩa lớn về  mặt kinh tế  trong quá trình khai thác sử  dụng đất. Thông 
thường, đất nông nghiệp  ở  gần các khu đô thị, thuận tiện về  giao thông thường được  
khai thác sử  dụng triệt để  hơn đất đai  ở  các vùng xa xôi, hẻo lánh, và do đó vị  trí đất 
mang lại cho đất nông nghiệp đặc tính xã hội là có giá trị sử dụng lớn hơn.
Mặt khác, cùng với xu thế đô thị hoá ngày càng nhanh, chủ thể sử dụng đất có xu  
hướng chuyển đổi mục đích sử  dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác để  thu 
được hiệu quả kinh tế cao hơn.
8


Ba là, đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất của  
nó lại là không giới hạn [3]
Do đặc điểm tự  nhiên của đất đai quy định, cho nên diện tích đất nông nghiệp  
đưa vào canh tác luôn bị giới hạn bởi không gian nhất định, bao gồm: giới hạn tuyệt đối  
và giới hạn tương đối. Xét trên góc độ giới hạn  tuyệt đối thì diện tích đất đai của toàn 
bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là những con số hữu hạn, có thể 
lượng hoá bằng những con số cụ thể.
Tuy nhiên, dù bị  giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất nông  
nghiệp lại không có giới hạn, nghĩa là trên mỗi đơn vị  diện tích đất nông nghiệp, nếu 
không ngừng tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào 

sản xuất thì số lượng sản phẩm đem lại trên một đơn vị  sản phẩm là ngày càng nhiều  
hơn và chất lượng hơn. Đây là con đường chủ  yếu để  nâng cao hiệu quả  sử  dụng đất  
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản 
phẩm cung cấp cho xã hội. Adam Smith đã viết: "đất, trong hầu hết các tình huống, sản 
sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ  để  duy trì sự  sống của  
người lao động"
Như vậy, xét về tổng thể, quỹ đất tự nhiên nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói 
riêng luôn bị giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó nhu cầu về nông sản phẩm của con 
người ngày càng tăng lên. Do đó, phải sử  dụng đất nông nghiệp hết sức tiết kiệm và  
xem xét kỹ lưỡng hợp lý khi bố trí sử dụng các loại đất. Mặt khác, phải chú ý ứng dụng 
tiến bộ kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai.
Bốn là, đất nông nghiệp vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao  
động [3]
Đất nông nghiệp vốn là sản phẩm của tự  nhiên, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý 
muốn của con người. Đất nông nghiệp được hình thành do quá trình phong hoá đá và sự 
tác động của vi sinh vật, nhiệt độ, độ   ẩm, ánh sáng... và do con người tiến hành khai  
phá, đưa vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người. Trong quá trình lịch sử  lâu  
dài  đó, lao động của con người qua nhiều thế hệ đã được kết tinh vào đó. Do đó, ngày  
9


nay đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự  nhiên, vừa là sản phẩm của lao động.  
C.Mác viết: "Tuy có những thuộc tính như  nhau, nhưng một đám đất được canh tác có  
giá trị hơn một đám đất bị bỏ hoang"
Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử  dụng con người cần phải không ngừng  
cải tạo và bồi dưỡng, đồng thời phải khai thác đất nông nghiệp cho hợp lý làm cho đất 
ngày càng màu mỡ hơn. Thực tế cho thấy, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị 
đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn. Việc 
sử hợp lý ruộng đất hay không là tuỳ  thuộc vào quá trình sử  dụng có kết hợp chặt chẽ 
giữa khai thác, sử  dụng ruộng đất với việc bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất đai hay  

