Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KẾ HOẠCH Thanh kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.22 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH VỀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Số:

/KH-BCĐ

Tháp Mười, ngày

tháng

năm 2015

KẾ HOẠCH
Thanh kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực an toàn thực phẩm năm 2015
Căn cứ kế hoạch số 68/KH-BCĐ ngày 22/12/2014 của Ban chỉ đạo liên
ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh về việc Thanh kiểm tra chuyên ngành
lĩnh vực an toàn thực phẩm năm 2015.
Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện xây dựng kế
hoạch Thanh kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực an toàn thực phẩm năm 2015 trên
địa bàn huyện như sau:
I. MỤC TIÊU
1.Mục tiêu chung:
Ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, lưu thông các loại thực phẩm
kém chất lượng, thực phẩm không đảm bảo an toàn gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người tiêu dùng.
2.Mục tiêu cụ thể:
Thanh kiểm tra việc thực hiện, chấp hành các qui định của pháp luật về an
toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn


đường phố, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; các cơ sở sản xuất
kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (gọi chung là cơ sở thực
phẩm).
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan được giao chức năng
tham gia quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG THANH TRA
1. Đối với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm
- Việc triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP thuộc phạm vi quản lý;
-Công tác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.
- Công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
- Công bố hợp qui/phù hợp qui định ATTP đối với thực phẩm, phụ gia
thực phẩm, vật liệu bao gói, chứa đựng, tiếp xúc với thực phẩm.


- Quy định về ghi nhãn sản phẩm, quảng cáo sản phẩm thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo
quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm.
- Chất lượng của các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến, dụng cụ chứa đựng thực phẩm so với tiêu chuẩn đã công bố.
- Việc thực hiện các qui định về thực phẩm nhập khẩu, vận chuyển, kinh
doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm.
3. Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố
- Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, con người.
- Thực hành đúng các quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Điều kiện vệ sinh nguyên liệu chế biến và nước dùng trong chế biến.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.Tuyến huyện:

Ban chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện giao Đoàn thanh kiểm
tra liên ngành VSATTP huyện theo quyết định số 913/QĐ-UBND, ngày
11/12/2013 của UBND huyện Tháp Mười (Trung tâm Y tế thường trực) chịu
trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng đợt định kỳ, đột xuất và thực
hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ được phân công.
-Các thành viên Ban chỉ đạo phối hợp thực hiện theo đúng chức năng
nhiệm vụ được phân công.
2.Tuyến xã, thị trấn:
Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến xã, thị trấn chỉ
đạo cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm tra theo đúng luật định.
IV. HÌNH THỨC THANH TRA:
1. Thanh kiểm tra theo định kỳ:
1.1. Quí I
Thanh kiểm tra ATTP trước, trong, sau tết Nguyên đán; Chú trọng các cơ
sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ tết như: thịt, sản phẩm từ thịt;
bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, sữa, dầu ăn, thực phẩm chay…
1.2. Quí II
Tập trung triển khai thanh tra trong “Tháng hành động vì Chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm”; Thanh kiểm tra tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn
tập thể, cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm, kinh
doanh thủy hải sản, cơ sở sản xuất nước đá, nước uống đóng chai, đóng bình.
1.3. Quí III
2


Trọng tâm là Thanh kiểm tra ATTP phục vụ tết Trung thu; Thanh kiểm
tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, các cơ sở giết mổ, kinh
doanh sản phẩm động vật, các cơ sở kinh doanh sơ chế nguyên liệu sản xuất
bánh Trung thu, các cơ sở sản xuất các sản phẩm chế biến từ tinh bột, sản xuất
kinh doanh tinh bột.