không. Vì thế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp phải tìm mọi biện pháp để  bảo  
vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi. Phải thường xuyên coi trọng công tác bồi dưỡng và cải 
tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất đai.
Năm là, đất nông nghiệp có chất lượng không đồng đều [3]
Đất nông nghiệp không đồng nhất về  chất lượng do sự  khác nhau giữa các  
yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó. Đó là kết quả một mặt là của quá trình hình thành  
đất, mặt khác quan trọng hơn là quá trình canh tác của con người.
Vì vậy, trong quá trình sử dụng, khai thác đất nông nghiệp cần thiết phải thường  
xuyên cải tạo và bồi dưỡng cho đất, không ngừng nâng cao độ đồng đều của đất nông  
nghiệp  ở  từng cánh đồng, từng khu vực để  đạt năng suất cây trồng cao. Nó đòi hỏi 
người sản xuất phải xác định tỷ lệ về các nguồn lực tương xứng một cách hợp lý như 
vốn, nhân lực, loại cây trồng vật nuôi... có như  vậy thì mới có thể  đem lại được hiệu  
quả kinh tế cao cho mình.
Điều này có nghĩa là việc nâng cao chất lượng, độ  phì nhiêu, độ  đồng đều của 
đất là điều cần thiết để  vừa không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, 
lại vừa bảo vệ đất, giữ cho đất được sử dụng lâu dài và bền vững.
2.1.4. Một số quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững  
Khái quát về sử dụng đất nông nghiệp bền vững [4]
10


Sử  dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như   nhiều 
nước trên thế  giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi  
trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững làm cho môi 
trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế  giới và trong nước nêu ra 
hướng vào 3 yêu cầu sau:
­ Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị  trường  
chấp nhận.
­ Bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn 

sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
­ Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội .
Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững [4]
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông 
nghiệp ( đất đai, lao động...) để  đáp  ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời 
giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
Hệ thống nông  nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu  
xã hội về an ninh lương thực,  đồng thời  giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và  
chất lượng của môi trường sống cho đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về 
ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi  
trên đầu người. Đáp  ứng nhu cầu là một phần quan trọng , vì sản lượng  nông nghiệp  
cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ  tới. Phúc lợi cho mọi người vì 
phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp.
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị  khác nhau, song về  nội dung thường  
bao gồm 3 thành phần cơ bản :
11


­ Bền vững về  an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ  sở  hệ  thống nông 
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
­ Bền vững về  tổ  chức quản lý, hệ  thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan 
hệ con người hiện tại và cho cả đời sau .
­ Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính quyết  
định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp 
bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng  đắn về môi trường 
để  giữ  gìn tài nguyên đất đai cho thế  hệ  sau và điều quan trọng nhất là phải biết sử 
dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả 
kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình đẳng các thế 

hệ và hạn chế rủi ro
2.1.5. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả  chính là kết quả  như  yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu 
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta 
phải xem xét kết quả  tạo ra như  thế  nào? Chi phí bỏ  ra để  tạo ra kết quả  đó là bao  
nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất 
không chỉ dừng lại  ở việc đánh giá kết quả  mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt 
động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản  
xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả.
Như  vậy bản chất của hiệu quả   được xem là: Việc đáp  ứng nhu cầu của con  
người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để  phát triển bền  
vững.
* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi  
phí trong một đơn vị  kết quả  hữu ích và mức tăng kết quả  hữu ích của hoạt động sản 
xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:
12


­ Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời  
gian
­ Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.
­ Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt  
động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ  cho lợi ích của con  
người.
Hiệu quả  kinh tế  được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả  đạt 
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là  
phần giá trị  thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ  ra là phần giá trị  của các 
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả  phần so sánh tuyệt đối và tương đối 
cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù hiệu quả  kinh 
tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật  
chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng 
nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội. [1]
* Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về  mặt xã  
hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh 
giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về  mặt xã hội sử  dụng đất nông nghiệp chủ  yếu được xác định bằng  
khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” .[1]
* Hiệu quả môi trường
“Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hóa  
học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất  
trong môi trường” (Viện nghiên cứu và phổ  biến tri thức bách khoa, 1998). Một hoạt  
động sản xuất được coi là có hiệu quả  khi không có những  ảnh hưởng tác động xấu 
được coi là có hiệu quả  khi không có những  ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường 
đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa 
dạng sinh học.[1]
13



×