1.4. Quí IV
Thanh kiểm tra trong mùa giáng sinh, tết Dương lịch tập trung tại các cơ
sở sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm tiêu thụ nhanh trong đợt này, lồng
ghép thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng
cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.
2.Thanh kiểm tra theo chuyên đề: thanh kiểm tra từng loại sản phẩm
riêng biệt.
3.Thanh kiểm tra theo đơn khiến nại tố cáo hoặc theo thông tin cảnh
báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
4.Thanh kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
5. Lấy mẫu kiễm nghiệm
Trong mỗi đợt thanh kiểm tra tùy theo tình hình thực tế các đoàn thanh
kiểm tra cần lấy các mẫu thực phẩm, nguyên liệu chế biến, dụng cụ chế biến…
phân tích các chỉ tiêu vi sinh lý hóa để phát hiện mối nguy mất an toàn thực
phẩm và cảnh báo kịp thời.
V.BÁO CÁO
-Trung tâm Y tế chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện về Ban chỉ
đạo liên ngành huyện theo qui định.
-Các đơn vị báo cáo kết quả thanh kiểm tra gửi về Trung tâm Y tế Tháp
Mười. Điện thoại: 067.3940954; Email:
- Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra theo từng đợt trước ngày 20 của
tháng cuối quí. Báo cáo năm 2015: báo cáo trước ngày 20/12/2015.
VI. BẢO ĐẢM KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra lấy từ kinh phí Chương
trình Mục tiêu quốc gia đảm bảo VSATTP năm 2015 và các nguồn kinh phí hỗ
trợ khác (nếu có).
Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành./.
Nơi nhận:

KT.TRƯỞNG BAN


-Sở Y tế (báo cáo)
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
-CCVSATTP (báo cáo);
-PCT UBND huyện Trần Thị Quý-Trưởng ban (b/c);
-BCĐ liên ngành VSATTP tuyến huyện (t/h);
-BCĐ liên ngành VSATTP tuyến xã, thị trấn (t/h);

3


-Khoa ATVSTP(t/h);
-Lưu: VT.

4


BÁO CÁO
Kết quả thanh tra, kiểm tra do địa phương thực hiện
(trong từng đợt, 6 tháng, 1 năm)
I. Công tác chỉ đạo (nêu cụ thể)
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (không bao gồm các cơ sở
do đoàn liên ngành tỉnh thực hiện và báo cáo)
1. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra
Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra
Trong đó
1.1 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện
1.2 Số đoàn kiểm tra tuyến xã
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra
Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra

TT
1
2
3

Loại hình cơ sở
thực phẩm
Sản xuất, chế biến
Kinh doanh
Dịch vụ ăn uống
Tổng số (1 + 2 + 3)

Tổng số cơ
Số CS được
sở
thanh, kiểm tra

Số cơ sở
đạt

Tỷ lệ %
đạt

Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
TT

Tổng hợp tình hình vi phạm

Số lượng


Tỷ lệ % so với số
được kiểm tra

1
2
3

Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra
Số cơ sở có vi phạm
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
Trong đó:
3.1 Hình thức phạt chính:
Số cơ sở bị cảnh cáo
Số cơ sở bị phạt tiền
Tổng số tiền phạt
3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc
phục hậu quả
*
Số cơ sở bị đóng cửa
*
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm
Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành
*
Số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm
5


Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy
*
Số cơ sở phải khắc phục về nhãn

Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục
*
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo
Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành
*
Các xử lý khác
3.3 Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý
3.4 Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý
(chỉ nhắc nhở)
Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung vi phạm

Số CS
được
thanh tra

Số cơ sở
vi phạm

Tỷ lệ %


Điều kiện vệ sinh cơ sở
Điều kiện trang thiết bị dụng cụ
Điều kiện về con người
Công bố tiêu chuẩn sản phẩm/công bố
hợp quy/phù hợp quy định ATTP
Ghi nhãn thực phẩm
Quảng cáo thực phẩm
Chất lượng sản phẩm thực phẩm
Vi phạm khác (ghi rõ)

Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu
TT Loại xét nghiệm
1
2
2.1
2.2

Kết quả xét nghiệm mẫu
Tổng số mẫu
Số mẫu không đạt
xét nghiệm

Tỷ lệ %
không đạt

Xét nghiệm nhanh
Xét nghiệp tại labo
Hóa lý
Vi sinh

Cộng

III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế tại các bảng từ 1 - 4.
IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể)

6



×